intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ TÀU NGŨ SẮC (Carassius auratus) GIAI ĐOẠN TỪ BỘT LÊN GIỐNG"

Chia sẻ: Cung Ru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

81
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi xin chân thành cám ơn - Thầy Bùi Minh Tâm. - Quý thầy cô Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. - Quý thầy cô, anh, chị và cán bộ công nhân viên Trại cá thực nghiệm, Bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – Đại học Cần Thơ. - Cùng các bạn lớp Quản lý nghề cá khóa 31. Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cám ơn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ TÀU NGŨ SẮC (Carassius auratus) GIAI ĐOẠN TỪ BỘT LÊN GIỐNG"

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ THU HỒNG THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ TÀU NGŨ SẮC (Carassius auratus) GIAI ĐOẠN TỪ BỘT LÊN GIỐNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ THU HỒNG THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ TÀU NGŨ SẮC (Carassius auratus) GIAI ĐOẠN TỪ BỘT LÊN GIỐNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. BÙI MINH TÂM 2009
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ THU HỒNG THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ TÀU NGŨ SẮC (Carassius auratus) GIAI ĐOẠN TỪ BỘT LÊN GIỐNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ THU HỒNG THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ TÀU NGŨ SẮC (Carassius auratus) GIAI ĐOẠN TỪ BỘT LÊN GIỐNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. BÙI MINH TÂM 2009
  5. LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cám ơn - Thầy Bùi Minh Tâm. - Quý thầy cô Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. - Quý thầy cô, anh, chị và cán bộ công nhân viên Trại cá thực nghiệm, Bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – Đại học Cần Thơ. - Cùng các bạn lớp Quản lý nghề cá khóa 31. Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cám ơn. Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THU HỒNG i
  6. TÓM TẮT Nghiên cứu thực hiện nhằm tìm ra loại thức ăn thích hợp cho tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống cao nhất cho việc ương cá tàu ngũ sắc giai đoạn từ bột lên hương và từ hương lên giống. Nghiên cứu được thực hiện tại trại cá Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ từ 02/2009 – 05/2009. Ở giai đoạn từ bột lên hương với cá loại thức ăn là: trứng nước, trứng gà và thức ăn viên và giai đoạn từ hương lên giống với các loại thức ăn là: trùn quế, trùn quế xay trộn thức ăn viên và thức ăn viên. Kết quả nghiên cứu các yếu tố môi trường trong hai thí nghiệm đều thích hợp với quá trình ương nuôi cá tàu ngũ sắc. Ở giai đoạn từ bột lên hương với thức ăn là trứng nước cho tỉ lệ sống và tăng trưởng cao nhất 80,7% (1,53 – 1,69 mg/ngày) và giai đoạn từ hương lên giống thì có tỉ lệ sống và tăng trưởng cho kết quả tương tự nhau, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). ii
  7. MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ ................................................................................................................. i Tóm tắt ..................................................................................................................... ii Mục lục ....................................................................................................................iii Danh sách Bảng........................................................................................................v Danh sách Hình .......................................................................................................vi Chương I: Giới thiệu ............................................................................................ 1 Chương II: Tổng quan tài liệu ........................................................................... 3 2.1 Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 3 2.1.1 Phân loại ......................................................................................................... 3 2.1.2 Hình dáng ...................................................................................................... 3 2.1.3 Màu sắc .......................................................................................................... 4 2.2 Đặc điểm môi trường sống ............................................................................... 4 2.3 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................. 5 2.3.1 Phân biệt giới tính .......................................................................................... 5 2.3.2 Sinh sản........................................................................................................... 6 2.4 Đặc điểm dinh dưỡng........................................................................................ 7 2.4.1 Cá bột ............................................................................................................. 7 2.4.2 Cá con ............................................................................................................. 7 2.4.3 Cá trưởng thành.............................................................................................. 8 2.5 Thí nghiệm ương trên một số đối tượng khác ................................................. 8 2.5.1 Một số đặc điểm của Moina .......................................................................... 8 2.5.2 Một số đặc điểm của trùn quế ....................................................................... 9 Chương III: Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 10 3.1 Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 10 3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 10 3.2.1 Thí nghiệm 1 ................................................................................................. 10 3.2.2 Thí nghiệm 2 ................................................................................................. 10 3.2.3 Quản lý hệ thống thí nghiệm ....................................................................... 11 3.2.4 Chuẩn bị thức ăn ........................................................................................... 12 3.2.5 Xử lý số liệu .................................................................................................. 13 Chương IV: Kết quả thảo luận........................................................................... 14 4.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá tàu ngũ sắc giai đoạn từ bột lên hương ..................................................................................... 14 iii
  8. 4.1.1 Khảo sát một số yếu tố môi trường.............................................................. 14 4.1.2 Kết quả ương nuôi......................................................................................... 15 4.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá tàu ngũ sắc giai đoạn từ hương lên giống ................................................................................. 17 4.2.1 Khảo sát một số yếu tố môi trường.............................................................. 17 4.1.2 Kết quả ương nuôi......................................................................................... 18 Chương V: Kết luận và đề xuất.......................................................................... 21 Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 22 Phần phụ lục ........................................................................................................... 23 1. Bảng theo dõi trọng lượng, chiều dài, tỉ lệ sống thí nghiệm 1 ........................ 23 2. Bảng theo dõi trọng lượng, chiều dài, tỉ lệ sống thí nghiệm 2 ........................ 25 3. Kết quả xử lý thống kê DWG, DLG, TLS thí nghiệm 1.................................. 29 4. Kết quả xử lý thống kê DWG, DLG, TLS thí nghiệm 2.................................. 30 5. Bảng theo dõi nhiệt độ, pH, oxy thí nghiệm 1.................................................. 32 6. Bảng theo dõi nhiệt độ, pH, oxy thí nghiệm 2.................................................. 35 iv
  9. DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường thí nghiệm 1.......................14 Bảng 4.2: Tăng trưởng trọng lượng thí nghiệm 1 ..............................................16 Bảng 4.3: Tăng trưởng chiều dài thí nghiệm 1 ...................................................16 Bảng 4.4: Kết quả tỉ lệ sống thí nghiệm 1 ..........................................................17 Bảng 4.5: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường thí nghiệm 2.......................18 Bảng 4.6: Tăng trưởng trọng lượng thí nghiệm 2 ..............................................19 Bảng 4.7: Tăng trưởng chiều dài thí nghiệm 2 ...................................................19 Bảng 4.8 : Kết quả tỉ lệ sống thí nghiệm 2 .........................................................20 v
  10. DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 1: Cá tàu ngũ sắc ..........................................................................................3 Hình 2: Cá tàu sau khi tiêm kích dục tố...............................................................5 Hình 3: Bể ương cá tàu ngũ sắc...........................................................................11 Hình 4: Biểu đồ tỉ lệ sống của thí nghiệm 1 .......................................................17 Hình 5: Biểu đồ tỉ lệ sống của thí nghiệm 2 .......................................................20 vi
  11. Ngưỡng CO2: không quá 60mg/L. pH: Trong nước ngọt pH thích hợp với cá tàu là 6,5 - 8,5. Nếu độ pH = 5,5 – 9,5 cá vẫn có thể sống, nhưng tốt nhất không vượt quá 5- 8,5. Cá con cần độ pH 2 – 7,2 là thích hợp (Đức Hiệp, 2000). 2.3 Đặc điểm sinh sản 2.3.1 Phân biệt giới tính Cá đực có một số đặc điểm sau: màu sắc sặc sỡ hơn con cái, nắp mang có những nốt sần đẹp, trên ngực và cơ thể có khi cũng có nốt sần, cá tỏ ra bị kích thích và đuổi theo cá cái và xô đẩy nó, cá đực dùng nốt sần kích thích cá cái. Cá cái: màu sắc kém sặc sỡ hơn, đến mùa sinh sản cũng có bụng to hẳn ra ở một bên, cá bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và hơi lồi ra. Hình 2: Cá tàu sau khi tiêm kích dục tố Cũng như nhiều giống cá kiểng khác, Cá Tàu khó phân biệt được giới tính. Nhìn chung thì cá trống, mái đều có hình dáng như nhau. Đối với cá tàu ngũ sắc thì khó đoán hơn, cá cái thì nhìn trên xuống bụng hay lệch một bên, miệng nhỏ, màu sắc kém sặc sỡ hơn, đuôi ít xoè hơn, để chính xác nhất nếu chưa quen nhìn gai sần màu trắng thì chờ mùa sinh sản, con cá nào rượt cá khác là cá đực, cá nào bị rượt là cá cái. Tuy nhiên, cá ba đuôi có nhiều giống bụng to, vì thế cá đực bụng to nhưng nhìn từ trên xuống bụng cân đối (Việt Chương – Nguyễn Sô, 2002). 5
  12. 2.3.2 Sinh sản 2.3.2.1 Sinh sản tự nhiên Cá đực và cái được thả chung vào một hồ kiếng (hay lu khạp), trong hồ nên để sẵn một bụi lục bình với chùm rễ dài để cá sẽ đẻ trứng vào đó. Trước khi cho vào hồ, lục bình cần xử lý trước với nước sạch nhiều lần để loại bỏ những sinh vật có hại cho cá con sau này. Cá Tàu mái đẻ trứng lên rễ lục bình, năm đầu đẻ khoảng 1000 trứng, những năm sau số trứng được nhiều hơn, mỗi lứa tối đa có thể lên khoảng 10.000 trứng, nhưng từ năm tuổi thứ bảy, thứ tám trở đi, thì số trứng mỗi lứa ít dần lại cho đến khi hết đẻ. Cá cái vừa đẻ xong, thì cách ly cá cha mẹ với ổ trứng theo 1 trong 2 cách sau đây: - Một là vớt ngay cá cha mẹ ra ngoài hồ khác để nuôi dưỡng chờ đẻ lứa sau, còn ổ trứng để nguyên vị trí cũ. - Hai là tạo một hồ khác chứa sẵn nước với máy cung cấp oxy, rồi cẩn thận đem cây lục bình sang bể đó, cặp cá cha mẹ vẫn ở lại hồ cũ (Việt Chương - Nguyễn Sô, 2002). 2.3.2.2 Sinh sản nhân tạo - Chọn cá bố mẹ cho sinh sản (giống như trên). - Kích thích tố: não thùy, Ovaprim . - Liều lượng: Não thùy 1,6 – 2 mg/1 kg cá cái. Ovaprim 0,3 mL/ 1kg cá cái. - Vị trí tiêm thuốc: gốc vi bụng. - Sau khi tiêm thuốc bố trí vào bể hoặc vuốt trứng như cá chép (Bùi Minh Tâm, 2007). 6
  13. 2.3.2.3 Ấp trứng Sự ấp trứng lệ thuộc vào nhiệt độ (21-24°C), xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6-8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùn cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20°C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con. Cá con ăn khỏe và lớn nhanh, cá sau 15 ngày tuổi 0,025g; 30 ngày đạt 0,224g; 45 ngày đạt 0,61g và 60 ngày 0,70g. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2-3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60-70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai (Bùi Minh Tâm, 2007). 2.4 Đặc điểm dinh dưỡng 2.4.1 Cá bột - Bể ương cá bột: diện tích 1-4 m2, mực nước 40-60cm, mật độ ương 500 con/m2. - Thức ăn và cách cho ăn: * 10 ngày đầu sau khi nở cho ăn moina. * 20 ngày sau cho ăn trùng chỉ cắt nhỏ. * 30 ngày cho ăn trùng chỉ. * Ngày cho ăn 2 lần sáng 7-8h, chiều 4-5 h (Đức Hiệp, 2000). 2.4.2 Cá con - Giai đoạn này cá ăn tạp, trong giai đoạn này nếu chọn cho cá thức ăn phù hợp với mật độ sinh trưởng và sức khỏe của cá, cá sẽ phát triển tốt. - Thức ăn thích hợp với cá con là giun nước, hồng trần, bọ gậy nhỏ, rêu cỏ tăng khã năng tiêu hóa và hấp thụ. Ngoài ra, có thể lấy lòng đỏ trứng gà luộc chín cạo nhỏ cho ăn thêm (Đức Hiệp, 2000). 7
  14. 2.4.3 Cá trưởng thành Cá từ độ tuổi 1-2 tuổi. Thời kỳ cho cá ăn tạp hơn, đó là thức ăn sống động ngọ nguậy, các vi sinh thủy sinh trong nước, lăng quăng trùn chỉ, giun nước, hoặc thức ăn tự chế (Đức Hiệp, 2000). 2.5 Thí nghiệm ương trên một số đối tượng khác Trong thí nghiệm ương cá chép của Thạch Hải Bình (2000), cá được ương với mật độ 250 con/ m2 trong 2 tuần. Thức ăn sử dụng 100% bột đậu nành trong tuần đầu và trong tuần kế tiếp là 20% bột đậu nành, 70% cám mịn và 10% bột cá. Cá mè vinh được ương với mật độ 200 con / m2. Thức ăn được sử dụng là thức ăn tự nhiên và lòng đỏ và bột cám. Kết quả thu được tỉ lệ sống 96% (Danh Long Vương, 2000). Nguyễn Quốc An (1993) đã tiến hành ấp trứng nhân tạo và nuôi bộ cá con thần tiên. Sau khi trứng nở được ấp trong cốc thủy tinh đặt ngay trong bể sinh sản cho đến khi trứng nở, cá bột được hút ra ương trong bể riêng. Thức ăn trong ngày đầu tiên là tảo đơn bào, cho ăn với thể tích bằng 1/3 thể tích bể ương tùy theo độ đậm đặc của tảo. Từ 2-7 ngày tuổi cá được cho ăn artemia, sau đó cho thêm trùng chỉ cắt nhỏ. Trong thí nghiệm ương cá Hạc Đỉnh Hồng của Nguyễn Hữu Đức (1997), khi cá bột được 2 ngày tuổi, bắt đầu cho ăn lòng đỏ trứng gà, luộc chín, nghiền nhuyễn, lọc qua lưới mịn, bỏ xác lấy nước tạt vào bể, cho cá ăn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 15, cho ăn bằng trứng nước từ 16 đến ngày thứ 30, sau đó cho ăn trùn chỉ cắt nhỏ. Trước khi chuyển đổi thức ăn, cá con được làm quen với thức ăn mới bằng cách mỗi lần cho ăn moina, thì cho vào vài con trùn chỉ cho chúng quen dần, đến khi chúng chịu ăn thì chuyển dần và thay thế hoàn toàn bằng thức ăn mới. 2.5.1 Một số đặc điểm của Moina Moina là phiêu sinh động vật. Chiều dài Moina cái khoảng 400 -1130 µm. Moina trưởng thành (700 - 1000µm) có kích thước gấn gấp đôi ấu trùng artemia (500µm), và gần gấp 2-3 lần kích thước trùn bánh xe trưởng thành (rotifer). Tuy nhiên, Moina mới nở (nhỏ hơn 400µm) gần bằng hay lớn hơn trùng bánh xe trưởng thành và nhỏ hơn ấu trùng artemia. Hơn nữa, ấu trùng artemia chết rất nhanh trong nước ngọt nên Moina là thức ăn lý tưởng trong nuôi cá bột. Giá trị 8
  15. dinh dưỡng của Moina phụ thuộc vào độ tuổi, loại thức ăn mà chúng được nuôi. Dù vậy, lượng protein ở moina chiếm 50% khối lượng khô. Moina trưởng thành chứa nhiều chất béo hơn Moina non. Lượng chất béo chiếm 20 -27% khối lượng khô ở Moina trưởng thành và 4 – 6% ở Moina non (R.W.Rottmann & ctv, 2008). 2.5.2 Một số đặc điểm của trùn quế Trùn quế khi mới nở, trùn chui từ kén dài 1mm, màu trắng, sau 5-7 ngày chuyển sang màu đỏ dài 1-2 cm, sau 60 ngày đạt 8-10 cm, độ đạm trung bình khoảng 60-65%, lúc này thu hoạch trùn thịt cho cá ăn là tốt nhất. Thức ăn chính của trùn là phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm, rạ... (phân gà, phân heo, phân vịt phải ủ hoai). Trùn quế sấy khô, nghiền nát làm thức ăn cho cá cảnh, chế biến thực phẩm cho gia súc, gia cầm hoặc cho ăn sống (Trần Nhựt, 2006). 9
  16. CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu -Bể ương: Bể kính có thể tích từ 40 L. -Vợt vớt cá, cân điện, thước đo. -Thức ăn cho cá: trứng gà, trứng nước, thức ăn viên, trùn quế. -Máy đo oxy, nhiệt độ, pH, và một số vật liệu cần thiết. 3.2 Phương pháp nghiên cứu Nguồn cá thí nghiệm được lấy và ương tại trại cá cảnh khoa Thủy Sản – ĐHCT. Thí nghiệm được bố trí trên bể kính mực nước từ 20-30 cm. Mỗi thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức về mỗi loại thức ăn khác nhau, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần, và bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên. 3.2.1 Thí nghiệm 1 Khảo sát ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá từ bột lên hương (từ cá mới nở đến ngày thứ 15). Bắt đầu cho ăn vào ngày thứ 3. Bố trí mỗi nghiệm thức với mật độ 200con/ bể Nghiệm thức 1 (IA): cho cá ăn trứng nước. Nghiệm thức 2 (IB): cho cá lòng đỏ trứng gà Nghiệm thức 3 (IC): cho cá ăn thức ăn viên (40% đạm). 3.2.1 Thí nghiệm 2 Khảo sát sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá từ giai đoạn hương lên giống. Giai đoạn từ bột lên hương cả 3 nghiệm thức đều cho cùng 1 loại thức ăn hiệu quả nhất ở thí nghiệm 1. Đến giai đoạn từ hương lên giống (bắt đầu ngày thứ 16) thì ở mỗi nghiệm thức bố trí 30 con/ bể và cho ăn như sau: Nghiệm thức 1 (IIA): cho cá ăn trùn quế cắt nhỏ. Nghiệm thức 2 (IIB): cho cá ăn thức ăn viên trộn với trùn quế xay. Nghiệm thức 3 (IIC): cho cá ăn thức ăn viên (40% đạm) 10
  17. Hình 3: Bể ương cá tàu ngũ sắc 3.2.3 Quản lý hệ thống thí nghiệm Cho ăn: Ngày cho ăn 2 lần sáng 7-8h, chiều 4-5h. Quản lý hệ thống bể ương: Bể ương được thay nước 2 ngày/ lần vào buổi sáng, mỗi lần thay 1/3 thể tích bể. Phương pháp thu mẫu môi trường: - Nhiệt độ và pH theo dõi 2 lần trong ngày vào buổi sáng và chiều. - Oxy được theo dõi mỗi buổi sáng. Phương pháp thu mẫu cá: - Thu mẫu sau 15 ngày đo tất cả số lượng cá để xác định chiều dài trung bình của cá ương trong từng nghiệm thức. Thí nghiệm 1 cân tổng để xác định trọng lượng trung bình. Thí nghiệm 2 cân từng con để xác định khối lượng, sau đó tính khối lượng trung bình của từng nghiệm thức. - Tỉ lệ sống: Khi kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ để xác định tỉ lệ sống, được tính bằng cách đếm số cá thể ban đầu và số cá thể khi kết thúc thí nghiệm để xác định tỉ lệ sống của cá ương. 11
  18. Tổng số cá khi kết thúc thí nghiệm Tỉ lệ sống = ×100 Tổng số cá ban đầu Các chỉ số theo dõi * Tăng trọng lượng (mg) WG = Wc – Wđ * Tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối: ( Daily Weight Gain) Wc – W đ DWG (mg / ngày) = tc – tđ * Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối: ( Daily Length Gain) Lc – Lđ DLG (mm/ ngày) = t c – tđ Trong đó:  Wđ , Lđ : Khối lượng, chiều dài của cá tại thời gian đầu (mg, mm)  Wc , Lc : Khối lượng, chiều dài của cá tại thời gian thu (mg, mm)  tđ , tc : Thời điểm thu mẫu cá (ngày) 3.2.4 Chuẩn bị thức ăn  Trứng nước: mua về rửa sạch bụi bẩn rồi cho cá ăn.  Trứng gà: luộc chín, lấy lòng đỏ bóp nhuyễn vào nước rồi lọc qua lưới mịn, bỏ xác và lấy phần nước tạt đều khắp mặt bể.  Thức ăn viên: mua loại miển, khi cá còn nhỏ cà nhuyễn rồi cho cá ăn.  Trùn quế: mua về xử lý muối thật kỹ cho trùn chết, rồi rửa với nước thật sạch sau đó bằm nhuyễn cho cá ăn. 12
  19.  Trùn quế xay trộn với thức ăn viên: trùn quế xay nhuyễn, lọc lấy nước trộn với thức ăn viên, trộn vừa đủ để nước vừa thấm vào thức ăn. 3.2.5 Xử lý số liệu Số liệu được phân tích theo giá trị trung bình (Average), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và sự khác biệt giữa các nghiệm thức thông qua phần mềm SPSS 15.0 ở mức ý nghĩa (P < 0,05). 13
  20. CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tàu ngũ sắc giai đoạn từ bột lên hương 4.1.1 Khảo sát một số yếu tố môi trường trong quá trình ương Nhiệt độ Qua kết quả Bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ giữa các nghiệm thức dao động không đáng kể nhiệt độ sáng (25,6 – 25,7°C), nhiệt độ chiều (28,2 – 28,5°C), sáng và chiều (25,5 – 28,5°C) của mỗi các nghiệm thức chênh lệch nhau không cao nhỏ hơn 3°C và đều nằm trong khoảng thích hợp của cá 20 – 29°C (Đức Hiệp, 2000). Vì cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động sống của thủy sinh vật nói chung và tôm cá nói riêng như: sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản...Theo Trương Quốc Phú (2003) nhiệt độ thích hợp cho cá, tôm trên vùng nhiệt đới là 25 – 35°C. Vậy với kết quả theo dõi trên thì nhiệt độ thích hợp để phát triển cá tốt. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu, nhiệt độ, pH, oxi trong quá trình ương được trình bày ở Bảng 4.1 Bảng 4.1: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường thí nghiệm 1. Nghiệm thức t°(C )sáng t°(C )chiều pH sáng pH chiều Oxy(mg/L) Trứng nước 25,7±0,52 28,2±0,67 7,4±0,23 7,6±0,18 4,3±0,25 Trứng gà 25,7±0,55 28,2±0,55 7,4±0,21 7,7±0,19 4,3±0,23 Thức ăn viên 25,6±0,51 28,7±0,6 7,3±0,23 7,7±0,22 4,3±0,23 Ghi chú: ( t°) nhiệt độ pH Qua kết quả Bảng 4.1 cho thấy pH trung bình ở các nghiệm thức buổi sáng (7,3 – 7,4) và buổi chiều (7,6 – 7,7). Vì các nghiệm thức được bố trí trong nhà ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào, đồng thời nước được thay mỗi ngày nên pH dao động không nhiều. Với kết quả ghi nhận trên cho thấy pH trong thí 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0