Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Dùng phiếu học tập trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh
lượt xem 24
download
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Dùng phiếu học tập trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh được nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản có làm tăng hứng thú của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú không? Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Dùng phiếu học tập trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Đề tài: DÙNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠYHỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. Tác giả: Trần Hoàn Vũ Nguyễn Tấn Hiền Tổ: Lí Hóa Trường THPT Trần Phú Tuy An Phú Yên Năm học 20122013
- MỤC LỤC Trang 1. Tóm tắt đề tài: 2 ………………………………………………………… 2. Giới thiệu: 2 …………………………………………………………….. 2.1. Hiện trạng: 2 ………………………………………………………... 2.2. Giải pháp thay thế: 3 ………………………………………………... 2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài: 3 ………………... 2.4. Vấn đề nghiên cứu: 3 ………………………………………………. 2.5. Giả thuyết nghiên cứu: 3 …………………………………………… 3. Phương pháp nghiên cứu: ……………………………………………. 4 3.1. Khách thể nghiên cứu: …………………………………………… 4 3.2. Thiết kế nghiên cứu: 4 ……………………………………………… 3.3. Quy trình nghiên cứu: ……………………………………………. 5 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu: 5 ……………………………………. 4. Phân tích và bàn luận kết quả: 6 ……………………………………….. 4.1. Phân tích dữ liệu: ………………………………………………… 6 4.2. Bàn luận kết quả: 8 …………………………………………………. 5. Kết luận và khuyến nghị: ……………………………………………. 8 5.1. Kết luận: 8 ………………………………………………………….. 5.2. Khuyến nghị: ……………………………………………………... 9 6. Tài liệu tham khảo: 10 …………………………………………………… 7. Phụ lục: ………………………………………………………………. 11 1
- 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Với chương trình vật lí lớp 10 ban cơ bản, khi dạy học thì học sinh chỉ được tiếp cận với các dạng bài tập tự luận. Trong khi đó các bài kiểm tra định kì thì yêu cầu bằng hình thức trắc nghiệm khách quan (TNKQ) 100%. Kết quả học tập môn vật lí của học sinh lớp 10A7 ở học kì I năm học 2012 2013 không cao. Để quá trình học tập phù hợp với hình thức kiểm tra đánh giá thì giáo viên phải tìm ra những giải pháp cho học sinh tiếp cận và luyện giải bài tập theo hình thức TNKQ. Giải pháp mà chúng tôi đưa ra trong đề tài: Dùng các phiếu học tập cho học sinh ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp: lớp 10A6 và lớp 10A7 của trường THPT Trần Phú. Lớp thực nghiệm 10A7 được chọn dạy thực nghiệm. Thời gian dạy thực nghiệm 10 tiết của chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 ban cơ bản. Khi tiến hành dạy thực nghiệm, trong các tiết học giáo viên sử dụng các phiếu học tập. Nội dung trong các phiếu học tập là hệ thống các câu hỏi TNKQ được phân thành hai phần; phần 1: Củng cố bài, phần 2: bài tập về nhà. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu: kiểm tra trước và sau tác động với hai lớp có nhiều điểm tương đương. Sử dụng phép kiểm chứng TTEST độc lập và độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD. Kết quả đạt được trước tác động: lớp 10A6 có điểm trung bình 5,53, cao hơn điểm trung bình của lớp 10A7 (4,87). Sau tác động lớp thực nghiệm 10A7 có điểm trung bình của bài kiểm tra là 6,62, cao hơn điểm trung bình của bài kiểm tra của lớp đối chứng 10A6 (5,63). Kết quả kiểm chứng sau tác động bằng phép TTEST cho thấy P 2 =0,0001< 0.05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa. Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 2
- SMD = 0,831>0,8 chứng tỏ giải pháp mà đề tài nghiên cứu có tác động lớn trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. 2. GIỚI THIỆU 2.1. Hiện trạng Trong quá trình dạy – học thì giải bài tập là hoạt động đặc biệt của hoạt động học tập của học sinh. Để việc dạy và học bài tập vật lí có hiệu quả thì đòi hỏi người học phải có động cơ, hứng thú học tập. Học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú có kết quả thi học kì I năm học 20122013 môn vật lí thấp so với các lớp 10 ban cơ bản khác. Qua qua thực tế giảng dạy và kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy học sinh ít hứng thú với các tiết bài tập. Khi giao bài tập về nhà bằng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa thì chủ yếu là các em chép lời giải từ các sách tham khảo để đối phó khi bị kiểm tra vở bài tập mà không tự giải được. Trong các tiết bài tập lớp học chỉ một vài em tham gia vào các quá trình cùng thầy tìm hướng giải quyết các bài tập, còn lại hầu như ngồi nghe và ghi chép một cách thụ động. Nguyên nhân: Về phía học sinh, lớp 10 là lớp đầu cấp học đa số các em không giải được các bài tập tự luận đòi hỏi nhiều kĩ năng phân tích hiện tượng và ứng dụng nhiều kiến thức toán. Từ đó học sinh không có hứng thú đối với bài tập tự luận. Về phần giáo viên: với một số lượng rất ít tiết bài tập thì giáo viên chỉ có thể dạy được một ít các bài tập tự luận của chương trình. Trong khi đó các bài kiểm tra định kì thì yêu cầu trắc nghiệm 100%, kiến thức bao quát toàn bộ chương trình, tỉ lệ bài tập khá nhiều (từ 40% đến 60%). Nên kết quả điểm thi các bài kiểm tra định kì của học sinh không cao. 2.2 Giải pháp thay thế Biên soạn hệ thống các dạng bài tập dưới dạng trắc nghiệm khách quan theo các mức độ; nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích tổng hợp. Thiết kế các phiếu học tập trong đó là hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng cho hai phần: củng cố bài và giao bài tập về nhà. Giao bài tập về nhà cho học sinh bằng các phiếu học tập trong đó là hệ thống các dạng bài tập dưới dạng trắc nghiệm khách quan phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp Với giải pháp như vậy tôi chọn đề tài để nghiên cứu: Dùng phiếu học tập trong dạyhọc chương “Các định luật bảo toàn” nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. 2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài SKKN: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng trong giải bài tập vật lí 10 Trường THPT Minh Đài – Tân Sơn – Phú Thọ; Của Đồng Hữu Thuận – www. thptminhdaiphutho.edu.vn 3
- SKKN: Phương pháp giải các bài toán bằng định luật bảo toàn cơ năng và chuyển hóa năng lượng của giáo viên: Nguyễn Thanh Hải trường THPT số 1 Quãng Trạch – Quãng Bình. SKKN: Sử dụng các định luật bảo toàn để giải các bài toán va chạm thuvienvatly.com/download/2014 2.4. Vấn đề nghiên cứu Việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản có làm tăng hứng thú của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú không? Việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú không? 2.5. Giả thuyết nghiên cứu Dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản làm tăng kết quả của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Giáo viên: + Thầy Trần Hoàn Vũ giảng dạy môn vật lý lớp 10A7 ban cơ bản: Lớp thực nghiệm. + Thầy Nguyễn Tấn Hiền giảng dạy môn vật lý lớp 10A6 ban cơ bản: Lớp đối chứng Hai giáo viên có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc. Nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, trong công tác giáo dục học sinh, được học sinh và đồng nghiệp yêu mến. Trong nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, được sở GDĐT khen. Học sinh: Hai lớp 10A6, 10A7 ban cơ bản được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về sỉ số, về giới tính, độ tuổi, dân tộc, và điều kiện học tập: Bảng 1. Thông tin học sinh của hai lớp Thông tin Tổng số Dân tộc Nam Nữ Lớp 10A6 43 Kinh 21 22 10A7 43 Kinh 20 23 4
- Ý thức học tập của học sinh kha t ́ ốt. Giao viên chu nhiêm chu y nhiêu đên ́ ̉ ̣ ́ ́ ̀ ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ̣ kêt qua hoc tâp cua hoc sinh. ́ ́ ́ ̀ ̀ ̉ Đa sô cac em đêu la con cua gia đinh nông dân, hiên ngoan, đ ̀ ̀ ược các bậc phụ huynh quan tâm. Điêu kiên hoc tâp cua cac em t ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ ́ ương đôi tôt. Đ ́ ́ ịa bàn cư trú của học sinh hai lớp phân bố đều ở các xã, thị trấn trên địa bàn tuyển sinh của nhà trường. Điểm đầu vào của hai lớp là tương đương. (nhà trường chọn theo cụm điểm xét tuyển tương đương rồi phân chia đều cho các lớp ban cơ bản). 3.2. Thiết kế nghiên cứu Chúng tôi lựa chọn: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với hai lớp tương đương. Dùng phép kiểm chứng TTEST độc lập và mức độ ảnh hưởng SMD Bảng 2. Mô tả thiết kế Lớp Kiểm tra Tác động Kiểm tra trước tác sau tác động động Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng phiếu học O3 10A7 tập cho khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà Đối chứng O2 Dạy học với khâu củng cố bài O4 10A6 theo giáo án thông thường và giao bài tập về nhà theo sách giáo khoa. 3.3. Quy trình nghiên cứu Thời gian dạy thực nghiệm: Dạy hết chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 cơ bản: Từ ngày 8/1/2013 đến 2/2/2013 theo phân phối chương trình năm học 20122013. [phụ lục 1] Chuẩn bị bài giảng của giáo viên: Thầy Nguyễn Tấn Hiền dạy lớp đối chứng: Chuẩn bị giáo án theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng như các tiết dạy thông thường, củng cố bài theo các nội dung cơ bản, phần bài tập về nhà cho học sinh làm các bài tập trong SGK. Thầy Trần Hoàn Vũ dạy lớp thực nghiệm: Chuẩn bị giáo án đầy đủ theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng. Biên soạn hệ thống câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 cơ bản. Biên tập thành các phiếu học tập dùng để phần củng cố bài và giao bài tập về nhà cho học sinh theo từng tiết trong chương trình. [phụ lục 2]. Trong quá trình dạy thực nghiệm thì thực hiện các khâu như sau: 5
- Khi củng cố bài thì cho học sinh làm và trả lời các câu hỏi phần củng cố bài trong phiếu học tập. Giao bài tập về cho học sinh nhà bằng hệ thống câu hỏi TNKQ trong phiếu học tập. Trước khi dạy bài mới thì tiến hành kiểm tra mức độ hoàn thành bài tập trong các phiếu học tập đã cho, kiểm tra đánh giá cho điểm theo mức độ. Các câu hỏi học sinh chưa hoàn thành thì sẽ giải trong hai tiết bài tập của chương trình. 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu 3.4.1. Sử dụng công cụ đo và thang đo. Bài kiểm tra trước tác động: sử dụng kết quả bài kiểm tra học kì I (đề chung cho toàn khối lớp 10 ban cơ bản). Dạng đề 100% trắc nghiệm khách quan, số câu 25 thang điểm 10, mỗi câu đúng được 0,4 điểm. Sử dụng 4 mã đề, thời gian làm bài 45 phút. Bài kiểm tra sau tác động: Đề ra theo đúng yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng. Hình thức ra đề: dạng đề 100% trắc nghiệm khách quan, số câu 20 câu, thang điểm 10, mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Sử dụng 4 mã đề, thời gian làm bài 35 phút. Đề và đáp án của bài kiểm tra. [phụ lục 3] Tiến hành cho kiểm tra đồng thời đối với hai lớp và chấm bài lấy kết quả. Kết quả điểm của hai lớp. [phụ lục 4] 3.4.2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung: Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp dạy chấm bài hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Nhận xét của thầy tổ trưởng, giáo viên trong nhóm lí về độ giá trị nội dung của dữ liệu: Đề kiểm tra có sự thống nhất trong nhóm bộ môn, được thầy tổ trưởng duyệt. Đề đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Nội dung đề kiểm tra sát với nội dung mà học sinh đã nắm trong các phiếu học tập. Phu h ̀ ợp vơi trinh đô cua hoc sinh l ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ơp th ́ ực nghiêm va l ̣ ̀ ớp đôí chứng. Các câu hỏi trong đề kiểm tra đều dùng hình thức TNKQ, có phản ảnh các vấn đề của đề tài nghiên cứu: 3.4.2. Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu: Hai lớp được cho kiểm tra cùng một đề, được trộn thành 4 mã khác nhau. Mỗi lớp chia thành hai phòng để làm kiểm tra. Kết quả bài kiểm tra dùng làm kết quả bài kiểm tra thường xuyên. 6
- 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 4.1. Phân tích dữ liệu Bảng kết quả tính các đại lượng của dữ liệu thu được Lớp thực nghiệm 10A7 Lớp đối chứng 10A6 Trước Sau Trước Sau TĐ T Đ TĐ T Đ Mốt = 5.2 6.5 Mốt = 3.6 5.5 Trung vị = 5 6.5 Trung vị = 5.6 5.5 Giá trị trung bình = 4.87 6.62 Giá trị trung bình = 5.53 5.63 Độ lệch chuẩn = 1.35 1.17 Độ lệch chuẩn = 1.38 1.19 TTEST độc lập trước TĐ: p1 0.013 = 4 0.000 TTEST độc lập sau TĐ p2 = 1 SMD 0.831 Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng 10 9 8 7 6 5 Lớp đối chứng 4 Lớp thực nghiệm 3 2 1 0 Trước tác Sau tác động động 7
- Theo bảng kết quả ta thấy: Trước tác động: Số học sinh Giá trị Độ lệch P1 trung bình chuẩn (SD) Lớp thực nghiệm 43 4,87 1,35 0,0134 10A7 Lớp đối chứng 10A6 43 5,53 1,38 Giá trị trung bình của điểm kiểm tra trước tác động của lớp thực nghiệm là 4,87 (SD = 1,35) của đối chứng là 5,53 (SD = 1,38). Thực hiện phép kiểm chứng TTEST độc lập với kết quả trên tính được giá trị p1 =0,0134
- TTEST độc lập với kết quả trên tính được giá trị p2 =0,0001
- bài và giao bài tập về nhà có mức độ ảnh hưởng l ớn trong việc nâng cao kết quả học tập cho học sinh khi học xong chương các định luật bảo toàn. Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu là có ý nghĩa thực tiễn. Đề tài có thể áp dụng cho các phần của chương trình, áp dụng rộng rãi cho các khối lớp. Góp phần xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đưa vào sử dụng trong quá trình dạy học. 5.2. Khuyến nghị Có thể thực hiện đề tài này với phạm vi rộng hơn, với thời gian dài hơn để tạo hứng thú cho học sinh đối với bộ môn vật lí. Thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan phải thực hiện coi thi nghiêm túc mới đảm bảo tính khách quan của kết quả, phản ánh đúng trình độ của học sinh. Khi thực hiện đề tài kiểu này cần chọn các lớp có tinh thần hợp tác làm việc nghiêm túc. Thời gian thực hiện đề tài phải gắn với thời gian giữa hai bài kiểm tra định kì. Các bài kiểm tra trước và sau tác động đều được tính là bài kiểm tra định kì. Sử dụng kết quả của đề tài để góp phần xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho từng chương, dần dần hoàn chỉnh cho cả khối lớp để đưa vào vận dụng trong quá trình dạy học nhằm mang lại kết quả cao hơn cho học sinh. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Trọng Tương, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Phậm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân “Bài tập vật lí 10 – Nâng cao”, NXB Giáo dục. [2] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi ,Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh “Bài tập vật lí 10 – Cơ bản”, NXB Giáo dục. [3] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi ,Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh “SGK vật lí 10 – Cơ bản”, NXB Giáo dục. [4] Mạng internet: www.giaoan.violet.vn, www.thuvienvatli.vn,... [5] Tài liệu Dự án Việt – Bỉ * Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 10
- 7. PHỤ LỤC Phụ lục [1]: Khung phân phối chương trình dạy thực nghiệm lớp 10A7 Phụ lục [2]: Các phiếu học tập – Đáp án: sử dụng trong nghiên cứu. Phụ lục [3]: Đề kiểm tra sau tác động – Đáp án. Phụ lục [4]: Bảng điểm Phụ lục [1]: Khung phân phối chương trình dạy thực nghiệm lớp 10A7 Lớp 10A7 11
- Ngày dạy Tiế Lớp Tiết Tên bài Ghi chú t CT 9/1/2013 4 10A7 39 Động lượng định luật bảo toàn động lượng (tiết 1) 11/1/2013 5 10A7 40 Động lượng định luật bảo toàn động lượng (tiết 2) 17/1/2013 4 10A7 41 Công – công suất (tiết 1) 19/1/2013 5 10A7 42 Công – công suất (tiết 2) 23/1/2013 4 10A7 43 Bài tập 25/3/2013 5 10A7 44 Động năng 27/3/2013 1,2 10A7 45,46 Thế năng – bài tập Dạy bù 30/1/2013 4 10A7 47 Cơ năng 1/2/2013 5 10A7 48 Bài tập Phụ lục 2 : Các phiếu học tập Phiếu học tập số 1 Tiết 39 Bài: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng (tiết 1) Phần 1 : Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức : A. p = m.v . B. p = m.v . C. p = m.a . D. p = m.a . Câu 2: Véc tơ động lượng là véc tơ: A. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc 12
- B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc bất kỳ. C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. Câu 3. Biểu thức của định luật 2 Newton còn được viết dưới dạng sau: ∆P ∆P ∆P ∆P A. F = B. F = C. F = m . D. F = ∆t ∆t ∆t ∆t Câu 4. Đơn vị của động lượng là: A. N/s. B. kg.m/s C. N.m. D. Nm/s. Câu 5. Một quả tạ có khối lượng 5 kg, đang bay với vận tốc 36 km/h. Động lượng của quả tạ lúc đó bằng A. p = 180 kg.m/s. B. p = 180 N.s. C. p = 50 kg.m/s D. p = 50 kg.km/h. Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 6. Chọn câu phát biểu không đúng? A. Động lượng tính bằng tích khối lượng với vận tốc của vật . B. Động lượng cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn dương . C. Động lượng là đại lượng véc tơ. D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn dương . Câu 7. Một vật có khối lượng m không đổi đang chuyển động với vận tốc v. Khi vận tốc của vật tăng lên bằng 2v thì A. động lượng của vật giảm hai lần. B. động lượng của vật tăng gấp hai lần. C. động lượng của vật tăng gấp bốn lần. D. động lượng của vật giảm đi bồn lần. Câu 8: Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F . Động lượng chất điểm ở thời điểm t là: Ft A. P Fmt B. P Fm C. P D. P Ft m Câu 9. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 giây ( Lấy g = 9,8 m/s2). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là: A. 5,0 kg.m/s. B. 4,9 kg.m/s. C. 10 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s. Câu 10. Xe A có khối lượng 1000 kg, chuyển động với vận tốc 72 km/h; xe B có khối lượng 1500kg, chuyển động với vận tốc vận tốc 54km/h. Tỉ số giữa động lượng của xe A so với động lượng của xe B bằng A. 2. B. 1,5. C. 0,5. D. 1. Phiếu học tập số 2 Tiết 40 Bài: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng (tiết 2) Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Chọn phát biểu sai? Một hệ vật gọi là hệ kín khi A. có ngoại lực tác dụng, nhưng các ngoại lực ấy cân bằng nhau. B. không có ngoại lực tác dụng lên hệ. C. các nội lực rất lớn so với ngoại lực trong thời gian tương tác. 13
- D. ngoại lực cân bằng với nội lực. Câu 2. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng A. không xác định. B. bảo toàn. C. không bảo toàn. D. biến thiên. Câu 3. Gọi M và m là khối lượng súng và đạn, v vận tốc đạn lúc thoát khỏi nòng súng. Giả sử động lượng của hệ súng và đạn trong thời gian bắn được bảo toàn. Vận tốc giật lùi của súng ngay sau khi bắn là Mv mv mv Mv A. V = B. V = − C. V = D. V = − m M M m Câu 4. Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 200g, m2 = 300g có vận tốc lần lượt là v1 = 3m/s , v2 = 2m/s . Biết hai vận tốc ngược hướng nhau . Độ lớn động lượng của hệ là: A. 0,6 kg.m/s B. 1,2 kg.m/s C. 120 kg.m/s D. 60 kg.m/s Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 5. Biều thức của định luật bảo toàn động lượng đối với trường hợp hệ kín gồm hai vật có thể được xây dựng từ A. Định luật III Niutơn. B. Định luật II Niutơn. C. Định luật I Niutơn. D. Định luật vạn vật hấp dẫn. Câu 6. Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm hai quả cầu dính vào nhau và có cùng vận tốc v2 . Ta có 1 A. m1 v1 ( m1 m 2 )v 2 . B. m1 v1 m 2 v 2 . C. m1 v1 m 2 v 2 . D. m1 v1 (m1 m 2 )v 2 . 2 Câu 7. Chuyển động nào trong các chuyển động sau không theo nguyên tắc chuyển động bằng phản lực A. Chuyển động của súng giật khi bắn. B. Chuyển động của tên lửa đang bay C. Chuyển động của con sứa biển. D. Chuyển động của con quay nước. Câu 8. Một hệ gồm hai vật, vật một có khối lượng m1 = 1kg, vận tốc v1 = 3m/s; vật hai có khối lượng m2 = 4kg, có vận tốc v2 = 1m/s. Biết vận tốc của hai vật có hướng vuông góc với nhau. Độ lớn động lượng của hệ hai vật đó bằng A. 5 kg.m/s B. 1 kg.m/s C. 7 kg.m/s D. 2 kg.m/s Câu 9. Một hệ gồm hai vật, vật một có khối lượng m1 = 2kg, vận tốc v1 = 3m/s; vật hai có khối lượng m2 = 4kg, có vận tốc v2 = 1,5m/s. Biết hai vận tốc hợp với nhau một góc 1200. Độ lớn động lượng của hệ là hệ hai vật đó bằng: A. 5 kg.m/s B. 4 kg.m/s C. 8 kg.m/s D. 6 kg.m/s Câu 10. Chuyển động bằng phản lực tuân theo: A. Định luật bảo toàn động lượng. B. Định luật bảo toàn cơ năng . C. Định luật II Niutơn. D. Định luật vạn vật hấp dẫn Câu 11. Một khẩu súng có khối lượng M = 400 kg được đặt trên mặt đất nằm ngang, bắn một viên đạn khối lượng m = 400g theo phương ngang. Vận tốc của viên đạn là v = 500m/s. Vận tốc giật lùi của súng ngay sau khi bắn có độ lớn bằng A. 5mm/s . B. 5cm/s. C. 50cm/s. D. 5m/s. Phiếu học tập số 3 Tiết 41 Bài: Công và công suất (tiết 1) Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài 14
- Câu 1. Công thức tính công của một lực là: A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cos . D. A = ½.mv2. Câu 2. Công là đại lượng A. vô hướng, có thể âm hoặc dương. B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. D. véc tơ, có thể âm hoặc dương. Câu 3. Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không? A. Lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 900. B. Lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 900 C. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật. D. Lực vuông góc với phương chuyển động của vật. Câu 4. Công có thể biểu thị bằng tích của A. năng lượng và khoảng thời gian. B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. C. lực và quãng đường đi được. D. lực và vận tốc. Câu 5. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là: A. A = 1275 J. B. A = 750 J. C. A = 1500 J. D. A = 6000 J. Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 6. Lực nào sau đây sinh công âm khi tác dụng vào vật đang chuyển động trượt trên mặt phẳng ngang? A. Lực ma sát. B. Phản lực do mặt phản ngang tác dụng vào vật. C. Trọng lực. D. Thành phần lực kéo theo hướng chuyển động. Câu 7. Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Kết luận nào không đúng ? A. Lực kéo của động cơ sinh công dương. B. Trọng lực sinh công âm. C. Lực ma sát sinh công âm. D. Phản lực của mặt đường lên ô tô sinh công dương. Câu 8: Kéo xe goòng bằng một lực F không đổi thông qua sợi dây cáp. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 250. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 100m có giá trị 17500 J. Độ lớn của lực kéo bằng A.150N. B. 200N C. 110N D. 255 J. Câu 9: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 100m. Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản bằng 0,25 (lấy g = 10m/s2). Công của lực cản có giá trị bằng A. 375 J B. 375 kJ. C. – 375 kJ D. – 375 J. Câu 10. Một chiếc xe có khối lượng 750kg chuyển động từ đỉnh dốc đến chân dốc, biết độ cao của đỉnh dốc so với chân dốc là 10m. Lấy g = 10m/s2. Giá trị công của trọng lực thực hiện khi đó bằng A. 7500 J. B. 75 KJ. C. 375KJ. D. 375 J. Câu 11. Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng . Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị bằng 25950 J ( Lấy 3 1,73 ). Góc có giá trị A. 300. B. 450. C. 600. D. 0. 15
- Phiếu học tập số 4 Tiết 42 Bài: Công và công suất (tiết 2) Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian là A. Công cơ học. B. Công phát động. C. Công cản. D. Công suất. Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất? A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP. Câu 3 : Một người kéo một thùng nước khối lượng 5kg chuyển động đều từ giếng có độ sâu 6m lên trong thời gian 0,5 phút (Lấy g = 10 m/s2). Công suất của người ấy khi thực hiện công việc đó bằng A. 100 kW. B. 10 kW. C.100 W. D.10 W. Câu 4. Một lực F không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc v theo hướng của lực. Biểu thức của công suất của lực F là A. Fvt. B. Fv. C. Ft. D. Fv2. Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 5. Công suất là đại lượng là đại lượng được tính bằng: A. Tích của công và thời gian thực hiện công. B. Tích của lực tác dụng và vận tốc. C. Thương số của công và vận tốc. D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực. Câu 6. Trong ôtô, xe máy nếu chúng chuyển động thẳng trên đường, lực phát động trùng với hướng chuyển động. Công suất của chúng là đại lượng không đổi. Khi cần chở nặng, tải trọng lớn thì người lái sẽ A. giảm vận tốc đi số nhỏ. B. giảm vận tốc đi số lớn. C. tăng vận tốc đi số nhỏ. D. tăng vận tốc đi số lớn. Câu 7. Một cần cẩu nâng một kiện hàng có khối lượng m = 800kg chuyển động đều lên cao 5m trong thời gian 20s. Lấy g = 10m/s2. Công suất của cần cẩu là: A.20W. B.200W C.2000 kW D.2000W Câu 8. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là 5W. Thời gian tối thiểu thực hiện công việc đó A. 25s. B. 50s C. 100s. D. 200s. Câu 9. Khi một thang máy chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2m/s2 . Khối lượng thang máy 1 tấn , lấy g = 10 m/s 2 . Công do động cơ thang máy thực hiện trong 5 s đầu tiên là A. 200 kJ. B.50 kJ. C.250 kJ. D.300 kJ. 16
- Phiếu học tập số 5 Tiết 43 Bài Tập Phần 1: Giải các câu hỏi còn lại ở các phiếu học tập trước Phần 2: Giải các câu hỏi sau. Câu 1. Một vật đang nằm yên thì chịu tác dụng của một lực có độ lớn 300N, thời gian tác dụng 0,15s. Xung lượng của lực tác dụng vào vật trong khoảng thời gian đó bằng A. 4,5 kg.m/s. B. 2000 kg.m/s. C. 45 kg.m/s. D. 200 kg.m/s. Câu 2. Lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng lên đầu đạn ở trong nòng súng trường bộ binh có độ lớn trung bình là 8650, biết đạn có khối lượng m = 10g, chuyển động trong nòng súng nằm ngang trong khoảng 103 s, vận tốc đầu bằng 0. Vận tốc của đạn khi đến đầu nòng súng bằng A. 500m/s B. 540m/s. C. 120 m/s. D. 865m/s. Câu 3. Một vật khối lượng m đang chuyển động ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc là v v A. 3v . B. . C. 2v . D. 3 2 Câu 4: Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là: A.v1 = 0 ; v2 = 10m/s B. v1 = v2 = 5m/s C. v1 = v2 = 10m/s D.v1 = v2 = 20m/s Câu 5: Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc bắn một viên đạn thì súng giật lùi với vận tốc có độ lớn 10 m/s. Hỏi độ lớn vận tốc của đạn khi thoát khỏi nòng súng bằng bao nhiêu? A. 600m/s B. 700m/s C. 800m/s D. 1200m/s Câu 6: Một ô tô khối lượng 500kg đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì phanh gấp và chuyển động thêm quãng đường 4m thì dừng lại. Tính lực cản tác dụng lên xe. Bỏ qua ma sát. A. 20 000 N. B. 15 000 N. C. 30 000 N. D. 25 000 N Câu 7. Một vật có khối lượng m = 5kg đang nằm yên trên mặt sàn nhẵn nằm ngang thì bị lực kéo theo phương ngang F = 10N tác dụng . Công do lực kéo thực hiện trong thời gian 2 giây là bao nhiêu ? A. 70J . B. 50 J . C. 60 J . D. 40 J . Câu 8. Một ô tô chạy trên đường với vận tốc không đổi 72km/h. Công suất của động cơ là 60kW. Công của lực phát động do động cơ sinh ra khi ô tô chạy được quãng đường s = 500m là A. 2.105J. B. 1,5.106J. C. 1,2.106J. D. 1,8.106J. 17
- Câu 9. Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa 800kg. Khi chuyển động thang máy còn chịu một lực cản không đổi bằng 4.103N. Hỏi để đưa thang máy lên cao với vận tốc không đổi 3m/s thì công suất của động cơ phải bằng bao nhiêu ? Cho g = 9,8m/s2. A. 54000 W. B. 64920 W. C. 55560 W. D. 32460 W. Phiếu học tập số 6 Tiết 44 Bài: Động năng Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là : 1 1 2 A. Wd mv . B. Wd mv 2 . C. Wd 2mv 2 . D. Wd mv . 2 2 Câu 2. Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi. C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động cong đều. Câu 3. Động năng là đại lượng: A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không. Câu 4. Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của vật bằng: A. 0,45m/s. B. 1,0 m/s. C. 1.4 m/s. D. 4,4 m/s. Câu 5. Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 180m trong thời gian 45 giây. Động năng của vận động viên đó là: A. 560J. B. 315J. C. 875J. D. 140J. Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 6. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công? A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. B. Viên đạn đang bay. C. Búa máy đang rơi. D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất. Câu 7. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị dẫn suất của đơn vị động năng? A. KJ. B. Kg.m2/s2. C. N.m. D. N.s. 18
- Câu 8. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa: A. không đổi. B. tăng gấp 2 lần. C. tăng gấp 4 lần. D. giảm 2 lần. Câu 9. Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại được tính bằng biểu thức mv 2 mv 2 A= A=− A. 2 . B. 2 . C. A = mv 2 . D. A = − mv 2 . Câu 10. Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng? p2 P2 2m Wd = Wd = Wd = 2 p . D. Wd = 2mP . 2 A. 2m . B. 2m . C. Câu 11. Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó với ô tô là: A. 129,6 kJ. B.10 kJ. C. 0 J. D. 1 kJ. Phiếu học tập số 7 Tiết 45 Bài: Thế năng (tiết 1) Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức: 1 A. Wt mgz B. Wt mgz . C. Wt mg . D. Wt mg . 2 Câu 2. Một vật nằm yên so với mặt đất, vật có thể có A. vận tốc. B. động lượng. C. động năng. D. thế năng Câu 3. Một vật có độ cao 1,2m có thế năng 17,64 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khối lượng của vật A. 1,5 kg. B. 1,0 kg. C. 9,8 kg. D. 3,2 kg. Câu 4. Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thức nhất so với vật thứ hai là: A. Bằn hai lần vật thứ hai. B. Bằng một nửa vật thứ hai. C. Bằng vật thứ hai. D. Bằng 0,25 vật thứ hai. Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 5. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì: A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương. B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm. C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Sử dụng thiết bị Hi_Class trong việc giảng dạy Tin học 10 nhằm nâng cao hứng thú học cho học sinh
23 p | 835 | 99
-
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao kết quả học tập phần mềm Word thông qua việc tổ chức dạy học trên phòng máy - GV. Nguyễn Ngọc Sơn
22 p | 553 | 78
-
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao kết quả học tập phần mềm word thông qua việc tổ chức dạy học trên phòng máy
20 p | 318 | 74
-
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao kết quả học tập môn Tiếng Anh lớp 11 bằng một số trò chơi
30 p | 665 | 66
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Sử dụng công nghệ thông tin như thế nào trong tiết tự chọn môn Ngữ văn để nâng cao hiệu quả dạy học
21 p | 889 | 61
-
Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng: Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học Hòa Hưng
37 p | 338 | 42
-
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Dùng phương pháp tọa độ trong không gian để giải các bài toán hình không gian
25 p | 198 | 38
-
Nghiên cứu khoa học Sư phạm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp ba nhận biết biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và câu
17 p | 172 | 28
-
Nghiên cứu khoa học Sư phạm Toán lớp 3
15 p | 349 | 27
-
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao hiệu quả học tập môn Vật lí của học sinh lớp 12a3 - Trường THPT số 4 văn bàn qua phương pháp hoạt động nhóm, sau khi học xong chương sóng ánh sáng
62 p | 167 | 25
-
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao kết quả dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 thông qua tranh ảnh và xử lí tình huống tiểu phẩm
26 p | 165 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
191 p | 23 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Lào Cai theo tiếp cận năng lực
215 p | 25 | 12
-
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Sơ đồ hóa kiến thức một số phần chương sinh sản lớp 11 nhằm nâng cao kết quả học tập
22 p | 126 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Lào Cai theo tiếp cận năng lực
215 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường trung học cơ sở, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
109 p | 44 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Lào Cai theo tiếp cận năng lực
27 p | 11 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn