TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ<br />
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU<br />
A MODEL OF VIETNAMESE ECONOMIC GROWTH FROM<br />
THE PERSPECTIVE OF ECONOMIC RESTRUCTURING<br />
Bùi Quang Bình<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br />
TÓM TẮT<br />
Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong những năm đổi mới trong đó việc duy trì<br />
tốc độ trung bình 7% năm trong những năm qua nhờ đó GDP đã tăng hơn 4 lần kể từ 1990,<br />
thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. Những thành công đó một phần được quyết định<br />
bởi mô hình tăng trưởng kinh tế được lựa chọn khá phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Mô<br />
hình tăng trưởng những năm qua đã bộc lộ những nhược điểm nhất định khi các điều kiện bên<br />
trong và bên ngoài đã thay đổi. Đã tới lúc chúng ta phải có sự điều chỉnh mô hình tăng trưởng<br />
cho phù hợp với điều kiện mới bảo đảm sự phát triển kinh tế Việt Nam. Việc phân tích cơ cấu<br />
kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới tới nay sẽ chỉ ra một số điểm mạnh và nhược điểm<br />
của mô hình tăng trưởng này. Bài viết này sẽ trình bày cơ sở lý luận mối quan hệ giữa tăng<br />
trưởng và cơ cấu kinh tế, những phân tích về cơ cấu kinh tế Việt Nam và các kiến nghị điều<br />
chỉnh mô hình tăng trưởng.<br />
ABSTRACT<br />
During the years of economic renovation, Vietnam has made great achievements sush<br />
as economic growth rate of 7% per annum, yielding over four-fold increase in GDP since 1990<br />
and fast-growing average income per capita. These successes are partly caused by a relatively<br />
suitable and selective model of economy in accordance with the conditions in Vietnam.<br />
However, it is assumed that there have been some disadvantages in recent few years when<br />
many inside and outside conditions have undergone much change. It is time we adjusted the<br />
model of growth in such a way to suit new conditions in ensuring economic developments for<br />
Viet Nam. An analysis in Vietnam economic structure in the period from economic renovation up<br />
to now will point out some strong and weak points of this growth model. This article presents<br />
some basic theoretical relationships between economic growth and economic structure,<br />
analyses of Vietnam's economic structure and some suggestions on the adjustments of a<br />
growth model<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Sự thay đổi của các bộ phận cấu thành của nền kinh tế theo xu hướng tích cực và<br />
tiến bộ đưa nền kinh tế tới trạng thái và trình độ cao hơn quyết định tăng trưởng kinh tế<br />
và chất lượng của quá trình này. Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi các bộ phận cấu thành của<br />
nó thay đổi – chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng theo hướng nào đòi hỏi cách thức<br />
khai thác các nhân tố, điều chỉnh hoạt động của các ngành, lĩnh vực kinh tế…<br />
Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua suy giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế<br />
61<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
thế giới nhờ vào sự phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trải qua những chu kỳ biến động kinh<br />
tế Việt Nam đã bộc lộ những nhược điểm của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam<br />
cho đến thời điểm này. Những điểm yếu này có thể biểu hiện qua cơ cấu kinh tế Việt<br />
Nam trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Bài viết này trên cơ sở lý luận về chuyển dịch<br />
kinh tế để xem xét tính bền vững của tăng trưởng kinh tế từ đó kiến nghị điều chỉnh mô<br />
hình tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ chiến lược tới.<br />
2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
Cơ cấu nhằm để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện<br />
sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó, khi coi<br />
nền kinh tế quốc dân như một hệ thống với nhiều bộ phận cấu thành và các kiểu cơ<br />
cấu hợp thành chúng. Theo thời gian khi nền kinh tế vận động tăng trưởng thì các bộ<br />
phận và các kiểu cơ cấu của nó cũng thay đổi. Do đó cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng<br />
thể những mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành đó trong<br />
một thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định[6]. Mối quan hệ về số<br />
lượng giữa các bộ phận cấu thành có thể biểu hiện qua tỷ trọng của mỗi ngành trong<br />
GDP xét theo đầu ra qua đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ số lượng<br />
còn thể hiện ở tỷ trọng trong tổng lao động hay tổng vốn của nền kinh tế tại một thời<br />
điểm nào đó. Nếu xem xét theo thời gian và trong mối quan hệ giữa các yếu tố đó sẽ<br />
phản ánh mối quan hệ về chất lượng mà thực chất là sự chuyển dịch cơ cấu. Ngoài ra<br />
mối quan hệ về chất còn thể hiện qua tỷ lệ đóng góp của nhân tố TFP trong 1% tăng<br />
trưởng(8).<br />
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ<br />
trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển<br />
kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ. Chính điều này<br />
mà cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát<br />
triển. Trong quá trình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế (đặc biệt là cơ cấu ngành) luôn chuyển<br />
dịch theo một xu hướng và thể hiện trình độ nào đó qua đó thay đổi trình độ phát triển.<br />
Quy luật tiêu dùng của E. Engel (1821-1896) đã chỉ ra cơ sở cho chuyển dịch cơ cấu<br />
kinh tế, đó là nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của thị trường. Trong điều kiện kinh tế hội<br />
nhập và mở cửa thì nhu cầu thị trường thế giới là rất quan trọng, không chỉ dừng ở đó<br />
mà mức độ tham gia vào phân công lao động quốc tế của mỗi quốc gia cũng quan trọng.<br />
Cơ cấu kinh tế còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, nguồn<br />
nhân lực[4], vốn, công nghệ, thị trường, và chính sách. Nhưng cũng có cách phân loại<br />
các nhân tố theo khía cạnh đầu vào như các nguồn tự nhiên, nguồn lực con người, vốn,<br />
hay khía cạnh đầu ra chẳng hạn thị trường, thói quen tiêu dùng và nhóm nhân tố về cơ<br />
chế [1]. Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia có 5 giai đoạn: xã<br />
hội truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, trưởng thành và tiêu dùng cao, mỗi giai<br />
đoạn đó có một cơ cấu kinh tế đặc trưng [7]. Nghĩa là cơ cấu kinh tế luôn chuyển dịch và<br />
tái cấu trúc lại như một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển vì các nhân tố này<br />
luôn thay đổi tuỳ theo điều kiện.<br />
62<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
Biểu hiện của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua nhiều dấu hiệu hay chỉ<br />
báo khác nhau mà đáng chú ý là xu hướng thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, theo yếu tố<br />
đầu vào…Thông thường xu hướng chuyển dần tỷ trọng GDP hay lao động về phía dịch<br />
vụ và công nghiệp, hay từ thâm dụng tài nguyên sang thâm dụng lao động tới vốn và<br />
cuối cùng là thâm dụng công nghệ.<br />
Mô hình tăng trưởng của nhiều nước phát triển trên thế giới cũng chứng tỏ tăng<br />
trưởng bền vững luôn gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt chuyển dịch theo<br />
chiều sâu. Xu hướng chung chuyển dịch mà nhiều nước hướng tới phát triển các ngành,<br />
lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao tiết kiệm năng lượng thân<br />
thiện môi trường, phát triển dịch vụ và phát triển nguồn nhân lực.<br />
Từ lý luận cho thấy cơ cấu kinh tế có những đặc trưng và xu thế khác nhau qua<br />
mỗi thời kỳ mà qua đó không chỉ giúp nhận biết trạng thái và trình độ của tăng trưởng<br />
kinh tế mà còn là cơ sở cho các chính sách điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế hiện<br />
nay trên cơ sở tái cơ cấu kinh tế.<br />
3. Chuyển dịch cơ cấu trong quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam<br />
Trước hết hãy xem xét tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ thời điểm khi bắt<br />
đầu đổi mới 1986. Hình 1 cho thấy nến kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục trong hơn<br />
23 năm qua. Tốc độ tăng trưởng luôn dương tuy có phải trải qua 3 lần biến động suy<br />
giảm vào 1988-1989, 1998-1999 và 2008 -2009. Trong 3 đợt biến động suy giảm này<br />
thì đợt đầu có nguyên nhân từ nội tại của nền kinh tế Việt Nam mà chủ yếu do sốc cung,<br />
còn 2 đợt sau do những cú sốc từ bên ngoài là khủng hoảng tài chính Châu Á và kinh tế<br />
toàn cầu. Nhưng cũng có 2 lần biến động tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình 8.7%<br />
vào thời kỳ 1992-1997 và 7.8% vào thời kỳ 2002 – 2007.<br />
Nhìn chung, qua những biến động của kinh tế Việt Nam tăng trưởng ngành<br />
công nghiệp -xây dựng có vai trò trong lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam,<br />
nhưng đây là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng biến động khá nhiều, ngành dịch vụ chịu<br />
tác động mạnh nhất. Sự tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp từ năm 1991 tới 2009<br />
khá ổn định, tốc độ trung bình 4.2%. Có một điểm đáng chú ý, trong 2 đợt suy giảm sau<br />
thì tăng trưởng của ngành nông nghiệp vẫn được duy trì ổn định và góp phần giúp tăng<br />
trưởng phục hồi, nhưng điều có ý nghĩa lớn với Việt Nam khi nông nghiệp tạo công ăn<br />
việc làm cho một lượng lớn lao động ngay cả khi suy giảm kinh tế. Ngành dịch vụ thay<br />
đổi theo tình hình biến động kinh tế.<br />
Sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam trong suốt những năm tăng trưởng vừa qua<br />
khá tích cực. Từ 1985 tới 2009 tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 39.9% xuống 17.3%<br />
(-22.6%), tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 27.5% lên 41,8% (+ 14.3%), dịch vụ<br />
tăng từ 32.6% lên 40.9% (+8.3%) như hình 2.<br />
<br />
63<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
Tổng cục TKVN, số liệu 20 năm đổi mới, SL thống kê Việt Nam thế kỷ 20 và Niên giám 2009<br />
<br />
Nhưng cơ cấu lao động không thay đổi nhiều, tỷ trọng lao động trong nông<br />
nghiệp giảm từ 81.2% xuống 52.6% (- 28.6%), tỷ trọng lao động của công nghiệp – xây<br />
dựng tăng từ 10.8% lên 20.8% (+ 10.8%), dịch vụ tăng từ 8.7% lên 27.7% (+17.8%).<br />
Còn đầu tư tập trung chủ yếu vào công nghiệp và dịch vụ còn nông nghiệp rất thấp. Sự<br />
phát triển của công nghiệp và dịch vụ chưa tạo ra nhiều việc làm để thu hút lao động<br />
thiếu việc từ khu vực nông nghiệp. Nông nghiệp ngành kinh tế chủ đạo ở nông thôn<br />
cung cấp việc làm cho 52.6% lao động nhưng họ chỉ nhận thu nhập bằng 17.3% GDP,<br />
chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ lớn hơn, điều này là sự hạn chế của<br />
tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong suốt 24 năm phát triển kinh tế Việt Nam trải qua<br />
các đợt biến động kinh tế, ngành nông nghiệp thường duy trì tăng trưởng và tạo ra việc<br />
làm cho lao động ngay cả lúc khó khăn đó, thời gian này tỷ trọng lao động trong nông<br />
nghiệp hầu như không đổi. Ngoài ra tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp trong 1%<br />
tăng trưởng GDP lúc này lại tăng lên.<br />
<br />
64<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010<br />
<br />
Nguồn: Đã trích dẫn hình 1<br />
Trong 1% tăng trưởng Công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm cao nhất trên<br />
70%, năm thấp nhất khoảng 27%. Lĩnh vực dịch vụ đóng góp khác nhay tùy theo tình<br />
hình biến động kinh tế, khi suy thoái lĩnh vực này chỉ đóng góp 6% (1999), khi kinh tế<br />
bình ổn đóng góp trung bình khoảng trên 30%. Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp ít nhất<br />
và theo chiều hướng ngược lại, những năm bình ổn tỷ lệ đóng góp giảm và bất ổn kinh<br />
tế đóng góp tăng. Điều này cho thấy giá trị gia tăng của nông nghiệp ổn định nhưng<br />
không cao, thu nhập của lao động nông nghiệp thấp.<br />
<br />
Cơ cấu theo yếu tố sản xuất trong những năm vừa qua không thay đổi nhiều.<br />
Thường yếu tố vốn luôn có vai trò lớn và đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng thường<br />
65<br />
<br />