intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ của năng lực hấp thụ, tích hợp đa kênh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung nghiên cứu mối quan hệ và sự ảnh hưởng của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp đa kênh và mối quan hệ giữa năng lực tích hợp đa kênh đến kết quả kinh doanh gắn với khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam (DNBLVN).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ của năng lực hấp thụ, tích hợp đa kênh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ

  1. ISSN 1859-3666 MỤC LỤC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 1. Lê Thị Việt Nga, Doãn Nguyên Minh và Bùi Thị Thu - Tác động của các biện pháp kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. Mã số: 153.1IBMg.12 3 The Impacts of TBT and SPS Measures on Vietnam's Seafood Exports to Eu Market 2. Đỗ Thị Bình - Tinh thần đổi mới của doanh nghiệp trẻ: phân tích từ nguồn lực và năng lực động. Mã số: 153.1IBAdm.11 11 Innovative Spirit of Young Enterprises: Analysis from Resources and Dynamic Capabilities Approach 3. Trần Chí Thiện và Trần Nhuận Kiên - Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Mã số: 153.1ISMET.12 19 Intellectual property protection in supporting startups in ethnic minority and moutainous areas QUẢN TRỊ KINH DOANH 4. Nguyễn Phương Linh và Cao Tuấn Khanh - Mối quan hệ của năng lực hấp thụ, tích hợp đa kênh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. Mã số: 153.2BMkt.21 26 The relationship of absorption, multi - channel integration capability and firm performance of retail enterprises. 5. Nguyễn Thị Ngọc Lan - Tác động của kế toán quản trị đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Mã số: 153.2BAcc.21 37 Impact of management accounting on business results of Vietnamese enterprises 6. Bùi Thị Thu Loan và Nguyễn Xuân Thắng - Nhận diện vai trò của đòn bẩy tài chính trong mối quan hệ giữa tinh thần doanh nhân và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội. Mã số: 153.2BAdm.21 45 Identifying the role of financial leverage in the relationship between the entrepreneurship and business performance of small and medium enterprises in Hanoi 7. Lưu Thị Minh Ngọc, Nguyễn Phương Mai và Đặng Thị Hương - Ứng dụng thẻ điểm quản trị công ty trong đánh giá công ty cổ phần có vốn nhà nước, nghiên cứu trường hợp tại công ty cổ phần Quản lý Bảo trì Đường thủy Nội địa số 4. Mã số: 153.2BAdm.21 55 Applying Corporate Governance Scorecard in evaluating state-owned joint stock companies: Case study of Inland Waterways Management and Maintenance Joint Stock Company No. 4 khoa học Số 153/2021 thương mại 1 1
  2. 8. Trần Thị Kim Phương, Phạm Công Hậu, Nguyễn Thanh Trúc, Trần Trung Vĩnh và Trương Bá Thanh - Ảnh hưởng của hành vi tương tác qua truyền thông mạng xã hội đến trung thành thương hiệu: Trường hợp khách du lịch tại Đà Nẵng. Mã số: 153.2BMkt.21 62 The impact of customer engagement behaviours on social media on brand loyalty: a case study of domestic tourists in Da Nang city, Vietnam 9. Nguyễn Thu Thủy, Lê Thanh Tâm, Đoàn Minh Ngọc và Lê Đức Hoàng - Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của một chi nhánh ngân hàng thương mại - nghiên cứu trường hợp ACB Thăng Long. Mã số: 153.2FiBa.22 71 Factors Affecting Intention to Use Personal Loan Service of A Commercial Bank Branch - ACB Thang Long Case Study 10. Nguyễn Thị Hiên - Các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Mã số: 153.2FiBa.21 83 The Factors Affecting Information Asymetry on Hochiminh City Stock Exchange (HOSE) Ý KIẾN TRAO ĐỔI 11. Phan Hữu Nghị - Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu tại Việt Nam. Mã số: 153.3TrEM.32 91 Foreign Direct Investment and Economic Growth: Case Study in Vietnam 12. Lê Bá Phong - Tăng cường khả năng đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam: Tác động điều tiết của văn hóa hợp tác và vai trò trung gian của năng lực quản trị tri thức. Mã số: 153.3BAdm.31 96 Stimulating Vietnamese enterprises’ innovation capability: The moderating effect of col- laborative culture and mediating role of knowledge management capability 13. Vũ Tuấn Dương và Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Nghiên cứu tác động của chất lượng và giá trị dịch vụ đến sự hài lòng của sinh viên tại một số trường đại học tư thục trên địa bàn Hà Nội. Mã số: 153.3OMIs.31 105 Study on Impact of Service Quality and Value on Student Satisfaction at Several Private Universities in Hanoi City khoa học 2 thương mại Số 153/2021
  3. QUẢN TRỊ KINH DOANH MỐI QUAN HỆ CỦA NĂNG LỰC HẤP THỤ, TÍCH HỢP ĐA KÊNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ Nguyễn Phương Linh Trường Đại học Thương mại Email: linhnguyen@tmu.edu.vn Cao Tuấn Khanh Trương Đại học Thương mại Email: ttkh.vcu@gmail.com Ngày nhận: 02/03/2021 Ngày nhận lại: 02/04/2021 Ngày duyệt đăng: 05/04/2021 T hị trường bán lẻ thời quan qua chứng kiến nhiều thay đổi, biến động. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ sức ép hội nhập toàn cầu và sự thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu và thị hiếu khách hàng đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ. Năng lực hấp thụ và năng lực tích hợp đa kênh được xem là hai trong số những năng lực quan trọng giúp các doanh nghiệp thích nghi tốt với các điều kiện và môi trường kinh doanh mới. Bài viết tập trung nghiên cứu mối quan hệ và sự ảnh hưởng của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp đa kênh và mối quan hệ giữa năng lực tích hợp đa kênh đến kết quả kinh doanh gắn với khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam (DNBLVN). Trên cơ sở hệ thống hóa một số cơ sở lý luận có liên quan, nhóm tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 201 nhà quản trị cấp trung và cấp cao của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Số liệu được phân tích bởi mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích PLS-SEM. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực của Năng lực hấp thụ tới Năng lực tích hợp đa kênh đồng thời sự thay đổi tích cực của Năng lực tích hợp đa kênh giúp cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp bán lẻ, năng lực hấp thụ; tích hợp đa kênh, kết quả kinh doanh JEL Classifications: M10, M20, M21 1. Đặt vấn đề bán lẻ Việt Nam (DNBLVN) nói riêng là khả năng Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu và rộng cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thế giới nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới; việc tham gia vào các biến động với chiến tranh, xung đột thương mại…; tổ chức, cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới đã sức ép mở cửa thị trường trong nước cùng với đó là mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội mới những biến động khó lường từ các yếu tố tự nhiên và nhiều thách thức mới. Bên cạnh những thời cơ về như thiên tai, dịch bệnh… đã khiến cho cạnh tranh khả năng mở rộng thị trường, tiếp cận trình độ khoa càng trở nên phức tạp và khó khăn. học kỹ thuật công nghệ, vốn, trình độ quản lý… thì Đứng trước những khó khăn, thách thức và các thách thức đặt ra cũng là không nhỏ. Một trong những biến động mạnh mẽ từ môi trường, việc cần những thách thức quan trọng đặt ra cho các doanh thiết sáng tạo và duy trì những năng lực đặc biệt nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao tiềm lực cạnh tranh và khoa học ! 26 thương mại Số 153/2021
  4. QUẢN TRỊ KINH DOANH duy trì kết quả kinh doanh như kỳ vọng là điều cần tạo nên năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đạt thiết phải được quan tâm. Các nghiên cứu trước của được thành công trên thị trường (Barney, 1991). Zahra & George (2002); Camisón & Forés (2010) Năng lực động được Teece & cộng sự (1997) định đã chỉ ra việc một doanh nghiệp có được năng lực nghĩa là “khả năng tích hợp, xây dựng và cấu hình hấp thụ (Absorption capabilities) thông qua quá lại các năng lực bên trong và bên ngoài để thích ứng trình học hỏi, thu nhận, đồng hóa, chuyển đổi và với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh khai thác các thực tiễn cũng như các kinh nghiệm từ doanh”. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường nhiều bên ngoài có thể giúp doanh nghiệp đạt được các biến động và thay đổi, việc nuôi dưỡng các năng lực năng lực cạnh tranh vượt trội và nổi bật. Bên cạnh này để chúng trở nên có tính giá trị, hiếm, khó bắt đó, đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh chước và không thể thay thế được xem là yếu tố quan vực bán lẻ, việc củng cố và sử dụng hiệu quả năng trọng giúp tạo lập năng lực động, để từ đó nuôi lực tích hợp đa kênh (Multi-channel integration) dưỡng các năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp được xem là một trong những năng lực cạnh tranh phản ứng hiệu quả và kịp thời với những biến động đặc biệt, giúp doanh nghiệp đạt được khả năng thích của thị trường, góp phần cải thiện kết quả kinh nghi tốt với điều kiện thị trường cũng như góp phần doanh. Nghiên cứu trước đó của Zahra & George cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh của doanh (2002) đã chỉ ra năng lực hấp thụ được xem là một nghiệp. Một số nghiên cứu của Murray & cộng sự dạng của năng lực động và coi năng lực tích hợp đa (2011); Costa & cộng sự (2018) cũng chỉ ra rằng để kênh là một thành tố quan trọng giúp cải thiện kết triển khai hệ thống tích hợp đa kênh tốt, doanh quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiệp cần tận dụng hiệu quả các tri thức, kinh nghiên cứu của Cao & Li (2015) cũng cho thấy năng nghiệm lĩnh hội, học hỏi được từ bên ngoài và từ các lực tích hợp đa kênh là một thành tố của năng lực đối thủ cạnh tranh thông qua năng lực hấp thụ. Đồng động gắn với nhóm doanh nghiệp kinh doanh trong thời, nghiên cứu của Zhang & cộng sự (2010); Cao lĩnh vực bán lẻ; đồng thời, nghiên cứu của các tác giả & Li (2015) cũng cho thấy việc khai thác hiệu quả này cũng chỉ ra việc nuôi dưỡng hiệu quả năng lực năng lực tích hợp đa kênh có thể giúp doanh nghiệp tích hợp đa kênh đóng vai trò quan trọng trong cải cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh. thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dù đã có những nghiên cứu nhất định về mối Xuất phát từ những nhận định trên, bài viết này quan hệ và sự ảnh hưởng tích cực của năng lực hấp thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ đến năng lực tích hợp đa kênh và năng lực tích thụ với năng lực tích hợp đa kênh và sự ảnh hưởng hợp đa kênh đến kết quả kinh doanh nhưng để đặt của năng lực tích hợp đa kênh tới kết quả kinh doanh trong một mối quan hệ tổng hợp và toàn diện giữa của các DNBLVN. Từ đó chỉ ra sự tác động và ý cả ba yếu tố này còn là một chủ đề cần tiếp tục được nghĩa của sự tác động đó và đưa ra một số hàm ý quan tâm và kiểm chứng. Bên cạnh đó, trong kho lý nhằm nuôi dưỡng và nâng cao năng lực hấp thụ, thuyết nghiên cứu về lĩnh vực này còn chưa thực sự năng lực tích hợp đa kênh của các DNBLVN, góp quan tâm nhiều đến khách thể nghiên cứu là các phần cải thiện kết quả kinh doanh. doanh nghiệp bán lẻ tại các quốc gia đang phát triển 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu nói chung và tại Việt Nam nói riêng để từ đó tìm ra 2.1. Cơ sở lý thuyết mối quan hệ và sự ảnh hưởng thực sự giữa các yếu 2.1.1. Năng lực hấp thụ tố này, gắn với một lĩnh vực kinh doanh cụ thể và tại Năng lực hấp thụ (Absorption capability) lần đầu một khu vực thị trường cụ thể các doanh nghiệp bán được nhắc đến với hàm ý về khả năng và cách thức lẻ Việt Nam. Vì vậy, việc có một nghiên cứu chính mà một doanh nghiệp có thể tiếp thu và tận dụng các thức và toàn diện về mối quan hệ giữa năng lực hấp thông tin, tri thức cũng như các nguồn lực bên ngoài thụ với năng lực tích hợp đa kênh và sự ảnh hưởng để tạo lập năng lực cho riêng doanh nghiệp mình. của năng lực tích hợp đa kênh đến kết quả kinh Nghiên cứu về sau này của Zahra & George (2002) doanh của các doanh nghiệp bán lẻ tại các quốc gia đã chỉ rõ năng lực hấp thụ là một trong những yếu tố đang phát triển, điển hình tại Việt Nam. quan trọng giúp các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả Các lý thuyết được tiếp cận trong nghiên cứu này các tri thức từ bên ngoài để thay đổi, phát triển và để được kế thừa từ quan điểm lý thuyết dựa trên nguồn phúc đáp nhanh chóng với những biến động từ môi lực RBV và lý thuyết về năng lực động. Theo đó, trường bên ngoài. Năng lực hấp thụ được hiểu là khả nguồn lực và năng lực được coi là yếu tố quan trọng năng của doanh nghiệp trong việc xác định giá trị tri khoa học ! Số 153/2021 thương mại 27
  5. QUẢN TRỊ KINH DOANH thức, đồng hóa tri thức và ứng dụng các tri thức từ bán hàng trực tuyến, kênh bán hàng qua tổng đài bên ngoài để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp điện thoại, kênh bán hàng qua ứng dụng trên nền (Cohen & Levinthal, 1989 trích trong Zahra & điện thoại thông minh… Việc mở rộng và phối kết George, 2002). Zahra & George (2002) coi năng lực hợp nhiều loại hình kênh bán lẻ là một trong những hấp thụ như là một tập hợp các thói quen và các quy yếu tố quan trọng tạo lập năng lực cạnh tranh cho trình mang tính chiến lược của tổ chức mà thông qua các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ đó, tổ chức có thể thu nhận, đồng hóa, chuyển đổi và nói riêng. Một doanh nghiệp nếu có được năng lực ứng dụng các tri thức với mục đích tạo ra các năng tích hợp đa kênh hiệu quả có thể cải thiện hiệu suất lực cho tổ chức. Camisón and Forés (2010) coi năng hoạt động của từng thành viên kênh dựa trên việc lực hấp thụ là một dạng thức định hướng khả năng cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua học hỏi của tổ chức với các nguồn lực và tri thức từ sắm liên tục và liền mạch, thông qua đó tạo nên hiệu bên ngoài để giúp doanh nghiệp phát triển và đạt suất vượt trội cho doanh nghiệp bán lẻ (Cao & Li, được mục tiêu đã định. Trong đó, Camisón and Forés 2015). Tùy thuộc vào mỗi quan điểm khác nhau mà (2010) đã chỉ ra năng lực hấp thụ là một trong những năng lực tích hợp đa kênh có thể được định nghĩa yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phúc đáp kịp khác nhau. Quan điểm tiếp cận lấy khách hàng làm thời với sự thay đổi của môi trường, thể hiện thông trung tâm cho tích hợp đa kênh coi việc mang lại giá qua những nỗ lực nhận dạng, thu nhận, đồng hóa các trị cho khách hàng là yếu tố quan trọng để đánh giá tri thức mới từ bên ngoài; và chuyển đổi, ứng dụng kết quả của tích hợp đa kênh (Gulati & Garino, 2000 các tri thức đó với các tri thức nội bộ hiện thời để trích trong Cao & Li, 2015). Quan điểm lấy doanh sáng tạo các năng lực mới cho doanh nghiệp. Xuất nghiệp làm trung tâm lại được tiếp cận bởi Neslin & phát từ những đánh giá và nhận định đó, nhóm tác cộng sự (2006) và Cao & Li (2015). Theo đó, việc giả đưa ra định nghĩa về năng lực hấp thụ như sau: nuôi dưỡng và phát triển năng lực tích hợp đa kênh “Năng lực hấp thụ là năng lực, khả năng của doanh là yếu tố quan trọng giúp tạo ra sự phối hợp hiệu quả nghiệp mà tại đó doanh nghiệp có thể lĩnh hội (thu giữa các kênh, gia tăng quy mô của hệ thống kênh nhận), đồng hóa các tri thức từ bên ngoài; chuyển bán hàng để đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô đổi chúng thành các tri thức mới phù hợp với điều (Neslin & cộng sự, 2006), từ đó cải thiện kết quả kiện hiện tại của doanh nghiệp và sử dụng các tri kinh doanh của doanh nghiệp (Cao & Li, 2015). thức này nhằm thích ứng với sự biến đổi của môi Nghiên cứu này thực hiện tiếp cận năng lực tích hợp trường bên ngoài và đạt được các mục tiêu xác định đa kênh dựa trên việc phối hợp cả hai quan điểm của doanh nghiệp”. trên, cụ thể “Năng lực tích hợp đa kênh là khả năng Các thành tố cấu thành của năng lực hấp thụ mà tại đó cho phép doanh nghiệp đạt được những được Zahra & George (2002) xác định gồm bốn mục tiêu chiến lược và mang lại nhiều hơn giá trị thành tố chính: Năng lực lĩnh hội tri thức cho khách hàng dựa trên việc phối kết hợp đồng (Acquisition); năng lực đồng hóa tri thức thời, linh hoạt và hiệu quả trên tất cả các kênh bán (Assimilation); năng lực chuyển đổi tri thức hàng của doanh nghiệp”. (Transformation) và năng lực ứng dụng tri thức Năng lực tích hợp đa kênh được Oh & cộng sự (Application). Nghiên cứu sau này của Camisón and (2012); Goraya & cộng sự (2020) chỉ ra gồm năm Forés (2010)về năng lực hấp thụ đã kế thừa và coi thành tố cấu thành: năng lực xúc tiến và truyền đây là những thành tố quan trọng tạo lập năng lực thông tích hợp; năng lực quản trị tích hợp thông tin hấp thụ. giao dịch; năng lực quản trị tích hợp thông tin giá và 2.1.2. Năng lực tích hợp đa kênh sản phẩm; năng lực truy cập thông tin tích hợp và Năng lực tích hợp đa kênh cho biết khả năng của năng lực hoàn thành đơn hàng bằng tích hợp. doanh nghiệp trong việc kết hợp đồng thời và nhất 2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết quán nhiều loại hình kênh bán lẻ khác nhau, bao nghiên cứu gồm cả những kênh mà doanh nghiệp đang có và 2.3.1. Năng lực hấp thụ và Năng lực tích hợp đa kênh kênh mà doanh nghiệp sẽ mở rộng trong tương lai Xét về mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với (Pentina & Hasty, 2009). Doanh nghiệp có thể lựa năng lực tích hợp đa kênh, nghiên cứu của Costa & chọn đồng thời triển khai nhiều loại hình kênh bán cộng sự (2018) đã cho thấy sự tác động đáng kể và lẻ khác nhau như kênh bán hàng qua cửa hàng (kênh tích cực của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp bán hàng vật lý); kênh bán hàng qua catalogs; kênh đa kênh của DN thông qua việc coi năng lực tích khoa học ! 28 thương mại Số 153/2021
  6. QUẢN TRỊ KINH DOANH hợp đa kênh như là một thành tố của năng lực phân hợp đa kênh có thể được xem là yếu tố có ảnh hưởng phối - vốn thuộc một trong bốn biến số của market- tích cực và đáng kể đến việc cải thiện kết quả kinh ing-mix. Ngoài ra, nghiên cứu của Zahra & Geogre doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, giả thuyết (2002) về năng lực hấp thụ cũng cho thấy rằng việc nghiên cứu được đặt ra ở đây là: một DN có được năng lực hấp thụ tốt, nghĩa là có Giả thuyết H2: Năng lực tích hợp đa kênh có ảnh được khả năng lĩnh hội, đồng hóa, chuyển đổi và hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các ứng dụng các tri thức từ bên ngoài vào hoạt động doanh nghiệp bán lẻ. kinh doanh của DN cho phép DN đó có thể sáng tạo 2.3.3. Biến kiểm soát (Control variable) và ứng dụng các loại hình kinh doanh bán lẻ mới Trong nghiên cứu này, biến kiểm soát được sử trên cơ sở đồng khai thác các loại hình kinh doanh dụng như là một biến để xác định mức độ khác biệt bán lẻ hiện tại. các phương thức kinh doanh mới trên của sự ảnh hưởng giữa năng lực hấp thụ, năng lực cơ sở đồng thời sử dụng các phương thức kinh tích hợp đa kênh và kết quả kinh doanh của doanh doanh hiện tại, từ đó tạo nên sự phát triển chung cho nghiệp bán lẻ căn cứ vào các đặc điểm về “Quy mô toàn DN. Tương tự, Murray & cộng sự (2011) cũng và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ”. đã cho thấy có sự ảnh hưởng nhất định của năng lực Do vậy, nghiên cứu sử dụng biến kiểm soát là “Quy hấp thụ đến việc triển khai và mở rộng hệ thống bán mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp bán hàng của DN. Trong bối cảnh của ngành bán lẻ Việt lẻ”. Các tiêu chí được sử dụng cho biến kiểm soát Nam, việc các doanh nghiệp tạo lập và phát triển “Quy mô của doanh nghiệp bán lẻ” bao gồm: số năng lực hấp thụ giúp hỗ trợ đáng kể và hiệu quả năm hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ, quy mô quá trình triển khai tích hợp đa kênh. Do vậy, nhóm của doanh nghiệp bán lẻ và loại hình kinh doanh tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau: của doanh nghiệp bán lẻ. Số năm hoạt động của Giả thuyết H1: Năng lực hấp thụ có ảnh hưởng doanh nghiệp bán lẻ được tính từ thời điểm doanh tích cực và đáng kể đến Năng lực tích hợp đa kênh nghiệp đó thành lập cho đến thời điểm thu thập số của các doanh nghiệp bán lẻ. liệu của nghiên cứu. Quy mô của doanh nghiệp 2.3.2. Năng lực tích hợp đa kênh và Kết quả được xác định bởi số lượng người lao động của kinh doanh doanh nghiệp bán lẻ căn cứ theo xếp loại quy mô Đề cập đến mối quan hệ giữa năng lực tích hợp doanh nghiệp của World Bank. Loại hình kinh đa kênh với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, doanh của doanh nghiệp bán lẻ được thực hiện phân thời gian qua đã được một số tác giả tập trung loại căn cứ vào tiêu chí phân loại bán lẻ được mô tả nghiên cứu. Nghiên cứu của Pentina & Hasty (2009) trong chuyên đề 1; theo đó, loại hình doanh nghiệp đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều và đáng kể giữa bán lẻ được chia thành bốn nhóm: doanh nghiệp năng lực tích hợp đa kênh với kết quả kinh doanh bán lẻ dưới hình thức đại siêu thị và siêu thị tổng của doanh nghiệp. Zhang & cộng sự (2010) đã cho hợp; doanh nghiệp bán lẻ dưới hình thức siêu thấy sự ảnh hưởng tích cực giữa tích hợp đa kênh thị/cửa hàng chuyên doanh, và doanh nghiệp bán lẻ với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng dưới hình thức cửa hàng tiện lợi, và các loại hình quan điểm đó, nghiên cứu của Oh & cộng sự (2012) doanh nghiệp khác. Biến kiểm soát “Quy mô và cũng cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực và cùng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ” chiều của tích hợp kênh bán lẻ với kết quả kinh được kế thừa và phát triển từ nghiên cứu của doanh của doanh nghiệp. Cao and Li (2015) đã chỉ Danneels (2008). ra mối quan hệ đáng kể và tích cực giữa năng lực 2.3.4. Bảng tổng hợp thang đo và mô hình giả tích hợp đa kênh với kết quả kinh doanh của doanh thuyết nghiên cứu nghiệp trong đó tập trung vào chỉ số tăng trưởng Dưới đây là bảng tổng hợp thang đo các nhân tố doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ. Như vậy, có được sử dụng trong nghiên cứu này (bảng 1): thể thấy, có một số lượng nhất định các nghiên cứu Từ các giả thuyết nghiên cứu được xác lập, mô về sự ảnh hưởng của năng lực tích hợp đa kênh đến hình nghiên cứu được đề xuất như sau (hình 1): kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiên 3. Phương pháp nghiên cứu cứu đều chỉ ra có mối quan hệ đáng kể, tích cực của Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp năng lực này đến kết quả kinh doanh. Từ các phân nghiên cứu định lượng với quy trình được thực hiện tích và nhận định trên, gắn với khách thể nghiên cứu như sau: là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, năng lực tích khoa học ! Số 153/2021 thương mại 29
  7. QUẢN TRỊ KINH DOANH Bảng 1: Bảng tổng hợp thang đo các yếu tố (Nguồn: Tác giả) (Nguồn: Nhóm tác giả tự đề xuất) Hình 1: Mô hình giả thuyết nghiên cứu khoa học ! 30 thương mại Số 153/2021
  8. QUẢN TRỊ KINH DOANH * Phương pháp chọn mẫu cho thấy: hầu hết các chuyên gia đều cho rằng với các Đối tượng điều tra của nghiên cứu này là toàn bộ thang đo đã được chuẩn hóa là phù hợp với bối cảnh các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Do việc điều tra nghiên cứu của Việt Nam và đảm bảo tính dễ hiểu, tổng thể rất tốn kém và bất khả thi nên nhóm tác giả khoa học và phù hợp với đối tượng điều tra. sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. * Thu thập dữ liệu Theo đó, các doanh nghiệp được chọn là những Để thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng cả hai doanh nghiệp bán lẻ được thành lập tại Việt Nam, phương pháp là tiếp cận trực tiếp và tiếp cận gián hiện có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam tính đến tiếp. Hình thức tiếp cận gián tiếp được thực hiện thời điểm nghiên cứu từ 03 năm trở lên và có quy thông qua email, gọi điện mời trả lời câu hỏi và gửi mô kinh doanh từ nhỏ đến lớn (nghiên cứu không bảng câu hỏi qua đường bưu điện và/hoặc thiết kế thực hiện với nhóm doanh nghiệp có quy mô siêu bảng hỏi qua Googledocs rồi gửi đường link đến các nhỏ); là những doanh nghiệp thương mại thuần túy, nhà quản trị. không thực hiện hoạt động sản xuất trực tiếp sản Bảng câu hỏi được gửi tới cho 270 doanh nghiệp phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh/chào hàng bán lẻ trong khoảng thời gian từ tháng 8/2020 đến trên thị trường; và là những doanh nghiệp bán lẻ tháng 10/2020. Tổng số phiếu thu về là 212 phiếu, theo một trong các hình thức: siêu thị tổng hợp, siêu trong đó có 11 phiếu không đạt yêu cầu do các lỗi: thị mini/cửa hàng tiện lợi và siêu thị/cửa hàng tích toàn bộ câu trả lời vào một ô tương ứng (03 chuyên doanh. Để lấy được thông tin và dữ liệu một phiếu); tích câu trả lời theo hình ziczac (02 phiếu); cách chính xác, khách quan về thực trạng năng lực tích nhiều hơn một phương án vào cùng một câu trả hấp thụ/năng lực tích hợp đa kênh cũng như kết quả lời (03 phiếu); doanh nghiệp trả lời có số năm thành kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu tiến hành lập dưới 03 năm (01 phiếu) và doanh nghiệp có quy phát bảng hỏi khảo sát đến đối tượng là các nhà mô siêu nhỏ (02 phiếu). Cuối cùng, số phiếu trả lời quản trị cấp cao trong doanh nghiệp bán lẻ và là đạt yêu cầu, sẵn sàng cho việc đưa vào phân tích còn những nhà quản trị có thâm niên công tác ở vị trí lại 201 phiếu, đạt 74.4% trên tổng số phiếu phát ra. đương nhiệm từ 01 năm trở lên. * Phương pháp phân tích dữ liệu Trong phân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ Dữ liệu sau khi được làm sạch sẽ được đưa vào thuộc vào số lượng biến được đưa vào trong phân xử lý và phân tích. Để đảm bảo tính chính xác và tích. Theo Gorsuch (1983), số lượng mẫu nên gấp 8 phù hợp của dữ liệu với mô hình nghiên cứu, nhóm lần so với số lượng biến trở lên. Tác giả tiến hành tác giả sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM xây dựng thang đo gồm 32 biến quan sát. Trên cơ sở trên cơ sở sử dụng phương pháp một phần nhỏ nhất kế thừa quan điểm chọn kích thước mẫu của Gorsuch PLS-SEM để phân tích dữ liệu. Quy trình phân tích (1983), số mẫu tối thiểu tác giả cần điều tra khảo sát dữ liệu trên cơ sở sử dụng phần mềm SmartPLS là: 32 x 8 = 256. Như vậy, xuất phát từ cơ sở lý luận được thực hiện với ba bước: (1) - Mã hóa dữ liệu và được nêu ở phần trên và từ điều kiện thực tế, số thống kê mô tả; (2)- Đánh giá mô hình đo lường; và lượng mẫu mà nghiên cứu này cần đạt được là 256. (3)- Đánh giá mô hình cấu trúc. * Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo 4. Kết quả nghiên cứu Bảng hỏi trong nghiên cứu này được sử dụng với Từ phương pháp nghiên cứu được xác định ở thang đo khoảng cách để thu thập thông tin. Bảng hỏi trên, sau khi chọn lọc, làm sạch, xử lý và phân tích sử dụng thang đo Likert 5 điểm, trải dài từ mức độ (1) dữ liệu thu thập được; kết quả nghiên cứu được giới - “Hoàn toàn không đồng ý” đến (5) - “Hoàn toàn thiệu theo ba phần là: mô tả mẫu; phân tích độ tin đồng ý”. Với những thông tin cần thu thập liên quan cậy, độ phù hợp của thang đo; thống kê suy diễn để đến thông tin về cá nhân đối tượng khảo sát, nghiên xét lỗi mà mô hình có thể bị mắc phải. cứu sử dụng thang đo định danh để thu thập dữ liệu. 4.1. Mô tả mẫu khảo sát * Tiền thẩm định bảng hỏi Kết quả thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu đã Để tiền thẩm định bảng hỏi, tác giả liên hệ, đặt được khảo sát thể hiện ở bảng 2 như sau: lịch hẹn và tiến hành phỏng vấn các nhà quản trị cấp Việc phân tích mẫu theo số năm thành lập cho cao tại công ty CP VinCommerce và Công ty Thương thấy tỷ lệ về thời gian thành lập có sự khác biệt mại Hà Nội Hapro tại Hà Nội và một số nhà nghiên không đáng kể (xem bảng 2). Kết quả khảo sát về cứu về lĩnh vực có liên quan (một số giảng viên hiện tuổi đời của doanh nghiệp bán lẻ là hợp lý và logic đang giảng dạy Trường Đại học Thương mại) để đảm với thực tế hiện nay, khi mà từ 2018 trở lại đây, số bảo bảng hỏi gồm các nội dung câu hỏi phù hợp, dễ lượng doanh nghiệp bán lẻ đăng ký thành lập mới và hiểu, không gây nhầm lẫn. Kết quả tiền thẩm định số lượng doanh nghiệp giải thể tăng mạnh (Tổng cụ khoa học ! Số 153/2021 thương mại 31
  9. QUẢN TRỊ KINH DOANH Bảng 2: Thống kê mô tả đối tượng khảo sát Nguồn: số liệu khảo sát 2020 thống kê 2018, 2019, 2020a). Do vậy, tỷ lệ mẫu doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức siêu thị tổng khảo sát doanh nghiệp bán lẻ căn cứ vào số năm hợp chiếm tỷ lệ thấp hơn. Kết quả khảo sát này là thành lập được xem là có tính đại diện cho tổng thể chấp nhận được do trên thực tế, số lượng các doanh nghiên cứu. nghiệp bán lẻ kinh doanh theo hình thức siêu thị Phân tích mẫu theo quy mô kinh doanh cho thấy chuyên doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất (SBS, 2020). phần lớn các DNBL tham gia khảo sát là những DN 4.2. Đánh giá mô hình đo lường có quy mô vừa và lớn (chiếm 76.1% tổng mẫu điều 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy tổng hợp tra). Kết quả này được xem là chấp nhận được và có Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng phổ biến tính đại diện tương đối với thực trạng về quy mô của để đánh giá độ tin cậy. Bên cạnh đó, cần sử dụng các DNBLVN hiện nay. Lý giải cho việc này là do thêm chỉ số về độ tin cậy tổng hợp CR (Composite hiện nay, để duy trì hoạt động kinh doanh và cạnh Reliability) và tổng phương sai trích AVE (Average tranh thành công, các DNBLVN có xu hướng mở Variance Extracted) để đánh giá mức độ tin cậy của rộng quy mô thị trường hoạt động ra phạm vi cả một biến quan sát (Hair & cộng sự, 2014). Để đạt nước, đồng thời gia tăng số lượng điểm bán lẻ để yêu cầu về độ tin cậy, hệ số Cronbach’s Alpha phải đáp ứng yêu cầu thuận tiện trong tiếp cận điểm bán đạt từ 0.7 trở lên, hệ số CR phải lớn hơn hoặc bằng lẻ của khách hàng. Việc mở rộng phạm vi hoạt động 0,7 và hệ số Outer loading phải lớn hơn hoặc bằng và gia tăng số lượng điểm bán dẫn đến việc 0.5. Do trong mô hình nghiên cứu có một biến 2nd- DNBLVN tăng cường quy mô nhân sự để đáp ứng order, là các biến Năng lực hấp thụ (AC) nên để thực với sự lớn mạnh của DN. Thêm vào đó, với đặc hiện được việc đo lường độ tin cậy tổng hợp thì trước điểm các DNBLVN được lựa chọn trong khảo sát là hết nhóm tác giả tiến hành tính điểm cho các biến từ 3 năm trở lên thì những DN này đã có kinh tiềm ẩn Latent Variable. Tiếp đến, thực hiện gắn nghiệm trên thị trường và đang hoặc đã triển khai nhãn cho các biến tiềm ẩn này vào biến 2nd-order thành công các chiến lược mở rộng quy mô. Do vậy, tương ứng. Tác giả sử dụng các biến tiềm ẩn này để việc có quy mô nhân sự từ 50 trở lên chiếm phần lớn tiếp tục chạy phân tích mô hình SEM lần 2 và nhận trong mẫu nghiên cứu vẫn đảm bảo tính đại diện, được kết quả đo lường độ tin cậy tổng hợp. Kết quả đảm bảo độ tin cậy về mẫu nghiên cứu. đo lường độ tin cậy tổng hợp cho thấy tất cả ba biến Phân tích mẫu theo loại hình kinh doanh đã chỉ ra Năng lực hấp thụ, Năng lực tích hợp đa kênh và Kết phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ trả lời câu hỏi là quả kinh doanh của doanh nghiệp trong mô hình các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức siêu thị nghiên cứu đều đảm bảo được độ tin cậy tổng hợp chuyên doanh, tiếp đến là mô hình kinh doanh theo (xem bảng 3). Cụ thể, chỉ số Cronbach’s Alpha của hình thức siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi, số lượng các biến nằm trong khoảng [0,815; 0,933] cho thấy khoa học ! 32 thương mại Số 153/2021
  10. QUẢN TRỊ KINH DOANH bảng thang đo phù hợp. Chỉ số Bảng 3: Kết quả đánh giá mô hình đo lường về độ tin cậy tổng hợp CR và tổng phương sai trích AVE đều đạt trên mức yêu cầu, lần lượt nằm trong khoảng [0,870; 0,960] và [0,575; 0,924]. Như vậy, có thể kết luận là các thang đo và các biến được sử dụng trong mô hình có độ tin cậy cao, phù hợp với yêu cầu và đảm bảo đo lường tốt cho mô hình nghiên cứu. 4.2.2. Đánh giá giá trị hội tụ của thang đo Tiếp đến, nhóm tác giả thực hiện đánh giá sự ổn định của thang đo thông qua hệ số AVE (>=0.5); hệ số tải Outerloading của các biến (>=0.7); trường hợp hệ số Outerloading nằm trong khoảng [0.4; 0.7) thì cần xem Nguồn: số liệu khảo sát 2020 xét giữ lại nếu các chỉ số Bảng 4: Bảng chỉ số HTMT của các nhân tố Cronbach’s Alpha và AVE đạt yêu cầu (Hair & cộng sự., 2014). Bảng 3 thể hiện các yêu cầu về giá trị AVE là thỏa mãn, trọng số chuẩn hóa Outerloading của thang đo đều đạt từ 0.7 trở lên (ngoại trừ biến CC1 của Năng lực tích hợp đa kênh đạt 0.635 nhưng xét các chỉ số Cronbach’s Alpha và AVE vẫn đạt yêu cầu nên vẫn được giữ lại cho phân tích). Với biến Bảng 5: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 2nd-order là Năng lực hấp thụ, việc kiểm tra hệ số Outerloading được thực hiện khi nhóm tác giả tiến hành Compute các biến 1st-order. 4.2.3. Đánh giá mức độ chính xác về giá trị phân biệt Nhóm tác giả sử dụng chỉ số HTMT để đảm bảo độ tin cậy trong đánh giá mức độ chính xác về giá 4.3. Đánh giá mô hình cấu trúc trị phân biệt. Yêu cầu là chỉ số HTMT giữa các tập 4.3.1. Đánh giá sự phù hợp của mô hình chỉ báo phải
  11. QUẢN TRỊ KINH DOANH Bảng 6: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 4.3.3. Hệ số xác định R2 Kết quả đo lường hệ số xác định R2 và R2adj được thể hiện trong Bảng 8: Dưới đây là phần tổng hợp kết quả mô hình cấu trúc với đầy đủ các Bảng 7: Kết quả kiểm định hệ số Q2 báo cáo về mối quan hệ của biến ngoại sinh tới các biến nội sinh: Nhìn từ bảng kết quả nghiên cứu ta thấy cả ba giả Bảng 8: Bảng giá trị hệ số R2 và R2adj thuyết được đưa ra trong mô hình nghiên cứu đều đáp ứng yêu cầu. Đi sâu hơn nữa tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của các biến ta thấy: Một là, Năng lực hấp thụ (AC) cho thấy sự ảnh hưởng tích cực đến năng lực tích hợp đa kênh với hệ số β đạt 0.515; t-value = 9.736; p-value = 0.000 và hệ số f2 = 0.360 được đánh giá là mức độ tác động rất mạnh mẽ và đáng kể. Do vậy, giả thuyết H1 về sự ảnh hưởng Nguồn: Kết quả điều tra 2020 tích cực của năng Hình 2: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu lực hấp thụ đến (Kết quả thể hiện p-value được thể hiện trên đường dẫn và hệ số R2adj được thể hiện năng lực tích hợp trong các biến nội sinh và biến trung gian) đa kênh của các DNBLVN được khẳng định. 5. Kêt luận và hàm ý Hai là, sự ảnh hưởng của năng lực tích hợp đa Nghiên cứu này kiểm định các giả thuyết liên kênh (CC) đến kết quả kinh doanh là cùng chiều và quan tới sự ảnh hưởng của năng lực hấp thụ, năng mạnh mẽ nhất với các trị số đạt được cao nhất trong lực tích hợp đa kênh và kết quả kinh doanh của các mô hình nghiên cứu, cụ thể: hệ số β = 0.656; t-value doanh nghiệp bán lẻ. Kết quả kiểm định giả thuyết = 17.554; p-value = 0.000 và hệ số f2 = 0.831. Các được tổng hợp trong bảng 8 và hình 2. Theo đó, cả giả trị đạt được ở giả thuyết H2 về mối quan hệ giữa hai giả thuyết được đưa ra trong nghiên cứu đều hai biến số này cho phép khẳng định rằng có sự tác được chấp nhận và khẳng định. động ở mức độ rất mạnh mẽ của năng lực tích hợp Theo kết quả nghiên cứu, sự ảnh hưởng và tác đa kênh đến kết quả kinh doanh của các DNBLVN. động của năng lực tích hợp đa kênh tới kết quả kinh Nói cách khác, giả thuyết H2 về sự ảnh hưởng tích doanh là mạnh mẽ nhất, với mức độ dự báo của giả thuyết Q 2= 0.302 ở mức rất cao, chỉ số β = 0.656; hệ cực của năng lực tích hợp đa kênh đến kết quả kinh doanh của các DNBLVN được khẳng định. số R2 điều chỉnh đạt 0.495; cho thấy mức độ giải thích của năng lực tích hợp đa kênh với kết quả kinh khoa học ! 34 thương mại Số 153/2021
  12. QUẢN TRỊ KINH DOANH doanh là 49.5%. Ngoài ra hệ số f2 để đánh giá tầm cũng cho thấy sự ảnh hưởng của năng lực hấp thụ tới quan trọng của sự ảnh hưởng của Năng lực tích hợp năng lực tích hợp đa kênh sẽ giúp cải thiện khả năng đa kênh đến kết quả kinh doanh của các doanh đáng kể khả năng tích hợp đồng nhất giá bán, cách nghiệp bán lẻ Việt Nam đạt 0.831 cho thấy mức độ thức mô tả và trưng bày hàng hóa cũng như đa dạng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của biến số này. Kết quả hóa phương thức mua hàng trên tất cả các kênh bán nghiên cứu này là phù hợp với các kết quả của một hàng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Ngoài số nghiên cứu trước Cao & Li (2015); Frasquet & ra, nhìn vào trọng số ngoài của năng lực hấp thụ ta cộng sự (2018). Trong đó, căn cứ vào hệ số tải nhân thấy, để cải thiện năng lực tích hợp đa kênh, các tố thì có thể thấy, việc nuôi dưỡng hiệu quả năng lực doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần ưu tiên cải thiện tích hợp đa kênh cho phép các doanh nghiệp bán lẻ lần lượt cả bốn yếu tố của năng lực hấp thụ, gồm: Việt Nam cải thiện đáng kể nhất bốn yếu tố của Kết Năng lực đồng hóa tri thức; năng lực chuyển đổi tri quả kinh doanh là: khả năng thành công (FP8); vị thức; năng lực lĩnh hội tri thức và năng lực ứng dụng thế cạnh tranh trên thị trường; và lợi nhuận cũng như tri thức. Thông qua cải thiện đồng thời tất cả các doanh thu của các doanh nghiệp. Để cải thiện kết biến số của năng lực hấp thụ, các doanh nghiệp bán quả kinh doanh, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam lẻ Việt Nam vừa có thể mở rộng hệ thống kênh bán cũng cần chú ý nâng cao khả năng tích hợp đồng lẻ theo chiều rộng lẫn theo chiều sâu - nghĩa là gia nhất giá bán sản phẩm trên tất cả các kênh bán lẻ vì tăng sự phối tích hợp đồng nhất giữa tất cả các kênh kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố này có hệ số bán lẻ của doanh nghiệp. trọng số ngoài cao nhất (0.800). Bên cạnh đó, việc 6. Giới hạn và hướng nghiên cứu tương lại cải thiện các năng lực tích hợp đồng nhất cách thức Nghiên cứu này đề cập tới sự ảnh hưởng và mối mô tả, bày trí, phân loại sản phẩm trên tất cả các quan hệ của ba biến số năng lực hấp thụ, năng lực kênh bán lẻ của doanh nghiệp cũng cần được chú ý tích hợp đa kênh và kết quả kinh doanh của các thực hiện triển khai vì đây là những yếu tố ảnh doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Trong đó, nghiên hưởng mạnh tới năng lực tích hợp đa kênh của cứu tập trung làm rõ sự tồn tại của mối quan hệ giữa doanh nghiệp. Một nhân tố khác cũng cần được chú hai cặp giả thuyết, đó là mối quan hệ giữa năng lực trọng ưu tiên khi doanh nghiệp triển khai năng lực hấp thụ với năng lực tích hợp đa kênh và mối quan tích hợp đa kênh là yếu tố đa dạng hóa phương thức hệ của năng lực tích hợp đa kênh với kết quả kinh mua hàng trên tất cả các kênh bán lẻ (với hệ số doanh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã cho Outerloading đạt 0.785); theo đó, doanh nghiệp bán thấy năng lực tích hợp đa kênh có ảnh hưởng tích lẻ Việt Nam cần tạo hệ thống bán hàng tích hợp, cho cực và rất mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của các phép khách hàng dễ dàng lựa chọn bất kỳ hình thức doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Bên cạnh đó, năng mua hàng nào mà không gặp phải các rào cản về lực hấp thụ cũng cho thấy sự tác động thuận chiều thời gian, không gian và chi phí. và đáng kể đến năng lực tích hợp đa kênh của các Về vai trò của năng lực hấp thụ tới năng lực tích doanh nghiệp này. Từ các phát hiện nghiên cứu này hợp đa kênh, kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự một số khuyến nghị đã được đưa ra nhằm: (1)- nâng ảnh hưởng tích cực và đáng kể của năng lực hấp thụ cao năng lực hấp thụ để cải thiện năng lực tích hợp đến năng lực tích hợp đa kênh với mức độ dự báo đa kênh; (2)- nuôi dưỡng năng lực tích hợp đa kênh của mô hình Q2= 0.149 ở mức độ trung bình cao; hệ để góp phần cải thiện kết quả kinh doanh của các số β = 0.515; hệ số R2 điều chỉnh đạt 0.261 với mức doanh nghiệp bán lẻ dựa trên việc củng cố và nâng độ giải thích của năng lực hấp thụ đến năng lực tích cao từng biến số trong mỗi nhóm năng lực. hợp đa kênh ở mức trung bình, là 26.1%. Ngoài ra Bên cạnh các kết quả đạt được, nghiên cứu này hệ số f2 để đánh giá tầm quan trọng của sự ảnh còn một số hạn chế nhất định, liên quan tới việc hưởng của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp đa chưa thực hiện thêm các kiểm định về mối quan hệ kênh đạt 0.360 cho thấy mức độ ảnh hưởng tương gián tiếp hay sự tồn tại của biến trung gian là năng đối cao của mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu lực tích hợp đa kênh tới mối quan hệ của năng lực này tuy đã chỉ ra sự có tồn tai sự ảnh hưởng tích cực hấp thụ và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bán và thuận chiều của năng lực hấp thụ tới năng lực tích lẻ Việt Nam. Ngoài ra, kết quả kinh doanh của các hợp đa kênh nhưng mức độ tác động ở mức trung doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn chịu tác động bởi bình khá. Phát hiện của nghiên cứu là tương đối phù nhiều nhóm nhân tố khác mà chưa được chỉ ra trong hợp với các nhận định đã được chỉ ra trong các nghiên cứu này. nghiên cứu trước đó của Zahra & George (2002); Các hạn chế và kết quả của nghiên cứu này cũng Costa & cộng sự (2018). Kết quả nghiên cứu này là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo của khoa học ! Số 153/2021 thương mại 35
  13. QUẢN TRỊ KINH DOANH nhóm tác giả. Các nghiên cứu sau này có thể tập 12. Oh, L. Bin, Teo, H. H. and Sambamurthy, V. trung vào việc tìm kiếm mối liên hệ và sự tồn tại của (2012) ‘The effects of retail channel integration mối quan hệ gián tiếp giữa năng lực hấp thụ với kết through the use of information technologies on firm quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt performance’, Journal of Operations Management. Nam dựa trên biến trung gian là năng lực tích hợp đa Elsevier B.V., 30(5), pp. 368-381. kênh. Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo có thể tìm 13. Pentina, I. and Hasty, R. W. (2009) ‘Effects of ra các năng lực mới có tác động tới kết quả kinh Multichannel Coordina- tion and E-Commerce doanh để kiểm định và tìm ra quy luật ảnh hưởng Outsourcing on Online Retail Performance’, của các năng lực đó.! Journal of Marketing Channels, 16(4), pp. 359-374. 14. SBS, C. ty chứng khoán S.- (2020) Báo cáo Tài liệu tham khảo: ngành bán lẻ - tháng 6/2020. Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Teece, D. J., Pisano, G. and Shuen, A. (1997) 1. Arend, R. J. (2014) ‘Entrepreneurship and ‘Dynamic capabilities and strategic management’, dynamic capabilities: How firm age and size affect the Strategic Management Journal, 18(7), pp. 509–533. “capability enhancement-SME performance” relation- 16. Zahra, S. . and George, G. (2002) ship’, Small Business Economics, 42(1), pp. 33–57. ‘Absorptive Capacity: A Review, 2. Barney, J. (1991) ‘Firm Resources and Reconceptualization, and Extension’, The Academy Sustained Competitive Advantage’, Journal of of Management Review, 27(2), pp. 185-203. Management, 17(1), pp. 99–120. 17. Zhang, J. et al. (2010) ‘Crafting Integrated 3. Camisón, C. and Forés, B. (2010) ‘Knowledge Multi- channel Retailing Strategies’, Journal of absorptive capacity: New insights for its conceptu- Interactive Marketing, 24(2), pp. 168-180. alization and measurement’, Journal of Business Research. Elsevier Inc., 63(7), pp. 707–715. Summary 4. Cao, L. and Li, L. (2015) ‘The Impact of Cross-Channel Integration on Retailers’ Sales Vietnamese retail market has shown a lot of Growth’, Journal of Retailing, 91(2), pp. 198–216. changes and fluctuations in recent years. Increasing 5. Costa J., J. C. N. et al. (2018) ‘The role of mar- competition from foreign retailers coupled with rap- keting capabilities, absorptive capacity, and innova- idly changing consumer demand and consumer tion performance’, Marketing Intelligence and tastes have impacted significantly to firm perform- Planning, 36(4), pp. 410–424. ance of Vietnamese retailers. Absorption capability 6. Danneels, E. (2008) ‘Organizational and multi-channel integration capability are consid- antecedents of second-order competences’, Strategic ered as two of key capabilities that respond effec- Management Journal2, 29(5), pp. 519–543. tively to the new business context. This study was 7. Goraya S. M. A. & cộng sự (2020) ‘The impact aimed to explore the relationship of absorption of channel integration on consumers’ channel prefer- capability, multi-channel integration capability and ences: Do showrooming and webrooming behaviors firm performance of Vietnamese retailers. On the matter?’, Journal of Retailing and Consumer base of literature review, this paper suggested Services. Elsevier Ltd, (March), p. 102-130. research hypothesis model and used quantitative 9. Gorsuch, R. (1983) Factor analysis. second. research method to examine. The research data were Hillsdale, NJ: Lawrence Erlrbaum Associates. collected from a survey of 201 middle and top man- 9.Hair, J. F. et al. (2014) ‘Partial least squares agers from Vietnamese retail enterprises. The structural equation modeling (PLS-SEM): An Structural Equation Modeling (SEM) by PLS-SEM emerging tool in business research’, European was used to analyze the research data. The research Business Review2, 26(2), pp. 106–121. result indicated that there was a significant and pos- 10. Tổng cục thống kê (2018;2019; 2020) Báo itive relationship between Absorption capabilitiy cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam qua các năm and Multi-channel integration capability. Besides 2018; 2019; 2020. that, this study found out the positive and significant 11. Neslin, S. A. et al. (2006) ‘Challenges and impact of Multi-channel integration capability on Opportunities in Multichannel Customer firm performance of Vietnamese retailers. Management’, Journal of Service Research, 9(2), pp. 95–112. khoa học 36 thương mại Số 153/2021
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0