Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN VÙNG DƯỚI<br />
CÓ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH<br />
THỦ PHẠM LÀ ĐỘNG MẠCH LIÊN THẤT TRƯỚC<br />
Hồ Thượng Dũng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu. Khảo sát tần suất bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (NMCTCSTCL) vùng dưới có<br />
tổn thương thủ phạm là động mạch liên thất trước và các biến đổi điện tâm đồ tương ứng.<br />
Phương pháp nghiên cứu. Tiến cứu, cắt ngang mô tả. Đối tượng. Các trường hợp BN chẩn đoán xác định<br />
NMCTSTCL vùng dưới được chụp ĐMV có cản quang ở BV Thống Nhất từ tháng 9/2007 - 4/2010.<br />
Kết quả. Trong 2 năm rưỡi (09/2007- 04/2010) có 68 BN NMCTCSTCL vùng dưới trong đó ĐMV thủ<br />
phạm: ĐMV phải 86,8%; ĐMV trái 13,2% trong đó ĐM mũ 5,8% và đặc biệt có đến 7,4% ĐM liên thất trước<br />
thủ phạm. ĐM liên thất trước thủ phạm 60% (3) gặp ở kiểu ĐMV trái ưu thế và 40% (2) gặp trong kiểu ĐMV<br />
cân bằng. Tất cả các trường hợp đều có ĐM liên thất trước rất dài, chạy vòng qua mỏm tim, xuống dưới và ra<br />
sau nuôi một phần cơ tim vùng dưới.<br />
Kết luận. Trong NMCTCSTCL vùng dưới mặc dù phần lớn ĐM thủ phạm là ĐM vành phải (86,8%)<br />
nhưng vẫn có một tỷ lệ ĐMV trái (13,2%) trong đó ĐM mũ (5,8%) và đặc biệt có một tỷ lệ (7,4%) tổn thương<br />
thủ phạm ở ĐM liên thất trước. Tổn thương thủ phạm ở cả ba ĐMV đều có thể gặp trong kiểu ĐMV cân bằng.<br />
Để có tổn thương thủ phạm ở ĐM liên thất trước mà điện tâm đồ có biểu hiện tổn thương ST chênh lên ở vùng<br />
dưới, chúng tôi cho là phải có điều kiện tiên quyết ĐM liên thất trước dài, vòng qua mỏm tim và nuôi một phần<br />
cơ tim vùng dưới.<br />
Từ khóa. Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên vùng dưới; Động mạch thủ phạm; Động mạch liên thất trước.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INFERIOR ST ST-SEGMENT ELEVATION MYOCARDIAL INFRACTION<br />
HAVING LEFT ANTERIOR DESCENDING AS THE CULPRIT VESSEL.<br />
Ho Thuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 170 - 175<br />
<br />
Objectives. Studying the proportion of patients with acute inferior ST-segment elevation myocardial<br />
infraction having left anterior descending coronary artery as the culprit vessel and correlative changes in<br />
electrocardiogram.<br />
Methods. Prospective, cross-sectional descriptive study. Patients: patients with acute inferior ST-segment<br />
elevation myocardial infraction having angiography at Thong Nhat hospital from 9/2007 to 4/2010.<br />
Results. In two and a half years (09/2007- 04/2010), there were 68 patients with acute inferior ST-segment<br />
elevation myocardial infraction in which the culprit vessel: right coronary artery 86.8%; left coronary artery<br />
13.2% in which circumflex coronary arteries 5.8% and especially culprit left anterior descending coronary artery<br />
7.4%. The culprit left anterior descending coronary artery was 60% in the dominant left coronary artery and<br />
40% in coronary artery balance. All of the cases had a very long left anterior descending coronary artery running<br />
around processus heart and suppling for a part of inferior myocardium.<br />
<br />
* Bệnh Viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên lạc : TS.Hồ Thượng Dũng<br />
<br />
170<br />
<br />
ĐT: 0908136361<br />
<br />
Email: dunghothuong@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions. In inferior ST-segment elevation myocardial infraction, although the majority of culprit vessel<br />
was right coronary artery (86.8%), there was a proportion of left coronary artery (13.2%) in which circumflex<br />
coronary artery (5.8%) and especially there was a proportion (7.4%) of culprit lesions in left anterior descending<br />
coronary artery. Culprit lesions in three branches of coronary artery may be found in coronary artery balance.<br />
Getting the culprit lesion in left anterior descending coronary artery and correlative changes in<br />
electrocardiogram, we believe that there must have the condition in which a long left anterior descending vessel<br />
running around processus heart and suppling for a part of inferior myocardium.<br />
Key words. Acute inferior ST-segment elevation myocardial infraction, the culprit vessel, left anterior<br />
descending. Vessel.<br />
Bệnh viện Thống nhất từ tháng 9/2007 đến<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
tháng 04/2010.<br />
Trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, việc<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán NMCT cấp của Tổ chức<br />
xác định vị trí vùng nhồi máu, tiên đoán vị trí<br />
Y tế Thế giới (WHO 1998)(2)<br />
tắc nghẽn động mạch vành thủ phạm chính<br />
Có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau: cơn đau<br />
xác khi tiếp cận bệnh nhân có thể giúp cho bác<br />
thắt<br />
ngực; biến đổi điện tâm đồ; tăng men tim<br />
sĩ điều trị tiên lượng sớm, hoạch định chiến<br />
trong máu. Định vị NMCT vùng dưới khi ST<br />
lược điều trị tốt và phần nào giúp cho bác sĩ<br />
chênh lên ≥ 1mm ở DII, DIII. aVF. Xác định có<br />
can thiệp trong việc chuẩn bị, phòng ngừa các<br />
(8)<br />
nhồi máu thất phải khi ST chênh lên ≥ 1mm ở<br />
biến chứng, tiên lượng… Nhồi máu cơ tim ST<br />
V4R hoặc V3R, V4R(5,7).<br />
chênh lên (NMCTSTCL) vùng trước có động<br />
mạch vành (ĐMV) thủ phạm luôn là ĐM liên<br />
thất trước. Trong khi đó NMCTSTCL vùng<br />
dưới ĐM thủ phạm có thể do ĐM mũ hoặc<br />
ĐM vành phải do đây là vùng giao nhau và<br />
được cung cấp máu bởi hai ĐM vành mũ trái<br />
và ĐMV phải. Tuy nhiên, đôi khi trong thực<br />
hành chúng ta vẫn gặp một số trường hợp<br />
NMCTCSTCL vùng dưới nhưng khi chụp<br />
mạch vành lại có ĐMV thủ phạm lại là ĐMV<br />
liên thất trước. Giải thích như thế nào tổn<br />
thương ĐMV liên thất trước lại có biểu hiện<br />
vùng cơ tim nhồi máu ở vùng dưới? Chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu nhằm<br />
khảo sát tần suất BN NMCT cấp ST chênh lên<br />
vùng dưới có tổn thương thủ phạm là ĐMV<br />
liên thất trước, các biến đổi điện tâm đồ tương<br />
ứng và phần nào trả lời cho câu hỏi trên.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân NMCT cấp theo tiêu chuẩn<br />
Tổ chức Y tế Thế giới với chẩn đoán xác định<br />
NMCT cấp vùng dưới, vùng dưới kèm thất<br />
phải bằng ECG. Tất cả được chụp ĐMV ở<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân không đủ dữ liệu trong bệnh án<br />
mẫu, bệnh nhân có tiền căn NMCT cũ.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiến cứu, cắt ngang mô tả.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Thăm khám lâm sàng và làm đầy đủ các xét<br />
nghiệm cơ bản (ECG, siêu âm tim, lipid máu,<br />
chức năng thận, chức năng đông máu và các trắc<br />
nghiệm gắng sức khi cần thiết).<br />
Chụp và can thiệp động mạch vành tại<br />
phòng thông tim bệnh viện Thống Nhất TP.<br />
HCM bằng máy chụp mạch máu số xóa nền<br />
AXIOM của hãng Siemen (Đức) với kỹ thuật<br />
chọc mạch qua da SELDINGER ở động mạch<br />
đùi hoặc quay.<br />
Tổng kết các số liệu về đặc điểm lâm sàng,<br />
hình ảnh tổn thương, kỹ thuật can thiệp, kết quả<br />
và biến chứng theo mẫu được thiết kế sẵn sau<br />
mỗi trường hợp chụp và can thiệp mạch vành<br />
qua da.<br />
<br />
171<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Đánh giá các tính chất tổn thương mạch<br />
vành(1)<br />
<br />
dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. So sánh<br />
<br />
Phân loại tổn thương mạch vành theo tiêu<br />
<br />
trung bình (biến số định lượng) giữa các nhóm<br />
<br />
chuẩn của AHA/ACC có cải biên với các típ A,<br />
<br />
bằng phép kiểm T- test và so sánh 2 tỷ lệ (biến số<br />
<br />
B1, B2, C. Độ nặng của bệnh động mạch vành sẽ<br />
<br />
định tính) bằng chi bình phương, khác biệt có ý<br />
<br />
được đánh giá qua tổn thương một nhánh, hai<br />
<br />
nghĩa thống kê với p< 0,05.<br />
<br />
nhánh và cả ba nhánh. Mức độ tổn thương động<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
mạch vành được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm<br />
độ hẹp so với đoạn mạch vành bình thường<br />
ngay sát chỗ hẹp và được tính ngay trên hệ<br />
thống máy chụp mạch vành nhờ phần mềm<br />
chuyên dụng cài đặt trong máy. Gọi là hẹp có ý<br />
nghĩa hay hẹp đáng kể khi mức độ hẹp ≥ 70% ở<br />
động mạch vành phải (RCA), hai nhánh động<br />
mạch vành trái (LAD, LCx) và hẹp ≥ 50% nếu ở<br />
thân chung động mạch vành trái (LM).<br />
Tiêu chuẩn đánh giá động mạch thủ phạm:<br />
tổn thương kèm theo huyết khối ảnh hưởng<br />
nặng đến dòng chảy phía sau (TIMI 0, TIMI 1).<br />
Ghi nhận kết quả chụp ĐMV: ĐMV thủ<br />
phạm, ĐMV tổn thương phối hợp.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 for windows.<br />
<br />
Các dữ liệu trong nghiên cứu được trình bày<br />
<br />
Trong 2 năm rưỡi (09/2007- 04/2010) có 68<br />
BN NMCTCSTCL vùng dưới<br />
<br />
ĐMV thủ phạm<br />
Bảng 1: Phân hoá nhánh mạch vành thủ phạm.<br />
ĐMV thủ phạm<br />
ĐMV phải<br />
ĐMV phải gần<br />
ĐM mũ<br />
ĐM liên thất trước<br />
Gần<br />
Giữa<br />
Xa<br />
<br />
Số BN<br />
59<br />
33<br />
4<br />
5<br />
2<br />
2<br />
1<br />
<br />
Tỷ lệ ( %)<br />
86,8<br />
48,5<br />
5,8<br />
7,4<br />
2,95<br />
2,95<br />
1,5<br />
<br />
ĐMV thủ phạm là ĐMV phải chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất (86,8%).<br />
ĐMV trái có tỷ lệ 13,2% trong đó đặc biệt<br />
ĐM liên thất trước là 7,4%.<br />
Tất cả 5 trường hợp này đều có ĐMV liên<br />
thất trước dài vòng qua mỏm.<br />
<br />
Hình 1: ĐM liên thất trước dài trước và sau can thiệp.<br />
<br />
172<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Kiểu ĐMV ưu thế và liên quan với ĐMV<br />
thủ phạm<br />
Bảng 2: Phân bố ĐMV ưu thế.<br />
Kiểu phân bố<br />
ĐMV phải ưu thế<br />
ĐMV trái ưu thế<br />
<br />
Số BN<br />
57<br />
6<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
83,8<br />
8,8<br />
<br />
Cân bằng 2 nhánh<br />
<br />
5<br />
<br />
7,4<br />
<br />
Bảng 3: Liên quan ĐMV kiểu ưu thế và ĐMV thủ<br />
phạm.<br />
ĐMV phải ưu ĐMV trái ưu Cân bằng 2<br />
thế (n=57)<br />
thế (n=6)<br />
ĐM (n=5)<br />
ĐMV phải thủ<br />
phạm (n=59)<br />
ĐM mũ thủ<br />
phạm (n=4)<br />
<br />
96,6%(57)<br />
<br />
3,4(2)<br />
75%(3)<br />
<br />
25%(1)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
ĐMV phải ưu ĐMV trái ưu Cân bằng 2<br />
thế (n=57)<br />
thế (n=6)<br />
ĐM (n=5)<br />
<br />
ĐM liên thất<br />
trước thủ phạm<br />
(n=5)<br />
<br />
60%(3)<br />
<br />
40%(2)<br />
<br />
ĐMV phải thủ phạm chiếm chủ yếu (96,6%)<br />
trong kiểu ĐMV phải ưu thế. ĐMV Mũ thủ<br />
phạm gặp phần lớn (75%) trong kiểu ĐMV trái<br />
ưu thế. Cả 3 ĐMV thủ phạm đều có thể gặp<br />
trong kiểu ĐMV cân bằng.<br />
<br />
Đặc điểm ECG:<br />
Bảng 4: Biến đổi điện tim kèm theo ở V2- V6.<br />
Biến đổi điện tim kèm theo ở V2- V6<br />
Có kèm với ST chênh lên ở 2 chuyển đạo<br />
Không kèm biến đổi ST ở V2- V6<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
40% (2)<br />
60% (3)<br />
<br />
Hình 2: Điện tâm đồ và chụp tắc/hẹp ĐM liên thất trước dài.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
ĐMV thủ phạm.<br />
ĐMV phải thủ phạm chiếm 86,8%, ĐMV trái<br />
chiếm 13,2%. Trong đó ĐM mũ 5,8%, ĐM liên<br />
thất trước 7,4% và vị trí tổn thương ĐM liên thất<br />
trước gần 2,95%,<br />
Nghiên cứu của chúng tôi NMCT vùng dưới<br />
nhưng có động mạch thủ phạm là ĐM liên thất<br />
trước có 7,4%, mà điều này các tác giả khác<br />
không thấy đề cập đến nhiều. Tác giả Bùi Ngọc<br />
Minh(3) ghi nhận có 0,6% (1 trường hợp) ĐMV<br />
thủ phạm gây NMCT vùng dưới là ĐM liên thất<br />
trước. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy tác giả<br />
bàn luận gì nhiều về trường hợp có ĐM liên thất<br />
trước thủ phạm. Còn các tác giả nước ngoài<br />
không thấy phân tích bàn luận về ĐM thủ phạm<br />
gây NMCT vùng dưới, chỉ nói đến ĐMV phải và<br />
ĐM mũ mà thôi(6).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Khảo sát tổn thương thủ phạm là ĐM liên<br />
thất trước, chúng tôi nhận thấy các trường hợp<br />
này ĐM liên thất trước rất dài đi vòng qua mỏm<br />
cung cấp máu nuôi một phần cơ tim vùng dưới,<br />
nên khi bi tắc nghẽn sẽ gây thiếu máu, nhồi máu<br />
vùng dưới.<br />
<br />
ĐMV ưu thế, liên quan ĐMV ưu thế và<br />
ĐMV thủ phạm.<br />
ĐMV phải chiếm ưu thế 83,8%, ĐMV trái<br />
chiếm ưu thế 8,8%, cân bằng 2 nhánh ĐM<br />
là 7,4%.<br />
Các BN có kiểu ĐMV phải ưu thế khi bị<br />
NMCT cấp vùng dưới ĐM thủ phạm hầu hết là<br />
ĐMV phải. Những BN có kiểu ĐMV trái ưu thế<br />
bị NMCT cấp vùng dưới có ĐM thủ phạm là<br />
ĐM mũ hoặc ĐM liên thất trước dài. Các BN có<br />
kiểu ĐMV cân bằng thì ĐM thủ phạm có thể<br />
gặp cả ba, ĐMV phải, ĐM mũ và ĐM liên thất<br />
trước dài. Chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu hay y<br />
<br />
173<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
văn bàn luận về vấn đề này, nên chúng tôi<br />
không so sánh kết quả được. Tuy nhiên theo<br />
chúng tôi kiểu ĐMV ưu thế cũng có ảnh hưởng<br />
đến giá trị chẩn đoán ĐM thủ phạm của NMCT<br />
cấp ST chênh lên vùng dưới.<br />
Xác định kiểu ĐM ưu thế chủ yếu dựa vào<br />
ĐMV cấp máu nuôi dưỡng cho cơ tim vùng<br />
dưới theo kinh điển có 3 dạng: ĐMV phải ưu<br />
thế, ĐMV trái ưu thế và cân bằng hai ĐMV. Tuy<br />
nhiên chúng tôi nhận thấy có thể xem ĐM liên<br />
thất trước dài vòng qua mỏm tim nuôi dưỡng<br />
một phần cơ tim vùng dưới là một kiểu ưu thế<br />
nữa và khi có thiếu máu, hoại tử cơ tim thì sẽ có<br />
biểu hiện ST chênh lên của vùng dưới.<br />
<br />
Biến đổi điện tim kèm theo của các chuyển<br />
đạo trước tim.<br />
Khảo sát tổn thương thủ phạm là ĐM liên<br />
thất trước trong NMCTCSTCL vùng dưới,<br />
chúng tôi nhận thấy tất cả các trường hợp này<br />
ĐM liên thất trước rất dài đi vòng qua mỏm<br />
cung cấp máu nuôi một phần cơ tim vùng dưới,<br />
nên khi bi tắc nghẽn sẽ gây thiếu máu, nhồi máu<br />
vùng dưới. Do đó, để có tổn thương thủ phạm là<br />
ĐM liên thất trước gây ra NMCT vùng dưới trên<br />
điện tâm đồ, chúng tôi cho là phải có điều kiện<br />
tiên quyết ĐM liên thất trước dài vòng qua mỏm<br />
nuôi một phần cơ tim vùng dưới. Tuy nhiên để<br />
xác định tiêu chuẩn của điện tâm đồ chính xác<br />
dự đoán cho ĐM liên thất trước thủ phạm gây<br />
NMCT vùng dưới, chúng ta cần có các nghiên<br />
cứu lớn với tất cả các trường hợp tổn thương thủ<br />
phạm là ĐM liên thất trước.<br />
<br />
Trong y văn, chúng tôi thấy một số tác giả A<br />
Bayés de Luna, M. Fiol-Sala, E. M. Antman,<br />
Engelen(4)… mô tả khi tắc ĐMV liên thất trước<br />
giữa-xa (D1 và S1) thì biểu hiện điện tâm đồ có<br />
ST chênh lên ≥ 2mm ở ít nhất 2 chuyển đạo liên<br />
tiếp V2 đến V5-V6 kèm ST đẳng điện hoặc chênh<br />
lên ở DII, DIII, aVF và định vị vùng nhồi máu là<br />
thành trước. Như vậy tổn thương ĐM liên thất<br />
trước ở đây gắn với sự biến đổi này theo định vị<br />
tổn thương ở đoạn giữa-xa của ĐM liên thất<br />
trước và nhồi máu vùng trước. Trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi điện tâm đồ của cả 5 BN này<br />
đều có ST chênh lên ≥ 1mm ở DII, DIII, aVF.<br />
Trong khi đó chỉ có 2,9%(2) thay đổi ST chênh lên<br />
nhẹ (< 1mm) ở các chuyển đạo V4, V5, V6. và<br />
4,5%(3) thì không có thay đổi rõ của ST ở các<br />
chuyển đạo V2-V6. Vì vậy chúng tôi dự đoán<br />
ĐM thủ phạm trước chụp mạch vành là ĐMV<br />
phải, còn biến đổi điện tim thành trước ở đây có<br />
khả năng chỉ là tổn thương kèm theo. Nhưng kết<br />
quả chụp mạch vành đã xác định ĐM thủ phạm<br />
chính là ĐM liên thất trước mà ĐMV phải<br />
không có tổn thương cấp tính nào. Như vậy,<br />
mặc dù ĐM liên thất trước là ĐM thủ phạm<br />
nhưng đã gây ra NMCT cấp vùng dưới. Do đó,<br />
ngoài 3 kiểu ĐM ưu thế cấp máu nuôi dưỡng<br />
cho cơ tim vùng dưới theo kinh điển: ĐMV phải<br />
ưu thế, ĐMV trái ưu thế và cân bằng 2 ĐM, theo<br />
chúng tôi còn có một kiểu “ưu thế” nữa là ĐM<br />
liên thất trước dài vòng qua mỏm tim nuôi<br />
dưỡng một phần cơ tim vùng dưới.<br />
<br />
* HÌNH VẼ MINH HỌA ĐMV ƯU THẾ.<br />
Động mạch vành phải ưu thế<br />
ÑMV<br />
P H A ÛI<br />
(R C A )<br />
<br />
Động mạch Mũ ưu thế<br />
ÑM MUÕ<br />
(LC x )<br />
ÑMV<br />
PHA ÛI<br />
(RC A )<br />
<br />
ÑM<br />
LIE ÂN<br />
TH A ÁT<br />
TRÖ Ô ÙC<br />
(LA D )<br />
<br />
Hình 3: Hình vẽ động mạch vành phải ưu thế.<br />
<br />
174<br />
<br />
ÑM MUÕ<br />
(LC x)<br />
<br />
ÑM<br />
LIEÂN<br />
THA ÁT<br />
TRÖ Ô ÙC<br />
(LA D)<br />
<br />
Hình 4: Hình vẽ động mạch mũ ưu thế.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />