Luận văn tốt nghiệp về “Một số giải pháp cơ bản phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại nước ta giai đoạn hiện nay”
lượt xem 77
download
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Mở cửa giao lưu hội nhập với nền kinh tế thế giới trở thành xu thế phát triển khách quan của tình hình quốc tế và là yêu cầu nội tại của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, dịch vụ thông tin thương mại là một loại dịch vụ mới mẻ. Nó chưa đóng góp vào tăng trưởng GDP nhiều. Nhưng nó lại là loại dịch vụ tạo nên sự phát triển kinh tế và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp về “Một số giải pháp cơ bản phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại nước ta giai đoạn hiện nay”
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THÔNG TIN HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NƯỚC TA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Giáo viên hướng dẫn : Ts Hà Văn Sự Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Cường
- LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Mở cửa giao lưu hội nhập với nền kinh tế thế giới trở thành xu thế phát triển khách quan của tình hình quốc tế và là yêu cầu nội tại của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, dịch vụ thông tin thương mại là một loại dịch vụ mới mẻ. Nó chưa đóng góp vào tăng trưởng GDP nhiều. Nhưng nó lại là loại dịch vụ tạo nên sự phát triển kinh tế và thương mại của Việt Nam. Và nó là loại dịch vụ hỗ trợ rất tích cực cho các hoạt động thương mại phát triển. Một quốc gia muốn phát triển và đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực thương mại thì không chỉ dựa vào các yếu tố đầu vào thuần tuý mà phải biết áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến và các dịch vụ mới trên thế giới. Dịch vụ thông tin thương mại là dịch vụ tiền đề cho sự phát triển và nó là cầu nối để đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩmViệt Nam trên trường quốc tế, góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán,đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại trong sự phát triển kinh tế và thương mại. Do trong thời gian thực tập thực tế và nghiên cứu tại trung tâm thông tin thương mại –Bộ Thương mại. Em mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp cơ bản phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại nước ta giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp. - Mục đích nghiên cứu của đề tài. Đề tài đưa ra những giải pháp cơ bản với mục đích nhằm phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay.
- - Phạm vi nghiên cứu. Theo em việc phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay là một công việc phức tạp có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chủ đề, nhiều đối tượng tác động nhiều cấp độ và nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Nhưng do giới hạn về đIều kiện thời gian, khả năng và trình độ còn hạn chế nên đề tài chủ yếu lấy trung tâm thông tin thương mại – Bộ Thương mại làm đơn vị nghiên cứu dựa trên những lý luận của môn học kinh tế thương mại và môn chiến lược và chính sách thương mại. - Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tàI em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp tiếp cận hệ thống lô gíc làm phương pháp chủ yếu để nghiên cứu. NgoàI ra, em còn sử dụng các phương pháp như phương pháp thống kê, phân tích tác nghiệp, phương pháp so sánh để nghiên cứu. Đề tài của em ngoài lời nói đầu và kết luận gồm có 3 chương sau: Chương I : Những lý luận cơ bản về dịch vụ thông tin thương mại. Chương II : Đánh giá thực trạng dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay. Chương III : Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay.
- Chương I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯƠNG MẠI I.BẢNCHẤTCỦADỊCHVỤTHÔNGTINTHƯƠNGMẠI. I. BẢN CHẤT CỦA DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm về thông tin và yêu cầu đối với thông tin trong kinh doanh thương mại 1.1. Khái niệm về thông tin Thông tin là một khái niệm rộng - Tùy thuộc vào lĩnh vực và mục đích nghiên cứu, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau. Theo cách hiểu thông thường, thông tin là những tin tức về sự việc, hiện tượng hay quá trình phát triển của một sự vật, một hệ thống nào đó. Trong kinh doanh thương mại, thông tin là một nguồn lực không thể thiếu được và nó là một công cụ, một phương tiện một vũ khí lợi hại trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trong quản lý nhà nước về kinh tế và thương mại, thông tin được quan niệm là những tín hiệu được thu nhập và được sử dụng cho việc đề cao và thực hiện các quyết định quản lý của Nhà nước về kinh tế và thương mại. 1.2. Yêu cầu đối với thông tin trong kinh doanh thương mại Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại, thông tin được cung cấp cho các đối thượng và các chủ thể trong kinh doanh thương mại phải đảm bảo các yêu cầu sau: a) Tính chính xác Thông tin phải phản ánh đúng tình hình thực tế và phải thu thập từ các nguồn xác đáng, có căn cứ và sức thuyết phục b) Tính kịp thời
- Thông tin phải bảo đảm kịp thời, tức là thông tin phải phản ánh tình hình đang hay sắp diễn ra, rất cần thiết cho hoạt động thương mại. c) Tính đầy đủ, tính hiện đại, tính hệ thống của thông tin thương mại Tính đầy đủ của thông tin tức là phải đủ về dung lượng tin và nêu rõ được bản chất của hiện tượng phản ánh đầy đủ các khía cạnh của sự vật, của vấn đề, giúp cho các chủ thể kinh doanh thương mại nhìn được toàn bộ hoạt động của mình và đưa ra những quyết định chính xác. Tính hiện đại của thông tin là thông tin phải mới và cập nhật, phải được thu thập và xử lý theo phương pháp và phương tiện hiện đại. d) Tính logic và tính ổn định của thông tin. Trong kinh doanh thương mại, thông tin không đảm bảo tính logic và tính ổn định thì không thể tạo ra môi trường kinh tế và thương mại hợp lý cho các doanh nghiệp và các cá nhân cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước hoạt động có hiệu quả. Tính logic của thông tin đòi hỏi phải được thu thập, xử lý, truyền đạt, lưu trữ theo một trình tự và phương pháp khoa học, hợp lý, vừa giúp cho người quản lý thấy rõ vấn đề cần nghiên cứu, vừa giúp cho tính kế thừa trong quản lý được liên tục. e) Tính kinh tế Thông tin trong kinh doanh thương mại phải đảm bảo yêu cầu về mặt kinh tế, bảo đảm hiệu quả kinh tế và thương mại, tránh sự phô trương hình thức, nhập và trang bị nhiều phương tiện hiện đại, nhưng không có người đủ trình độ sử dụng, hoặc không sử dụng được triệt để công suất của thiết bị máy móc. f) Tính bảo mật Thông tin trong kinh doanh thương mại là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Vì vậy phải đảm bảo yêu cầu mật. Để bảo vệ lợi ích kinh tế của doanh nghiệp,
- của cá nhân và tiềm năng kinh tế, độc lập, chủ quyền, an ninh kinh tế của đất nước, sẵn sàng thích ứng với mọi tình thế xảy ra kể cả trường hợp xấu nhất. 2. Khái niệm và sự cần thiết của dịch vụ thông tin thương mại 2.1. Khái niệm dịch vụ thông tin thương mại Sau khi mở cửa nền kinh tế, kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng lên. Đối tượng nào có được đầy đủ thông tin, kịp thời và chính xác họ sẽ chiến thắng trên thương trường. Chính vì vậy, mà dịch vụ thông tin thương mại có vị thế rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Để hiểu được dịch vụ thông tin thương mại, chúng ta phải nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới đây là một số cách tiếp cận cơ bản. Thứ nhất, dịch vụ thông tin thương mại là một bộ phận cấu thành nên ngành dịch vụ thương mại trong nền kinh tế. Đó là cung cấp các thông tin gắn liền vớicác hoạt đông thương mại trong mỗi quốc gia. Thứ hai, dịch vụ thông tin thương mại là hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy quá trình trao đổi mua bán sản phẩm trên thị trường. Đây là một hoạt động kinh tế cung cấp hoặc bán các thông tin thương mại cho các chủ thể trên thị trường nhưng gắn liền với một hoạt động thương mại khác. Loại dịch vụ này có thể hỗ trợ, thúc đẩy khâu mua, khâu bán và có thể phục vụ việc mua bán của nhà sản xuất hay thúc đẩy quá trình mua hàng của người tiêu dùng. Dịch vụ thông tin thương mại có thể do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện ở trên thị trường nội địa và nước ngoài hoặc do các Trung tâm thông tin chuyên ngành của Nhà nước cung cấp hoặc cũng có thể do bản thân doanh nghiệp thực hiện. Ở tầm vĩ mỗ: Dịch vụ thông tin thương mại là hoạt động phục vụ cho tổng thể quan hệ trao đổi mua bán trên thị trường, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước, cho các cấp lãnh đạo... Ở phạm vi doanh nghiệp: Dịch vụ thông tin thương mại là hoạt động nhằm vào việc phục vụ và thúc đẩy quá trình mua bán của doanh nghiệp diễn ra một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Dịch vụ thông tin thương mại chủ yếu là loại dịch vụ mang động cơ kinh doanh về mục đích lợi nhuận. Ngoài ra, nó còn có động cơ phi kinh doanh và chủ yếu nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế và thương mại cùng các hoạt động khác trong nền kinh tế thị trường. Dịch vụ thông tin thương mại là sản phẩm. Sự phát triển của nó phải gắn liền với người tiêu dùng, người chủ sở sở hữu nó. Và nó là đối tượng trao đổi giữa người dùng tin và người cung cấp thông tin. Như vậy, dịch vụ thông tin thương mại là dịch vụ cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết về thị trường đầu vào, đầu ra cho các doanh nghiệp, thông tin về hệ thống pháp luật, thông lệ và tập quán thương mại quốc gia và quốc tế. Thực chất của nó là hoạt động bổ trợ, trợ giúp cho hoạt động mua bán của các chủ thể trên thị trường. Nó thực sự cần thiết và không tách rời hoạt động mua bán. Nó xuất hiện cả trước, trong và sau quá trình mua bán hàng hoá. 2.2. Sự cần thiết của dịch vụ thông tin thương mại. Qua 15 năm đổi mới, kinh tế đất nước đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển nhảy vọt và đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Chúng ta đã cơ bản thoát khỏi khủng hoảng và đang từng bước phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Thương mại có bước tiến triển mạnh, đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường của đất nước. Với những thành tựu đạt được, nó đã tạo cho nền kinh tế một khối lượng lớn của cải. Nhu cầu xã hội ngày càng tăng và đòi hỏi ngày càng cao. Người sản xuất đã ý thức được sản xuất là cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Và sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Để nắm bắt được nhu cầu thị trường, sản xuất ra sản phẩm được thị trường thừa nhận thì phải có các thông tin về cung cầu, giá cả, nhu cầu thị hiếu, thông tin về các yếu tố đầu vào... một cách mới nhất. Kinh tế thị trường càng phát triển dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Điều đó cho thấy, ai có được
- đầy đủ thông tin một cách kịp thời và chính xác, xử lý tốt các thông tin sẽ giành chiến thắng trên thương trường với môi trường kinh doanh biến động nhanh chóng và phức tạp. Trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, để năm bắt được những cơ hội và vượt qua những thách thức. Chúng ta cần phải nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, xử lý các thông tin chọn lọc thì chúng ta thấy được những cơ hội do hội nhập đem lại. Để từ đó tập trung những nguồn lực hạn hẹp của đất nước đầu tư phát triển kinh tế và thương mại có hiệu quả nhất, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và năng lực cạnh tranh của đất nước. Trong quản lý Nhà nước về kinh tế và thương mại rất cần có các thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời để đề ra những quyết định. Không có thông tin thì không thể tiến hành quản lý một cách có hiệu quả được. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay, trình độ quản lý của chúng ta đang còn rất yếu kém. Điều này cho thấy, chúng ta chưa nắm bắt đầy đủ các thông tin phục vụ quản lý nền kinh tế một cách hữu hiệu. Sự quản lý Nhà nước về kinh tế và thương mại đang còn nhiều khe hở và đang chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vì vậy cần phải có thông tin đáng tin cậy để phục vụ quản lý. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta rất cần có dịch vụ thông tin thương mại. Nó sẽ giúp cho các chủ thể đáp ứng nhu cầu thị trường được tốt hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí và quản lý nề kinh tế có hiệu quả. 3. Phân loại dịch vụ thông tin thương mại. Có nhiều phân loại dịch vụ thông tin thương mại nhưng về cơ bản có những cách phân loại sau: 3.1. Phân theo chủ thể cung cấp. Nhà nước: Nhà nước cung cấp dịch vụ thông tin thương mại chủ yếu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và các hoạt động thương mại. Dịch vụ thông tin thương
- mại mà Nhà nước cung cấp của các quốc gia có quan hệ thương mại, cung cấp thông tin về thị trường Mỹ, EU ..., cung cấp các thông tin có tính định hướng, quy hoạch và kế hoạch ... Nhà nước cung cấp dịch vụ thông tin qua các cơ quan chuyên ngành, các thương vụ của đại sứ quán ở nước ngoài, cục xúc tiến thương mại và các tổ chức phi chính phủ. Nhà nước cung cấp dịch vụ này mang động cơ phi kinh doanh, không vì lợi nhuận. - Các Trung tâm thông tin chuyên ngành. Các Trung tâm này cung cấp dịch vụ thông tin thương mại vừa mang động cơ kinh doanh vừa mang động cơ phi kinh doanh. Các Trung tâm thông tin cung cấp gồm: các thông tin về thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, các thông tin phục vụ quản lý và lãnh đạo, các thông tin về các ngành doanh nghiệp, các thông tin thương mại về sản phẩm.... - Các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin thương mại gồm thông tin thị trường, thông tin về hàng hoá, thông tin về chính sách, pháp luật, thông tin về nhu cầu thị hiếu ... Các doanh nghiệp cung cấp thông tin vì động cơ kinh doanh để thu lợi nhuận. Và lợi nhuận chính là mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp trong quá trình cung cấp thông tin thương mại. Ngoài các chủ thể trên, còn có các chủ thể cung cấp như các cá nhân, các tổ chức ... hầu như chưa qua xử lý và động cơ cung cấp của họ là vì lợi nhuận và cũng có thể mang động cơ phi kinh doanh. 3.2. Phân theo đối tượng được cung cấp. - Dịch vụ thông tin cho xã hội, cho cộng đồng. Loại dịch vụ này bao gồm: dịch vụ thông tin viễn thông, dịch vụ thông tin phát thanh truyền hình, các loại báo chí ... Dịch vụ này phục vụ đa số dân cư trong xã hội. Nó mang lại sự văn minh và nâng cao dân trí cho xã hội. - Dịch vụ thông tin cho cá nhân.
- Loại dịch vụ thông tin này nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của con người với tư cách là những cá nhân trong xã hội. Hiện nay, nhu cầu về thông tin của các cá nhân là rất lớn. Họ có thể sử dụng các thông tin phục vụ kinh doanh, giải trí giao lưu giao tiếp... - Dịch vụ thông tin cho Chính phủ Chính phủ là một tác nhân kinh tế quan trọng và chính phủ cũng rất cần các thông tin thương mại để nắm bắt tình hình kinh tế và thương mại của đất nước. Thực hiện quản lý Nhà nước về thương mại có hiệu quả hơn... - Dịch vụ thông tin cho các doanh nghiệp Loại dịch vụ này cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng chính là đối tượng cung cấp chủ yếu của dịch vụ thông tin thương mại. 3.3. Phân theo động cơ cung cấp. - Dịch vụ thông tin thương mại dịch vụ động cơ kinh doanh. Loại dịch vụ này được thực hiện dựa trên cơ sở quan hệ trao đổi mua bán theo giá cả thị trường giữa người cung cấp và người sử dụng tin. Loại dịch vụ này chủ yếu do các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh thực hiện. - Dịch vụ thông tin thương mại với động cơ phi kinh doanh. Loại dịch vụ này chủ yếu do Chính phủ cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia hoạt động thương mại. Một bộ phận khác cũng được các Trung tâm thông tin chuyên ngành cung cấp. 3.4. Phân theo nội dung thông tin mà nó phản ánh. Đây là loại dịch vụ thông tin thương mại cung cấp các thông tin về các kế hoạch, các quy hoạch và các chiến lược thương mại của Nhà nước cũng như cung cấp các thông tin cho công tác kế hoạch hoá. - Dịch vụ thông tin đầu tư. Loại này cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư trong lựa chọn, tìm kiếm các cơ hội, phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
- - Dịch vụ thông tin về lao động, tiền lương. Là loại dịch vụ thông tin cung cấp cho các nhà sử dụng lao động biết được số lao động mình cần. Cung cấp các thông tin về nhu cầu cần tuyển dụng của các doanh nghiệp cùng các khoản lương bổng trợ cấp, khen thưởng, thăng cấp... - Dịch vụ thông tin về thể chế, pháp luật. Cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu về các văn bản pháp luật, hệ thống pháp luật, các chính sách thương mại, các quy định và các chuẩn mực trong thương mại. - Dịch vụ thông tin về hàng hoá, giá cả và cạnh tranh. Dịch vụ này cung cấp cho các đối tượng các thông tin về các loại hàng hoá cũng như về tình hình giá cả hàng hoá và sự cạnh tranh trên thị trường. Ngoài các loại trên, thì loại dịch vụ thông tin này còn có các dịch vụ như dịch vụ thông tin về nhà đất, thông tin thương mại về công nghệ ... 3.5. Phân theo hình thức cung cấp. - Dịch vụ thông tin thương mại cung cấp qua mạng máy tính. Loại ngày được cung cáp qua mạng Internet, mạng Vinanet, mạng asemconnect, mạng nội bộ Intranet, mạng diện rộng,mạng LAN ... -Dịch vụ thông tin thương mại cung cấp qua báo chí. Các hình thức cung cấp qua tạp chí chuyên ngành, các tạp chí kinh tế và các loại báo chí. -Dịch vụ thông tin thương mại cung cấp các ấn phẩm, các tài liệu. 4. Vai trò của dịch vụ thông tin thương mại đối với sự phát triển của thương mại. Dịch vụ thông tin thương mại có vai trò to lớn trong việc phát triển thương mại. Nó là hoạt động bổ trợ, trợ giúp cho các hoạt động mua bán trên thị trường và các hoạt động thương mại khác. Nhờ có các dịch vụ thông tin thương mại mà các doanh nghiệp, các ngành, các khu vực của nền kinh tế không ngừng phát triển. Và như vậy, nó có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh
- tế cũng như trong quá trình thực hiện CNH- HĐH đất nước, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt thì vai trò của dịch vụ thông tin thương mại lại càng trở nên quan trọng và cụ thể hơn. - Dịch vụ thông tin thương mại thúc đẩy, hỗ trợ mua bán.Từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ và tăng nhanh chu chuyển vốn. Ở cấp doanh nghiệp, vai trò này được thực hiện là nó làm cho hoạt động mua bán diễn ra nhanh hơn. Còn trên tầm vĩ mô, nó được thể hiện ở sự tiết kiệm chi phí xã hội trong quá trình tái sản xuất. - Dịch vụ thông tin thương mại nâng cao hiệu quả kinh doanh do mở rộng được quy mô kinh doanh, tiết kiệm được chi phí. Ở tầm vĩ mô, vai trò này được thể hiện là nhờ có những thông tin về thị trường, về nhu cầu ... mà hoạt động kinh doanh của toàn xã hội đạt kết quả tốt hơn tiết kiệm chi phí hơn, thị trường được mở rộng cả trong nước và Quốc tế. Từ đó hiệu quả và quy mô tổng thể nền kinh tế được nâng lên và mở rộng. Dưới góc độ vĩ mô, thì nhờ có dịch vụ này mà doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thực tế của người tiêu dùng từ đó có biện pháp kinh doanh có hiệu quả hơn, thị trường thị phần được mở rộng và quy mô kinh doanh ngày một lớn hơn. - Dịch vụ thông tin thương mại thúc đảy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự cách mạng hoá trong lưu thông. - Dịch vụ thông tin thương mại thu hút một lượng lao động lớn. Ở tầm vĩ mô, đây là sự chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành dịch vụ tạo nên cơ cấu lao động hợp lý. Còn ở tầm vi mô, thì đây là một ngành dịch vụ thu hút lớn lượng lao động sống rất lớn. Và sản phẩm của dịch vụ này chủ yếu phụ thuộc vào con người. - Dịch vụ thông tin thương mại nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng.
- - Dịch vụ thông tin thương mại phục vụ cho quản lý Nhà nước về kinh tế và thương mại được tốt hơn. Nhờ có các thông tin mà các cấp quản lý đề ra những quyết định kịp thời chính xác và có hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về kinh tế và thương mại. - Dịch vụ thông tin thương mại góp phần thu hút đầu tư cho nền kinh tế. Nhờ sự cung cấp các thông tin mà các nhà đầu tư có thể tìm hiểu được chính sách, luật pháp và cơ hội đầu tư ở nước ta. Từ đó họ sẽ đầu tư vào nước ta. Ngoài ra, dịch vụ thông tin thương mại còn có các vai trò như đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ, hình thành các loại dịch vụ mới, hình thành các thị trường trọng yếu trong nền kinh tế thị trường .... II. NỘIDUNGCƠBẢNCỦADỊCHVỤTHÔNGTINTHƯƠNGMẠI. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯƠNG MẠI. 1. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan về doanh nghiệp cùng sản phẩm của họ. Doanh nghiệp là một bộ phận (tế bào) quan trọng của nền kinh tế và thương mại. Nó là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Do đó nội dung chủ yếu của dịch vụ thông tin thương mại là cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan về doanh nghiệp cùng sản phẩm của họ. 1.1. Thông tin về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Đây là loại thông tin mà các đơn vị cung cấp, cung cấp cho các đối tượng dùng tin biết sơ lược về doanh nghiệp như: doanh nghiệp được hình thành như thế nào? từ đâu? Doanh nghiệp có trụ sở ở đâu? tên thương hiệu của nó như thế nào? chức năng, nhiệm vụ, kết quả hoạt động thời gian qua ... Nhìn chung, thông tin về quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của các đối tượng dùng tin. 1.2. Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các thông tin phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các đơn vị cung cấp thông tin
- phải được sự đồng ý, hợp tác của doanh nghiệp hoặc có thể tự thu thập thông tin sau đó xử lý thông tin và bán các thông tin cho các doanh nghiệp hay cho người dùng tin. Đối với các đối tượng dùng tin ở tâm vi mô thì thông tin này cho phép người dùng tin có thể nắm bắt được hoạt động của một doanh nghiệp để từ đó đầu tư và hợp tác hay mua sản phẩm của doanh nghiệp. Ở tầm vĩ mô, thông tin này cho phép Chính phủ nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước để từ đó có biện pháp quản lý, điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp. 1.3. Thông tin thương mại về tình hình tài chính của doanh nghiệp Tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, vấn đề này được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là vấn đề tài chính của các doanh nghiệp có tham gia vào thị trường chứng khoán. Thông tin về tình hình tài chính bao gồm các nội dung sau: - Thông tin về tính minh bạch tài chính của doanh nghiệp. - Khả năng tài chính của doanh nghiệp. - Khả năng đầu tư và đáp ứng tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Vốn của doanh nghiệp - Nợ của doanh nghiệp - Tài sản của doanh nghiệp … Thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp là nội dung hết sức nhạy cảm. Do vậy, khi cung cấp các thông tin này thì các đơn vị cung cấp thông tin phải được sự đồng ý của doanh nghiệp mà mình cung cấp. Hoặc có phương pháp thu thập, xử lý thông tin hợp lý để vừa đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dùng tin vừa đảm bảo tính bí mất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4. Thông tin thương mại về tình hình nhân sự
- Thông tin về tình hình nhân sự bao gồm toàn bộ các thông tin, tài liệu về nguồn nhân lực, về tình hình sử dụng, tuyển chọn, bồi dưỡng nhân sự ....của doanh nghiệp. Thông tin về tình hình nhân sự của doanh nghiệp giúp cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực nắm bắt được nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp để từ đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng và có những cơ chế chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực quốc gia theo đúng nhu cầu của xã hội. Đối với cá nhân thì thông tin về tình hình nhân sự cho họ các thông tin về sự tuyển dụng và nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp để có thể tìm được việc làm phù hợp với mình. 1.5. Thông tin về tình hình quản trị lãnh đạo của doanh nghiệp. Quản trị, lãnh đạo là công tác đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, nội dung thông tin này cũng được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là các cổ đông, người lao động, cũng như các đối tượng có lợi ích trực tiếp đối với doanh nghiệp. 1.6. Thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp Thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả, kiểu dáng sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì, các thông số kỹ thuật, độ an toàn, vệ sinh, phương thức bán hàng giao nhận, thanh toán... Đây chính là các thông tin giúp cho các đối tượng mua bán sản phẩm của doanh nghiệp biết được các sản phẩm mà mình cần mua như thế nào, với những điều kiện gì và được những ưu đãi gì khi mua sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay, nội dung này liên quan trực tiếp đến vấn đề thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp. Vấn đề này chưa được các doanh nghiệp quan tâm. Do vậy, nội dung này tạo cho các doanh nghiệp biết được tầm quan trọng của thương hiệu sản phẩm và nó là một công cụ cạnh tranh cả hiện tại và tương lai.
- Thông tin về sản phẩm giúp cho doanh nghiệp tự quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình cho khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá của mình và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan về sản phẩm.Dịch vụ thông tin thương mại phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Thông tin cung cấp phải đầy đủ, đồng bộ. - Thông tin phải trung thực, đạt được độ tin cậy cao. - Cung cấp thông tin không làm tổn hại đến lợi ích của cá nhân tiêu dùng và lợi ích của các doanh nghiệp khác. - Thông tin cung cấp phải ngắn gọn, hấp dẫn khách hàng. 2. Cung cấp các thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, các thông tin về cạnh tranh. 2.1. Cung cấp thông tin về thị trường đầu vào Thị trường đầu vào là thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh. Do vậy, cung cấp thông tin về thị trường đầu vào là một nội dung rất quan trọng. Cung cấp thông tin về thị trường đầu vào bao gồm cung cấp các thông tin về thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường nguyên nhiên vật liệu, thị trường đất đai và bất động sản, thị trường công nghệ ... Thông tin về thị trường đầu vào giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm được các yếu tố đầu vào cần thiết để phục vụ sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thông tin về thị trường đầu vào gồm các nội dung sau: - Thông tin dự báo nhu cầu các loại vật tư, hàng hoá để sản xuất kinh doanh.
- - Cung cấp thông tin về tình hình tư liệu sản xuất trong nước và thế giới cùng giá cả các loại vật tư này. - Cung cấp thông tin về thị trường các yếu tố đầu vào khác - Cung cấp các văn bản mới, chính sách, pháp luật có liên quan với các thị trường đầu vào. 2.2. Cung cấp thông tin về thị trường đầu ra Thị trường đầu ra là thị trường về các hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Ở nước ta, thị trường đầu ra về cơ bản đã hình thành những cần được tiếp tục củng cố và hoàn thiện. Do vậy việc cung cấp các thông tin về thị trường đầu ra là một nội dung rất quan trọng. Cung cấp thông tin về thị trường đầu ra giúp cho các nhà sản xuất định hướng sản xuất ra những hàng hoá mà thị trường cần. Từ đó, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm bắt được sự thay và nhu cầu thị hiếu của khách hàng để từng bước phát triển sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường và thoả mãn nhu cầu thị trường. Thông tin về thị trường đầu ra bao gồm các nội dung sau: - Thông tin dự báo nhu cầu thị trường - Thông tin về nhu cầu thị trường - Thông tin về giá cả hàng hoá trên thị trường - Thông tin về diễn biến thị trường hàng hoá trong nước và thế giới. - Thông tin về khả năng cung cấp của các đối thủ, cũng như các chiến thuật, chiến lược và biện pháp mà đối thủ đang áp dụng. 2.3. Cung cấp các thông tin về cạnh tranh. Cạnh tranh tạo ra môi trường và động lực thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất,kinh doanh và sự quan tâm thoả mãn tốt các nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Cạnh tranh tạo nên sự loại bỏ lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau.
- Để có thể giành được thắng lợi được trước các đối thủ cạnh tranh chúng ta cần phải có những thông tin về họ. Dịch vụ thông tin thương mại cung cấp thông tin về các đối thủ cạnh tranh cũng như xu hướng cạnh tranh trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh cho phép doanh nghiệp đưa ra những chiến lược, những quyết sách kịp thời nhằm giành thắng lợi trước các đối thủ cạnh tranh. 3. Công bố các thông tin, tài liệu cần thiết trong các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm... Các hội nghị, hội thảo về lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác hàng năm diễn ra rất nhiều. Để các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm… diễn ra thành công tốt đẹp và đạt được kết quả cao thì phải có đầy đủ những thông tin, đầy đủ tài liệu làm cơ sở để thảo luận về một vấn đề nào đó. Do vậy, đây cũng là một nội dung cơ bản của dịch vụ thông tin thương mại. 4. Cung cấp thông tin về các tác nhân thị trường Các tác nhân thị trường là các nhân tố có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động trao đổi, mua bán trên thị trường như: chính phủ, các tổ chức tài chính, ngân hàng, các hiệp hội nghề nghiệp, hội bảo vệ lợi ích người tiêu dùng ... Các tác nhân này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới thị trường. Các tác nhân thị trường không trực tiếp tham gia vào các hoạt động trao đổi mua bán. Nhưng họ có ảnh hưởng rất lớn tới các quan hệ thị trường. Trong đó, Chính phủ là tác nhân lớn nhất và quan trọng nhất. Thông tin về các tác nhân thị trường giúp cho các chủ thể tham gia thị trường nắm bắt được ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ các tác nhân này. Để từ đó nâng cao kết quả hoạt động và sức cạnh tranh trên thị trường. 5. Tổ chức cung cấp thông tin Tổ chức cung cấp thông tin là một nôi dung quan trọng của dịch vụ thông tin thương mại. Để thông tin của mình có thể đến các đối tượng dùng tin một
- cách nhanh nhất và thuận tiện nhất thì các đơn vị cung cấp thông tin phải xây dựng được các mạng lưới sau: - Mạng lưới các liên hệ thông tin. - Các nguồn và mắt xích cung cấp thông tin. - Xây dựng bộ máy chuyên trách thực hiện các tác nghiệp thông tin. Để cung cấp các thông tin có hiệu quả các bộ phận trong mạng lưới cung cấp phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tìm kiếm, phát hiện, tạo dựng, định hình và không ngừng mở rộng các nguồn cung cấp và nhận tin, cung cấp thông tin thường xuyên, đầy đủ, kịp thời. - Phát hiện, ghi nhận, tác thành, gây dựng, định hình, củng cố các liên hệ thông tin, các luồng và các kênh dẫn, tạo nên một mạng lưới hữu hiệu và đáng tin cậy phục vụ các quá trình đảm bảo thông tin. - Thực hiện các tác nghiệp thông tin được ấn định (tiềm kiếm, khai thác, thu thập, xử lý, cung cấp, tác động, bảo quản, lưu trữ, truy cập ...) trên cơ sở của các nguồn, các liên hệ thông tin đã có và các điều kiện vật chất - kỹ thuật nhân lực cho phép. III. CÁCNHÂNTỐẢNHHƯỞNGĐẾNCHẤTLƯỢNGDỊCHVỤ THÔNGTIN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯƠNGMẠI. THƯƠNG MẠI. 1. Các nhân tố cấu thành trong môi trường vĩ mô. a) Các nhân tố về mặt kinh tế - Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế. Toàn cầu hóa nền kinh tế là một xu hướng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Trong đó, có cả dịch vụ thông tin thương mại. Toàn cầu hóa tạo nên xu hướng hợp tác kinh doanh mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ thông tin thương mại phát triển. Nhưng ngược lại, toàn cầu hoá cho dịch vụ này phát triển chênh lệch giữa các quốc gia. Và các quốc gia đang và kém phát triển như chúng ta chịu rất nhiều thiệt thòi.
- - Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao làm cho thu nhập của dân cư tăng đời sống nhân dân được cải thiện, sản xuất trong nước phát triển mạnh. Điều đó, dẫn đến nhu cầu về dịch vụ thông tin thương mại tăng lên mạnh. Đây chính là cơ hội tốt cho các dịch vụ thông tin thương mại phát triển. Từng bước nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình cung câp thông tin. - Phát triển đầu tư quốc tế Xu hướng đầu tư quốc tế từ các nước phát triển (thừa vốn) sang các nước đang phát triển (thiếu vốn) phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm gần dây. Điều này, cho chúng ta một cơ hội lớn nhằm thu hút đầu tư quốc tế để phát triển dịch vụ thông tin thương mại ở những khâu, những bộ phận chúng ta còn kém hay chưa có điều kiện để đầu tư. - Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng nội tệ. Do tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng VND với các ngoại tệ mạnh rất thấp nên giá các dịch vụ thông tin thương mại là thấp, cho nên, đây cũng là nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho dịch vụ thông tin thương mại của Việt Nam. b) Các nhân tố về chính trị pháp luật Các nhân tố chính trị - pháp luật là nền tảng quy định các nhân tố khác của môi trường kinh doanh và thương mại. Nói cách khác không có môi trường kinh doanh thoát ly quan điểm chính trị và nền tảng pháp luật. Thể chế chính trị ổn định và quan tâm đến phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ thông tin thương mại nói riêng, nền tảng pháp luật vận hàng đồng bộ, rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho dịch vụ thông tin thương mại phát triển. Chẳng hạn, ở Việt Nam trong văn kiện đại hội IX của Đảng có nêu đẩy mạnh phát triển các loại dịch vụ, trong đó có dịch vụ thông tin. Điều 15 luật thương mại nêu: “nhanh chóng phát triển các loại dich vụ thông tin ...” Điều này tạo điều kiện tốt cho dịch vụ thông tin thương mại ở nước ta phát triển. c) Các nhân tố khoa học công nghệ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp - xe máy Đống Đa - Hà Nội
79 p | 2053 | 1226
-
Tài liệu hướng dẫn sinh viên khi làm luận văn tốt nghiệp - Quách Tuấn Ngọc
14 p | 2638 | 1140
-
Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty cổ phần phân phối máy tính vietpc
59 p | 1802 | 827
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
86 p | 1138 | 651
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Công ty cổ phần dịch vụ vận tải"
34 p | 826 | 295
-
Luận văn tốt nghiệp: Robot tự hành tránh vật cản sử dụng thiết bị Kinect - Trường ĐH Bách khoa
114 p | 916 | 220
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Công ty vận taỉ ô tô số 3"
42 p | 535 | 203
-
Luận văn Tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng Đông Dương
85 p | 913 | 196
-
Luận văn tốt nghiệp cao học: Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020
91 p | 399 | 153
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Xí Nghiệp Vận Tải Biển Vinafco
65 p | 537 | 98
-
Luận văn tốt nghiệp: Những vấn đề lý luận về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam
125 p | 477 | 80
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập - Trần Hải Linh
100 p | 331 | 79
-
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
138 p | 211 | 63
-
Luận văn tốt nghiệp: Lỗ - Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn
72 p | 154 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng"
81 p | 147 | 19
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học
77 p | 29 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản lý mua bán, chế tạo máy móc tại một nhà máy cơ khí
102 p | 21 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ vụ án cho một tòa án huyện
80 p | 20 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn