Nghiên cứu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế
lượt xem 4
download
Cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay" tập hợp các bài viết và được chia thành 6 phần như sau: Phần I - Nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế hiện nay; Phần II - Chuyển đổi số với đào tạo sử dụng nguồn nhân lực du lịch; Phần III - Nguồn nhân lực du lịch tại các địa phương; Phần IV - Nguồn nhân lực du lịch tại các địa phương; Phần V - Nguồn nhân lực du lịch lữ hành - hướng dẫn; Phần IV - Nguồn nhân lực du lịch khách sạn - nhà hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHUẨN QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TRAINING AND USING INTERNATIONAL STANDARD TOURISM HUMAN RESOURCES IN THE CURRENT PERIOD
- BAN BIÊN TẬP HỘI THẢO GS.TS. Đào Mạnh Hùng Trưởng ban PGS.TS. Nguyễn Đức Thắng Phó ban PGS.TS. Phạm Trung Lương Thành viên ThS. Nguyễn Thị Thuý Ngân Thư ký
- LIÊN CHI HỘI ĐÀO TẠO DU LỊCH VIỆT NAM KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHUẨN QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TRAINING AND USING INTERNATIONAL STANDARD TOURISM HUMAN RESOURCES IN THE CURRENT PERIOD NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DU LỊCH VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY GS.TS. Đào Mạnh Hùng.......................................................................................................... 1 2. “HIGH-QUALITY TOURISM HUMAN RESOURCE DEMAND IN THE HOSPITALITY INDUSTRY ACCORDING TO CURRENT INTERNATIONAL STANDARDS AND THE TRAINING MODEL AT B.H.M.S.”..................................................................................................................................11 Phần 1 NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHUẨN QUỐC TẾ HIỆN NAY 3. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM ĐẠT CHUẨN QUỐC TẾ TS. Nguyễn Văn Lưu..............................................................................................................16 4. ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH MỚI PGS.TS. Phạm Trung Lương.................................................................................................39 5. XU HƯỚNG ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHUẨN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Đức Thắng..................................................................................................52 6. DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HIỆN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC PGS.TS. Bùi Thanh Thủy.......................................................................................................65 7. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG TÌNH HÌNH MỚI TS. Đoàn Mạnh Cương..........................................................................................................83 8. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Đỗ Hải Yến......................................................................................................................104 9. ENHANCING HUMAN RESOURCES TOWARD SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIET NAM TOURISM IN THE CURRENT PERIOD PhD student Nguyen Thị Thuy Ngan, Assoc. Prof. PhD Nguyen Pham Hung, Postgraduate Nguyen Hoang Yen....................................................................................112
- vi KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 10. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS. Hà Thị Sa, ThS. Nguyễn Thanh Tuấn, ThS. Phạm Hồng Truyền............................122 11. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Trang Nhung...........................................................................................141 12. TRAINING HUMAN RESOURCES TO DEVELOP THE TOURISM INDUSTRY IN THE NEW CONTEXT MA. Võ Thị Hoài....................................................................................................................150 13. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN KHUNG NĂNG LỰC ASEAN VÀ ÚC ThS. Phạm Bá Hùng............................................................................................................163 14. EXPERIENCE IN TRAINING THE TOURISM WORKFORCE OF SINGAPORE: ESSENTIAL LESSONS FOR VIETNAM MA. Vũ Thanh Tùng.............................................................................................................175 15. PROMOTING PUBLIC PRIVATE COOPERATION IN TRAINING TOURISM HUMAN RESOURCES IN VIETNAM IN THE PERIOD OF 2015 – 2030 TS. Pham Thanh Tuan, ThS. Nguyen Thi Ha, ThS. Nguyen Thi Thuy Ngan...................194 16. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÊN CƠ SỞ TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP ThS. Bùi Thị Hoa, ThS. Phạm Thị Phương Loan, ThS. Nguyễn Thị Duyên....................207 17. GIẢI PHÁP LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP DU LỊCH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm.............................................................................................220 Phần II CHUYỂN ĐỔI SỐ VỚI ĐÀO TẠO SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 18. ĐÀO TẠO DU LỊCH SỐ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM: CÁC XU HƯỚNG VÀ RÀO CẢN TS. Nguyễn Quang Vinh, ThS. Mai Văn Trọng..................................................................231 19. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH − BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TS. Nguyễn Tư Lương..........................................................................................................243 20. SỰ THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH DU LỊCH VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ: MỐI LIÊN KẾT GIỮA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ThS. Trần Chánh Băng........................................................................................................257
- MỤC LỤC vii 21. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO DU LỊCH THÔNG MINH Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ThS. Phạm Thị Hồng Mỵ.....................................................................................................275 22. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà.................................................................................................292 23. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DU LỊCH VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Đỗ Thị Thu Huyền, ThS. Nguyễn Cẩm Nga...............................................................303 24. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ThS. Dương Thị Tuyết Trinh ............................................................................................313 25. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Hồng Thanh..................................................................................................................325 26. CURRENT STATUS AND SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF TEACHING ENGLISH FOR TOURISM STUDENTS IN THE DIGITAL TRANSFORMATION CONTEXT: A CASE STUDY ThS. Nguyễn Thi Xuyen......................................................................................................335 Phần III NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG 27. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỂ QUẢNG NINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM DU LỊCH KẾT NỐI KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ TS. Vũ Văn Viện....................................................................................................................350 28. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHUẨN QUỐC TẾ ĐÁP ỨNG SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THANH HÓA PGS.TS. Nguyễn Thị Thục, ThS. Bùi Thị Hậu....................................................................363 29. THE STATUS OF TOURISM HUMAN RESOURCE IN THANH HOA PROVINCE AND RECOMMENDATIONS FOR ENHANCING TOURISM WORKFORCE TRAINING PhD. Nguyen Viet Hoang, PhD. Duong Thi Hien.............................................................378 30. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TS. Nguyễn Hữu Lành, ThS. Nguyễn Thị Thanh Thúy, CN. Nguyễn Đình Hoãn ...........389 31. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TS. Nguyễn Thành Nam......................................................................................................403 32. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ThS. Phạm Thị Thắm...........................................................................................................412
- viii KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 33. POLICIES TO ATTRACT HIGH-QUALITY TOURISM HUMAN RESOURCES OF HANOI IN THE CURRENT PERIOD NCS. Dao Thi Nhung............................................................................................................423 34. DEVELOPING A HIGH-QUALITY TOURISM WORKFORCE IN CAN THO CITY IN THE CURRENT CONTEXT Postgradudte. Le Hoang Kiet, B.A. Tran Duc Thang, Assoc. Prof, PhD. Tran Xuan Hiep....435 35. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH TRÀ VINH ThS. Phạm Quang Kiệt..................................................................................................................... 450 36. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA MIỀN NÚI PHÍA BẮC ThS. Nguyễn Thị Minh Thúy .............................................................................................461 PHẦN IV NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG 37. HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH MỚI: NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUTECH) PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng, TS. Nguyễn Thị Thu Hòa................................................471 38. NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GẮN VỚI THỰC TIỄN DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH KHÁCH SẠN: KHẢO SÁT TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA TS. Trần Đức Thành, ThS. Lê Quang Huy...........................................................................488 39. HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NCS. ThS. Nguyễn Thị Trang...............................................................................................501 40. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUẨN QUỐC TẾ TẠI KHOA DU LỊCH – KHÁCH SẠN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUFLIT) ThS. Đinh Thị Trà Nhi....................................................................................................................510 41. COMMUNICATION SKILLS EDUCATION FOR STUDENTS OF THE FACULTY OF TOURISM – DONG A UNIVERSITY OF TECHNOLOGY MSc. Vi Van Thao.................................................................................................................526 PHẦN V NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH LỮ HÀNH - HƯỚNG DẪN 42. ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY TS. Đỗ Thanh Hương, TS. Nguyễn Hoài Nam...................................................................541 43. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THỰC TẾ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Đỗ Trần Phương, TS. Phạm Thị Hải Yến......................................................................559
- MỤC LỤC ix 44. BỒI DƯỠNG TRI THỨC LỊCH SỬ, VĂN HÓA CHO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Đào Vĩnh Hợp.................................................................................................................567 45. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ThS. Nguyễn Văn Hợp.........................................................................................................581 46. NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH THÔNG QUA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐ CHO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH ThS. Đỗ Quốc Giang ............................................................................................................592 47. TOUR THỰC TẾ VỚI SINH VIÊN – LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ ĐƠN VỊ DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH ThS. Nguyễn Thị Xuyên Thoại, ThS. Đặng Khánh Như....................................................598 48. NÂNG CAO DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI CAO TUỔI, NGƯỜI MẮC BỆNH MÃN TÍNH TRONG NHỮNG CHUYẾN DU LỊCH NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN TS. Lê Thị Hoàng Liễu, Lê Văn Gắt, Tô Thị Kim Phụng....................................................606 49. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CAO CHO MÔ HÌNH DU LỊCH SỨC KHOẺ Phan Cao Bình, Nguyễn Thị Ngọc Yến..............................................................................614 50. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN THÀNH ThS. Huỳnh Chí Công, ThS. Phạm Thị Hồng Cúc..............................................................621 51. THUYẾT MINH VIÊN TẠI ĐIỂM TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NCS. Huỳnh Thị Thúy Diễm, Nguyễn Hưng Vương..........................................................633 52. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH DỰA TRÊN NGUỒN NHÂN LỰC: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỔNG CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng...............................................................................................643 53. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VÀ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI MỘT SỐ CÔNG TY LỮ HÀNH NCS. Vũ Thị Nhung ..............................................................................................................658 PHẦN VI NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH KHÁCH SẠN - NHÀ HÀNG 54. SHORTEN THE GAP OF BACHELOR OF HOTEL MANAGEMENT TRAINING AT UNIVERSITIES FOR HOTEL BUSINESS ENTERPRISES IN VIET NAM Dr. Tran Duc Thanh, B.A. Le Thi Hien, Stu. Nguyen Minh Tu........................................670
- x KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 55. ĐÀO TẠO VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHO CÁC KHÁCH SẠN − NHÀ HÀNG KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM ThS. Nguyễn Trọng Đạt, PGS.TS. Nguyễn Đức Thắng.....................................................681 56. HUMAN RESOURCE TRAINING SOLUTIONS IN THE HOTEL INDUSTRY IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF DIGITAL TRANSFORMATION MA. Nguyễn Thị Minh Thư..................................................................................................695 57. NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN TS. Nguyễn Quang Anh, Nguyễn Bảo Yến........................................................................710 58. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC KHÁCH SẠN ĐẾN ĐỘ TIN CẬY CỦA TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC ThS. Phạm Xuân An ............................................................................................................726 59. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN BỘ PHẬN TIỆC: NGHIÊN CỨU TẠI MỘT SỐ KHÁCH SẠN 5 SAO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Phương Thị Ngọc Mai.................................................................................................736 60. SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH LUXURY HẠ LONG CENTRE VÀ MƯỜNG THANH LUXURY QUẢNG NINH ThS. Phạm Thị Hồng Nhung, ThS. Phùng Thị Kim Anh, ThS. Vũ Thị Phương, Nguyễn Thị Thùy Linh.........................................................................................................752 61. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐỔI MỚI THIẾT KẾ NỘI THẤT THEO XU HƯỚNG TIÊU DÙNG NHÀ HÀNG: TẬP TRUNG VÀO NHÀ HÀNG THỨC ĂN NHANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Phạm Thị Duy Phương...............................................................................................764 62. SOLUTIONS TO ENHANCE THE QUALITY OF HOSPITALITY MANAGEMENT TRAINING TO MEET INTERNATIONAL STANDARDS MBA. Lê Thùy Dung, MBA. Nguyễn Quỳnh Nga..............................................................778
- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DU LỊCH VIỆT NAM ... VỚI VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY GS.TS. Đào Mạnh Hùng1 V ấn đề phát triển nhân lực, đặc biệt nhân lực có chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu của tình hình mới. Đây cũng là tiêu chí đặt ra trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Việt Nam một cách bền vững. Chỉ có chiến lược phát triển nguồn nhân lực được quan tâm đúng mức và hợp lý mới duy trì được thương hiệu và chất lượng phục vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thời gian vừa qua, du lịch Việt Nam đã có sự tăng trưởng bứt phá ngoạn mục. Năm 2019 (trước khi xảy ra đại dịch COVID-19), tổng thu du lịch của Việt Nam ước đạt 700.000 tỷ, tạo bước đột phá về năng lực cạnh tranh. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã công bố Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2019. Theo đó, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam cải thiện đáng kể, từ hạng 67/136 lên hạng 63/140, tăng 4 bậc so với năm 2017. Bên cạnh đó, dữ liệu từ công cụ tìm kiếm điểm đến của Google cho thấy Việt Nam liên tục nằm trong top điểm đến dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng lượng tìm kiếm thông tin du lịch, đạt mức tăng từ 50% đến 75%. Theo báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới, chỉ số năng lực phát triển của du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, 1 Chủ tịch Liên chi hội đào tạo du lịch Việt Nam.
- 2 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... tăng 8 bậc so với năm 2019, nằm trong số 3 quốc gia có mức độ cải thiện tốt nhất trên thế giới. Những số liệu này cho thấy, du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp văn hóa và ngày càng khai thác, chuyển hóa hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Sau khi đại dịch COVID-19 tạm thời lắng xuống, từ ngày 15/3/2022, Việt Nam tiến hành bình thường hóa các hoạt động, trong đó có lĩnh vực du lịch. Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong năm 2023 toàn ngành Du lịch đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, vượt 57% so với mục tiêu ban đầu và đạt mục tiêu đã điều chỉnh (12 − 13 triệu lượt). Khách nội địa đạt 108 triệu lượt, vượt 6% so với kế hoạch năm 2023. Tổng thu từ du lịch ước đạt 678 nghìn tỷ đồng, vượt 4,3% so với kế hoạch năm 2023. Theo Báo cáo tình hình kinh tế − xã hội năm 2023 của Tổng cục Thống kê, năm 2023, các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29% trong tăng trưởng chung. Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực dịch vụ chiếm 42,54%. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh khó khăn chung, năm 2023, lĩnh vực du lịch, dịch vụ thực sự là điểm sáng, có sự bứt phá tích cực, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế − xã hội của đất nước. Năm 2023, là một năm phục hồi mạnh mẽ của du lịch Việt Nam. Theo công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google, tổng hợp dữ liệu cả năm 2023, lượng tìm kiếm của du khách quốc tế về du lịch Việt Nam đạt mức tăng trưởng trên 75%, xếp thứ 6 toàn cầu. Năm 2023, Việt Nam vinh dự nhận 19 giải thưởng hàng đầu thế giới và 54 giải thưởng hàng đầu châu Á do Tổ chức giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng. Trong đó, Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”; lần thứ 5 liên tiếp đạt danh hiệu “Điểm đến hàng đầu châu Á”; Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là “Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á”.
- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DU LỊCH VIỆT NAM... 3 Với sự phục hồi của hoạt động du lịch, các doanh nghiệp lữ hành quay trở lại thị trường và đăng ký mới tăng mạnh, số lượng hướng dẫn viên gia nhập thị trường lao động tăng thêm, cũng như có nhiều cơ sở lưu trú du lịch cao cấp 4 − 5 sao được đưa vào hoạt động. Cụ thể, đến hết năm 2023, cả nước có 3.921 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, tăng 1.027 doanh nghiệp so với năm 2022. Về đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, sở quản lý du lịch các tỉnh/Thành phố đã cấp mới 10.004 thẻ, đưa tổng số hướng dẫn viên du lịch trong cả nước lên con số 37.331. Về cơ sở lưu trú du lịch, tính đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 38.000 cơ sở lưu trú du lịch với 780.000 buồng, trong đó có 247 cơ sở lưu trú du lịch hạng 5 sao với 80.896 buồng và 368 cơ sở lưu trú du lịch hạng 4 sao với 50.716 buồng. Bước sang năm 2024, ngành Du lịch Việt Nam phấn đấu đặt mục tiêu đón và phục vụ 17 − 18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch cần chuẩn bị đủ nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu này, đồng thời các cơ sở đào tạo cũng cần có giải pháp để đáp ứng đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực du lịch ngày càng cao của doanh nghiệp. Đó chính là cơ sở thực tiễn cho Hội thảo khoa học quốc tế: “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay”. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước hiện có 195 cơ sở đào tạo du lịch gồm: 65 trường đại học có các khoa du lịch; 55 trường cao đẳng (có 10 trường cao đẳng chuyên đào tạo du lịch trong đó có 8 trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); 71 trường trung cấp; và 04 trung tâm đào tạo nghề. Có 02 cơ sở đào tạo trực thuộc doanh nghiệp là Trường Cao đẳng nghề khách sạn du lịch quốc tế Imperial đào tạo theo mô hình Hotel School và Trường Trung cấp du lịch – khách sạn Saigontourist của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay theo các loại hình sở hữu có: Công lập và ngoài công lập, đầu tư trong nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài; Hình thức tổ chức đào tạo chính quy và không chính quy, các hệ ngắn hạn
- 4 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... và dài hạn. Với số lượng các chương trình đào tạo gồm: 55 ngành, 123 chuyên ngành, nghề du lịch và liên quan đến du lịch. Các cơ sở đào tạo du lịch trong toàn quốc đã chủ động xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo. Thời gian qua, với sự thay đổi trong quy định về đào tạo, có những đổi mới trong quy định mã ngành đào tạo. Cụ thể: Tháng 3 năm 2017, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BLĐTBXH quy định danh mục ngành/ nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, cao đẳng với 45 ngành/nghề; Tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT quy định danh mục ngành/nghề đào tạo cấp IV trình độ đại học và Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT quy định danh mục ngành/nghề đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, với 4 ngành/nghề trình độ đại học, 2 ngành/nghề trình độ thạc sĩ và 1 mã ngành đào tạo tiến sĩ QHX.M−02. Về lực lượng giảng viên, hiện nay cả nước có khoảng trên 2.000 giáo viên, giảng viên du lịch và cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo các cấp (giáo viên, giảng viên du lịch chiếm khoảng 73%, cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo chiếm khoảng 27%) và 2.579 đào tạo viên du lịch (đã có chứng chỉ đào tạo của Hội đồng cấp chứng chỉ du lịch Việt Nam). Giảng viên, giáo viên cơ hữu là 1.400 người, chiếm khoảng 70% và giảng viên thỉnh giảng là 600 lượt người, chiếm 30%. Giáo viên, giảng viên ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm khoảng 29% và ở độ tuổi từ 31 − 50 tuổi chiếm 60%. Hầu hết các giảng viên, giáo viên đều biết ngoại ngữ (có khoảng 100 người biết 2 ngoại ngữ trở lên) và tin học. Trong số giảng viên, giáo viên du lịch có 2 giáo sư, 11 phó giáo sư, 36 tiến sĩ, 210 thạc sĩ và 5 chuyên gia, nghệ nhân. Các cơ sở đào tạo du lịch trong toàn quốc đã chủ động xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo phục vụ nhu cầu thực tiễn. Hằng năm, các cơ sở đào tạo du lịch cho tốt nghiệp ra trường được khoảng 20.000 sinh viên học viên trên khoảng 22.000 học sinh tuyển dụng đầu vào. Trong đó có khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 2.100 sinh viên cao đẳng nghề du lịch, khoảng 18.200 học viên hệ trung cấp, ngoài ra còn có khoảng 5.000 sơ cấp và đào tạo truyền nghề dưới 3 tháng. Vấn đề phát triển nhân lực,
- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DU LỊCH VIỆT NAM... 5 đặc biệt nhân lực có chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu của tình hình mới. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Việt Nam một cách bền vững. Trong khuôn khổ diễn đàn ATF, so với các nước trong khu vực, chất lượng dịch vụ du lịch Việt Nam nói chung và tại các trung tâm du lịch lớn vẫn còn hạn chế. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho biết, theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng, năng suất lao động trong ngành du lịch và khách sạn tại Việt Nam còn thấp. Cụ thể, năng suất lao động tại khách sạn ở Việt Nam chỉ bằng 1/15 so với Singapore, 1/10 so với Nhật Bản và 1/5 so với Malaysia. Lao động ngành Du lịch có nguy cơ bị cạnh tranh việc làm ngay tại Việt Nam bởi nhân lực từ các nước ASEAN như Thái Lan, Philippines và Malaysia,.... Hiện nay, lao động Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore đến Việt Nam để làm việc khá nhiều, hầu như khách sạn 4 − 5 sao đều có lao động nước ngoài. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó là do nhân lực du lịch của chúng ta hiện nay vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, do đó dẫn đến chất lượng phục vụ du lịch của nước ta còn thấp. Để tạo ra sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao thì chất lượng của nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng. Chỉ có chiến lược phát triển nguồn nhân lực được quan tâm đúng mức và hợp lý mới duy trì được thương hiệu và chất lượng phục vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh thỏa thuận tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch cho phép dịch chuyển lao động trong ngành Du lịch thuộc khối ASEAN. Một người lao động tại Việt Nam có thể làm việc tại các nước thành viên ASEAN, trong khi đó, Việt Nam cũng có thể thu hút các lao động có trình độ để đáp ứng được các vị trí đòi hỏi trình độ cao đang bị thiếu hụt nhân lực. Kết quả khảo sát tại các cơ sở đào tạo Du lịch hiện nay ở nước ta cho thấy một số vấn đề cần quan tâm:
- 6 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... − Chương trình đào tạo của chúng ta chưa thống nhất, mã ngành đào tạo chưa cập nhật, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chưa áp dụng triệt để các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Hiện nay, chương trình đào tạo Du lịch ở các cấp độ đều thiếu tính đồng nhất, đặc biệt đối với các cơ sở không đào tạo chuyên ngành Du lịch mà chỉ tham gia đào tạo 1 hoặc 2 chuyên ngành chúng ta cần thống nhất dưới sự quản lý của Bộ chủ quản− Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ sở mở mã ngành đào tạo cần tham khảo ý kiến của Bộ chủ quản và có sự thống nhất giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tránh trường hợp mở mã ngành đào tạo du lịch tràn lan không có sự quản lý của cơ quan nhà nước, việc mở mã ngành đào tạo Du lịch phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu như: Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập, lực lượng giảng viên đúng ngành nghề, có trình độ cao cả về lý thuyết và thực hành, chương trình giảng dạy phải phù hợp,… Vấn đề tự chủ của các trường cũng cần phải có tiêu chuẩn cụ thể tham chiếu. − Chất lượng của đội ngũ giảng viên còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn giảng viên, phần lớn số lượng giáo viên, giảng viên ở các trường có đào tạo về du lịch được đào tạo từ các ngành khác. Cơ bản là từ các khối ngành văn hóa, xã hội hoặc quản trị kinh doanh. Việc giảng dạy về du lịch chủ yếu dựa vào vốn kiến thức tự học, tổng hợp từ nhiều nguồn, từ nhiều kinh nghiệm của các thầy, cô. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, ngoài yếu tố tích hợp tiêu chuẩn trong nước và quốc tế đối với chuyên môn nghiệp vụ trong khuôn khổ chương trình cho phép thì khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin để nâng tầm trong công tác giảng dạy là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên. Tuy đã có những cải thiện đáng kể với các chương trình đào tạo bổ sung, song để đạt chuẩn khu vực và quốc tế thì đây vẫn là một trong những điểm yếu đối với đội ngũ giảng viên Du lịch, đặc biệt là về ngoại ngữ. Giảng viên dạy thực hành phải là những người có tay nghề cao, có uy tín trong lĩnh vực họ giảng dạy và phải có trình độ sư phạm giỏi, yêu nghề và toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên không chỉ
- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DU LỊCH VIỆT NAM... 7 được trau dồi kiến thức nghề nghiệp mà còn được giáo dục về tình yêu nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. − Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập Du lịch còn thiếu thốn, có nhiều cơ sở đào tạo ở tình trạng nghèo nàn về cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật mà vẫn duy trì giảng dạy. Đây chính là nguyên nhân của chất lượng giảng dạy thấp, không đáp ứng yêu cầu, chạy theo số lượng, đào tạo không vì quyền lợi của người học. − Lực lượng lãnh đạo, quản lý ở các cơ sở đào tạo Du lịch cần được bổ sung về năng lực chuyên môn, phương pháp quản lý, sự tìm tòi sáng tạo học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm hay của các cơ sở đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước cho cơ sở đào tạo của mình, phần lớn còn ỷ lại vào cơ quan chủ quản, máy móc trong tư duy. Có những cơ sở bổ nhiệm lãnh đạo chưa đủ tiêu chuẩn tạo ra hiệu quả thấp trong công tác quản lý. − Phần lớn các cơ sở đào tạo chưa đưa ra được tiêu chuẩn của đầu ra (chất lượng sinh viên tốt nghiệp) cần phải có sự cam kết với xã hội: Sinh viên, học sinh sau khóa học tốt nghiệp ra trường sẽ đảm nhận được những công việc gì đến mức độ chất lượng như thế nào? Khi các cơ sở đào tạo chưa có sự cam kết nghĩa là chưa khẳng định được thương hiệu cho mình. − Phương pháp giảng dạy tại nhiều trường Du lịch còn nặng về lý thuyết, coi nhẹ hay lẩn tránh thực hành trong khi việc đào tạo nghề Du lịch cần ưu tiên cho thực hành ở tỷ lệ cao. Đây là dấu hiệu của chất lượng giảng viên yếu và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy không đảm bảo, học sinh, sinh viên không được thực hành nghề nghiệp dẫn đến khi ra trường các doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi nhận người vào làm, và như vậy tấm bằng chưa phải là chìa khóa vào đời cho các em. Nghịch lý thường được chia sẻ khi đề cập tới việc đào tạo du lịch là khi đào tạo thì đòi hỏi phải có thực hành, nhưng khi đi kiến tập và thực tập tại các cơ sở thì sinh viên khó có thể tiếp cận được với công việc thực tế bởi nhiều quy định ràng buộc dẫn tới tình trạng suốt thời gian thực sinh viên vẫn không có khả năng tiếp cận với thực tế nghề nghiệp và tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân.
- 8 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Trách nhiệm này thuộc về cơ sở đào tạo. Sự mất cân bằng trong đào tạo giữa lý thuyết và thực hành ở các bậc học cũng cần được quan tâm thích đáng. Ở hai bậc học này, việc đào tạo theo truyền thống trên giảng đường ít được gắn với thực hành. Vì vậy, mặc dù ngồi trên ghế nhà trường 3 − 4 năm nhưng có không ít sinh viên không có kỹ năng xử lý công việc. Nhìn chung, phần thực hành vẫn là một trong những vấn đề khó khăn rất lớn đối với việc giảng dạy du lịch ở các bậc học.... Hầu hết các ý kiến của doanh nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo trong các chương trình hội thảo chuyên ngành đều thống nhất ở hai vấn đề cơ bản: Đào tạo Du lịch hiện nay đang ở trong tình trạng thiên về lý thuyết mà thiếu thực hành; khả năng tiếp cận thực tế và thích nghi với môi trường làm việc kém, giao tiếp cơ bản trong công việc chưa đạt yêu cầu đặc biệt là việc sử dụng ngoại ngữ. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực Du lịch chất lượng cao, triển khai tốt Nghị quyết số 08 của Đảng về phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, công tác đào tạo nguồn nhân lực Du lịch cần chú ý một số điểm sau: − Cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng thống nhất và đưa ra chương trình chung cho các cơ sở đào tạo với tiêu chí bám sát tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tăng cường tỷ lệ thực hành, ngoại ngữ và tin học thí điểm đào tạo một số ngành nghề bằng tiếng Anh. Xây dựng khung chương trình đào tạo tiên tiến, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội. Tăng cường hơn nữa việc hợp tác quốc tế trong đào tạo. − Xây dựng mối liên hệ có trách nhiệm giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch, trên cơ sở nhu cầu của việc làm, đơn đặt hàng từ các các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo xây dựng chỉ tiêu, tiêu chí đào tạo hằng năm. Các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên thực hành tại cơ sở của mình, từ đó triển khai việc kiểm tra, tuyển dụng nhân viên sau khóa học. Đội ngũ giảng viên Du lịch cần phải có chế độ bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình độ sư phạm, kỹ năng thực hành, giao tiếp học hỏi các cơ sở đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước, có sự trao đổi lựa chọn lực lượng giảng viên giữa các cơ sở đào tạo với nhau thông qua
- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DU LỊCH VIỆT NAM... 9 Hội đồng hiệu trưởng. − Hằng năm cần tổ chức Hội thi tay nghề Du lịch toàn quốc, tiến tới Hội thi tay nghề Du lịch ASEAN cho nguồn nhân lực lao động Du lịch cả nước và các giảng viên các cơ sở đào tạo, bên cạnh mục tiêu tôn vinh người lao động ngành Du lịch, từ Hội thi có thể tìm ra những tài năng, những kinh nghiệm quý giá trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Du lịch, lựa chọn bổ sung cho đội ngũ giảng viên có tay nghề cao của các trường đào tạo Du lịch. − Tăng cường hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các trường đào tạo Du lịch với tiêu chí bám sát thực tiễn, trao đổi, liên kết hỗ trợ lẫn nhau một cách có trách nhiệm giữa các trường chuyên đào tạo Du lịch và các trường có tham gia đào tạo Du lịch, tham mưu trực tiếp cho cơ quan quản lý nhà nước về chính sách chế độ và các giải pháp trước mắt và lâu dài cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực du lịch. − Cần thành lập tổ chức quốc gia kiểm định chất lượng và cấp chứng chỉ nghề cho lao động ngành Du lịch để trên cơ sở đó sắp xếp đúng vị trí công việc và mọi chế độ cho người lao động. − Tổ chức đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế cho các Trường đào tạo Du lịch. − Thành lập các trung tâm bồi dưỡng tay nghề chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế tại các vùng miền để kịp thời cung cấp bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho các cơ sở du lịch. − Tăng cường trang thiết bị tin học trong các cơ sở đào tạo, xây dựng các bài giảng bằng công nghệ 4.0 cho tất cả các chuyên ngành, song song với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng công nghệ cao cho lực lượng giảng viên. Chỉ thị số 8 ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Định hướng phát triển xuyên suốt của Du lịch Việt Nam đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ là “Sản phẩm đặc sắc − Dịch vụ chuyên nghiệp − Thủ tục thuận tiện, đơn giản − Giá cả cạnh tranh − Môi
- 10 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... trường vệ sinh, sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn − Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”. Thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương và các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cần nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 08−NQ/TW của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy phát triển Du lịch Việt Nam một cách toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm “Liên kết chặt chẽ − Phối hợp nhịp nhàng − Hợp tác sâu rộng − Bao trùm toàn diện − Hiệu quả bền vững”. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội, ngành Du lịch và đặc biệt với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch hơn bao giờ hết cần chuẩn bị cho mình đầy đủ mọi điều kiện cần thiết với trách nhiệm cao, bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực Du lịch chất lượng cao, chuẩn mực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển Du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương của Đảng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Khoa Du lịch và Việt Nam học, gắn với Cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 81 | 9
-
Đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập
8 p | 55 | 5
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển khả năng di chuyển cho sinh viên học môn Bóng bàn tự chọn tại Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
5 p | 12 | 4
-
Phát triển chương trình đào tạo tiếp cận khung năng lực ASEAN và Úc
12 p | 4 | 2
-
Đào tạo và ứng dụng công nghệ cho các khách sạn − nhà hàng khu vực miền Trung Việt Nam
14 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu các điều kiện cần để phát triển các sự kiện thể thao tại vùng Trung Du và Miền núi Bắc Bộ
5 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn môn Bóng chuyền cho nam sinh viên hệ không chuyên Trường Đại học Vinh
4 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu định hướng công tác đào tạo cử nhân thể dục thể thao Chuyên ngành Võ - Quyền Anh Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3 p | 7 | 2
-
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới đào tạo cử nhân chuyên ngành Điền kinh Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
6 p | 5 | 2
-
Thực trạng đào tạo năng lực sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
5 p | 35 | 2
-
Nghiên cứu, đề xuất phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao tỉnh Trà Vinh
11 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu hoạt động đào tạo gắn với thực tiễn doanh nghiệp đối với sinh viên ngành khách sạn: Khảo sát trường Đại học Phenikaa
13 p | 4 | 1
-
Sự thích ứng của ngành du lịch với chuyển đổi số: Mối liên kết giữa đào tạo và phát triển kỹ năng
18 p | 4 | 1
-
Đào tạo du lịch số tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam: Các xu hướng và rào cản
12 p | 9 | 1
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam
9 p | 5 | 1
-
Xu hướng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế tại Việt Nam
13 p | 6 | 1
-
Định hướng đổi mới chương trình đào tạo giáo viên chuyên ngành giáo dục thể chất trong các trường đại học sư phạm đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông
6 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn