Lý thuyết về sự tăng trưởng và các lý thuyết sau đó
lượt xem 101
download
Tôi đã được kể rằng tất cả mọi người đều có những giấc mơ, nhưng một vài người có thói quen quên chúng ngay trước lúc tỉnh dậy. Điều này dường như cũng xảy ra với tôi. Bởi vậy tôi không biết liệu tôi đã bao giờ mơ thấy được nói bài diễn thuyết này chưa. Tôi biết rằng tôi đã ở trong căn phòng này trước kia nhưng đó là trong cuộc sống thực khi tôi đang thức. Nếu tôi đã từng đọc bài diễn thuyết này trong giấc mơ của tôi, thì chắc chắn đề tài sẽ là lý thuyết vể sự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý thuyết về sự tăng trưởng và các lý thuyết sau đó
- Lý thuyết về sự tăng trưởng và các lý thuyết sau đó Robert M. Solow Bài diễn thuyết đoạt giải. Phiên Dịch: Hồ Phương Nga Tôi đã được kể rằng tất cả mọi người đều có những giấc mơ, nhưng một vài người có thói quen quên chúng ngay trước lúc tỉnh dậy. Điều này dường như cũng xảy ra với tôi. Bởi vậy tôi không biết liệu tôi đã bao giờ mơ thấy được nói bài diễn thuyết này chưa. Tôi biết rằng tôi đã ở trong căn phòng này trước kia nhưng đó là trong cuộc sống thực khi tôi đang thức. Nếu tôi đã từng đọc bài diễn thuyết này trong giấc mơ của tôi, thì chắc chắn đề tài sẽ là lý thuyết vể sự tăng trưởng kinh tế. Tôi được nhắc nhở rằng chủ đề của bài diễn thuyết nên "về hoặc liên quan tới nghiên cứu đã được giải thưởng". Điều đó là rất rõ ràng. Nhưng tôi thậm chí không cần mất thời gian với cụm từ "có liên quan tới". Lý thuyết về sự tăng trưởng chính xác là những gì tôi muốn nói: bởi vì chính bản thân nó, vì những thành tựu của nó, và vì những lỗ hổng vẫn còn phải tiếp tục được lấp và đây cũng là dịp để truyền bá một vài tư tưởng về bản chất của những nghiên cứu kinh tế vĩ mô mang tính lý thuyết cũng như những nghiên cứu mang tính thực tế. Lý thuyết về sự tăng trưởng không bắt đầu bằng những bài báo của tôi vào năm 1956 và 1957, và tất nhiên nó cũng không kết thúc ở đó. Có thể nó bắt đầu bằng "Sự giàu có của những quốc gia", mà thậm chí trước Adam Smith vấn đề này cũng có thể đã được nghiên cứu. Hơn thế nữa, vào những năm 50, tôi nghiên cứu theo hướng đã được vạch ra bởi Roy Harrod, Evsey Domar, và cũng bởi Arthur Lewis mặc dù hoàn cảnh kinh tế thời gian đó hơi khác so với trước. Trên thực tế, tôi đang cố gắng nghiên cứu theo hướng của họ và sửa đi vài điểm mà tôi cảm thấy không hài lòng trong công việc của họ. Tôi sẽ cố gắng giải thích tôi muốn nói gì trong một vài từ. Harrod và Domar dường như đã trả lời một câu hỏi rất dễ hiểu: khi nào thì một nền kinh tế có khả năng tăng trưởng bền vững ở một tốc độ ổn định? Họ đã đi bằng nhiều con đường đáng chú ý khác nhau để đến một câu trả lời kinh điển và đơn giản: tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (phần thu nhập được tiết kiệm) phải bằng với tích số của tỷ lệ vốn sản lượng và tỷ lệ phát triển của lực lượng lao động (có hiệu quả). Sau đó và chỉ sau đó thì nền kinh tế mới giữ tiền vốn của máy móc và thiết bị cân bằng với sự cung cấp lao động của nó, để cho sự tăng trưởng bền vững có thể tiếp tục mà không vấp phải sự thiếu lao động ở một bên hoặc là sự dư thừa lao động và thất nghiệp gia tăng ở bên kia. Họ đã đúng khi đưa ra kết luận chung này. Điều tôi thấy băn khoăn ở đây là bởi họ tiến hành nghiên cứu vấn đề này dựa trên sự thừa nhận là tất cả ba thành phần then chốt như là tỷ lệ tiết kiệm quốc gia, tỷ lệ phát triển của lực lượng lao động, và tỷ lệ vốn sản lượng, cả ba thành phần này đều là là những đại lượng bất biến, những vấn đề của tự nhiên. Tỷ lệ tiết kiệm là vấn đề về sở thích, tỷ lệ phát triển của sự cung cấp lao động là vấn đề về xã hôi nhân khẩu học, tỷ lệ sản lượng vốn là vấn đề về kỹ thuật.
- Tất cả những thành phần này như chúng ta đều biết đều có thể thay đổi theo thời gian, nhưng chúng thay đổi không thường xuyên và ít nhiều mang tính độc lập. Tuy nhiên trong trường hợp đó, khả năng tăng trưởng bền vững sẽ là một sự may mắn khó tin được. Hầu hết các nền kinh tế, phần lớn thời gian, không có đường phát triển cân bằng. Lịch sử những nền kinh tế tư bản nên là một sự xen kẽ nhau của những giai đoạn dài thất nghiệp và thiếu lao động trầm trọng. Trên thực tế, lý thuyết đã đưa ra một điều gì đó thậm chí còn sâu sắc hơn. Đặc biệt, những tác phẩm của Harrod chứa đứng những lời tuyên bố vấn chưa được nghiên cứu đầy đủ rằng sự tăng trưởng bền vững trong bất cứ trường hợp nào cũng là một loại không ổn định của sự cân bằng: bất cứ sự bắt đầu nào từ nó sẽ bị thổi phồng lên một cách quá đáng bởi một quá trình phụ thuộc chủ yếu vào sự khái quát hoá mơ hồ về hành vi kinh doanh. Quý vị có lẽ vẫn nhớ tới quyển sách "Chu kỳ kinh doanh" của John Hicks, quyển sách này dựa vào mô hình sự tăng trưởng của Harrod, nó cần viện nhiều hơn nữa những dẫn chứng mức trần việc làm đầy đủ khiến cho hoạt động kinh tế bị sa sút và mức sàn đầu tư bằng không để nền kinh tế được cải thiện. Nếu không thì nền kinh tế kiểu mẫu sẽ bị mất đi. Cần phải lưu ý rằng bài tiểu luận của Harrod được xuất bản năm 1939 và bài báo đầu tiên của Domar là vào năm 1946. Lý thuyết về sự tăng trưởng, cũng giống như những lý thuyết khác trong kinh tế học vĩ mô, là một sản phẩm của thời kỳ suy thoái kinh tế vào những năm 30 và của chiến tranh mà cuối cùng cũng chấm dứt lý thuyết này. Tôi cũng vậy. Tuy nhiên tôi cảm thấy dường như những điều nêu ra từ mô hình này có cái gì đó sai. Một đoàn thám hiểm từ Sao Hoả đến Trái đất nếu có đọc tài liệu này cũng sẽ chỉ mong tìm thấy mảnh vỡ của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đã bị vỡ vụn từ rất lâu rồi. Lịch sử kinh tế thực chất là một bản ghi chép của những dao động cũng như sự tăng trưởng, nhưng hầu hết những chu kỳ kinh doanh dường như có giới hạn của chính nó. Tăng trưởng liên tục, mặc dù bị gián đoạn, cũng không phải là một chuyện hiếm. Mô hình của HarrodDomar có một ẩn ý nào khác nữa dường như không có căn cứ. Nếu điều kiện cho một sự tăng trưởng bền vững là tỷ lệ tiết kiệm bằng với tích số của tỷ lệ phát triển việc làm và tỷ số vốn sản được quyết định bởi kỹ thuật, thì một công thức để nhân đôi tỷ lệ tăng trưởng của một nền kinh tế thặng dư chỉ đơn giản là nhân đôi tỷ lệ tiết kiệm, có thể là nhờ vào ngân quỹ chung. Điều này hoàn toàn không phải là đơn giản: như chúng ta đều biết tuy tôi không chắc rằng hiện giờ chúng ta vẫn biết rằng nhân đôi tỷ lệ tiết kiệm phía trước sẽ không nhân đôi tỷ lệ tiết kiệm sau trừ phi có một điều gì đó quan tâm đến tỷ lệ đầu tư trước cùng lúc đó. (Tôi hy vọng những cụm từ tiếng Latin mới mẻ này vẫn còn được hiểu tại Stockholm vào năm 1987!). Tuy nhiên, ở những nước kém phát triển, nơi mà sự khát khao tiền vốn mới dường như rất mạnh mẽ, thì công thức có vẻ sử dụng được. Tôi nhớ rằng những bài viết về sự phát triển kinh tế thường khẳng định là chìa khoá cho một sự quá độ từ sự tăng trưởng chậm tới tăng trưởng nhanh là sự tăng liên tục của tỷ lệ tiết kiệm. Công thức này nghe có vẻ không hợp lý đối với tôi. Tôi không còn nhớ chính xác là tại sao nhưng nó thực sự là như vậy. Tôi đã cùng với tinh thần này để bắt đầu phát triển lý thuyết về sự tăng trưởng kinh tế và cố gắng phát triển mô hình HarrodDomar. Tôi không biết vì sao điều tôi nghĩ đến đầu tiên là thay thế tỷ
- số vốn sản lượng bất biến (và công suất lao động) bằng một đại diện khác phong phú và thực tế hơn của công nghệ. Tôi còn nhớ từ khi còn là sinh viên tôi đã bị cuốn vào lý thuyết về sản lượng hơn là lý thuyết chính thức về lựa chọn của người tiêu dùng. Lý thuyết này có vẻ thực tế hơn. Điều này xuất hiện trong tôi ngay từ đầu, như là một nhà kinh tế vĩ mô bẩm sinh vậy, rằng thậm chí ngay chính kỹ thuật công nghệ cũng không phải là quá linh động cho mỗi sản phẩm tại một thời điểm nhất định, cường độ hệ số chung phải biến thiên nhiều hơn nữa bởi vì nền kinh tế có thể chọn lựa tập chung vào những sản phẩm cần nhiều vốn hoặc cần nhiều lao động hoặc cần nhiều đất đai. Tuy vậy, tôi đã tìm thấy một điều gì đó thật thú vị ngay lập tức. Sẽ thật là ngớ ngẩn nếu tôi giải thích một cách chi tiết cho quý vị ở đây tôi đã tìm thấy điều gì. Gần như tất cả những người dành thời gian trong căn phòng này đều đã biết cả. "Mô hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển" đã bắt đầu một nền công nghiệp nhỏ. Nó khuyến khích hàng trăm bài báo mang tính lý thuyết cũng như thực tế của nhiều nhà kinh tế học khác. Nó đã rất nhanh tìm đường vào trong những quyển sách giáo khoa và vào kho hiểu biết chung của những người trong nghề. Thực chất đấy chính là điều cho phép tôi nghĩ rằng tôi là người xứng đáng được thuyết trình ngày hôm nay. Tuy nhiên, tôi phải tóm tắt kết quả trong một vài câu, để tôi có thể tiếp tục những câu hỏi thú vị hơn về những gì vẫn chưa được biết hoặc chưa chắc chắn và vẫn cần được khám phá. Chỉ tính đến một mức độ hợp lý của tính linh hoạt trong kỹ thuật đã nêu lên được hai điều. Trước hết, sự tồn tại của một hướng đi khả thi cho sự tăng trưởng bền vững hoá ra không phải là một sự việc phi thường. Trạng thái bền vững là hoàn toàn có thể, và phạm vi còn thậm chí rất rộng nếu cường độ hệ số chung rộng. Có nhiều cách khác mà một nền kinh tế có thể thích ứng với điều kiện của HarrodDomar, nhưng đối với tôi thì sự biến thiên trong cường độ hệ số chung có thể là quan trọng nhất. Điều thứ hai, hàng hoá bị trả lại giảm bớt nói lên rằng tỷ lệ cân bằng của sự tăng trưởng không những không cân xứng với tỷ lệ tiết kiệm (vốn đầu tư), mà còn độc lập với tỷ lệ tiết kiệm (vốn đầu tư). Một nền kinh tế đang phát triển mà thành công trong việc tăng một cách thường xuyên tỷ lệ tiết kiệm sẽ đạt tới một mức sản lượng cao hơn là nếu nó không làm như vậy, vì thế nó sẽ phát triển nhanh hơn trong một thời gian. Nhưng nó sẽ không đạt được một tỷ lệ cao hơn lâu dài trong sự phát triển sản lượng. Một cách chính xác hơn: tỷ lệ phát triển sản lượng ổn định mỗi một đơn vị cung cấp lao động độc lập với tỷ lệ tiết kiệm (vốn đầu tư) và phụ thuộc hoàn toàn vào tỷ lệ phát triển khoa học kỹ thuật theo một ý nghĩa rộng nhất. Một kết quả thứ ba mà dường như có ích và chắc chắn giúp tạo nên mô hình hấp dẫn đối với những nhà kinh tế học. Lý thuyết về sự phát triển trước kia máy móc và theo quy luật tự nhiên, điều này không phải là xấu nhưng các lý thuyết trước đó hoàn toàn chỉ là sự miêu tả của luồng và trữ lượng hàng hoá.Mô hình tân cổ điển hoàn toàn hợp lý và thiết thực khi miêu tả những đường cân bằng, tính toán giá và động lực lãi suất, điều này sẽ khuyến khích đường cân bằng. Tôi không nghĩ ra lúc đó rằng khi làm điều này tôi đang mang đến tin tốt và tin xấu. Tin tốt là những nhà kinh tế học sẽ thích cách đó theo bản năng của người nghiên cứu kinh tế, và mối quan hệ này sẽ giúp những đồng nghiệp của tôi quan tâm hơn tới lý thuyết phát triển. Hơn thế nữa, đấy
- là một bản năng tốt, (tức là nó có lợi), dù một người đương đầu kinh tế tư bản hay chủ nghĩa xã hội. Tin xấu là mối liên kết này quá hay và thú vị và tháo gỡ một sự cám dỗ thường trực để nghe như là Dr.Pangloss, một Dr.Pangloss rất thông minh. Tôi nghĩ rằng xu hướng đó đã chiến thắng trong vài năm gần đây, vì tôi sẽ cố gắng giải thích sau đây, mặc dù đã quá muộn cho tôi để đóng giả làm Candide. Khi tôi đọc lại những bài báo tôi viết vào những năm 50 và 60 về những vấn đề chung này, tôi đã bị ấn tượng và thậm chí còn hơi ngạc nhiên về việc tôi đã dành bao nhiêu nỗ lực để mở rộng cơ cấu kỹ thuật của lý thuyết phát triển. Tôi muốn chắc chắn rằng mô hình có khả năng nêu bật được ý rằng kỹ thuật mới chỉ có thể được giới thiệu cùng với những ứng dụng của trang thiết bị vốn mới được thiết kế và sản xuất, tỉ lệ các nhân tố đó có thể khác nhau vì nó phụ thuộc vào tổng đầu tư, không phải sau khi trang thiết bị vốn trở thành một hình thức đặc biệt nào khác, và rằng có thể đạt đủ tính linh hoạt cùng với những hoạt động riêng rẽ, thậm chí chỉ với một hoạt động với điều kiện là độ dài tuổi thọ của tự liệu sản xuất có thể được chọn lựa một cách kinh tế. Và trong mọi trường hợp tôi muốn chỉ ra rằng những mối quan hệ thích hợp giữa hàng hoá giá cả người bán giá cả có thể được thực hiện và làm cho dễ hiểu dưới dạng bản năng thừa kế của những nhà kinh tế học. (Trong trường hợp của tôi, tôi đã thừa kế chúng phần lớn từ Knut Wicksell và Paul Samuelson.) Có nhiều lý do cho những quyết định đặc biệt này, những lý do dường như cũng khá thuyết phục vào thời gian đó. Trước hết, chính đoạn mở đầu của tính linh hoạt của tính kỹ thuật đã mở đường cho lý thuyết phát triển được áp dụng nhiều hơn trong thực tế và khiến cho nó trơ nên gần gũi hơn với lý thuyết kinh tế học nói chung. Sẽ là một điều rất quan trọng khi chúng ta chắc chắn rằng những điều đạt được này không liên kết quá chặt chẽ với một kiểu rất đơn giản của sự thay thế nhân tố. Thứ hai, tôi đã bắt đầu làm một số công việc mang tính kinh nghiệm bằng cách sử dụng hàm số tổng sản lượng với những kết quả đáng ngạc nhiên và rất có ý nghĩa. Ngay chính bản thân tôi đã rất hoài nghi về cách làm này và tôi biết rằng những người khác cũng có nỗi nghi ngờ riêng của họ. Đó thực sự là một ý kiến hay khi chúng ta chắc chắn rằng phương pháp này, ít nhất cơ bản, có thể đối phó với một vài liều thuốc đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực. Và điều thứ ba là tôi đã bị mắc bẫy vào "Cuộc tranh luận Cambridge" nổi tiếng. Tôi sử dụng từ "mắc bẫy" bởi vì toàn bộ thời gian đó đối với tôi bây giờ là một sự lãng phí, một trò chơi hệ tư tưởng theo ngôn ngữ kinh tế học phân tích. Khi đó, tôi nghĩ và văn học đã cho tôi lý do để suy nghĩ rằng một phần của sự tranh cãi về sự thoát ly ra khỏi sự phát triển của xã hội, về một sự cách ly êm ả. Bởi vậy tôi muốn chỉ ra rằng những kết luận về lý thuyết và về sự thi hành theo kinh nghiệm của nó không chắc chắn với công thức đặc biệt đó. Tôi đoán nó đáng được làm, nhưng tất nhiên không làm yên bất kỳ ai. Có một sản phẩm phụ tồi trong trọng tâm này về sự mô tả của công nghệ. Tôi nghĩ tôi chú ý quá ít vào những vấn đề của nhu cầu có hiệu lực. Nói một cách khác: một lý thuyết về sự phát triển cân bằng rất cần và vẫn còn cần một lý thuyết lệch hướng từ hướng phát triển cân bằng.
- Tôi có thể thành thực nói rằng tôi nhận ra sự cần thiết khi đó. Có một đoạn ngắn gọn ở cuối bài báo của tôi vào năm 1956 mà giải quyết một cách qua loa mối quan hệ mật thiết của tiền lương thực tế và khả năng của một cái bẫy thanh toán bằng tiền mặt. Đấy chỉ là một việc làm qua quýt. Cũng có một đoạn tôi cảm thấy tự hào hơn: nó nêu rõ một vấn đề rằng lý thuyết tăng trưởng cung cấp một khung mà với nó một người có thể thảo luận một cách nghiêm túc những chính sách kinh tế vĩ mô mà không chỉ đạt được và duy trì việc làm đầy đủ mà còn chọn lựa một cách thận trọng giữa sự tiêu dùng và đầu tư hiện hành, và vì thế giữa sự tiêu dùng hiện tại và tương lai. Chỉ một vài năm sau đó tôi đã có một kinh nghiệm đáng nhớ tại Hội đồng những nhà tư vấn kinh tế KennedyHeller khi tìm thấy những ý kiến được viết vào Bản báo cáo Kinh tế năm 1962 (cái này sắp sửa được suất bản bởi MIT Press). Lịch sử của bảy năm qua tại Hoa Kỳ gợi ý rằng bài học vẫn chưa được học tại Washington. Vấn đề kết hợp kinh tế vĩ mô thời gian dài và ngắn vẫn chưa được giải quyết. Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau. Đây là nơi để tôi thú nhận (và thanh minh) về một sự nhầm lẫn nhỏ của tuổi trẻ. Trong những cuộc tranh cãi trước kia về lý thuyết phát triển của HarrodDomar, có rất nhiều lời bàn tán về tính không ổn định bên trong của sự phát triển cân bằng. "Tính không ổn định" có thể và đã có 2 ý nghĩa khác nhau, và những ý nghĩa không phải lúc nào cũng được phân biệt rõ ràng. Nó có thể có ý nghĩa là những lối đi cân bằng tốt bị bao quanh bởi những lối đi cân bằng xấu, cốt để một bước đi nhỏ về một phía có thể dẫn đến tai hoạ cuối cùng. Hoặc nó cũng có thể có ý nghĩa là tính không ổn định thích ứng với thái độ không cân bằng, để cho một nền kinh tế một khi lạc đường từ sự phát triển cân bằng sẽ không tự động tìm đường quay trở lại bất kỳ con đường phát triển cân bằng nào. Mô hình nguyên bản chính của HarrodDomar dường như khó tránh khỏi cả hai khó khăn này. Tôi nghĩ tôi đã chỉ ra rằng sự mở rộng của mô hình đã làm mất đi sự sâu sắc từ kiểu đầu tiên của tính không ổn định. Tuy vậy, loại thứ hai thực sự bao hàm sự hợp nhất của kinh tế vĩ mô ngắn hạn và dài hạn, lý thuyết phát triển và lý thuyết chu kỳ kinh doanh. Harrod và nhiều nhà bình luận đương đại đã chống lại vấn đề này bằng cách đưa ra những sự thừa nhận rất đặc biệt (và không có tính thuyết phục) về thái độ đầu tư. Tôi có thể đã không chắc chắn khi đó như hiện giờ về điều khác biết giữa hai khái niệm về tính không ổn định. Hôm nay tôi sẽ đưa ra vấn đề vẫn chưa được giải quyết này như sau. Một trong những thành tựu của lý thuyết phát triển là đã liên kết sự phát triển cân bằng với tài sản định giá dưới những điều kiện ổn định. Phần khó khăn của sự phát triển không cân bằng là chúng ta không có và có lẽ là không thể có một lý thuyết thực sự tốt về sự định giá tài sản dưới những điều kiện thay đổi bất thường. (1987 là một năm rất tốt để thực hiện sự quan sát đó!) Một khuynh hướng quan trọng trong lý thuyết kinh tế vĩ mô đương đại lẫn tránh vấn đề này theo một cách khéo léo nhưng (đối với tôi) là rất không hợp lý. Ý kiến là tưởng tượng rằng nền kinh tế bị định cư bởi một người tiêu dùng độc thân bất tử, hoặc một nhóm những người tiêu dùng bất tử giống y hệt nhau. Sự bất tử chính bản thân nó không phải là một vấn đề: mỗi một người tiêu dùng đều có thể bị thay thế bởi một triều đại, mỗi thành thành viên của nó coi người kế vị như là sự mở rộng của chính nó. Nhưng không phải là tính thiển cận nào cũng được chấp nhận. Người tiêu dùng này không tuân theo bất cứ chức năng tiết kiệm ngắn hạn đơn giản nào, thậm chí cả mô
- hình Modigliania. Thay vào đó cô ta, hoặc triêù đại, có nhiệm vụ giải quyết một vấn đề vô hạn về thời gian và vô cùng tiện ích. Điều đó làm tôi chú ý một cách gượng gạo, nhưng không quá gượng tới mức một người không muốn biết sự việc này dẫn đến đâu. Bước tiếp theo khó chấp nhận hơn khi chung với bước đầu tiên. Vì đối với người tiêu dùng này, mỗi công ty chỉ là một phương tiện dễ dàng, một người trung gian, một công cụ để thực hiện vấn đề có tính lạc quan liên thời gian chỉ cho những sự bắt ép mang tính kỹ thuật và sự cung cấp vốn ban đầu. Vì thế bất kỳ một loại thất bại thị trường nào bị loại từ đầu, bằng sự thừa nhận. Không có sự bổ mang tính chiến lược, không có sự thất bại đồng hàng, không có sự tiến thoái lưỡng nan của những tù nhân. Kết quả cuối cùng là một công trình trong đó toàn bộ nền kinh tế được cho rằng để giải quyết vấn đề phát triển tối ưu Ramsey qua thời gian, bị xáo trộn không chỉ bởi những cú sốc đối với thị hiếu và công nghệ. Đối với những điều này, nền kinh tế thích ứng một cách tối ưu. Những vật không thể tách rời được từ thói quen tư duy này là sự thừa nhận máy móc rằng hướng đi đã được quan sát là những hướng đi của sự cân bằng. Bởi vậy chúng tôi được hỏi để coi công trình tôi vừa mới miêu tả như là một mô hình của thế giới tư bản thực thụ. Những gì chúng ta đã từng gọi là chu kỳ kinh doanh hay ít nhất sự tăng vọt giá cả và khủng hoảng kinh tế ngắn kỳ bây giờ được hiểu như là những đốm sáng tối ưu trong những hướng đi tối ưu để hưởng ứng sự dao động ngẫu nhiên trong năng suất và sự mong mỏi thời gian rảnh rỗi. Tôi nhận thấy điều này không có tính thuyết phục. Thị trường cho hàng hoá và lao động đối với tôi giống như là những mảnh vỡ không hoàn hảo của bộ máy xã hội cùng với những nét riêng biệt có tổ chức quan trọng. Chúng dường như không hề cư xử giống như là những máy móc trong suốt và không có ma sát để biến đổi những mong muốn tiêu dùng và thư giãn của hộ gia đình thành những quyết định cho sản xuất và việc làm. Tôi không thể tưởng tượng được những cú sốc đối với thị hiếu và công nghệ đủ lớn trên một tỉ lệ thời gian hàng năm hoặc hàng quý để chịu trách nhiệm đối với sự thăng trầm của chu kỳ kinh doanh. Nhưng bây giờ tôi phải báo cáo một điều gì đó rất bối rối. Tôi có thể cho mọi người tham khảo một ví dụ hoàn toàn nghiêm túc, văn minh và có đủ tư cách cho vấn đề này và nghĩ rằng mọi người sẽ nhận thấy nó khó mà bác lại được. Quý vị có thể tìm thấy những phản bác không phải là tầm thường cho những bước đi quan trọng trong sự tranh cãi này, nhưng điều đó hoàn toàn là sự thất đối với bất kỳ một mô hình kinh tế vĩ mô có hiệu lực nào. Có một sự tiến thoái lưỡng nan ở đây. Khi tôi nói rằng câu truyện Prescott khó có thể bác lại được, nó không bao gồm ý nghĩa là trường hợp của ông có thể được chứng minh. Hoàn toàn ngược lại: Có nhiều mô hình khác, mâu thuẫn với của ông, cũng khó mà bác lại được, có thể còn khó hơn. Kết luận phải là chuỗi thời gian lịch sử không cung cấp một thí nghiệm có ý kiến chống lại. Đây là nơi mà một nhà hoá học sẽ chuyển tới một phòng thí nghiệm, để thiết kế và dẫn tới một thí nghiệm như thế. Sự lựa chọn đó không có hiệu lực đối với các nhà kinh tế. Giải pháp thăm dò của tôi về sự tiến thoái lưỡng nan này là chúgn ta không có sự lựa chọn nhưng nói một cách nghiêm túc, không có sự quan sát trực tiếp riêng của chúng ta về cách thức những cơ quan kinh tế làm việc. Sẽ có, tất nhiên, những sự tranh cãi về cách làm việc của những cơ
- quan kinh tế khác nhau, nhưng không có lý do tại sao chúng không nên là những cuộc tranh cãi dễ hiểu, có kỷ luật và dựa vào thực tế. Loại chủ nghĩa cơ hội mang tính phương pháp luận này có thể bất tiện và đáng lo, nhưng ít nhất nó cũng có thể bảo vệ chúng ta khỏi sự ngu ngốc. Vì những gì tôi vừa nói đi ngược lại tinh thần của thời đại, tôi muốn mình phải rất rõ ràng. Không ai có thể phản đối lại toán kinh tế chuỗi thời gian. Khi chúng ta cần ước lượng các thông số, để dự đoán hoặc phân tích chính sách, không có sự lựa chọn nào tốt đối với sự chỉ rõ và sự ước lượng của một mô hình. Tuy nhiên, bỏ nó như thế để tin tưởng như nhiều nhà kinh tế học Hoa Kỳ đã tin rằng kinh tế học theo kinh nghiệm bắt đầu và kết thúc bằng sự phân tích chuỗi thời gian, là để lờ đi rất nhiều thông tin quý giá mà không thể đặt vào một hình thức tiện lợi như vậy.Tôi bao gồm loại thông tin mà được gói giạn trong những kết luận có chất lượng được đưa ra bởi những nhà quan sát chuyên nghiệp, cũng như những kiến thức trực tiếp về sự hoạt động của những viện kinh tế. Thái độ hoài nghi luôn luôn là hơp lê, tất nhiên. Người trong cuộc thỉnh thoảng cũng là nô lệ của những ý kiến ngớ ngẩn. Nhưng chúng ta không có quá nhiều bằng chứng rằng chúng ta có thể đủ khả năng để lờ đi mọi thứ trừ chuỗi thời gian của giá cả và số lượng. Sau sự lạc đề mang tính phương pháp luận này, tôi nên nhắc nhở quý vị nhớ lại hướng đi của sự tranh luận chính của tôi. Lý thuyết phát triển được phát minh ra để cung cấp một cách có hệ thống khi nói về và khi so sánh hướng đi cân bằng cho nền kinh tế. Trong nhiệm vụ đó nó đã tương đối thành công. Tuy nhiên, khi làm như vậy nó đã thất bại khi đánh giáp lá cà một cách tương xứng với một vấn đề đáng quan tâm và quan trọng ngang bằng: cách đúng nhất để đối phó với sự lạc đường từ sự phát triển cân bằng. Một giải pháp hợp lý làm tôi chú ý như là một người ương ngạnh: đó là phủ nhận sự tồn tịa của vấn đề đã phân tích bằng cách tuyên bố rằng "sự dao động lên xuống của nền kinh tế" không phải là một sự chệch hướng đi từ sự phát triển cân bằng, trừ những ví dụ của sự phát triển cân bằng. Ấn tượng của tôi là niềm tin vào câu chuyện này ít nhiều hạn chế đối với Bắc Mỹ. Có thể những kinh nghiệm của các nền kinh tế châu Âu không cho thêm chính nó vào sự giải thích này. Có sự lựa chọn nào không? Nó sẽ không làm đơn giản để thêm vào mô hình ưa thích của bạn trong chu kỳ kinh doanh trên con đường phát triển cân bằng. Điều đó có thể làm vì những sự chệch hướng rất nhỏ, có tính chất của những sai lầm nhỏ có liên quan đến nhau. Nhưng nếu một người nhìn vào những suất phát hàng quí cần thiết từ sự phát triển cân bằng, như là đã xẩy đến với nền kinh tế Châu Âu rộng lớn từ năm 1979, không thể tin rằng chính con đường phát triển cân bằng không bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm ngắn và vừa, liệu qua tổng đầu tư vào thiết bị mới hoặc qua sự sửa sang lại thiết bị cũ. Tôi cũng có ý tin rằng sự phân chia của thị trường lao động bằng nghề nghiệp, công nghiệp và vùng, cùng với số lượng khác nhau về sự thất nghiệp từ khúc này tới khúc khác, cũng sẽ tác động trở lại hướng đi cân bằng. Bởi vậy một sự phân tích đồng thời của của xu hướng và sự dao động thực sự bao hàm sự hợp nhất của ngắn hạn và dài hạn, hoặc là cân bằng và mất cân bằng. Chiến lược đơn giản nhất là một cái quen thuộc từ những phạm vi khác. Trong một mô hình phát triển tổng hợp đầy đủ, những giá cả thích hợp là tiền lương thực tế và tiền lãi thực. Giả sử cả hai đều cứng nhắc, hoặc chỉ điều chỉnh rất để chậm vượt quá cung trong thị trường lao động và hàng hoá. (Sự thừa nhận phổ biến hơn là chỉ có tiền lương là khó khăn, nhưng trong môi trường địa phương riêng của Wicksell chúng ta nên kể đến sự khác nhau giữa lãi suất "tự nhiên" và lãi suất
- "thị trường".) Khi đó nên kinh tế có thể cách xa bất cứ con đường cân bằng đầy đủ nào trong một thời gian dài. Trong suốt thời gian đó sự phát triển của nó sẽ bị quản lý bởi động lực ngắn hạn rất giống lý thuyết chù kỳ kinh doanh mọi ngày. Trường hợp đáng chú ý nhất là khi tiền lương và lãi suất thực bị mắc kẹt tại mức mà vượt quá cung của lao động và hàng hoá (sự tiết kiệm lớn hơn đầu tư trước). Đây là loại cấu trúc chúng ta thường gọi là "Lý thuyết kinh tế của Keyne". Sự khác nhau lớn là đầu tư ròng có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực, năng suất công nghiệp có thể tăng hoặc giảm. Nền kinh tế cuối cùng có thể trở về vị trí cân bằng, có lẽ bởi vì "giá cả luôn linh động sau cùng" như chúng ta vẫn thường tự bảo mình. Nếu và khi nó xảy ra như vậy thì nó sẽ không trở lại phần tiếp thêm của con đường cân bằng nó đã đi trước khi nó bị trượt ra. Con đường cân bằng mới sẽ phụ thuộc vào số lượng vốn tích luỹ được thực hiện trong suốt thời kỳ mất cân bằng, và có thể cũng dựa trên số lượng thất nghiệp, đặc biệt là thất nghiệp lâu dài đã trải qua. Thậm chí chình độ kỹ thuật cũng có thể khác nhau, nếu sự thay đổi về công nghệ kỹ thuật là nội sinh hơn là tuỳ tiện. Đây là phần nào sự cải thiện mà tôi đã nhắc tới vào năm 1956, nhưng đã không theo đuổi quá xa. Hiện nay có một cuộc thăm dò được phác thảo ra bởi Edmond Malinvaud sử dụng giá bất biến để tiến tới lý thuyết về sự phát triển. Như là mọi người mong đợi, chức năng đầu tư đóng một vai trò rất quan trọng. Khi tôi đề cập lúc đầu về vấn đề khó khăn của sự định giá tài sản cách xa con đường cân bằng. Đây là những gì tôi muốn nói. Chúng ta bị chinh phục đối với một vài công thức hợp lý được đưa ra bởi một vài kết quả toán kinh tế thiết thực và bởi mọi thứ chúng ta nghĩ chúng ta biết về quyết định đầu tư trong những công ty thực. Malinvaud nhấn mạnh "lợi nhuận" như là một yếu tố quyết định của đầu tư, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng ý nghĩa chính xác của lợi nhuận là không rõ ràng mỗi khi tương lai không rõ ràng. Kết quả chính của phép phân tích của Malinvaud là làm cho hoàn cảnh trở nên dễ hiểu hơn, mà dưới hoàn cảnh này tình trạng vững vàng của thuyết kinh tế Keyne là có thể, và khi nó ổn định cục bộ, tức là khi nó sẽ bị tiếp cận bởi một nền kinh tế bị xáo trộn từ một con đường cân bằng không xa. Trường hợp không bền vững cũng đáng lưu ý, bởi vì nó gợi ý khả năng của những nguyên nhân nhỏ có kết quả lớn. Tất cả những sự tranh luận về tính ổn định này phải có tính chất thăm dò bởi lãi suất và tiền lương thực tế được cho là sẽ ổn định lại khi số lượng xê dịch. Đó không phải là một lý do thoả đáng để bỏ qua những kết quả trong một tinh thần theo chủ nghĩa thuần tuý; nhưng hiển nhiên chương trình nghiên cứu chưa được hoàn thành. Bản phác thảo của Malinvaud cũng tốt bằng một quyển sách của một người nào khác. Hướng suy nghĩ của riêng tôi chỉ là một hướng suy nghĩ là thử một quan điểm hơi khác. Hãy nghĩ về sự không rõ ràng của khái niệm lợi nhuận và mối quan hệ của nó đối với đầu tư gợi nhớ lại một điều mà nhiều công ty phản ứng lại những hoàn cảnh bị thay đổi một cách chính xác bằng cách thay đổi giá cả của chúng. Sự lựa chọn hiển nhiên đối với một mô hình với giá cả khó khăn là một mô hình với những công ty định ra giá cả cạnh tranh còn thiếu sót. Tất nhiên, sau đó một người không còn có thể nói theo cách đơn giản nhất về sự vượt quá cung của hàng hoá. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy một điều gì đó đáng lưu ý; khả năng tồn tại cùng một lúc những con đường cân bằng, một vài trong số những con đường này có thể tốt hơn những cái khác. (Thường thì những cái tốt hơn có sản lượng và việc làm cao hơn là những cái tồi hơn, bởi vậy một cái gì đó
- giống như là một sự suy thoái kinh tế ngắn hạn mới xuất hiện.) Sự tác động qua lại của sự tăng trưởng và chu kỳ kinh doanh sau này có thể đưa ra một hình thức hơi khác: sự luân phiên nhau của hàng hoá và sự cân bằng xấu không chỉ là một ước lượng đơn giản.) Mô hình này bây giờ quen thuộc hơn trong một ngữ cảnh không thay đổi, nơi mà nó có thể có ý nghĩa tốt về khái niệm "cầu có hiệu lực". Các công ty đương nhiên sẽ ước định những hành động của họ dựa trên sự tin tưởng về toàn bộ nền kinh tế. Frank Hahn và tôi đang tiếp tục nghiên cứu mở rộng nó tới một mô hình của những thế hệ chồng lên nhau, cốt để nó sẽ dễ dàng hơn khi biến đổi bất kỳ một trạng thái cân bằng ổn định thành mọt trạng thái phát triển vững vàng. Những biểu lộ sơ bộ là cái quan trọng nhất có thể làm được. Tuy nhiên, có một hy vọng rằng hoặc là sự tiến tới fixprice hoặc sự tiếp cận cạnh tranh chưa hoàn thành có thể cho phép chúng ta nói một cách hợp lý về chính sách kinh tế vĩ mô trong một phạm vi liên quan tới sự tăng trưởng. Trong bài thuyết trình năm 1956 của tôi, đã có những dấu hiệu cơ bản về cái cách sự phát triển khoa học kỹ thuật trung lập có thể được hợp nhất lại thành một mô hình của sự tăng trưởng cân bằng. Đó là một sự sát nhập cần thiết bởi vì mặt khác những tình trạng ổn định duy nhất của mô hình sẽ có thu nhập bất biến cho mỗi người và điều đó hầu như không thể là một hình ảnh có giá trị của chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Tiến bộ khoa học kỹ thuật, được định nghĩa rất rộng rãi khi bao gồm sự cải tiến trong nhân tố con người, rất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển dài hại trong tiền lương thực tế và chất lượng cuộc sống. Vì hàm sản xuất gộp đã là một phần của mô hình nên cũng là điều tự nhiên khi nghĩ tới việc ước lượng nó từ chuỗi dữ liệu theo thời gian dài hạn cho một nền kinh tế thực. Điều đó cộng thêm vào một vài tham số chuẩn như là tỉ lệ tiết kiệm và sự phát triển dân số sẽ làm cho mô hình hoạt động có hiệu lực. Ước lượng một hàm sản xuất gộp không phải là một ý kiến mới, nhưng tôi đã có một gợi ý mới trong đầu: để sự dụng yếu tố giá cả quan sát được như là đồng hồ chỉ dẫn của năng suất cận biên hiện nay, cốt để mỗi một sự quan sát sẽ đem đến cho tôi không chỉ là mức xấp xỉ trên hàm sản xuất mà còn một chỉ số gần đúng về độ dốc của nó. Tôi khá chắc chắn rằng ý kiến này đã được gợi lên cho tôi bởi lý thuyết tăng trưởng cân bằng. Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi đã không có bất kỳ khái niệm nào tôi đang làm một điều gì đó gây tranh cãi một cách dữ dội. Một vài đoạn đầu trong bài báo vào năm 1957 của tôi hoàn toàn có mâu thuẫn trong tư tưởng, không phải về phương pháp mà về cách sử dụng dữ liệu tổng hợp dựa trên đầu vào và đầu ra. Sau khi bày tỏ sự nghi ngờ của tôi đi tiếp theo một tinh thần căn cứ vào sự thật. Một người không thê làm toán kinh tế mà không có những mối quan hệ tổng hợp, và ít nhất ngay lúc này không có sự thay thế nào cho toán kinh tế. Cách duy nhất tôi có thể giải thích cho cường độ của cuộc tranh cãi về vấn đề này là đổ nó tại sự tin tưởng rằng có một cái gì đó thuộc bản chất hệ tư tưởng về khái niệm là lợi nhuận dựa trên vốn tiêu biểu cho sự trở lại đối với một yếu tố sản xuất như đã bị đổ tội bởi thị trường. John Bates Clark có thể đã có suy nghĩ cách đây một thế kỷ, rằng sự phân phối theo sản phẩm cận biên là "thích đáng" nhưng không nhà kinh tế hiện đại nào, không nhà kinh tế hiện đại "tư sản" nào, chấp nhận lập luận đó. Nhưng dù sao, kết quả quan trọng nhất của bài tập năm 1957 thật sửng sốt. Tổng sản lượng mỗi giờ làm việc trong nền kinh tế Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi giữa năm 1909 và 1949; và bảy phần tám
- sự tăng lên đó có thể do "sự thay đổi khoa học kỹ thuật theo ý nghĩa rộng nhất" và chỉ có một phần tám còn lại là do sự tăng thêm theo lối cổ truyền trong cường độ vốn. Trên thực tế Solomon Fabricant tại Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia đã bắt kịp sự suy sụp giống như vậy thời kỳ trước kia, sử dụng những phương pháp theo cơ sở giải tích. Tôi nghĩ tôi đã mong đợi tìm ra một vai trò lớn hơn những gì tôi thực tế tìm được cho sự hình thành vốn trung thực, tôi sẽ quay trở lại vấn đề này ngay sau đây. Kết luận bao quát đã được đưa ra hợp lý một cách đáng ngạc nhiên trong suốt ba mươi năm qua kể từ khi đó trong suốt thời gian sau này "sự tính toán tăng trưởng" đã được tinh lọc rất nhiều đặc biệt là bởi Edward Denison. Sự tinh lọc chính là để mở ra "sự tiến bộ khoa học kỹ thuật theo nghĩa rộng nhất" thành một số yếu tố mà trong đó những biến số vốn nhân lực khác nhau và "sư thay đôi khoa học kỹ thuật theo nghĩ hẹp" là quan trong nhất. Để đưa ra cho quý vị một ý niệm về tình trạng hiện tại của trận đấu tôi sẽ trích dẫn những đánh giá gần đây nhất của Denison cho Hoa Kỳ. Lấy thời kỳ từ năm 1929 đến 1982 và giải quyết vấn đề chu kỳ kinh doanh, ông nhận ra rằng đầu ra không lưu trú thực tăng lên ở tốc độ trung bình 3,1 phần trăm một năm. Vấn đề bây giờ là để chia cái này ra thành từng phần giữa một số những yếu tố quyết định của sự tăng trưởng. Denison ước lượng rằng một phần tư của nó có thể là du sự tăng đầu vào lao động ở mức giáo dục bất biến. 16 phần trăm khác (tức là khoảng 1/2 phần trăm một năm) được công nhận khả năng chuyên môn tăng lên của công nhân trung bình. Sự phát triển của tính toàn "vốn" là 12 phần trăm của sự phát triển của sản lượng; điều này tình cờ gần giống những gì tôi tìm ra trong những năm 19091949 sử dụng phương pháp gốc của tôi, mà theo nó thì sự đánh giá của Denison theo một vài cách nào đó là một sự sửa đổi thiết thực. Sau đó Denison quy 11 phần trăm trong tổng số của sự phát triển cho "sự tăng phân phối của tài nguyên" (ý của ông muốn nói là sự vận động từ nông nghiệp năng suất thấp tới công nghiệp năng suất cao). 11 phần trăm khác là lợi thế kinh tế nhờ qui mô ( nhưng điều này chắc là một sự quy tội không an toàn). 34 phần trăm cuối cùng của sự tăng trưởng được công nhận là do "sự phát triển của tri thức" hoặc là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật theo nghĩa hẹp. Nếu quý vị cộng những phần trăm này lại, quý vị sẽ nhận ra rằng Denison đã giải thích 109 phần trăm của sự tăng trưởng đều đặn. Những nhân tố khác nhau sau đó phải giảm sự tăng sản lượng xuống 9 phần trăm của 3,1 phần trăm, hoặc dưới 0,3 phần trăm một năm. (Những nhân tố tiêu cực này có thể bao gồm đầu tư trong sự cải tiến môi trường, cái mà sử dụng những nguồi tài nguyên nhưng không xuất hiện trong sản lượng đo lường, mặc dù tất nhiên nó có thể rất giá trị.) Sự tính toán chi tiết này là một sự tiến bộ trong nỗ lực đầu tiên của tôi, nhưng nó chỉ dẫn đẼ/p> Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chương 2: Các mô hình tăng trưởng kinh tế (2014)
64 p | 555 | 61
-
Một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng Hướng tới sự phát triển của đất nước: Phần 2
301 p | 106 | 25
-
Kinh tế phát triển - Bài 2: Một số lý thuyết và mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế
14 p | 158 | 16
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 12 - Nguyễn Văn Vũ An
21 p | 177 | 13
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - ThS. Hoàng Bảo Trâm
43 p | 89 | 10
-
Bài giảng Tăng trưởng và phát triển kinh tế
21 p | 151 | 9
-
Bài giảng Kinh tế học phát triển - Chương 2: Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế
38 p | 121 | 9
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 2 - Lý thuyết về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
27 p | 104 | 8
-
Bàn về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
5 p | 87 | 7
-
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes và vài suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay
7 p | 92 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 10 - Tăng trưởng kinh tế và chu kỳ kinh doanh
44 p | 91 | 6
-
Vấn đề nợ công và bất bình đẳng thu nhập: Lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam
10 p | 79 | 5
-
Bàn về tác động của tỷ giá đến tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2018 từ kết quả mô hình VECM
16 p | 46 | 4
-
Bàn về "con đường" tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam
9 p | 44 | 3
-
Ứng dụng bài toán tối ưu trong mô hình tăng trưởng kinh tế có yếu tố vốn con người
6 p | 22 | 3
-
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên)
170 p | 26 | 2
-
Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng đầu tư công trong quá trình tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi
5 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn