intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Đổi mới phương pháp thực hành nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Hóa cho học sinh qua hai bài thực hành trong chương halogen lớp 10

Chia sẻ: Tran Duc Duc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

91
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Đổi mới phương pháp thực hành nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Hóa cho học sinh qua hai bài thực hành trong chương halogen lớp 10 nhằm tìm hiểu xem việc đổi mới phương pháp thực hành môn Hóa trong chương halogen ở lớp 10 có nâng cao kết quả học tập môn Hóa cho học sinh hay không? Mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo chi tiết tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Đổi mới phương pháp thực hành nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Hóa cho học sinh qua hai bài thực hành trong chương halogen lớp 10

  1. Mục lục 1.Tóm tắt.............................................................................................................1 2. Giới thiệu.......................................................................................................1      2.1. Hiện trạng...............................................................................................2      2.2. Giải pháp thay thế..................................................................................2      2.3. Vấn đề nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu..........................................3 3. Phương pháp.................................................................................................3      3.1. Khách thể nghiên cứu ………………………………………………  4      3.2. Thiết kế nghiên cứu……………………………………...……………4          3.3. Quy trình nghiên cứu………………………………………………….   5        3.4. Đo lường và thu thập  dữ  liệu…………………………………………   5 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả.......................................................5 5. Kết luận và khuyến nghị..............................................................................7 6. Tài liệu tham khảo........................................................................................7 7. Phụ lục...........................................................................................................7 1
  2. 1. Tóm tắt Nhiều năm nay, cả  nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới  giáo dục để đáp ứng được nhu cầu đất nước, giáo dục đào tạo ra những  con  người vừa thông kiến thức và vừa thạo thực hành. Với bộ  môn hóa học mà  tính thực nghiệm được gắn với các bài giảng hàng ngày thì việc định hướng  đổi mới phương pháp giáo dục cũng phải có sự  khác biệt nhiều so với các  môn   học   khác.   Ngoài   các   phương   pháp   dạy   học   tích   cực   được   sử   dụng  thường xuyên như  thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề,…nhằm nâng cao   khả năng tiếp thu kiến thức, tính chủ động, sáng tạo của học sinh thì việc sử  dụng các thí nghiệm minh họa, đặc biệt là các bài thực hành cần được chú   trọng để học sinh hiểu rõ hơn tính chất của các chất cũng như  bản chất của  các phản ứng hóa học, giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Đối với các tiết thực hành, nếu giáo viên không chuẩn bị chu đáo thì sẽ  gây nhàm chán đối với các em. Tình trạng sẽ  là một vài em làm, còn các em   còn lại không tập trung hoặc làm việc riêng. Vì vậy  để  đảm bảo tiết thực   hành an toàn và thành công đòi hỏi giáo viên phải đầu tư  thời gian và công   sức, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cũng như sắp xếp bài thực hành khoa  học, hợp lí tạo  hứng thú đối với học sinh trong học tập chiếm lĩnh kiến thức  cũng như giúp học sinh rèn luyện một số kỹ năng trong thực hành hóa học và  đó cũng là những kỹ  năng cơ  bản trong quá trình tham gia lao động sau này  trong các ngành có liên quan. 2
  3. 2. Giới thiệu 2.1. Hiện trạng   Trong chương trình hóa học lớp 10, chương halogen là chương mở đầu  cho học sinh tìm hiểu về  các nguyên tố  cụ  thể. Nếu học sinh học tập tốt   chương này, tìm thấy được niềm say mê, hứng thú khi học tập môn hóa học   cũng như nắm được các chuẩn kỹ năng, kiến thức cơ bản thì đây là động lực   to lớn để các em học tập tốt chương sau. Ngược lại, dễ gây tâm lý chán nản,  hoang mang cho học sinh dẫn đến kết quả học tập môn hóa của em không tốt  và sự e ngại đối với môn hóa. Bên cạnh đó chương halogen  là chương có nội  dung tương đối phong phú về  kiến thức hóa học, nhất là các kiến thức về  chất, các kiến thức thực tiễn, công nghệ sản xuất và đời sống hàng ngày.  Từ  kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi nhận thấy khi học tập  chương halogen các em rất lúng túng trong việc hệ thống hóa kiến thức cũng  như là nắm bắt tính chất của các chất cụ  thể. Đặc biệt, đối với dạng bài tập   nhận biết thì phần lớn các em không chọn được thuốc thử phù hợp cũng như  các hiện tượng các em nêu ra cũng hết sức mơ hồ. Do đó, việc  đổi mới phương pháp  thực hành  các bài thực hành  của  chương góp phần giúp học sinh nắm vững kiến thức và tạo sự  say mê học   tập của học sinh  đối  với  bộ  môn.  Tuy nhiên, do  đặc  điểm tình hình của  trường là không có cán bộ  phụ  trách phòng thí nghiệm nên để  chuẩn bị  tiết  thực hành đòi hỏi giáo viên phải đầu tư  nhiều thời gian nên nhiều tiết thực   hành, giáo viên chuẩn bị không kĩ hoặc hướng dẫn tiết thực hành theo phương  pháp cũ. Mặt khác, trong nhận  thức của nhiều học sinh, các em muốn dành   nhiều thời gian cho việc giải bài tập vì cho rằng như vậy mới nâng cao được   kết quả học tập mà xem nhẹ tiết thực hành hoặc là chưa chú trọng đúng mức  đến tiết thực hành. Thực tế  cho thấy  ở  hầu hết các tiết thực hành khi giáo  viên hỏi về  các nội dung liên quan đến bài thí nghiệm thì phần lớn các em   không nắm được. 2.2. Giải pháp thay thế 3
  4. Từ  thực tế  đó, tôi tiến hành tổ  chức hai bài thực hành trong chương  halogen theo hướng cho học sinh chủ  động tiến hành các thí nghiệm với sự  chuẩn bị  đầy đủ  dụng cụ, hóa chất cho các nhóm học sinh thực hành. Mặc   khác tôi cũng yêu cầu học sinh tìm hiểu kĩ những kiến thức liên quan đến bài   thực hành và những thao tác thí nghiệm liên quan để  các em hứng thú hơn   trong việc thực hành các thí nghiệm cũng như tránh việc lãng phí thời gian khi   các em tới phòng thực hành nhưng còn tìm tài liệu về  những kiến thức liên   quan.    Qua thời gian thực hiện tôi thấy  kết quả  học tập  của học sinh  có  chuyển biến hơn trước, học sinh không những nắm nội dung bài học và làm  bài tập tốt  đặc biệt là bài tập nhận biết mà học sinh còn làm thực hành để  chứng minh những điều các em học có chính xác hay không và làm cho học   sinh tin tưởng vào kiến thức mà em học được. Vấn đề  nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn hóa học  cũng đã có nhiều bài viết, tham luận trình bày trong các hội thảo, trong các  sáng kiến kinh nghiệm,…. Nhưng tôi muốn trình bày một vấn đề  cụ  thể  đổi  mới phương pháp thực hành nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa cho   học sinh qua hai bài thực hành trong chương halogen lớp 10. 2.3. Vấn đề nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu Vấn đề  nghiên cứu:  Việc đổi mới phương pháp thực hành môn hóa  trong chương halogen ở lớp 10 có nâng cao kết quả học tập môn hóa cho học  sinh hay không? Giả  thiết nghiên cứu:  Khi cho học sinh thực hành hai bài thực hành  trong chương halogen lớp 10 một cách chủ  động, tích cực sẽ  góp phần nâng  cao chất lượng học tập môn hóa cho học sinh. 3. Phương pháp 3.1. Khách thể nghiên cứu  Tôi chọn học sinh hai lớp 10A4 và 10A5 ( mỗi lớp có 45 học sinh) để nghiên   cứu. Hai lớp này có những đặc điểm như sau: ­ Sức học của các em tương đương nhau. ­ Tỉ lệ học sinh nam và nữ của hai lớp như nhau ­ Phần lớn gia đình các em đều làm nông ­ Kết quả thi học kì I của 2 lớp tương đương nhau Bảng 1. Thông tin học sinh của hai lớp Số học sinh Dân tộc Tổng số Nam N Kinh ữ Lớp 10A4 45 18 27 x Lớp 10A5 45 18 27 x 3.2. Thiết kế nghiên cứu 4
  5. Chọn lớp 10A5 làm nhóm đối chứng và lớp 10A4 làm nhóm thực  nghiệm. Tôi dùng bài kiểm tra học kì I làm bài kiểm tra trước tác động. Kết  quả kiểm tra điểm trung bình của hai lớp như sau: Bảng 2. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Điểm trung bình 5,90 5,81 p 0,83 P=0,83 >0,05, nên chênh lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối  chứng là không có ý nghĩa, vậy hai lớp được xem là tương đương nhau. Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Lớp Kiểm tra  Tác động Kiểm tra  trước tác  sau tác  động động Thực  O1 Dạy 2 bài thực hành theo  O3 nghiệm phương pháp mới. Đối chứng O2 Dạy 2 bài thực hành theo  O4 phương pháp cũ.    Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T­Test độc lập 3.3. Quy trình nghiên cứu ­ Lớp đối chứng: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị  bài thực hành bình thường,  chia lớp thành 4 nhóm thực hành theo 4 tổ trên lớp. ­ Lớp thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài học chuẩn bị kỹ các khâu sưu tầm,   lựa   chọn   thông   tin   tại   các   website   baigiang.violet.vn,   tvtlbachkim.com,  giaovien.net,   sách   hướng   dẫn  thí   nghiệm   thực   hành   trong   các   tài  liệu   tập  huấn, ... Chia lớp thành 8 nhóm để  thực hành, mỗi nhóm cử  nhóm trưởng để  quản lí nhóm, đảm bảo em nào cũng tiến hành thí nghiệm, tránh tình trạng  một em làm còn các em khác chỉ ngồi quan sát. Tôi theo dõi chặt chẽ học sinh  để  kịp thời nhắc nhở  các em không tập trung, hướng dẫn, uốn nắn các em  thao tác thực hành chính xác. Trước tiết thực hành, tôi dành thời gian hướng   dẫn cụ thể các em chuẩn bị  những kiến thức có liên quan đến bài thực hành  và nắm được cách tiến hành các thí nghiệm. Đồng thời tôi cho học sinh trả  lời các câu hỏi trong phiếu học tập được chuẩn bị    trước để  các em nắm   vững hơn về bài thực hành. Tiến hành dạy thực nghiệm: Dạy theo thời khóa biểu của nhà trường để  đảm bảo tính khách quan. 3.4. Đo lường và thu thập  dữ liệu Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn  hóa học, do giáo viên  hóa trường THPT Trần Phú ra đề thi chung cho toàn khối 10.  5
  6. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15 phút (xem phần phụ  lục).  Bài kiểm tra sau tác động gồm 3 câu tự luận. Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi cho học sinh thực hiện 2 bài thực hành trong chương halogen,  tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phút (nội dung kiểm tra trình bày  ở  phần phụ  lục) và chấm bài theo đáp án xây dựng sẵn. 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 4.1. Phân tích dữ liệu Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Lớp đối  Lớp thực  chứng nghiệm Điểm trung bình 6,12 7,06 Độ lệch chuẩn 1,11 1,28 Giá trị p của T­test 0,0002 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,85 Như  trên đã chứng minh hai lớp trước tác động tương đương nhau về  điểm trung bình, nhưng sau khi tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung   bình bằng hàm T­TEST cho ta giá trị  p=0,0002. Do đó chênh lệch giữa điểm  trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là rất có  ý  nghĩa, tức là  chênh lệch về điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình   của lớp đối chứng là không ngẫu nhiên và do kết quả  của việc tác động khi  học sinh thực hành tốt các bài thực hành. 7,06 6.12 Chênh lệch giá trị  trung bình chuẩn SMD =   0,85 . Điều đó  1,11 cho thấy mức độ   ảnh hưởng của việc tổ  chức thực hành tốt bài thực hành  trong chương halogen đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. GIÁ TRỊ ĐIỂM TRUNG BÌNH: 6
  7. 8 7 6 5 4 lớp đối chứng 3 lớp thực nghiệm 2 1 0 trước tác sau tác động động Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm và  lớp đối chứng 4.2. Bàn luận kết quả Kết quả  của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có điểm  trung bình  bằng 7,06 còn của lớp đối chứng có điểm trung bình bằng 6,12.  Độ chênh lệch điểm số của hai nhóm sau khi tác động là 0,94. Điều đó  cho thấy điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự  khác  nhau lớn. Lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0,85. Điều này cho thấy mức   độ ảnh hưởng của việc tác động là lớn. Như vậy, việc đổi mới phương pháp   thực hành đã làm tăng hiệu quả học tập của học sinh. Từ đó cho thấy đề  tài  có khả năng phát triển và có triển vọng ứng dụng vào thực tế giảng dạy. Nếu   chúng ta đổi mới phương pháp thực hành trong chương trình thì kết quả  học  tập  bộ  môn của học sinh sẽ được cải thiện hơn nữa. Phép kiểm chứng T­TEST về điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động  của hai lớp là p=0,0002 
  8. ­ Đã tiến hành nghiên cứu tình hình học tập của học sinh và điều kiện   thực tế của nhà trường để chọn đề tài nghiên cứu thích hợp. ­ Khảo sát đặc điểm, tình hình của các lớp khối 10 do cá nhân phụ trách  và đã chọn ra hai lớp 10A4 và 10A5 tương đương nhau. ­ Tiến hành tác động đối với nhóm nghiên cứu. Kết quả  cho thấy kết   quả học tập của học sinh đã được nâng cao. ­ Đề tài có tính khoa học và sư phạm cao, các số liệu được minh chứng  cụ thể và được xử  lý dựa  vào các hàm tính toán, khắc phục được các nhược  điểm của các sáng kiến kinh nghiệm lâu nay hay làm ở các trường THPT. ­ Có thể áp dụng vào các trường THPT hiện nay.  5.2. Khuyến nghị ­ Cần có phòng thực hành môn hóa riêng không chung với môn khác ­ Cần có cán bộ  thiết bị  phụ  trách bộ  môn để  hỗ  trợ  giáo viên trong  việc chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thực hành. 6.Tài liệu tham khảo [1]  Th.s Nguyễn Lăng Bình, Lê Ngọc Bích, Phan Thu Lạc, “Nghiên cứu khoa  học sư phạm ứng dụng”, NXB ĐHSP. [2]  Th.s Kiều Văn Bức, Th.s Lê Thị Quỳnh Hương, “Bài giảng­Tập huấn  nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng­tháng 08/2010”, Sở giáo dục Khánh  Hòa tổ chức.   [3] “Hóa học 10”, sách giáo khoa, sách giáo viên, NXB giáo dục. [4] “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học lớp 10”,  NXB giáo dục [5] “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng” : Dự án Việt ­ Bỉ. [6] Mạng internet: www.baigiang.violet.vn, tvtlbachkim.com, giaovien.net. 7. Phụ lục * GIÁO ÁN Tiết 43                               BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO I.MỤC TIÊU:     1. Kiến Thức :  Biết được  mục đích, các bước  tiến hành, kĩ thuật   thực hiện của các thí  nghiệm: + Điều chế clo trong phòng thí nghiệm, tính tẩy màu của clo ẩm. + Điều chế axit HCl từ H2SO4 đặc và NaCl. + Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch, trong đó có dung dịch  chứa ion Cl­ 2. Kĩ năng :  ­ Sử dụng dụng cụ  và hóa chất để tiến hành thành công và an toàn các  thí nghiệm trên. 8
  9. ­ Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hóa học. ­ Viết tường trình thí nghiệm 3. Thái độ: Cẩn thận trong khi làm thí  nghiệm. II . CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên :  ­ Giáo án. ­ Phiếu học tập: Câu 1: Nêu các thao tác chính trong thí nghiệm 1. Tại sao phải dùng băng giấy  màu ẩm, nếu thay bằng băng giấy màu khô được hay không? Câu 2: Nêu các thao tác chính trong thí nghiệm 2. Khi đun nóng trong ống  nghiệm 1 có khói trắng bay lên, đó là chất gì? Câu 3: Trình bày phương pháp hóa dọc nhận biết các chất trong thí nghiệm   3. ­ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống dẫn thủy tinh, nút cao su có lỗ, ống nhỏ  giọt, đèn cồn, giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm,  đũa thủy tinh. ­ Hóa chất: Tinh thể KMnO4, dung dịch HCl đậm đặc, tinh thể NaCl,  dung dịch H2SO4 đậm đặc, nước cất, các dung dịch HCl loãng, NaCl, HNO3,  AgNO3, nước cất, quỳ tím. 2/ Học sinh: Ôn tập kiến thức liên quan đến bài thí nghiệm, chuẩn bị bảng  tường trình, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập  giáo viên đã phát. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1’). 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác của từng thí nghiệm (5’): ­ Cho chất rắn vào từng ống nghiệm ­ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm  bằng ống nhỏ giọt. ­ Thả giấy chỉ thị vào ống nghiệm khi phản ứng xảy ra. ­ Rót H2SO4 đậm đặc vào ống nghiệm.  ­ Đun nóng ống nghiệm. ­ Lắc ống nghiệm. Giáo viên nêu rõ việc cần thay đổi cách tiến hành thí nghiệm điều chế và thử  tính tẩy màu của khí clo ẩm bằng cách dưới đây. GV biểu diễn cách làm và  nhắc nhở những yêu cầu cần thực hiện trong buổi thực hành; yêu cầu HS cẩn  thận khi sử dụng H2SO4 đặc 3. Nội dung thực hành: TG           Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 11’ Thí nghiệm 1: Điều chế  Thí nghiệm 1: Điều  khí clo. Tính tẩy màu của  chế khí clo. Tính tẩy  khí clo ẩm màu của khí clo ẩm GV hướng dẫn học sinh  HS thực hiện thí  ­Cách tiến hành: 9
  10. tiến hành thí nghiệm: Cho  nghiệm vào ống nghiệm một lượng  nhỏ bằng 2 hạt ngô  KMnO4. Đậy miệng ống  nghiệm bằng nút cao su có  kèm ống hút nhỏ giọt chứa  dung dịch HCl đặc. Kẹp  một mảnh giấy quỳ tím  ­ Hiện tượng: ẩm ở miệng ống nghiệm.  + Có khí màu vàng (Cl2)  Bóp nhẹ quả bóng cao su  bay lên cho 3­4 giọt HCl đặc vào  + Băng giấy màu ẩm bị  ống nghiệm. HS quan sát hiện  mất màu. Yêu cầu học sinh quan sát  tượng, viết phương  ­ Phương trình phản  hiện tượng, viết phương  trình. ứng: trình phản ứng xảy ra và  Giấy quỳ ẩm mất  trả lời câu hỏi: Vì sao giấy  màu là do HClO có  2KMnO4        +       16HCl   quỳ tím ẩm mất mà? tính oxi hóa mạnh  2 KCl + 2MnCl2    + 5Cl2  GV nhấn mạnh khí clo  làm mất màu giấy  +8H2O. không làm mất màu giấy  quỳ tím. Cl2   + H2O     HCl +  quỳ tím khô. HClO Tính oxi hóa mạnh của  HClO đã làm mất màu  của giấy quỳ tím. 11’ Thí nghiệm 2: Điều  chế axit clohidric Thí nghiệm 2: Điều chế  HS thực hiện thí  ­Cách tiến hành: axit clohidric nghiệm GV hướng dẫn học sinh  tiến hành thí nghiệm : ­ Kẹp ống nghiệm (1) trên  giá thí nghiệm. ­ Cho vào ống nghiệm (1)  khoảng 2g NaCl và 3 ml  dung dịch axit H2SO4 đặc ­ Đậy ống nghiệm bằng  ­ Hiện tượng: nút cao su có ống dẫn thuỷ  + Bọt khí xuất hiện ở  tinh hình chữ L dẫn sang  ống nghiệm (2) rồi tan  ống nghiệm (2) chứa 3 ml  ngay. H2O + Quỳ tím chuyển sang  ­ Đun nhẹ ống nghiệm (1)  màu đỏ. HS quan sát hiện  ­ Phương trình phản  bằng đèn cồn. tượng, viết phương  ứng: trình. 10
  11. Hướng dẫn học sinh quan  NaCl + H2SO4 NaHSO4  sát hiện tượng, viết  +HCl phương trình phản ứng  Thí nghiệm 3:  Bài tập   xảy ra. thực nghiệm phân biệt   các dung dịch ­Cách tiến hành: 12’   (1') (2 ' ) (3')    Thí nghiệm 3:  Bài tập  + Dùng giấy quỳ tím để  HS thảo luận, báo  thực nghiệm phân biệt  nhận ra dung dịch HCl,  cáo kết quả và tiến  các dung dịch HNO3 → làm đỏ giấy  hành nhận biết. GV hướng dẫn HS đánh số  quỳ tím còn NaCl không  1, 2, 3 vào 3 ống nghiệm. làm đổi màu quỳ tím Cho HS thảo luận về cách  + Nhỏ dung dịch AgNO3  lựa chọn hoá chất, cách  vào 2 ống nghiệm HCl,  thực hiện HNO3  để nhận ra dung  * Lưu ý: HS có thể thực  dịch HCl → có kết tủa  hiện theo những cách khác  trắng xuất hiện. nhau  ­ Phương trình phản  ứng: HCl + AgNO3  AgCl +  HNO3 4. Công việc sau buổi thực hành (5’) : ­ GV nhận xét buổi thực hành ­ Yêu cầu HS viết tường trình ­ HS thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm ­ HS chuẩn bị bài các hợp chất chứa oxi của clo Tiết 49                                    BÀI  THỰC HÀNH SỐ 3:  TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BROM VÀ IOT I.MỤC TIÊU:           1. Kiến Thức :  Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật  thực hiện của các thí  nghiệm: + So sánh tính oxi hóa của clo và brom. + So sánh tính oxi hóa của iot và brom . 11
  12. + Tác dụng của iot và hồ tinh bột.    2. Kĩ năng :  ­ Sử dụng dụng cụ  và hóa chất để tiến hành thành công và an toàn các  thí nghiệm trên. ­ Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hóa học. ­ Viết tường trình thí nghiệm 3. Thái độ: Cẩn thận trong khi làm thí  nghiệm. II . CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên :  ­ Giáo án ­ Phiếu học tập: Câu 1: Nêu các thao tác chính trong thí nghiệm 1. Ý nghĩa của thao tác lắc nhẹ  ống nghiệm? Câu 2: Nêu các thao tác chính trong thí nghiệm 2. Nếu thay nước brom bằng  nước clo được hay không? Vì sao?  Câu 3: Nêu các thao tác chính trong thí nghiệm 2. Ý nghĩa của thao tác đun  nóng rồi sau đó để nguội ống nghiệm? ­ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cặp gỗ, đèn cồn, giá để ống  nghiệm. ­ Hóa chất: Dung dịch NaBr, dung dịch NaI, nước clo, nước brom, hồ  tinh bột, nước iot.       2. Học sinh: ­ Ôn tập về tính chất hoá học của clo, brom, iot; So sánh tính oxi hoá  của clo, brom, iot. ­ Nghiên cứu trước để nắm được dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí  nghiệm và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1’). 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác của từng thí nghiệm (5’): ­ Rót chất lỏng vào ống nghiệm ­ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng ống nhỏ giọt ­ Đun nóng ống nghiệm ­ Lắc ống nghiệm. GV lưu ý HS cẩn thận khi tiếp xúc với các hoá chất độc clo, brom. 3. Nội dung thực hành: TG           Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 12’ Thí nghiệm 1: So sánh  Thí nghiệm 1So sánh  tính oxi hóa của clo và  tính oxi hóa của clo và  brom. brom. GV hướng dẫn học sinh  HS thực hiện thí  ­Cách tiến hành: 12
  13. tiến hành thí nghiệm như  nghiệm SGK GV hướng dẫn HS  HS quan sát hiện  quan sát sự chuyển màu  tượng, giải thích,  của dung dich NaBr. viết PTHH Giải thích hiện tượng, viết  PTHH của phản ứng ­ Hiện tượng: Có một lớp chất lỏng  màu nâu không tan lắng  xuống đáy ống nghiệm. ­ Phương trình phản  ứng: Cl2 + 2NaBr   2NaCl +  Br2  Clo hoạt động hoá học  mạnh hơn brom nên đẩy  brom ra khỏi muối 12’ Thí nghiệm 2: So sánh  Thí nghiệm 2: So sánh  tính oxi hóa của iot và  tính oxi hóa của iot và  brom brom HS thực hiện thí  ­Cách tiến hành: GV hướng dẫn học sinh  nghiệm tiến hành thí nghiệm như  SGK Hướng dẫn học sinh quan  sát sự chuyển màu của  HS quan sát hiện  dung dịch. tượng, giải thích,  viết PTHH ­ Hiện tượng: Giải thích hiện tượng, viết  PTHH của phản ứng Có kết tủa màu tím đen  không tan lắng xuống  đáy ống nghiệm. ­ Phương trình phản  ứng: Br2 + 2NaBr   2NaBrl +  I2  Brom  hoạt   động   hoá  học   mạnh   hơn  iot  nên  đẩy iot ra khỏi muối Thí nghiệm 3:  Tác  10’ 13
  14. dụng của iot với hồ  HS thực hiện thí  tinh bột. Thí nghiệm 3:  Tác dụng  nghiệm, quan sát  ­ Hiện tượng: của iot với hồ tinh bột. hiện tượng Dung dịch hồ tinh bột  GV hướng dẫn học sinh  có màu xanh và khi đun  tiến hành thí nghiệm như  nóng màu xanh biến  SGK mất, dung dịch hồ tinh  Hướng dẫn học sinh quan  bột trở lại như lúc đầu. sát sự chuyển màu của  dung dịch hồ tinh bột. 4. Công việc sau buổi thực hành (5’) : ­ GV nhận xét buổi thực hành ­ Yêu cầu HS viết tường trình ­ HS thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm ­ HS chuẩn bị bài luyện tập. * ĐỀ KIỂM TRA 15 phút Sở giáo dục­ đào tạo Phú Yên            ĐỀ KIỂM TRA 15 phút  Trường THPT Trần Phú                       NĂM HỌC 2012­2013                               HÓA LỚP 10 CƠ BẢN                               Thời gian làm bài 15 phút Câu 1: (3 điểm) Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được  brom tinh khiết. Viết phương trình hoá học. Câu 2:(3 điểm) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:   HCl, HNO3, NaCl. Câu 3 :(4 điểm)Viết phương trình phản ứng khi cho clo dư tác dụng với dung  dịch NaBr (A) và KI (B). Nêu hiện tượng SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN         ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 phút TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ                  NĂM HỌC 2012­2013 MÔN HÓA HỌC ­  LỚP 10 CƠ BẢN                                                 Thời gian làm bài 15 phút Câu 1 3đ Cho 1 ít NaBr vào hỗn hợp:  1đ Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2 1đ Chưng cất hỗn hợp để tách lấy brom 1đ Câu 2 3đ 14
  15. Lấy mỗi chất 1 ít làm mẫu thử ­ Cho quỳ tím lần  lượt vào các mẫu thử 1đ + mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ là HCl, HNO3 0,5đ + Mẫu nào không làm đổi màu giấy quỳ là NaCl 0,5đ ­ Cho AgNO3 vào 2 mẫu HCl và HNO3, mẫu nào có kết tủa trắng là  0,5đ HCl, không có hiện tượng gì là HNO3    AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3 0,5đ Câu 3 4 đ * Dung dịch A Ban đầu Cl2 sẽ oxi hoá Br­ tạo Br2: Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2 0,5đ Brom tan trong nước tạo thành dung dịch có màu vàng 0,5đ Nếu tiếp tục cho phản ứng thì clo dư sẽ oxi hoá Br2 5Cl2 + Br2 + 6H2O 2HBrO3 + 10HCl 0,5đ Dung dịch sau phản ứng không màu 0,5đ * Dung dịch B Lúc đầu tinh thể I2 màu tím xuất hiện do phản ứng: 0,5đ Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2 0,5đ Sau đó Cl2 oxi hoá I2 5Cl2 + I2 + 6H2O 2HBrO3 + 10HCl 0,5đ Dung dịch cuối không màu. 0,5đ * BẢNG ĐIỂM   Lớp 10A5: Lớp đối chứng     Điểm kt Điểm kt Stt Họ và tên    trước TĐ sau TĐ 1 Võ Hồng Nhật Anh 10 8 2 Bùi Quốc Cường 10 8.5 3 Phạm Công  Dinh 8.4 7 4 Trần Thị Mỹ Dung 9.6 7 5 Nguyễn Quốc Đạ t 10 6 6 Bùi Minh  Hả i 9.6 7,5 7 Phạm Thị Mỹ Hạnh 10 7.5 8 Lê Thị Bích Hảo 4 6 9 Nguyễn Thị Mỹ Hằng 4.4 5 10 Ng Thanh Minh Hiếu 5.2 6 11 Phạm Thị  Hiếu 4.4 5 12 Nguyễn Thị Thu  Hoài 5.2 7 13 Đỗ Nhật Huy 6 5.5 14 Nguyễn Văn Khanh 4.8 5 15 Nguyễn Hồng Khánh 10 7 16 Đoàn Thị Kim Long 5.6 6 17 Nguyễn Đỗ Thu My 3.2 5 18 Nguyễn Thị My My 9.6 8 19 Lê Thị Kim Ngân 4.8 5 15
  16. 20 Nguyễn Thành Ngân 6 5.5 21 Võ Hồng Hiếu Ngân 4.4 5.5 22 Nguyễn Thu Nguyệt 6.4 5 23 Đỗ Trường Nhân 4 6 24 Ng Hồ Nhật  Phi 6.8 7 25 Bùi Thị Hồng Phượng 4.4 5 26 Đỗ Thị Kim Phượng 3.6 4 27 Tăng Thị Bích Phượng 4 6 28 Nguyễn Thị Soa 4.8 5 29 Nguyễn Thị Sơn 4.4 4.5 30 Phạm Công  Sơn 6 6 31 Đào Minh  Tâm 4.8 4.5 32 Đặng Thị Kim Thanh 8 6.5 33 Nguyễn T Thanh Thảo 4.8 7 34 Nguyễn T Thu Thảo 3.6 6 35 Nguyễn Sĩ  Thắng 6.8 7 36 Vũ Thị Thu Thấm 2.8 5 37 Phạm Thị Kim Thoa 7.2 7 38 Nguyễn Mạnh  Thường 6 6 39 Trần Minh Tính 4.8 5 40 Nguyễn Thị  Tình 4 7 41 Hồ Duy  Trực 5.2 6 42 Nguyễn Thanh Tuyền 3.6 5.5 43 Trịnh Thị Mỹ Uyên 4 6 44 Nguyễn T Kim Viên 3.2 6 45 Nguyễn Thị Vy 7.2 7   Lớp 10A4: Lớp thực nghiệm     Điểm kt Điểm kt Stt Họ và tên   trước TĐ  sau TĐ 1 Hồ Thị Ngọc Ánh 8 9.5 2 Mai Quốc Bảo 7.6 8.5 3 Nguyễn Thị Bông 7.2 8.5 4 Nguyễn Ngọc Cảnh 6 7.5 5 Nguyễn Thị Kim Chi 4.8 6 6 Võ Văn  Coan 6.4 6.5 7 Lê Thị Bích Diễm 4 7 8 Lê Thị Mỹ  Diệp 5.6 8 9 Võ Minh Duy 7.2 8 10 Nguyễn Minh  Đ ức 4.8 6 11 Nguyễn T Thanh Giang 8 8 12 Lê Ng Thanh Hằng 6.4 7 13 Nguyễn T Mỹ Hằng 8.4 9 14 Trịnh Thị Kim Hằng 7.2 7.5 16
  17. 15 Phạm Thị Hạnh 4.4 6 16 Nguyễn Thị Mỹ Linh 6 5 17 Phạm Thị Nhật Linh 6.4 7 18 Trần Văn Luật 4.4 6 19 Nguyễn Anh  Luân 3.2 5 20 Hồ Thị Trúc  Ly 3.6 6 21 Nguyễn Đức Mạnh 4.4 7 22 Trần T Minh Nhạn 6.8 5.5 23 Nguyễn Thục  Nhi 5.6 7 24 Ng Trần Quỳnh Nhi 3.6 6 25 Mai Thị Quỳnh Như 4 6.5 26 Lê Thị Bích Son 8.4 9 27 Trần Phước  Tài 9.6 10 28 Phạm Hoài  Thanh 6.8 7 29 Lê Thị Kim Thoa 6 8 30 Trần Thị Tiểu Thư 5.6 5.5 31 Phạm Ngọc Hoài Thương 2.4 5 32 Nguyễn Thị  Tiên 7.2 8 33 Thái Thị Cẩm Tiên 7.2 8 34 Hồ Văn  Toàn 5.6 7 35 Lê Thị Bảo  Trang 5.2 6 36 Bùi Thị Yên  Trinh 3.6 5 37 Huỳnh Thị Mỹ Trinh 5.2 7 38 Lê T Phương Trinh 6.8 8 39 Lê Minh Trung 3.2 5.5 40 Nguyễn Công  Trung 6 7.5 41 Trương T Ánh Tuyết 6.4 7 42 Nguyễn Quốc Tùng 6 7 43 Nguyễn Ngọc Vinh 2.4 6 44 Tống Văn  Vương 6.4 8 45 Nguyễn Thị Phi Y ến 7.6 9 Tuy An, ngày 26 tháng 2 năm 2013 Người viết        Bùi Thị Mai Lâm 17
  18. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2