Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở nước ta
lượt xem 67
download
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Ðại hội lần thứ VII của Ðảng thông qua năm 1991 đã nêu lên những phương hướng cho sự phát triển của đất nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở nước ta
- Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở nước ta Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Ðại hội lần thứ VII của Ðảng thông qua năm 1991 đã nêu lên những phương hướng cho sự phát triển của đất nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhìn lại, chúng ta thấy được giá trị vô cùng to lớn của Cương lĩnh trong định hướng xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong tình hình thế giới có những biến động phức tạp với bao thử thách hiểm nghèo. Cương lĩnh năm 1991 ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới lâm vào thoái trào. Các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội hân hoan cho rằng "chủ nghĩa xã hội đã cáo chung", chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn chiến thắng. Lúc đó sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội đã tác động đến niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh ấy, Ðảng ta đã kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, đề ra chiến lược kinh tế - xã hội và lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm (1991 - 2000) thu được kết quả quan trọng. Năm 1996 nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung b ình. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới tạo ra thế và lực mới cho cách mạng nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới; con đường và mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thấy rõ hơn. Chẳng hạn 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh 1991 nêu: Do nhân dân lao động làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư
- liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc; có điều kiện phát tr iển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới đã được Dự thảo Cương lĩnh 2011 bổ sung và phát triển thành tám đặc trưng cơ bản của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta tiếp tục xây dựng trong thế kỷ 21. Tám đặc trưng đó là: 1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 2. Do nhân dân làm chủ. 3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. 4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có điều kiện phát triển to àn diện. 6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. 7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa được nêu trên vừa thể hiện tính toàn diện và sự thống nhất của các đặc trưng đó trong một chỉnh thể, phản ánh được bản chất của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Những đặc trưng ấy trả
- lời câu hỏi xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? Tính phổ biến và tính đặc thù của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện như thế nào? Có thể nói, tính toàn diện và tính thống nhất của các đặc trưng thể hiện ở chỗ các đặc trưng này phản ánh toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan hệ đối ngoại, và sự thống nhất biện chứng giữa kinh tế và chính trị, kinh tế, chính trị và xã hội, đối nội và đối ngoại. Còn về bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Chúng ta có thể tìm thấy trong các đặc trưng về chế độ chính trị và nhà nước. Trước hết phải kể đến bản chất của chế độ chính trị mà cốt lõi của chế độ chính trị là Nhà nước. Ở nước ta, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa) ra đời xác lập địa vị mới của nhân dân, từ nô lệ làm thuê thành người làm chủ; đồng thời xác lập địa vị mới của Ðảng ta, Ðảng cầm quyền. Vì thế, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ phận nòng cốt của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa do Ðảng lãnh đạo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta khẳng định vai trò của Ðảng Cộng sản cầm quyền. Với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Ðảng Cộng sản lãnh đạo là điều kiện tiên quyết để nhân dân làm chủ, nhà nước đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ðảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý, nhân dân làm chủ thể hiện bản chất chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Hai là, bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) đã kế thừa đặc trưng thứ hai của Cương lĩnh 1991 "Có nền kinh tế phát triển cao dựa tr ên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu". Chế độ công hữu về
- các tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện bản chất của chế độ kinh tế xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa. Vì chỉ có chế độ công hữu tư liệu sản xuất với lực lượng kinh tế thuộc về xã hội, về nhân dân mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa là người đại diện mới thực hiện được các mục tiêu chính trị, xã hội, văn hóa ngày càng sâu rộng của chủ nghĩa xã hội. Nó khác bản chất nền kinh tế t ư bản chủ nghĩa dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa với mục đích là lợi nhuận tối đa và phương thức là bóc lột giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân, cạnh tranh khốc liệt kiểu cá lớn nuốt cá bé, kể cả gây các cuộc chiến tranh xâm lược, chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém. Cũng cần nói thêm rằng: 1- Khi nói, chúng ta không được chủ quan duy ý chí mà phải tuân theo quy luật khách quan "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất" không có nghĩa l à quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tự phát hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất kể cả khi giai cấp công nhân có chính quyền. Cần khắc phục khuynh hướng sùng bái tính tự phát trên vấn đề này. 2- Quan hệ sản xuất mới ra đời như những "mầm non" còn rất yếu lại đặt trong điều kiện chủ nghĩa t ư bản vẫn còn sức mạnh trên nhiều lĩnh vực kinh tế, quân sự, kinh nghiệm quản lý thì chúng ta không thể đòi hỏi có đầy đủ hoàn toàn tính ưu việt của quan hệ sản xuất mới. Ðặc biệt khi mà chủ nghĩa xã hội chưa thoát khỏi thời kỳ thoái trào, các thế lực thù địch ra sức tiến công vào chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa... Trong đó, kinh tế là một đối tượng mà các thế lực thù địch tiến công nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng và vai trò quản lý của Nhà nước với kinh tế, xóa bỏ chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Bản chất, mục tiêu xã hội của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiện trong Dự thảo Cương lĩnh là đặc trưng phản ánh bản chất xã hội của chủ nghĩa xã hội đồng thời thể hiện mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội Việt Nam từng bước hướng tới và đạt chín muồi khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Như Dự thảo Cương lĩnh
- ghi: "Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Ðảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa thể hiện tính toàn diện, tính thống nhất trong chỉnh thể, phản ánh bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa được coi như mô hình tổng thể về chủ nghĩa xã hội mà chúng ta định hướng xây dựng. Tuy vậy, với những đặc trưng hay cách sắp xếp thứ tự các đặc trưng như thế nào cho thật khoa học, phù hợp thực tiễn vẫn cần được thảo luận bổ sung. Thí dụ: 1- Ðặc trưng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh có cần bổ sung thêm mục tiêu nào không?; 2- Cách sắp xếp theo trình tự đặc trưng thể hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đến đặc trưng chính trị: nhân dân làm chủ và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân... do Ðảng lãnh đạo theo trình tự nào cho hợp lô-gích hơn; 3- Vẫn những nội dung trên nhưng để sáu hay để tám đặc trưng, cách nào chặt chẽ hơn. Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) đang được toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta đóng góp ý kiến xây dựng, chắc chắn Ðảng ta sẽ thu được nhiều ý kiến đóng góp có giá trị bổ sung phát triển, hoàn thiện. Và khi Ðại hội XI của Ðảng thông qua, Cương lĩnh đó trở thành ngọn cờ chiến đấu, đoàn kết toàn Ðảng, toàn dân tiến lên xây dựng nước Việt Nam XHCN ngày càng vững mạnh, phồn vinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN
84 p | 5159 | 472
-
Sách hướng dẫn Lịch sử các học thuyết Kinh tế - Chương 2
6 p | 697 | 226
-
Sách hướng dẫn Lịch sử các học thuyết Kinh tế - Chương 3
8 p | 460 | 147
-
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
15 p | 487 | 113
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước
60 p | 1985 | 56
-
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản năm 2021): Phần 1 - TS. Trần Thành Thọ
116 p | 592 | 54
-
Bài giảng Chủ thể kinh doanh: Chương 3 - Công ty hợp danh - NCS.ThS. Từ Thanh Thảo
84 p | 143 | 24
-
Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
191 p | 82 | 11
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Phần 1: Những vấn đề chung vế nhà nước
74 p | 113 | 10
-
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - những giá trị, đặc trưng phổ biến và tính đặc thù
12 p | 62 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 7: Pháp chế xã hội chủ nghĩa - Nhà nước pháp quyền (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
13 p | 36 | 5
-
Hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản
9 p | 42 | 5
-
Định hướng kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2017-2023 và những tác động đến Việt Nam
4 p | 62 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - CĐ Kinh tế Công nghệ
37 p | 51 | 4
-
Về đặc thù văn hóa trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
8 p | 52 | 4
-
Bài giảng Pháp luật: Bài 2 - Phạm Thị Lưu Bình
28 p | 12 | 3
-
Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của công dân trong hoạch định chính sách công
6 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn