intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số kỹ thuật bảo quản vi sinh vật

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

154
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại học Quốc gia Hà Nội Thông tin chung về Trung tâm Công nghệ Sinh học chủng vi sinh vật bảo quản Bảo tàng Giống chuẩn vi sinh vật (VTCC) 1. Nấm sợi Nấm men Xạ khuẩn Vi khuẩn 2. Tên khoa học: Giống (Genus) Dưới loài (Subspecies) Loài (Species) Tên khác nếu có (synnonym): 3.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số kỹ thuật bảo quản vi sinh vật

  1. Một số kỹ thuật bảo quản vi sinh vật 1. Phiếu thông tin về chủng vi sinh vật bảo quản: Đại học Quốc gia Hà Nội Thông tin chung về Trung tâm Công nghệ Sinh học chủng vi sinh vật bảo quản Bảo tàng Giống chuẩn vi sinh vật (VTCC) 1. Nấm sợi Nấm men Xạ khuẩn Vi khuẩn 2. Tên khoa học: Giống (Genus) Dưới loài (Subspecies) Loài (Species) Tên khác nếu có (synnonym): 3. Nguồn phân lập: Nơi phân lập:
  2. 4. Thời gian bắt đầu bảo quản tại VTCC: 5. Người phân lập: 6. Người cung cấp: Nơi cung cấp: 7. Ký hiệu chủng VTCC: 8. Ký hiệu là lý lịch chủng từ các bảo tàng khác: VTCC < < < < < 9. Chủng chuẩn (Type) Chủng tự nhiên (wild) Đột biến (cụ thể…) 10. Hình thức sinh sản: 11. Gây bệnh cho: Người Động vật Thực vật Không 12. Dấu chuẩn di truyền (nếu có): 13. Hình thái tế bào, khuẩn lạc: 14. Khả năng ứng dụng: 15. Tài liệu liên quan: 16. Các phương pháp bảo quản: Đông khô Lạnh sâu Nitơ lỏng Cấy truyền 17. Môi trường nuôi cấy thích hợp:
  3. 18. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp: 19. Ghi chú: 2. Chức năng của bộ sưu tập vi sinh vật: Bảo quản vi sinh vật có tầm quan trọng đặc biệt, làm nền tảng cho các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực: sinh học, y học, nông nghiệp và môi trường. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ sưu tập chủng vi sinh vật là thu thập, làm giàu các chủng vi sinh vật hữu ích và bảo quản chúng theo phương pháp thích hợp. Việc thu thập các chủng vi sinh vật có thể bằng nhiều cách như phân lập, tuyển chọn từ môi trường, trao đổi trong nước và quốc tế. Các chủng vi sinh vật phải được định hướng theo từng mục tiêu cụ thể của từng Bộ sưu tập, ví dụ các chủng vi sinh vật chuẩn, các chủng có hoạt tính sinh học và các chủng làm cơ sở cho tra cứu khi nghiên cứu tính đa dạng của vi sinh vật. Bảo quản các chủng vi sinh vật là công việc không dễ dàng, xuất phát từ mục đích của bảo quản không những là duy trì khả năng sống của vi sinh vật, thuần chủng, tránh tạp nhiễm mà còn đảm bảo tính ổn định di truyền và các đặc tính sinh học trong suốt quá trình bảo quản. Thực tế không có một ph ương pháp bảo quản nào là vạn năng dùng chung cho các nhóm vi sinh vật mà mỗi nhóm vi sinh vật chỉ thích hợp với một vài phương pháp b ảo quản nhất định. Các chủng vi sinh vật bảo quản sẽ đ ược cung cấp cho người sử dụng do đó nhiệm vụ quan trọng của bộ sưu tập vi sinh vật là thu thập và cung cấp các thông tin quan trọng của chủng vi sinh vật bảo quản cho người sử dụng như: môi trường nuôi cấy, nhiệt độ, nhu cầu dinh dưỡng, tính an toàn sinh học, tên phân loại v.v..Như vậy yêu cầu đối với cán bộ phụ
  4. trách Bộ sưu tập vi sinh vật phải có kiến thức vững về vi sinh vật, di truyền học, sinh hoá học, sinh lý vi sinh vật và bệnh học vi sinh vật để kiểm soát được các đặc tính quan trọng của các vi sinh vật bảo quản. 3. Một số điểm lưu ý đối với một Bộ sưu tập vi sinh vật: 3.1. Duy trì khả năng sống của vi sinh vật bảo quản: Trong khi thực hiện các phương pháp bảo quản và trong quá trình bảo quản các tế bào vi sinh vật sẽ bị chết do đó phải áp dụng phương pháp bảo quản thích hợp nhằm hạn chế thấp nhất khả năng chết của tế bào. 3.2. Quan tâm đến số lượng tế bào khi tiến hành bảo quản: Trong quá trình bảo quản thì số lượng tế bào vi sinh vật giảm dần theo thời gian do vậy cần tính toán số lượng vi sinh vật tại thời điểm bảo quản thích hợp để duy trì số lượng vi sinh vật sống trong thời gian bảo quản dài. 3.3. Duy trì đặc tính di truyền ổn định của chủng vi sinh vật bảo quản: Nói chung với các chủng vi sinh vật bảo quản, đặc biệt với các chủng vi sinh vật chuẩn, các chủng vi sinh vật có ứng dụng trong công nghiệp thì yêu cầu duy trì đặc tính sinh học, tính trạng di truyền là rất quan trọng. Các phương pháp bảo quản không thích hợp có thể dẫn đến đột biến hoặc mất plasmid. Vì vậy cần phải chọn các phương pháp bảo quản thích hợp cho các chủng này.
  5. 3.4. Tính thuần chủng của vi sinh vật bảo quản: Chủng vi sinh vật từ khi bảo quản đến khi sử dụng phải đảm bảo thuần chủng đúng theo tên và các đặc điểm sinh học đặc trưng. Đây cũng là yêu cầu tiên quyết đối với công việc của một Bảo tàng vi sinh vật, do vậy mà các thao tác và phương pháp tiến hành phải được thực hiện sao cho hạn chế tới mức tối thiểu đối với các chủng bảo quản nhằm tránh tạp nhiễm. 3.5. Kinh phí cần cho Bộ sưu tập vi sinh vật: Kinh phí bao gồm kinh phí về lương cho cán bộ, thiết bị, vật tư hoá chất, nhà xưởng và điện n ước tiêu hao. Các kinh phí này tuỳ thuộc vào quy mô của Bộ sưu tập giống vi sinh vật và phương pháp bảo quản, phạm vi dịch vụ thực hiện đối với khách hàng. Tên Bảo tàng vi Nước Số lượng chủng vi sinh vật sinh vật (viết tắt) Mỹ ATCC 73507 Đức DSMZ 14460 Nhật NBRC 18300 Bảng 1. Quy mô của một số bộ sưu tập giống vi sinh vật.
  6. Tên Bảo tàng vi sinh vật, Nước STT Giá thành (USD) ATCC, Mỹ 1 80 2 CBS, Hà Lan 60 3 VKM, Nga 45 4 Thái Lan 40 Bảng 2. Giá thành cho bảo quản mỗi chủng vi sinh vật hàng năm 3.6. Bảo quản các chủng có giá trị: Đối với các chủng vi sinh vật có giá trị thì tuỳ theo yêu cầu mà cần thực hiện nhiều phương pháp khác nhau cũng như bảo quản tại các nơi khác nhau để hạn chế khả năng mất các đặc tính quý cũng như mất chủng do những rủi ro ngẫu nhiên (cháy nổ, động đất, chiến tranh v.v..).
  7. 3.7. Cung cấp chủng giống cho khách hàng: Đối với các chủng cần cung cấp nhiều cho khách hàng (hoặc các chủng cần cho nghiên cứu thường xuyên) thì cần phải bảo quản với số lượng lớn với phương pháp thích hợp cho việc vận chuyển đến khách hàng. 3.8. Cung cấp các thông tin liên quan đến chủng bảo quản: Chất lượng của Bộ sưu tập giống liên quan đến các số liệu, thông tin về từng chủng vi sinh vật bảo quản. Do đó, nhu cầu nghiên cứu để thu nhận các thông tin cần thiết cung cấp cho khách hàng là rất quan trọng. 3.9. Kiểm tra chất lượng chủng vi sinh vật bảo quản: Các chủng của Bộ sưu tập vi sinh vật cần phải tuân theo các qui định nghiêm ngặt kiểm tra định kỳ theo từng thời gian bảo quản như tỷ lệ sống sót, mức tạp nhiễm, thay đổi đặc tính di truyền như dấu chuẩn di truyền, sự tồn tại của plasmid, đặc điểm phân loại, khả năng sinh các chất có hoạt tính sinh học…Một trong các cách đánh giá khả năng sống sót của chủng vi sinh vật bảo quản là dựa theo phương trình sau: t = 8Log(So/Log So-Log Sac) Trong đó: t - Thời gian của mẫu bảo quản trong ampoule. So - Số lượng tế bào sống sót ngay sau khi bảo quản. Sac - Số lượng tế bào sống sót ngay sau khi tiến hành thí nghiệm.
  8. 3.10. Cơ sở dữ liệu của Bộ sưu tập vi sinh vật: Ngày nay, khi tin học là lĩnh vực xâm nhập và làm thay đổi sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống thì việc quản lý Bộ sưu tập vi sinh vật không còn là một ngoại lệ. Người ta đã ứng dụng các phần mềm máy tính phù hợp để quản lý các chủng vi sinh vật bảo quản, các thông tin liên quan cũng như chương trình kiểm tra chất lượng định kỳ. Sử dụng tin học là công việc có tiện ích lớn, nó giúp cho người quản lý nắm bắt được toàn bộ thông tin cũng như lý lịch của các chủng vi sinh vật và dễ dàng tra cứu, làm báo cáo khoa học theo các tiêu chí riêng. Nói chung với các bộ sưu tập có số lư ợng vi sinh vật không lớn thì có thể sử dụng phần mềm: Microsoft Access, Access Visual Basic.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2