Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán 10 nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
lượt xem 30
download
Nghiên cứu vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh học tập môn toán; giới thiệu các phần mềm thích hợp, các mô hình dạy học tích cực cùng với các sự trợ giúp của CNTT mang lại, giáo viên có thể thiết kế bài giảng giúp cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động nhằm mang lại kết quả mong đợi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán 10 nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN TOÁN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH GVHD: TS Nguyễn Phú Lộc SVTH: Lê Quốc Hiệp MSSV: 1050214 Lớp : SP Toán – Tin K31 CẦN THƠ, 2009
- LÔØI CAÙM ÔN Toâi xin chaân thaønh caùm ôn quyù thaày coâ boä moân Toaùn, khoa Sö phaïm ñaõ nhieät tình daïy doã toâi 4 naêm qua ñeå toâi coù ñuû kieán thöùc laøm luaän vaên naøy. Toâi ñaët bieät caùm ôn thaày TS Nguyeãn Phuù Loäc ngöôøi luoân theo saùt, taän tình giuùp ñôõ toâi trong suoát quaù trình laøm luaän vaên. Vaø xin caùm ôn thaày Nguyeãn Thaønh Thuûy ñaõ höôùng daãn toâi hoaøn thaønh nhieäm vuï trong ñôït thöïc taäp sö phaïm 2009 vaø hoïc sinh lôùp 10A2 tröôøng THPT Buøi Höõu Nghóa ñaõ coäng taùc vôùi toâi, taïo ñieàu kieän toâi nghieân cöùu deã daøng hôn cho ñeà taøi naøy. Xin caùm ôn gia ñình vaø baïn beø ñaõ giuùp ñôõ, ñoäng vieân toâi hoaøn thaønh luaän vaên naøy. Caàn thô, thaùng 4 naêm 2009 Leâ Quoác Hieäp ‐ 1 ‐
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ‐ 2 ‐
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ...................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ‐ 3 ‐
- MUÏC LUÏC PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................6 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................6 3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................6 4. Đối tượng và thời gian nghiên cứu ...........................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................7 6. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................7 7. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................7 PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................................8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................8 1. Khái niệm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ..........................................8 1.1. Hoạt động học............................................................................................................. 8 1.2. Xác lập vị trí chủ thể của người học ......................................................................... 10 2. Cách tạo động cơ học tập cho học sinh ..................................................................10 2.1. Khái niệm về động cơ ............................................................................................... 10 2.2. Phân loại động cơ...................................................................................................... 12 2.3. Mô hình ARCS- mô hình thiết kế động cơ trong dạy học ........................................ 13 2.4. Gợi động cơ học tập theo quan điểm Nguyễn Bá Kim............................................. 14 3. Tích cực hóa hoạt động học tập học sinh ...............................................................16 3.1. Các mô hình cơ bản để dạy học định lý.................................................................... 16 3.2. Các mô hình cơ bản để dạy học khái niệm ............................................................... 19 4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ........................................................20 5. Bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính .......................................................................24 5.1. Đặc điểm của bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính ................................................... 24 5.2. Kịch bản sư phạm cho bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính ..................................... 25 6. Multimedia dạy học ( instructional multimedia) ....................................................26 6.1. Định nghĩa multimedia dạy học................................................................................ 26 6.2. Các đặc trưng của multimedia dạy học..................................................................... 27 6.3. Các thành phần phương tiện ..................................................................................... 27 6.4. Một số nguyên tắc cơ bản của multimedia dạy học.................................................. 28 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC PHẦN MỀM HỖ TRỢ ..........................30 1. Giới thiệu về GeoGebra..........................................................................................30 1.1. Đối tượng hình học của GeoGebra ........................................................................... 32 1.2. Hộp thoại thuộc tính ................................................................................................. 35 1.3. Đối tượng đại số của GeoGebra................................................................................ 36 1.4. Xuất và in ấn ............................................................................................................. 38 1.5. Ưu điểm nổi bậc của GeoGebra................................................................................ 39 2. Giới thiệu sơ lược về Graph....................................................................................39 2.1. Danh sách các hàm số thường gặp ......................................................................40 3. Phần mềm Cabri......................................................................................................43 4. Các công cụ khác ....................................................................................................44 4.1. Internet với giáo dục ................................................................................................. 44 ‐ 4 ‐
- 4.2. Phần mềm SnagIt ...................................................................................................... 45 5. Phần ứng dụng thực hành các phần mềm ...............................................................46 5.1. Phần mềm GeoGebra ................................................................................................ 46 5.2. Phần mềm Graph ...................................................................................................... 54 5.3. Phần mềm Cabri........................................................................................................ 57 CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................61 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .............................................................................61 2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................61 2.1. Mục tiêu .................................................................................................................... 62 2.2. Phương pháp ............................................................................................................. 62 2.3. Phương tiện dạy học ................................................................................................. 62 2.4. Các công việc chuẩn bị trước khi lên lớp ................................................................. 62 3. Yêu cầu cần đạt khi dạy giáo án điện tử.................................................................62 4. Tường thuật hai tiết dạy thực nghiệm.....................................................................63 5. Phân tích tiết dạy thực nghiệm ...............................................................................71 5.1. Định nghĩa đường elip .............................................................................................. 71 5.2. Phương trình chính tắc của elip ................................................................................ 72 5.3. Hình dạng của elip .................................................................................................... 72 6. Đánh giá hai tiết thực nghiệm.................................................................................73 6.1. Câu hỏi dùng đánh giá hai tiết thực nghiệm ............................................................. 74 6.2. Kết quả thu được....................................................................................................... 74 7. Kết quả thực nghiệm...............................................................................................75 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐỀ NGHỊ ................................................................76 1. DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI.......................................................................76 1.1. Mục tiêu .................................................................................................................... 76 1.2. Phương pháp ............................................................................................................. 76 1.3. Phương tiện dạy học ................................................................................................. 76 1.4. Các công việc chuẩn bị trước khi lên lớp ................................................................. 76 1.5. Yêu cầu cần đạt khi dạy giáo án điện tử ................................................................... 76 1.6. Nội dung giảng dạy................................................................................................... 77 1.7. Phân tích bài dạy Dấu tam thức bậc hai ...............................................................81 2. TRÌNH BÀY MẪU SỐ LIỆU ................................................................................82 2.1. Mục tiêu .................................................................................................................... 82 2.2. Phương pháp ............................................................................................................. 82 2.3. Phương tiện dạy học ................................................................................................. 82 2.4. Các công việc chuẩn bị trước khi lên lớp ................................................................. 82 2.5. Yêu cầu cần đạt khi dạy giáo án điện tử ................................................................... 83 2.6. Nội dung giảng dạy ............................................................................................83 2.7. Phân tích bài dạy Trình bày mẫu số liệu................................................................... 90 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................93 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 94 ‐ 5 ‐
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) phát triển như vũ bão, tất cả các ngành kinh tế xã hội đều ứng dụng CNTT trong quản lý cũng như sản suất của đơn vị mình và ngành giáo dục không nằm ngoài xu thế trên. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2008-2012 trong đó có nhiệm vụ: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học”. Cùng với sự phát triển của CNTT, hàng loạt các phần mềm dạy học ra đời tạo ra một bước đột phá mới trong công tác giảng dạy. Sự kết hợp một cách hợp lý giữa các phần mềm dạy học và các phương pháp dạy học tích cực sẽ đạt kết quả cao trong công tác đào tạo học sinh, tạo cơ hội cho các em học tập trong hoạt động và bằng hoạt động. Vì vậy tôi chọn đề tài “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh học tập môn toán. Giới thiệu các phần mềm thích hợp, các mô hình dạy học tích cực cùng với các sự trợ giúp của CNTT mang lại, giáo viên có thể thiết kế bài giảng giúp cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động nhằm mang lại kết quả mong đợi. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu -Tìm hiểu cơ sơ lý luận cuả dạy học tích cực. -Tìm hiểu vai trò của CNTT trong giáo dục. -Thiết kế giáo án điện tử có áp dụng mô hình dạy học tích cực. ‐ 6 ‐
- 4. Đối tượng và thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong khuôn khổ SGK toán 10 nâng cao. Cách sử dụng các phần mềm dùng trong dạy học toán và các phần mềm hỗ trợ giảng dạy phổ thông. Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 4 năm 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh, thống kê. Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm trên máy tính. Thực nghiệm sư phạm. 6. Giả thuyết khoa học Sự phối hợp hợp lý các phần mềm dạy học với các phương pháp dạy học tích cực sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy học sinh. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn được chia làm ba phần với nội dung như sau: Phần mở đầu. Phần nội dung gồm 3 chương: • Chương1: Cơ sở lý luận. Trình các vấn đề về: Khái niệm tích cực hóa hoạt động học tập; Gợi động cơ học tập; Các mô hình dạy học tích cực; Ứng dụng CNTT trong dạy; Bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính; Multimedia dạy học. • Chương 2: Giới thiệu sơ lược các phần mềm hỗ trợ giảng dạy môn Toán. Trình bày các vấn đề về: Giới thiệu các phần mềm GeoGebra, Graph, Cabri 3D, SnagIt, Internet và thực hành sử dụng các phần mềm. • Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Giới thiệu giáo án thực nghiệm bài : Đường Elip • Chương 4: Một số giáo án đề nghị. Giới thiệu 2 giáo án bài: Dấu tam thức bậc 2 và Trình bày mẫu số liệu. Phần kết luận. ‐ 7 ‐
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Theo Nguyễn Tính và Hoàng Trung Thắng,Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là sử dụng các biện pháp dạy học gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, làm thay đổi vị thế của học sinh trong quá trình học tập, từ chổ là chủ thế tiếp nhận tri thức một cách thụ động, chuyển thành chủ thể tích cực, tự giác, tự lực và năng động tiến hành quá trình học tập của mình. Tích cực hóa hoạt động học tập môn Toán của học sinh là quá trình giáo viên sử dụng các biện pháp dạy học môn Toán làm chuyển biến việc học bộ môn từ chỗ là sự học,sự bắt chước, sự tái hiện, sự ghi nhớ, sao chép, ôn luyện máy móc… trở thành hoạt động học tập , có động cơ, có mục đích xác định với hệ thống những hành động cụ thể, được tiến hành với những phương pháp, phương tiện thích hợp, có kỹ năng, có kế hoạch dựa trên cơ sở tự giác, tích cực, chủ động tiến hành các nhiệm vụ học tập môn Toán đã đề ra nhằm hình thành và phát triển nhân cách người học. Như vậy bản chất của bản chất của tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là quá trình giáo viên tiến hành các biện pháp giảng dạy nhằm phát huy tới mức cao nhất tính tự giác, tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ học tập nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra. Để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có thể sử dụng hàng loạt các biện pháp như tạo môi trường học tập cho học sinh, tăng cường các hình thức làm việc theo nhóm, thu thông tin phản hồi nhanh,…. Để hiểu tìm hiểu thêm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ta tìm hiểu về hoạt động học. 1.1. Hoạt động học Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người, nhằm lĩnh hội những tri thức, kỹ năng và kỹ xão mới. Đối tượng của hoạt động học là các kiến thức, kỹ năng ‐ 8 ‐
- mà học sinh cần lĩnh hội hoặc phát triển.Vì vậy, hoạt động học là hoạt động có ý thức nhằm làm thay đổi bản thân chủ thể hoạt động học (học sinh). Theo A.Leontiev, hoạt động học bao gồm: • Nhiệm vụ học tập ( A learning task): Nội dung của nhiệm vụ học tập tạo nên các hành động mà học sinh phải thi hành. • Hành động học tập (A learning action): Nhờ hành động học mà học sinh có thể khám phá các tính chất của đối tượng học. • Hành động điều chỉnh (A control action): Học sinh phải xem xét và điều chỉnh các hành động của mình để phù hợp với tình huống học tập. • Đánh giá (Evaluate): Đánh giá để xác định học sinh có đạt được kết quả mong muốn hay không?. Như vậy hoạt động học ngoài yếu tố động cơ học tập còn có nhiệm vụ học tập, hành động học tập, điều chỉnh và đánh giá. Trong hoạt động học, bản thân học sinh phải tiến hành các hành động học (hành động phân tích, khái quát hóa, cụ thể hóa,…) làm cơ sở cho việc lĩnh hội các tri thức khoa học. Nói cách khác, học sinh phải tích cực và trực tiếp hành động để đạt được mục đích học tập và hoàn thành nhiệm vụ học tập. Hoạt động học tập đầu tiên được phát triển dưới sự hướng dẫn của giáo viên phải biến đổi sao cho nó trở thành một hoạt động có ý thức và độc lập của học sinh, tức là tự học. Các hoạt động dạy và học toán học phổ biến ở trường phổ thông như: Gợi động cơ học tập cho học sinh, dạy và học khái niệm, dạy và học định lý. Công cụ Động cơ Máy vi tính, sách giáo khoa,…… Đối tượng, mục tiêu, lý do hoạt động Kết quả Biết được các dấu Chủ thể Đối tượng hiệu đặc trưng của Học sinh Khái niệm toán khái niệm; Vận dụng và giải các bài toán cụ thể có liên quan Phân chia lao động Quy định Cộng đồng Học sinh tham dự lớp học, làm Những qui định, những Lớp học, các nhóm học tập bài tập và tham gia vào các hoạt yêu cầu của giáo viên động của lớp. Các nhóm học tập và nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được ‐ 9 ‐ phân công
- 1.2. Xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của hoạt động học tập được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu Theo Nguyễn Bá Kim, người học là chủ thể kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn làm theo lệnh của thầy giáo. Với định hướng “tích cực hóa hoạt động học tập”, vai trò chủ thể người học được khẳng định trong quá trình họ học tập trong hoạt động và bằng hoạt động của bản thân mình. Tính tự giác, tích cực của người học từ lâu đã trở thành một nguyên tắc của giáo dục xã hội chủ nghĩa. Tính tự giác, tích cực và chủ động của người học có thể đạt được bằng cách tổ chức cho học sinh học tập thông qua những hoạt động được hướng đích và gợi động cơ để chuyển hóa nhu cầu của xã hội thành nhu cầu nội tại của chính bản thân mình. Học sinh chỉ có thể phát huy sáng tạo khi họ được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động. Tùy theo mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể, có thể tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập hoặc trong giao lưu, cả hai trường hợp đều rất quan trọng đối với phương pháp dạy học. Mặc dù trong quá trình học tập vẫn có cả những pha học sinh hoạt động dưới sự dẫn dắt của thầy hoặc có sự hỗ trợ của bạn, nhưng hoạt động độc lập của học sinh là thành phần không thể thiếu để đảm bảo việc học thành công. Mặc khác, sự giao lưu ngày càng được quan tâm và nhấn mạnh trong phương pháp dạy học, những yếu tố như học theo nhóm, theo cặp, học sinh trình bày, tranh luận,… ngày càng được tăng cường. 2. Cách tạo động cơ học tập cho học sinh 2.1. Khái niệm về động cơ Từ cách tiếp cận lý thuyết dạy học kiến tạo, M.Williams và R.L.Burden (1997) đã đưa ra định nghĩa động cơ như sau: “Động cơ có thể được định nghĩa như là: • Một trạng thái khơi dậy của cảm xúc và nhận thức, • Điều mà dẫn đến một quyết định hành động có ý thức, và ‐ 10 ‐
- • Điều mà giúp duy trì được sự cố gắng về tinh thần cũng như về vật chất để đạt được mục tiêu đề ra”. Hai ông đã đề nghị một mô hình động cơ gồm ba giai đoạn như trong hình: Các lý do hành Quyết định Duy trì sự cố gắng hay động hành động sự kiên trì Quy trình gợi động cơ học tập cho học sinh: Bước 1: Tạo nhu cầu học tập cho học sinh. Bước 2: Xác định mục tiêu (mục đích) học tập (của tiết, của chương,…). Quy trình dạy học có gợi động cơ học tập: Bước 1. Gợi động cơ học tập. • Tạo nhu cầu học tập; • Xác định mục tiêu (mục đích) học tập của học sinh. Bước 2. Tiến hành hoạt động dạy học nhằm chiếm lĩnh mục tiêu dạy học. • Thầy thực hiện các hành động dạy; • Trò thực hiện các hành động học ( theo các yêu cầu hành động của thầy). Ví dụ: Tạo động cơ học tập của học sinh khi dạy bài “Sự liên hệ giữa đạo hàm và tính đơn điệu”. Bước 1: Tạo nhu cầu học tập cho học sinh Giáo viên: Cho hàm số y = x 3 − 3x + 1 . Hãy xác định tính đơn điệu của hàm số trên. Để giải các bài toán trên, nếu ta dùng định nghĩa hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến để giải thì tốn thời gian và phức tạp. Liệu có một cách khác đề giải nhanh và tiện lợi hơn hay không?. Bước 2: Xác định mục tiêu của tiết học Các nhà toán học đã có cách rất tiện lợi là “sử dụng dấu của đạo hàm để xét tính đơn điệu của hàm số”. Tiết này chúng ta tìm ra cách làm đó. ‐ 11 ‐
- 2.2. Phân loại động cơ Có thể phân chia động cơ thành hai loại: Động cơ nội và động cơ ngoại. Động cơ học tập vì nhằm thỏa mãn nhu cầu học hỏi, nâng cao kiến thức là động cơ nội. Động lực học tập vì áp lực gia đình, giáo viên nhắc nhở, nghề nghiệp tương lai là động cơ ngoại . Phân biệt động cơ nội và động cơ ngoại có nhiều ảnh hưởng đến việc nghiên cứu động cơ học tập. Susan Harter (1981) đưa ra các khía cạnh đối nhau giữa động cơ nội và động cơ ngoại. Các khía cạnh của động cơ nội và ngoại (Harter, 1981) được thể hiện như sau: Động cơ nội Động cơ ngoại Thích thử thách Thích công việc nhẹ Hiếu kỳ / hứng thú Làm vừa lòng thầy giáo và điểm số Chủ động, độc lập Phụ thuộc vào thầy giáo Điều chỉnh độc lập Trông cậy vào sự điều chỉnh của thầy giáo Tiêu chí nội cho sự thành công Tiêu chí ngoại cho sự thành công Có nhiều hành động chuyên biệt nhằm làm động cơ học tập của học sinh; nhìn chung các hành động này, theo Huit (2001), thuộc vào hai phạm trù là: Động cơ nội và động cơ ngoại như sau: Các biện pháp phát triển động cơ học tập (Huit,2001) Động cơ nội Động cơ ngoại - Giải thích hoặc chỉ rõ tầm quan trọng - Cung cấp những điều mong đợi rõ ràng của nội dung học tập hoặc kỹ năng - Tạo hoặc duy trì sự hiếu kỳ - Đưa ra nhiều hoạt động khác nhau và - Cho những thông tin phản hồi có tính những kích thích giác quan điều chỉnh - Đưa ra trò chơi và mô phỏng - Đề ra mục tiêu học tập - Liên hệ việc học tập với nhu cầu của - Đưa ra và sẵn sàng cho những khen học sinh thưởng có giá trị - Giúp học sinh phát triển kế hoạch hành động ‐ 12 ‐
- 2.3. Mô hình ARCS- mô hình thiết kế động cơ trong dạy học Trong dạy học, tạo và duy trì động cơ học tập cho học sinh là một thử thách đối với giáo viên. Mô hình ARCS về động cơ của John Keller (Florida State Univesity, USA) vào năm 1985 đáp ứng thử thách này. ARCS bao gồm bốn phạm trù: Chú ý (Attention), Liên hệ (Relevance), Tin Tưởng (Confidence), Hoàn thành (Satisfaction). Chú ý_Bài học phải thu hút sự chú ý của học sinh. Các thủ thuật tạo chú ý là gợi tính tò mò của người học nhất là khi bắt đầu bài học. Một yếu tố khác là phải có sự thay đổi, đây là điều cần thiết để duy trì sự chú ý của học sinh. Một số chiến lược dùng để tạo sự chú ý: • Khơi dậy tri giác: Sử dụng những điều gây nhạc nhiên hay sự bất định (không chắc chắn) để thu hút sự quan tâm của học sinh. • Khơi dậy sự tìm hiểu: Kích thích sự hiếu kỳ của học sinh bằng cách đưa ra những câu hỏi có tính thách đố hoặc vấn đề cần giải quyết. • Dùng những cách khác nhau để trình bày tài liệu: Giảng với phương tiện trực quan, hoạt động nhóm, trò chơi tranh luận. Liên hệ_Động cơ học tập có thể mất đi nếu nội dung học tập không được học sinh nhận ra giá trị. Sự liên hệ có được từ gắn kết nội dung dạy học với mục tiêu quan trọng của học sinh, sự quan tâm và kiểu học của học sinh. Thực hiện sự liên hệ giáo viên có thể thực hiện các chiến lược sau: • Định hướng mục đích: Nói rõ lợi ích nội dung dạy học cho học sinh trong hiện tại và tương lai. • Cho học sinh lựa chọn các hình thức học như nhóm, thi đua hoặc làm việc cá nhân. • Liên hệ những kinh nghiệm mà học sinh đã biết như các kiến thức đã học. Tin tưởng_Để duy trì động cơ phải có sự tin tưởng. Giáo viên phải giúp học sinh có niềm tin về khả năng thành công. Các chiến lược để tạo ra sự tin tưởng cho học sinh là: ‐ 13 ‐
- • Nêu rõ yêu cầu bài học. • Cho học sinh những cơ hội thành công lúc khởi đầu và đủ cho các em có niềm tin vào khả năng thành công. • Cho những học sinh có cơ hội trong học tập, cho những phản hồi và làm sao cho học sinh thấy rằng sự thành công của họ là do chính sự nổ lực của bản thân. Hoàn thành_Nếu học sinh chú ý, quan tâm đến nội dung và có sự thử thách vừa phải thì học sinh đã có được động cơ học tập. Để duy trì động cơ này, học sinh phải có sự xúc cảm tích cực về sự hoàn thành (việc học tập) của mình. Sau đây là một số chiến lược giáo viên nên chú ý vận dụng: • Đưa ra những phản hồi và sự củng cố và gợi động cơ cho việc học tập tiếp theo. • Tăng cường những ứng dụng các kết quả đạt được. • Chú ý sử dụng những hình thức động viên phù hợp và công bằng, không thiên vị. Từ kết quả trên, ta thấy mô hình ARCS cung cấp cho chúng ta bốn phạm trù tạo động cơ cho học sinh, trong phạm trù có những nội dung riêng biệt khác nhau, những chiến lược để duy trì động cơ học tập của học sinh trong quá trình học tập. Sau đây ta tìm hiểu cách thức gợi động cơ trong học tập cho học sinh. 2.4. Gợi động cơ học tập theo quan điểm Nguyễn Bá Kim Việc học tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có ý thức về những mục tiêu đã đề ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân học sinh hoạt động để đạt các mục tiêu đó. Gợi động cơ là làm cho học sinh có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động và của đối tượng hoạt động. Gợi động cơ nhằm làm cho những mục tiêu sư phạm biến thành những mục tiêu cá nhân của học sinh, chỉ không phải chỉ là sự vào bài, đặt vấn đề một cách hình thức. ‐ 14 ‐
- Gợi động cơ không phải chỉ là việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu dạy một tri thức nào đó (thường là một bài học), mà phải xuyên suốt quá trình dạy học. Vì vậy có thể phân biệt gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian và gợi động cơ kết thúc. 2.4.1. Gợi động cơ mở đầu Có thể gợi động cơ mở đầu xuất phát từ thực tế hoặc nội bộ Toán học. Khi gợi động cơ xuất phát từ thực tế, có thể nêu lên: • Thực tế gần gũi xung quanh học sinh. • Thực tế xã hội rộng lớn (kinh tế, kỹ thuật, quốc phòng,…). • Thực tế ở những môn học và khoa học khác. Trong việc gợi động cơ xuất phát từ thực tế, ta cần chú ý những điều kiện sau: • Vấn đề đặt ra cần bảo đảm tính chân thực. • Việc nêu vấn đề không cần đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung. • Con đường từ lúc nêu cho tới khi giải quyết vấn đề càng ngắn càng tốt. Gợi động cơ từ nội bộ Toán học là nêu vấn đề toán học xuất phát từ nhu cầu toán học, từ việc xây dựng khoa học toán học, từ những phương thức xây dựng tư duy và hoạt động toán. Thông thường khi bắt đầu một nội dung lớn, chẳng hạn một phân môn hay một chương, ta nên cố gắng gợi động cơ xuất phát từ thực tế. Còn đối với từng bài hay từng phần của bài thì cần tính tới những khả năng gợi động cơ từ nội bộ Toán học mà cách thức thông thường là: • Đáp ứng nhu cầu xóa bỏ hạn chế. • Hướng tới sự tiện lợi, hợp lý hóa công việc. • Chính xác hóa một khái niệm. • Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống. • Lật ngược vấn đề. • Xét tương tự. • Khái quát hóa. • Tìm sự liên hệ và phụ thuộc ‐ 15 ‐
- 2.4.2. Gợi động cơ trung gian Gợi động cơ trung gian là gợi động cơ cho những bước trung gian hoặc cho những hoạt động tiến hành trong những bước đó để đạt được những mục tiêu. Gợi động cơ trung gian có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển năng lực độc lập giải quyết vấn đề. Sau đây là những cách thường dùng để gợi động cơ trung gian: • Hướng đích • Quy lạ về quen • Xét tương tự • Khái quát hóa • Xét sự biến thiên và phụ thuộc 2.4.3. Gợi động cơ kết thúc Trong khi giải quyết vấn đề ta chưa thể làm rỏ tại sao lại học nội dung này, tại sao lại thực hiện hoạt động kia. Những câu hỏi này đợi mãi về sau mới giải thích được trọn vẹn. Như vậy là người ta đã gợi động cơ kết thúc, nhấn mạnh hiệu quả của nội dung hoặc hoạt động đó với việc giải quyết vấn đề. 3. Tích cực hóa hoạt động học tập học sinh thông qua dạy học định lý và dạy học khái niệm Trong môn toán có những tình huống được lặp đi, lặp lại nhiều lần ở những thời điểm khác nhau trong chương trình, trong đó có tình huống dạy học định lý toán học và dạy học khái niệm toán học. Dưới đây là các mô hình dạy học định lý nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Sau đây tôi xin giới thiệu một số mô hình của TS Nguyễn Phú Lộc. 3.1. Các mô hình cơ bản để dạy học định lý Các mô hình phổ biến khi dạy học định lý. 3.1.1. Dạy học định lý bằng cách phân tích định lý Hoạt động của thầy Hoạt động học sinh 1. Gợi động cơ học tập định lý. 1. Hành động theo yêu cầu của giáo ‐ 16 ‐
- viên 2. Phát biểu định lý với yêu cầu chứng minh. Yêu cầu học sinh phân tích định 2. Chỉ ra đâu là giả thuyết, đâu là kết lý. luận của định lý. 3. Yêu cầu học sinh tìm hướng chứng 3. Đề xuất các hướng chứng minh. minh có thể có. 4. Yêu cầu học sinh xem xét và đánh 4. Phân tích để xác định cách chứng giá các hướng chứng minh . minh. 5. Yêu cầu học sinh trình bày cách chứng minh. 5. Trình bày chứng minh 6. Kết luận chỉ ra công dụng, tầm quan 6. Nhận biết được tầm quan trọng của trọng của định lý,… định lý. 3.1.2. Dạy học định lý có khâu nêu giả thuyết Hoạt động của thầy Hoạt động học sinh 1. Gợi động cơ học tập định lý. 1. Hành động theo yêu cầu của giáo viên 2. Yêu cầu học sinh quan sát, xem xét các trường hợp riêng, tìm các mối liên 2. Phân tích để tìm các mối liên hệ. hệ. 3. Yêu cầu học sinh đưa ra dự đoán: Em 3. Nêu ra dự đoán. có thể phát biểu điều gì về…?; Từ… em có thể nêu ra một dự đoán về…?,… 4. Chỉnh sửa và kết luận về dự đoán mà 4. Đề xuất cách kiểm chứng và thực lớp cần kiểm chứng. Yêu cầu học sinh hiện việc kiểm chứng. tìm cách kiểm chứng dự đoán. 5. Yêu cầu học sinh xem xét và đánh 5. Kết luận về tính đúng sai của dự đoán giá tính đúng đắn của dự đoán. để chấp nhận hay bác bỏ. 6. Kết luận, phát biểu định lý, chỉ ra 6. Nhận biết được tầm quan trọng của công dụng, tầm quan trọng của định định lý. ‐ 17 ‐
- lý,… 3.1.3. Dạy học định lý với một vấn đề tìm kiếm Hoạt động của thầy Hoạt động học sinh 1. Gợi động cơ học tập cho học sinh. 1. Hành động theo yêu cầu của giáo viên 2. Nêu ra vấn đề (bài toán). 2. Nhận ra được vấn đề cần giải quyết. 3. Yêu cầu học sinh phân tích đề bài. 3. Chỉ ra được đâu là điều đã cho, đâu là điều phải tìm. 4. Yêu cầu học sinh tìm hướng giải 4. Đề xuất các hướng giải. quyết có thể có. 5. Yêu cầu học sinh xem xét và đánh 5. Phân tích các hướng giải. giá các hướng giải. 6. Yêu cầu học sinh thực hiên lời giải 6. Thực hiện lời giải. theo hướng giải thích hợp nhất. 7. Thể chế hóa: GV cho biết đều vừa 7. Học sinh phát biểu định lý. phát hiện là một định lý cần học. Yêu cầu học sinh phát biểu định lý. 8. Chính xác hóa định lý và chỉ ra công 8. Nhận biết được tầm quan trọng của dụng, tầm quan trọng của định lý,… định lý. 3.1.4. Dạy học định lý bằng cách phân tích cách xây dựng định lý trong sách giáo khoa Hoạt động của thầy Hoạt động học sinh 1. Gợi động cơ học tập cho học sinh. 1. Hành động theo yêu cầu của giáo viên 2. Yêu cầu học sinh hãy tự đọc nội dung định lý trong sách giáo khoa và phân 2. Đọc và phân tích định lý: Chỉ ra đâu ‐ 18 ‐
- tích định lý chỉ rõ đâu là giả thiết, đâu là là giả thiết và đâu là kết luận. kết luận. 3. Yêu cầu học sinh phân tích cách chứng minh định lý. Tùy theo nội dung 3. Tiến hành đọc phân tích phần chứng trình bày trong sách giáo khao, giáo minh định lý trong sách giáo khoa viên nêu ra các câu hỏi dẫn dắt cho học (nhằm trả lời các câu hỏi của thầy). sinh. Chẳng hạn như: - Tác giả đã dùng kiến thức nào mà các em đã học để chứng minh? - Từ đâu mà có được điều…? - Tại sao từ … mà suy ra được…? - Định lý đã được chứng minh bằng cách nào? (phản chứng, quy nạp toán học,…) 4. Giáo viên tóm tắc, giải thích thêm và 4.Hiểu được và nhận biết được tầm nhấn mạnh đến những điểm cần thiết quan trọng của định lý. học tập và rút ra những bài học kinh nghiệm. 3.2. Các mô hình cơ bản để dạy học khái niệm Các mô hình phổ biến khi dạy học khái niệm. 3.2.1. Hình thành khái niệm bằng cách phân tích tìm dạng- mẫu (patern) Hoạt động của thầy Hoạt động học sinh 1. Gợi động cơ học tập cho học sinh. 1. Hành động theo yêu cầu của giáo viên 2. Đưa ra một đối tượng mẫu và yêu cầu học sinh tìm đặt điểm, tìm mối liên hệ 2. Quan sát và liệt kê các kiểu sắp xếp giữa các yếu tố trong vật mẫu, hay tìm khác nhau của các yếu tố của dạng mẫu quy luật sắp xếp các phần tử trong vật (nếu có) (tức là tìm các dạng mẫu nếu mẫu. có của vật mẫu). 3. Khi học sinh tìm đúng dạng mẫu 3. Học sinh phát biểu định nghĩa khái thuộc ngoại diên của khái niệm cần học. niệm. Giáo viên giới thiệu tên khái niệm và yêu cầu phát biểu định nghĩa một cách ‐ 19 ‐
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính của Công ty may Đức Giang
100 p | 1338 | 535
-
Luận văn tốt nghiệp: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ERP VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ERP ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
124 p | 818 | 164
-
Luận văn Tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm Etap tính toán tổn thất điện áp dòng điện ngắn mạch
120 p | 597 | 125
-
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tài sản và vận hành mạng lưới cấp nước tại Phường 1, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
72 p | 412 | 122
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường hiệu lực quản trị quan hệ khách hàng tại công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam
66 p | 339 | 105
-
Luận văn tốt nghiệp: Chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi điều trị hóa chất
30 p | 404 | 74
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng game cờ tướng
20 p | 313 | 59
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống tra cứu khách sạn trên hệ điều hành Android
15 p | 213 | 46
-
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng than bùn trong hấp thụ các chất vô cơ
80 p | 193 | 41
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng chương trình quản lý khách sạn Sao Minh
15 p | 235 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng phương pháp PRC phát hiện vi khuẩn aeromonas hydrophila phân lập từ cá tra (pangasianodon hypophthmus) bị bệnh xuất huyết - ĐH Cần Thơ
46 p | 183 | 30
-
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng phương pháp PCR phát hiện vi khuẩn Aeromonas hydrophila phân lập từ cá tra (Pangasianodon hydrophthamus) bị bệnh xuất huyết - ĐH Cần Thơ
46 p | 153 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ trang web bán hàng
0 p | 181 | 22
-
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xây dựng GAME
0 p | 162 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống website quản lý trường THPT Duy Tân – Tam Kỳ, Quảng Nam
46 p | 120 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp: Văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh ở công ty CPDL - DV Đồ Sơn
82 p | 213 | 15
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống điều phối taxi trên iOS
10 p | 105 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng tình huống đánh giá năng lực sinh viên khoa Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
95 p | 48 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn