Luận văn tốt nghiệp “Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập”
lượt xem 690
download
Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô. Lãi suất ảnh hưởng tới quan hệ cung- cầu về vốn, đến việc phân bổ các nguồn tài chính của nền kinh tế, tác động đến thị trường tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Lãi suất cũng là cơ sở để các cá nhân, doanh nghiệp quyết định sử dụng vốn như thế nào, chi tiêu hay tiết kiệm, đầu tư vào cái...
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập”
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................4 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT VÀ TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT ....6 I. Tìm hiểu về lãi suất....................................................................................... 6 1. Khái niệm chung về lãi suất ........................................................................ 6 2. Lý thuyết về lãi suất trong nền kinh tế thị trường ....................................... 7 2. 1. Lý thuyết cho vay không lấy lãi ............................................................ 7 2. 2. Lý thuyết của K. Marx (Các Mác) về nguồn gốc và bản chất của lợi tức cho vay trong nền kinh tế hàng hoá Tư bản chủ nghĩa..................... 8 2.3. Lý thuyết của trường phái Keynes ....................................................... 10 3. Đặc điểm của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường ..................... 11 4. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường ....................................... 12 II. Tìm hiểu về cơ chế điều hành lãi suất tín dụng...................................... 15 1. Khái niệm về cơ chế điều hành lãi suất tín dụng....................................... 15 2. Mục tiêu của cơ chế điều hành lãi suất...................................................... 15 3. Nội dung cơ chế điều hành lãi suất ........................................................... 15 3. 1. Cơ chế điều hành gián tiếp................................................................. 15 3. 2. Cơ chế điều hành trực tiếp ................................................................. 16 4. Kinh nghiệm của một số ngân hàng Trung ương trong điều hành cơ chế lãi suất ..................................................................................................... 17 4. 1. Ngân hàng Trung ương Châu Âu ....................................................... 17 4. 2. Ngân hàng quốc gia Pháp .................................................................. 18 4. 3. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) ......................................................... 19 4. 4. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ...................................................... 19 4. 5. Ngân hàng Trung ương Malaysia ...................................................... 20 4. 6. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.................................................. 21 III. Tìm hiểu về tự do hoá lãi suất ................................................................ 23 1. Khái niệm, bản chất và vai trò của tự do hoá lãi suất ............................... 23 1.1. Khái niệm chung và bản chất và biểu hiện của tự do hoá lãi suất ..... 23 1.2. Vai trò của tự do hoá lãi suất trong nền kinh tế thị trường ................ 24 2. Điều kiện tiền đề để tiến hành tự do hoá lãi suất ...................................... 25 2. 1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô....................................................... 25 2.2. Hệ thống pháp lý đầy đủ và thống nhất............................................... 28 2.3. Khả năng giám sát và điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương phải đủ mạnh. ......................................................................... 29 2.4. Hệ thống tài chính trung gian phát triển lành mạnh và an toàn......... 29 2.5. Tài chính Nhà nước đủ mạnh .............................................................. 30 2. 6. Chế độ tỷ giá linh hoạt ....................................................................... 30 3. Bước đi trong tiến trình tự do hoá lãi suất................................................. 31 3.1. Tốc độ tự do hoá lãi suất ..................................................................... 31 3.2. Trình tự của quá trình tự do hoá lãi suất ............................................ 31 3.3. Thời gian của quá trình tự do hoá lãi suất.......................................... 32 1
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập 4.2. Tác động của tự do hoá lãi suất .......................................................... 33 4.2. 1. Tác động tích cực.......................................................................... 33 4.2.2. Tác động tiêu cực........................................................................... 34 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM ...........36 I. Diễn biến lãi suất tín dụng trong thời gian qua ....................................... 37 1.Cơ chế lãi suất thực âm thời kỳ trước 1992 ............................................... 37 2. Cơ chế lãi suất thực dương và quản lý theo khung lãi suất thời kỳ 6/1992 đến 1995 ............................................................................................ 38 3. Cơ chế lãi suất thực dương thời kỳ 1996 – 7/2000 nhưng có nới lỏng hơn giai đoạn trước với quy định về trần lãi suất cho vay ............................ 40 4. Cơ chế lãi suất thoả thuận – một bước tiến quan trọng trong tiến trình tự do hoá lãi suất thời kỳ từ tháng 8/2000 đến nay ....................................... 42 4. 1. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam..................... 42 4. 2. Cơ chế điều hành lãi suất ngoại tệ ..................................................... 44 4. 3. Cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận bằng đồng Việt Nam .................. 48 4.3.1.Sự cần thiết phải thực hiện tự do hoá lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam ............................................................................................... 48 4.3.2. Cơ sở pháp lý và thực tế cuả việc Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản ....................................................................... 50 T10/2000 ........................................................................................................ 53 4.3.3. Một số yêu cầu đòi hỏi đối với các tổ chức tín dụng khi áp dụng cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận. ................................................. 55 II. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để thực hiện tự do hoá lãi suất ở Việt Nam .............................................................................................. 57 1. Những điều kiện thuận lợi:........................................................................ 57 1.1.Về tình hình kinh tế vĩ mô:.................................................................... 57 1.2. Về tình hình thị trường tài chính ......................................................... 58 1.3.Về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và các thể chế tài chính trung gian khác. .............................................................. 58 1.4. Chế độ công bố thông tin tài chính, chế độ kế toán và kiểm toán....... 58 1.5. Tình hình dự trữ ngoại tệ quốc gia...................................................... 59 1.6. Năng lực tài chính và khả năng thanh toán ........................................ 59 2. Những khó khăn trong tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam............... 59 III. Mục tiêu và bước đi tiếp theo của quá trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam .................................................................................................................. 61 1. Mục tiêu quan điểm của quá trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam ............ 61 2. Bước đi tiếp theo của tự do hoá lãi suất .................................................... 62 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP...............65 I. Điều kiện để tiếp tục tiến trình tự do hoá lãi suất ................................... 65 II. Giải pháp trước mắt của tiến trình tự do hoá lãi suất........................... 66 1. Củng cố thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước, nghiệp vụ thị trường mở với quy mô đủ lớn, hoạt động hiệu quả và có chiều sâu, để lấy mức lãi suất hình hành 2
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập trên các thị trường này làm cơ sở để xác định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam........................................................................................................ 66 2. Củng cố hoạt động của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ điều hành gián tiếp như lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc. Tạo ra các môi trường và hàng hoá để các công cụ tiền tệ có thể hoạt động có hiệu quả. ......................................... 67 3. Sử dụng vai trò, vị trí của Hiệp hội ngân hàng trong việc phối hợp nhằm ổn định mặt bằng lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh thông qua lãi suất. .......................... 68 4. Công bố lãi suất tiền gửi và cho vay bằng đồng Việt Nam tính theo năm, các kỳ hạn cụ thể đối với lãi suất cho vay và huy động được tính trên cơ sở lãi suất năm, như đối với lãi suất ngoại tệ, cho phù hợp với thông lệ quốc tế.............................................................................................. 70 5. Chính phủ hạn chế và đi đến chấm dứt hoàn toàn việc phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước trực tiếp đối với dân chúng với lãi suất cố định, mà thực hiện đấu thầu trái phiếu, tín phiếu qua Ngân hàng Nhà nước và thị trường chứng khoán............................................................ 71 II. Giải pháp lâu dài nhằm tiếp tục quá trình tự do hoá lãi suất: ............. 71 1. Xem xét bỏ việc khống chế lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ đối với pháp nhân tại các tổ chức tín dụng.......................................................... 71 2. Tách hoạt động cho vay chính sách ra khỏi các hoạt động cho vay thương mại của các ngân hàng thương mại, nhằm thực hiện việc xoá bỏ các hình thức lãi suất cho vay ưu đãi trong hệ thống ngân hàng. ................. 72 3.Thả nổi lãi suất trái phiếu của các tổ chức tín dụng ................................... 73 4. Thực hiện cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo: ............................. 73 KẾT LUẬN ..................................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................78 3
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập Lời nói đầu Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô. Lãi suất ảnh hưởng tới quan hệ cung- cầu về vốn, đến việc phân bổ các nguồn tài chính của nền kinh tế, tác động đến thị trường tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Lãi suất cũng là cơ sở để các cá nhân, doanh nghiệp quyết định sử dụng vốn như thế nào, chi tiêu hay tiết kiệm, đầu tư vào cái này hay cái khác. Ở Việt Nam, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lãi suất chưa được sử dụng một cách đầy đủ như đòn bẩy kinh tế, nhằm kích thích kinh tế phát triển. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, lãi suất đã phần nào phát huy vai trò của mình. Tuy nhiên, để có một chính sách lãi suất phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới, làm “hạt nhân” thúc đẩy thị trường tài chính phát triển còn là vấn đề đáng được quan tâm, nghiên cứu. Cơ chế lãi suất thị trường hay lãi suất tự do là một cơ chế có nhiều ưu điểm, đã được nhiều nước vận dụng thành công. Nhưng liệu Việt Nam có nên thực hiện cơ chế lãi suất này? Việt Nam đã đủ điều kiện để thực hiện tự do hoá lãi suất hoàn toàn hay chưa? Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập” là rất cần thiết phải đặt ra hiện nay cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Khóa luận tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng của tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua với những khó khăn và thuận lợi cùng với việc nghiên cứu về kinh nghiệm của một số nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và có xu hướng tự do hóa lãi suất; từ đó cho thấy tính tất yếu phải tiến tới tự do hoá lãi suất hoàn toàn ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Việc nghiên cứu cũng nhằm đề xuất các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm phát huy cơ chế lãi suất thoả thuận hiện nay và tiến tới tự do hoá lãi suất hoàn toàn trong thời gian tới. Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic 4
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập kết hợp với phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp đánh giá để từ đó khái quát rút ra vấn đề cần thiết cho mục đích nghiên cứu. Phương pháp thống kê sử dụng các bảng thống kê trong và ngoài ngành ngân hàng trong thời gian qua. Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 3 phần: Chương I : Lý luận chung về lãi suất và tự do hoá lãi suất Chương II: Thực trạng tự do hoá lãi suất ở Việt Nam Chương III: Giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập. 5
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập Chương I Lý luận chung về lãi suất và tự do hoá lãi suất I. Tìm hiểu về lãi suất 1. Khái niệm chung về lãi suất Thông thường khi sử dụng các khoản tín dụng, người vay phải trả thêm một phần giá trị ngoài giá trị vay ban đầu, phần giá trị tăng thêm đó là lợi tức tín dụng. Như vậy, lợi tức tín dụng là số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay trong một thời gian nhất định, nói cách khác, lợi tức tín dụng là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó. Tỷ lệ phần trăm của số tiền tăng thêm mà người đi vay phải trả cho người cho vay so với phần giá trị vay ban đầu là tỷ suất lợi tức tín dụng hay lãi suất. Tư duy kinh tế hiện đại có nhiều cách định nghĩa về lãi suất. Đồng thời cũng có rất nhiều khái niệm được đưa ra để giải thích về vấn đề này. Nhưng nhìn chung, điều không thể tránh là lãi suất luôn hàm chứa một mâu thuẫn: người đi vay muốn có lãi suất thấp nhất trong khi người cho vay muốn lãi suất cao nhất. Vì vậy, như mọi loại hàng hoá khác, lãi suất chủ yếu được xác định bởi cung-cầu về vốn. Tất nhiên không có sự bắt buộc nào đối với người có số tiền dôi dư phải kiếm lãi trên số tiền dôi dư đó. Nhưng khi tiền tiết kiệm không được đầu tư sẽ không sinh lời vì nó sẽ không được ai sử dụng, và vì thế lãi suất còn được gọi là chi phí cơ hội của việc giữ tiền, hay nói cách khác chi phí cơ hội của việc giữ tiền là khoản lợi tức mất đi khi người ta giữ tiền chứ không phải là các trái khoán. 6
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập 2. Lý thuyết về lãi suất trong nền kinh tế thị trường 2. 1. Lý thuyết cho vay không lấy lãi Đây là lý thuyết đầu tiên về lãi suất do Pơ-ru-đông (1809-1865) đề xướng. Cơ sở của nó là trong các hình thái kinh tế xã hội trước Chủ nghĩa xã hội, lãi suất được coi là phương tiện bóc lột đặc biệt. Từ thời cổ Hi Lạp, người ta đã thấy lãi suất là nguồn gốc của tất cả những tai họa. Chế độ nô lệ và phong kiến là mảnh đất màu mỡ nhất cho tín dụng nặng lãi tồn tại và phát triển. Song đây cũng chính là động lực kìm hãm và phá hoại sức sản xuất của xã hội, bởi lẽ do những người đi vay phải chịu mức tiền lãi vay quá nặng. Sang đến thời Tư bản chủ nghĩa, một số người sản xuất hàng hoá nhỏ hoặc công nhân vay tiêu dùng phá sản hoặc sạt nghiệp do mức tiền thu được nhỏ hơn nhiều so với lãi suất phải trả. Theo Pơ-ru-đông thì lợi tức thu được là do sự bóc lột lao động của công nhân mà có: “Sự tồn tại của lợi tức là cơ sở của sự bóc lột”1 . Các nhà tư bản đem lợi tức cộng thêm vào chi phí, điều đó làm cho công nhân không thể mua hết sản phẩm. Do đó, nếu gạt bỏ được lợi tức thì sẽ xoá được nạn bóc lột. Muốn xoá bỏ được lợi tức thì cần phải cho vay không lấy lãi. Như vậy, lý thuyết cho vay không lấy lãi đã đứng trên lập trường nhân đạo, ủng hộ những người công nhân, người sản xuất nhỏ- những người đi vay. Tuy nhiên, ưu điểm đó không phải là cơ bản, mà từ nội dung học thuyết này đã bộc lộ những hạn chế sau: + Học thuyết này không chỉ ra đúng đắn nguồn gốc của lợi tức và nguyên nhân của sự bóc lột. + Không thấy tính chất khách quan và lịch sử của các phạm trù kinh tế. Người ta đã coi các phạm trù kinh tế không có mối liên hệ với quan hệ sản xuất. Phạm trù lợi tức cho vay cũng như các phạm trù kinh tế khác có sự kết hợp giữa các đặc tính tốt và xấu. Do những hạn chế đó, nên người ta có thể đánh giá lý thuyết cho vay 1 Đại học kinh tế Quốc dân, Lịch sử các học thuyết kinh tế, tr. 4 7
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập không lấy lãi là học thuyết không tưởng, dựa vào phương pháp siêu hình. Tuy nhiên học thuyết này có thể vận dụng trong chính sách lãi suất của Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế để phát triển một số ngành nghề hoặc một số nước thành viên như: cho vay ưu tiên không lấy lãi, hoặc cho vay với lãi suất thấp. v. v… 2. 2. Lý thuyết của K. Marx (Các Mác) về nguồn gốc và bản chất của lợi tức cho vay trong nền kinh tế hàng hoá Tư bản chủ nghĩa. Trong bộ Tư bản, Các Mác đã chỉ ra rằng nguồn gốc của làm giàu của các nhà Tư bản Công nghiệp, Thương nghiệp và ngân hàng đều do giá trị thặng dư mang lại bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Nguồn gốc của lợi tức cho vay cũng xuất phát từ giá trị thặng dư. Tư bản cho vay là một bộ phận của Tư bản Công nghiệp tách ra. Do trong quá trình chu chuyển của tư bản có nhiều lúc một số nhà tư bản có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, trong khi một số nhà tư bản khác lại thiếu vốn tiền tệ. Từ đó phát sinh quan hệ đi vay và cho vay, đồng thời xuất hiện tư bản cho vay. Như vậy, tư bản cho vay tách ra từ một bộ phận của tư bản công nghiệp, nhưng có đặc điểm khác hẳn tư bản công nghiệp. Theo Các Mác thì tư bản tài sản tách rời tư bản chức năng, tức là quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản và đã là tư bản, nên sau một thời gian cho nhà tư bản đi vay sử dụng, tư bản cho vay được hoàn trả cho người sở hữu nó, kèm theo một giá trị tăng thêm. Số trội thêm đó gọi là lợi tức. Sự vận động của tư bản cho vay không thể tách rời sự vận động thực tế của tư bản. Hình thái vận động đầy đủ của tư bản cho vay là: T – T – H (SLĐ + TLSX) … SX … H’ – T’ – T’’ T – T và T’ – T’’ chỉ là điểm bắt đầu và kết thúc hay là sự chuẩn bị và kết quả của tuần hoàn thực tế của tư bản công nghiệp. Công thức trên cho ta thấy: tiền đưa ra cho vay để kiếm lời thì là tư bản ngay từ khi bỏ ra cho vay. Nhưng khi tiền chuyển từ người cho vay sang người đi vay chưa tạo ra lợi nhuận được. Tiền đi vay phải thực sự đi vào hoạt động 8
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập mới thu được lợi nhuận. Ở đây cùng một số tiền với tư cách là tư bản 2 lần đối với 2 người (người đi vay và người cho vay). Song không vì thế mà lợi nhuận tăng gấp đôi. Số tiền đó chỉ thực sự hoạt động có một lần nhưng nó lại là tư bản đối với cả 2 người và lợi tức chính là một phần lợi nhuận phân chia đó. Việc tách ra một phần lợi nhuận để trả lợi tức là hoàn toàn hợp lý đối với người đi vay, vì anh ta sử dụng tư bản của người khác. Chính nhờ giá trị sử dụng của tư bản này mà anh ta có được lợi nhuận. Giá trị sử dụng của tư bản cho vay không phải của anh ta, nên anh ta phải trả tiền cho việc sử dụng giá trị sử dụng đó. Như vậy về thực chất, lợi tức chỉ là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay. Lợi tức là giá cả hàng hoá tư bản cho vay. Trên thực tế đó là lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản công nghiệp đi vay phải chi cho nhà tư bản cho vay. Lợi tức biểu hiện quan hệ bóc lột Tư bản chủ nghĩa được mở rộng trong lĩnh vực phân phối. Không chỉ có tập đoàn Tư bản công nghiệp, Thương nghịêp bóc lột công nhân làm thuê, mà cả tư bản không hoạt động, chỉ bỏ tiền ra cho vay, cũng tham gia bóc lột công nhân làm thuê. Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân, vì vậy, giới hạn tối đa của lợi tức là lợi nhuận bình quân, nó không có giới hạn nhưng luôn lớn hơn không. Tỷ suất lợi tức hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu về tư bản cho vay và thường xuyên biến động theo chu kỳ sản xuất công nghịêp. Trong chủ nghĩa tư bản coi lợi tức là giá cả của tư bản cho vay, nó không hoạt động dưới hình thức tư bản thông thường mà là dưới hình thức giá cả của tư bản tiền tệ. Theo Mác: “Nếu như lợi tức là giá cả của tư bản tiền tệ thì đó là hình thức giá cả phi lý. ” 2 Tính chất phi lý là ở chỗ giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Vì vậy, sau khi phân tích công thức chung của tư bản và hình thái vận động đầy đủ của tư bản cho vay, Mác đã kết luận: “Đặc trưng của lợi tức tín dụng là phần giá trị thặng dư tạo ra do kết quả của bóc lột lao động làm thuê và bị bọn tư bản- chủ 2 Marx.K (1963), Tư bản quyển 3 tập 2, tr.48 9
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập ngân hàng chiếm đoạt”.3 2.3. Lý thuyết của trường phái Keynes Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, J. M. Keynes đã chủ trương Nhà nước phải tham gia vào việc điều tiết lãi suất và tăng chi tiêu khi cần thiết vào các chương trình mà khu vực kinh tế tư nhân không thể đảm nhiệm để kích thích sự tăng trưởng một cách liên tục. J. M. Keynes cho rằng việc hạ lãi suất tín dụng luôn luôn là đòn bẩy cho sự phát triển Và theo quan điểm của Keynes thì lãi suất phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: Số lượng tiền tệ: Nếu số lượng tiền tệ tăng và các yếu tố khác không thay đổi thì lãi suất sẽ hạ. Lãi suất sẽ tăng lên khi số lượng tiền tệ giảm. Số lượng tiền tệ bị chi phối bởi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Trung ương sẽ ấn định mức lãi suất lên xuống bằng cách tăng hay giảm số lượng tiền tệ. Sự ham thích hiện kim (tiền mặt): Keynes cho rằng sự ham thích hiện kim do 3 lý do: một là lý do giao dịch, người ta giữ tiền mặt để chi tiêu mọi thứ và trả tiền ngay; hai là lý do đề phòng, người ta cần dự trữ một số tiền mặt lớn đề phòng những biến động đột xuất ngoài dự tính; ba là lý do đầu cơ, đầu cơ ở đây có nghĩa là mua chứng khoán với giá rẻ và bán chứng khoán với giá đắt, vì vậy nó có liên quan mật thiết đến lãi suất. Keynes chủ trương thông qua cơ chế của ngân hàng Trung ương và hệ thống ngân hàng thương mại để điều chỉnh lãi suất xuống thấp. Ông nói: Thay vì gia tăng huy động vốn bằng biện pháp ký thác, ngân hàng Trung ương có thể tăng khối lượng tiền tệ để cung ứng cho đầu tư trong những thời kỳ mà mức cầu tiền tệ tăng cao, bằng cách ngân hàng Trung ương sẽ phát hành thêm giấy bạc, gia tăng thêm bút tệ của ngân hàng thương mại bằng việc giảm dự trữ bắt buộc. Tổng khối lượng tiền tệ gia tăng sẽ làm giảm sức ép của mức cầu tiền tệ chi tiêu 3Marx.K (1963), Tư bản quyển 3 tập 2, tr.54 10
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập đầu tư và làm giảm lãi suất tín dụng. Lãi suất sẽ hạ xuống làm gia tăng doanh lợi và nâng cao độ an toàn của đầu tư. Hiệu suất biên tế của tư bản sẽ tăng lên, kích thích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng trung hạn và dài hạn, tạo sức bật cho nền kinh tế tăng trưởng; giải pháp duy nhất khả dĩ thi hành nằm trong sự gia tăng số lượng tiền tệ. Mức lãi suất thấp, sai biệt giữa lãi suất và hiệu lực biên tế tư bản nhiều khả dĩ kích thích đầu tư, do đó gia tăng mức lợi tức quốc gia; ngân hàng Trung ương cho lưu hành một khối lượng tiền tệ sung mãn để có thể làm suy yếu sự ham thích tiền mặt. Tư tưởng của Keynes đã ảnh hưởng đến nền kinh tế châu Âu và Bắc Mỹ cho đến thập niên 80 của thế kỷ này. Sau đó là thời kỳ suy thoái của học thuyết Keynes, vì người ta thấy rằng lượng tiền cung ứng dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát và suy thoái kinh tế và khi đó lãi suất thấp không còn ý nghĩa trong việc huy động tiết kiệm và kích thích đầu tư nữa. 3. Đặc điểm của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường Đặc diểm của lãi suất tín dụng chịu sự chi phối bởi những đặc trưng của nền kinh tế thị trường, những đặc điểm đó là: tính tự do, cạnh tranh, linh hoạt và lãi suất thực tế. Tự do: tính tự do của lãi suất tín dụng thể hiện trong việc thoả thuận giữa khách hàng vay vốn và tổ chức tín dụng, giữa người đi vay và người cho vay. Những ngân hàng chính, tổ chức tín dụng độc lập có thể ấn định mức lãi suất cơ sở của mình song lại có sự thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế. Chẳng hạn, khi lãi suất tái chiết khấu Ngân hàng Trung ương thay đổi, nó sẽ kéo theo các loại lãi suất khác cũng thay đổi. Cạnh tranh: lãi suất huy động vốn hình thành trên cơ sở cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính phải có lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng trên nguyên tắc kinh doanh có hiệu quả và giữ được vị trí cạnh tranh với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Linh hoạt: lãi suất tín dụng hình thành một cách linh hoạt, nhạy bén thích ứng với mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng. Sự thay đổi thường xuyên của lãi suất tín 11
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập dụng phù hợp với sự biến động của cung-cầu về vốn, tỷ lệ lạm phát, thu chi ngân sách Nhà nước, yếu tố tâm lý của người đi vay và của người cho vay trên thị trường tiền tệ, tín dụng. Lãi suất thực tế: lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và nói chung là của những người có vốn tiền tệ trong quá trình đầu tư kinh doanh. Tiền lãi không chỉ bù đắp đủ chi phí cho ngân hàng và người có vốn cho vay, mà phải đem lại lợi ích kinh tế đáng kể để duy trì và phát triển hoạt động của họ. 4. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường Lãi suất tín dụng là biến số thường xuyên biến động trong nền kinh tế thị trường. Căn cứ vào sự biến động của lãi suất tín dụng, người ta có thể dự báo các yếu tố khác của nền kinh tế như: tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mức lạm phát dự tính, mức thiếu hụt ngân sách Nhà nước. Người ta cũng có thể dựa vào mức lãi suất tín dụng trong một thời kỳ để dự báo tình hình kinh tế trong tương lai. Vai trò chủ yếu của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế được thể hiện như sau: + Lãi suất tín dụng là công cụ kích thích vật chất để thu hút các khoản tiết kiệm từ nền kinh tế, tạo nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. + Lãi suất tín dụng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lãi suất phải trả cho khoản vay là một trong những khoản chi phí của doanh nghiệp, do vậy lãi suất thấp sẽ kích thích doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Lãi suất là yếu tố buộc doanh nghiệp phải hoạch toán kinh tế, sử dụng vốn vay có hiệu quả. + Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Biến động của lãi suất tác động đến đầu tư, tiêu dùng, qua đó tác động đến mục tiêu của kinh tế vĩ mô, cụ thể như sau: lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, làm tổng cầu tăng, sản lượng tăng và thất nghiệp giảm…. ngược lại, lãi suất cao sẽ hạn chế đầu tư, làm tổng cầu giảm, sản lượng giảm, thất nghiệp tăng. + Lãi suất tín dụng được coi là công cụ đo lường, kiểm tra tình trạng “sức 12
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập khoẻ” của nền kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển, lãi suất có xu hướng tăng, do cung-cầu quỹ cho vay đều tăng, nhưng tốc độ tăng của cầu quỹ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của cung quỹ cho vay. Ngược lại trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, lãi suất có xu hướng giảm xuống. + Lãi suất tín dụng là công cụ phân phối vốn có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực của nền kinh tế. Nếu xét dưới góc độ vĩ mô và vi mô, ta có thể thấy vai trò của lãi suất được thể hiện như sau: Ở tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Lãi suất ảnh hưởng tới cung-cầu tiền tệ, phân bổ nguồn lực tài chính, ảnh hưởng tới tỉ giá cũng như tăng trưởng kinh tế. Trước hết, lãi suất là công cụ để nhà nước phân phối các nguồn vốn đầu tư thông qua cửa sổ chiết khấu, tức là những hạn chế tín dụng về quy mô và đối tượng. Mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kì có tác động trực tiếp tới quy mô, tỉ trọng và cơ cấu vốn đầu tư của nền kinh tế, qua đó lãi suất góp phần điều chỉnh cơ cấu cho nền kinh tế, ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng, sản lượng cũng như tỉ lệ lạm phát... Trong nền kinh tế mở, lãi suất còn được sử dụng như là một công cụ điều tiết đối với luồng vốn vào và ra trong một nước. Khi lãi suất trong nước giảm sẽ làm cho luồng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước giảm và ngược lại, do đó làm ảnh hưởng tới tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá. Điều này không những ảnh hưởng tới đầu tư phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế và các quan hệ thương mại quốc tế của một nước với nước ngoài. Hơn nữa, lãi suất có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường, cả thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ. Đối với thị trường hàng hoá, khi giá một hàng hoá tăng, nhà nước muốn giảm giá cả hàng hoá đó, hoặc là nếu nhà nước có đủ hàng hoá dự trữ thì có thể tung ra thị trường nhằm ổn định giá cả, hoặc là có chính sách ưu tiên về lãi suất 13
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập cho vay với các nhà sản xuất mặt hàng đó. Như vậy, lãi suất giúp ổn định giá cả trên thị trường hàng hoá. Đối với thị trường tài chính, là nơi mua bán vốn, lãi suất được coi là giá cả, thì điều tiết lãi suất chính là điều tiết cung-cầu về vốn trên thị trường. Ta hãy xét một ví dụ, giả sử thị trường cổ phiếu, nhu cầu cổ phiếu tăng lên làm cho thị trường giá cổ phiểu tăng, nhưng nếu lãi suất ngân hàng và thị trường tăng, người ta sẽ phải so sánh lợi tức từ việc nắm giữ cổ phiếu và lãi suất, do đó làm cho số người mua cổ phiếu giảm và thị trường giá cổ phiếu giảm xuống. Như vậy, lãi suất là một công cụ hữu hiệu trong việc cung-cầu tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và giá trị đối nội, đối ngoại của đồng tiền, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Ở tầm vi mô, lãi suất là giá cả của tín dụng, do đó nó tác động đến các quyết định về đầu tư hay tiêu dùng, mua sắm tài sản hay mua trái phiếu, hoặc gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. Lãi suất góp phần hướng các nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực có hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường, luôn luôn có những người tạm thời thừa vốn và những người tạm thời thiếu vốn, quan hệ tín dụng là một quan hệ phổ biến, hầu như không một doanh nghiệp nào lại không phải tham gia vào quan hệ này. Vì vậy lãi suất được coi là một khoản chi phí doanh nghiệp, và cộng với những chi phí sản xuất khác thành tổng chi phí của doanh nghiệp, nên lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới tổng lợi nhuận. Do đó lãi suất là cơ sở hoạch toán kinh tế trong các đơn vị. Tiền lãi là một khoản mà các doanh nghiệp phải trả cho người cho vay trên tổng số vốn mà họ vay ở các đơn vị khác, nên lãi suất thúc đẩy hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Khi đã đi vay tức là phải trả nợ, các doanh nghiệp luôn phải cố gắng hoạt động kinh doanh có hiệu quả để nhanh chóng thu hồi vốn, bởi vì thời gian vay càng dài, các doanh nghiệp càng tốn nhiều chi phí trả lãi. 14
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập II. Tìm hiểu về cơ chế điều hành lãi suất tín dụng 1. Khái niệm về cơ chế điều hành lãi suất tín dụng Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương, nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Cơ chế điều hành lãi suất luôn gắn chặt không tách rời với cơ chế lãi suất từng thời kỳ. Cơ chế lãi suất chỉ là cách nói thông thường, thực tế người ta quan tâm hơn đến cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương đối với thị trường tiền tệ tín dụng. 2. Mục tiêu của cơ chế điều hành lãi suất Hơn các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô khác, cơ chế lãi suất mà theo đó cơ cấu lãi suất định hình và tác động tới môi trường hoạt động và phát triển của hệ thống tài chính mỗi quốc gia với 3 mục tiêu chính: Một là, khuyến khích việc tiết kiệm và sự phát triển của các trung gian tài chính, phát triển chiều sâu thị trường tài chính. Hai là, hướng các nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực hoạt động có tỷ suất lợi tức cao nhất tức các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao nhất. Ba là, mang lại mức chênh lệch đủ để các định chế tài chính trang trải các chi phí hoạt động, chi phí vốn, chi phí chấp nhận rủi ro và lợi nhuận trên vốn tự có. 3. Nội dung cơ chế điều hành lãi suất 3. 1. Cơ chế điều hành gián tiếp Thông qua cơ chế tái cấp vốn (chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay cầm cố chứng từ có giá…) của ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng Trung ương thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Cơ chế này được thực hiện theo 2 nguyên tắc: trong điều hành chính sách lãi suất, ngân hàng Trung ương chỉ công bố các mức lãi suất áp dụng đối với các khoản cho vay tái chiết khấu hoặc cho vay cầm cố các chứng từ có giá của mình 15
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập đối với các tổ chức tín dụng. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể theo từng kỳ hạn, từng đối tượng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế sẽ do tổ chức tín dụng tự ấn định, dựa trên cơ sở cung-cầu về vốn và sự cạnh tranh trên thị trường, từ đó mà hình thành nên các mức lãi suất phản ánh đúng yêu cầu của thị trường. Khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ từng giai đoạn, ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện thông qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu của mình đối với các tổ chức tín dụng, từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, và cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Cơ chế điều hành lãi suất này được áp dụng phổ biến đối với các nền kinh tế có hệ thống tài chính phát triển. Cơ chế này cũng trở nên linh hoạt hơn khi bên cạnh các loại lãi suất trên, ngân hàng Trung ương chấp nhận lãi suất do thị trường hình thành và tác động vào lãi suất này để duy trì ở mức mong muốn như lãi suất Repo của ngân hàng Anh, ngân hàng Liên Bang Đức, ngân hàng Trung ương châu Âu; lãi suất tiền gửi liên bang của Cục dự trữ Liên bang Mỹ… Ưu điểm của cơ chế điều hành lãi suất gián tiếp là không có sự can thiệp trực tiếp của ngân hàng Trung ương vào lãi suất thị trường tiền tệ, lãi suất trên thị trường được hình thành và vận động linh hoạt hoàn toàn phụ thuộc vào cung- cầu về vốn, mà không mang tính chủ quan, áp đặt của Nhà nước. Vai trò điều hành lãi suất của ngân hàng Trung ương chỉ mang tính định hướng cho thị trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ từng giai đoạn, vì vậy, cơ chế điều hành lãi suất gián tiếp thường được áp dụng phổ biến đối với các nền kinh tế có hệ thống tài chính phát triển, đây cũng chính là hạn chế của cơ chế lãi suất gián tiếp đối với các nền kinh tế có hệ thống tài chính chưa phát triển. 3. 2. Cơ chế điều hành trực tiếp Thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, như quy định các mức lãi suất cụ thể về tiền gửi, cho vay, khung lãi 16
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập suất, trần lãi suất cho vay, biên độ chênh lệch lãi suất bình quân… Thực chất là ngân hàng Trung ương quy định mức lãi suất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Trong phạm vi lãi suất được phép, các tổ chức tín dụng được quyền ấn định mức lãi suất kinh doanh phù hợp. Khi có các thay đổi về kinh tế vĩ mô, ngân hàng Trung ương có thể xem xét để điều chỉnh giới hạn lãi suất tối đa ở mức hợp lý. Điều dễ nhận thấy ưu điểm của cơ chế điều hành lãi suất trực tiếp là ngân hàng Trung ương quản lý thống nhất lãi suất đối với nền kinh tế, vì vậy cơ chế lãi suất này chỉ thích hợp và được áp dụng phổ biến ở các nước có hệ thống tài chính chưa phát triển. Trong các nền kinh tế phát triển, lãi suất ngày càng được tự do hoá, xu hướng chung là ngày càng giảm dần sự quản lý lãi suất mang tính trực tiếp này. 4. Kinh nghiệm của một số ngân hàng Trung ương trong điều hành cơ chế lãi suất 4. 1. Ngân hàng Trung ương Châu Âu Lãi suất trên thị trường tiền tệ Châu Âu phụ thuộc chủ yếu vào tái cấp vốn của ngân hàng Trung ương Châu Âu, bao gồm: Lãi suất cho vay qua đêm của ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại. Tất cả các ngân hàng thương mại được phép vay qua đêm không hạn chế số lượng cụ thể. Đây là lãi suất do ngân hàng Trung ương quy định trên cơ sở mục tiêu của chính sách tiền tệ nói chung và có chú ý đến cung- cầu tín dụng nội địa và quốc tế (đặc biệt chú ý đến lãi suất thị trường vốn Liên bang Mỹ, cũng như tỷ giá giữa đồng USD và đồng EURO). Lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng Trung ương. Đây là lãi suất mà các ngân hàng thương mại có thể gửi tiền của mình tại ngân hàng Trung ương, không hạn chế về số lượng. Mức lãi suất này luôn đảm bảo chênh lệch dương 2%/ năm so với mức lãi suất cho vay qua đêm nói trên. Với 2 loại lãi suất này, ngân hàng Trung ương đã quy định khung lãi suất cho thị trường tiền tệ liên ngân hàng. 17
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập Lãi suất thị trường mở (lãi suất đấu thầu trái phiếu Chính phủ), nằm ở giữa 2 loại lãi suất nói trên. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã nhiều lần điều chỉnh 2 loại lãi suất nói trên nhưng khoảng chênh lệch luôn được giữ là 2%/năm, vì vậy lãi suất trên thị trường mở và lãi suất cho vay lại giữa các ngân hàng thương mại cũng dao động theo đó. Như vậy lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương Châu Âu tác động qua mức lãi suất trung gian trên thị trường mở. Đến lượt nó, các mức lãi suất trung gian này tác động lên lãi suất tín dụng của các ngân hàng thương mại. 4. 2. Ngân hàng quốc gia Pháp Ngân hàng quốc gia Pháp dùng lãi suất thị trường liên ngân hàng làm lãi suất chỉ đạo (PIBOR), do Pháp là nước có lượng vốn vay ngân hàng nhiều hơn lượng vốn vay qua thị trường tài chính. Đây là lãi suất cho vay nội tệ thời hạn dưới một năm. Ngân hàng quốc gia Pháp dùng “lãi suất cho vay chào mời vào lúc 11 giờ hàng ngày của 12 ngân hàng thương mại lớn để tính ra mức trung bình của 12 loại lãi suất này”4. Vì thế các ngân hàng thương mại ở Pháp phàn nàn là các ngân hàng lớn áp đặt mức lãi suất buộc các ngân hàng nhỏ phải theo. Về lý thuyết, người ta cho rằng, lãi suất chỉ đạo do cung-cầu tín dụng quyết định. Lý do là trong 12 ngân hàng lớn của Pháp, mỗi ngân hàng có một mức cung-cầu vốn riêng là mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn tín dụng của họ. Nếu cung lớn hơn cầu về vốn, ngân hàng đó phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Sự gặp gỡ giữa cung-cầu của 12 ngân hàng đó phản ánh cung- cầu tín dụng của nền kinh tế. Với vai trò là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng, ngân hàng Trung ương có thể tác động lên lãi suất thị trường, thông qua việc đi vay hoặc cho vay đối với thị trường này. 4 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung ương ở các nước Tư bản phát triển, tr.19. 18
- Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập 4. 3. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) Lãi suất thị trường vốn liên bang: thực chất là lãi suất cho vay qua đêm của FED đối với các ngân hàng thương mại trong việc bù đắp thiếu hụt khả năng thanh toán. Lãi suất này tương tự lãi suất cho vay qua đêm của ngân hàng Trung ương Châu Âu. Lãi suất chiết khấu: là lãi suất áp dụng cho các loại chứng từ có giá, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ. Lãi suất này luôn thấp hơn lãi suất cho vay qua đêm 0,5%. Lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở thường xoay quanh lãi suất này và từ đó tác động đến lãi suất của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. 4. 4. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Bên cạnh loại lãi suất có tính chất định hướng là lãi suất chiết khấu, Nhật Bản cũng áp dụng một số lãi suất điều tiết mà được xây dựng trên cơ sở lãi suất chiết khấu, thông thường theo cách này Nhật Bản xác định lãi suất cơ bản là sàn lãi suất cho vay, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại. Ngoài ra, lãi suất trên thị trường tiền tệ như lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở là lãi suất tự do, được xác định trên cơ sở cung-cầu về vốn của ngân hàng thương mại từng thời điểm. Do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính Châu Á, từ tháng 2/1999 Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện: “Chính sách nới lỏng tiền tệ toàn diện và chưa từng có trong lịch sử thông qua việc thực hiện chính sách lãi suất 0%, để hỗ trợ phục hồi kinh tế”5 Từ tháng 8/2000 nhờ những dấu hiệu tích cực về tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã điều chỉnh lãi suất cho vay qua đêm lên 0,25-0,3%, chấm dứt chính sách lãi suất 0% sau 18 tháng thực hiện. Mục đích tăng lãi suất lần này để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế với những lý do là: - Trong 10 năm qua với chính sách nới lỏng tiền tệ, kinh tế Nhật Bản 5 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung ương ở các nước Tư bản phát triển, tr.24. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và triển vọng hoạt động đầu tư thăm dò- khai thác dầu khí ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
113 p | 1446 | 463
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai
345 p | 727 | 223
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp ở Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn "
70 p | 487 | 208
-
Luận văn tốt nghiệp: "Tự động điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều một pha bằng biến tần áp gián tiếp”
81 p | 419 | 147
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung
105 p | 664 | 132
-
Luận văn tốt nghiệp: Nhận dạng người dựa vào thông tin khuôn mặt xuất hiện trên ảnh
180 p | 746 | 130
-
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh vàng da tăng Bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc bệnh nhi
39 p | 399 | 55
-
Luận văn tốt nghiệp: Học thuyết của Mác tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta
42 p | 226 | 42
-
Luận văn tốt nghiệp: Lỗ - Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn
72 p | 154 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp: La bàn từ, công tác khử độ lệch la bàn từ - Trần Thiện Thành
135 p | 163 | 32
-
Luận văn Tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp
90 p | 226 | 30
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thu Trang
87 p | 34 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp :Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa Việt Nam
70 p | 114 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp: Tự động điều chỉnh tốc độ hỗn hợp dòng khí bằng bộ điều chỉnh đa vòng
102 p | 112 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau - chi nhánh Năm Căn
81 p | 20 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng tình huống đánh giá năng lực sinh viên khoa Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
95 p | 49 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản lý mua bán, chế tạo máy móc tại một nhà máy cơ khí
102 p | 21 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lí: Thiết kế bài giảng thí nghiệm đo chu trình từ trễ
79 p | 94 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn