Những nhân tố hình thành, quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam
lượt xem 249
download
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Mối quan hệ này, bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, nhân tố dân cư, xã hội, văn hoá và lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước. Trong tiến trình đó, lãnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những nhân tố hình thành, quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam
- Lê Minh Chiến CHỦ ĐỀ 1: Những nhân tố hình thành, quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc bi ệt Việt Nam-Lào, Lào-Vi ệt Nam trang 1
- Lê Minh Chiến PHẦN MỞ ĐẦU Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Mối quan hệ này, bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, nhân tố dân cư, xã hội, văn hoá và lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước. Trong tiến trình đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ này, với các hoạt động cách mạng của mình đã đặt nền móng vững chắc phát triển thành quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, hai quốc gia. Từ bao đời qua, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, gần gũi bên nhau như làng trên xóm dưới. Nhân dân Việt Nam thường nói láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau tương tự như cách nhân dân Lào gọi nhân dân Việt Nam là bản cạy hươn khiêng (bản kề, nhà cạnh). Quan hệ Việt Nam –Lào, Lào –Việt Nam là mối quan hệ nhân hòa, nảy sinh từ đời sống thích ứng với tự nhiên và dựng xây xã hội của biết bao thế hệ cộng đồng dân cư hai nước có nhiều lợi ích tương đồng, cao hơn hết là vận mệnh hai dân tộc gắn bó với nhau rất khăng khít và được phát triển thành quan hệ đặc biệt chưa từng có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam hình thành nên không hề do ý muốn chủ quan của bất kỳ bên nào, cũng không phải là một hiện tượng nhất thời mà bắt nguồn từ vị trí địa – chiến lược của hai nước, từ bản chất nhân văn, nương tựa lẫn nhau của hai dân tộc có cùng lợi ích cơ bản về độc lập, tự chủ và nguyện vọng chính đáng thiết tha về hòa bình và phát triển. Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam được nâng thành quan hệ đặc biệt kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 và sau đó (tháng 10 năm 1930), Đảng được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào sau này. trang 2
- Lê Minh Chiến Phần 1 Tổng quan chung về đường biên giới Việt Nam – Lào Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340 km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phong Sa Lỳ, Luổng Pha Bang, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Sa Văn Na Khệt, Sả Lạ Văn, Sê Kông và A Ta Pư. Cột mốc biên giới 605 trên biên giới Việt Lào 1. Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên: Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340 km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phỏng Sả Lỳ, Luổng Pha Bang, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Sa Văn Na Khệt, Sả Lạ Văn, Sê Kông và A Ta Pư. Phần lớn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Lào đều đi qua đỉnh hoặc triền núi và qua rừng rậm nhiệt đới, so với mặt nước biển nơi thấp nhất vào khoảng 300m, cao nhất vào khoảng 2.700m; khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình khoảng 500m, có nơi cao trên 1000m. Giữa hai nước có những dãy núi cao hình thành một đường biên giới tự nhiên: phía Bắc từ A Pa Chải trở xuống là dãy Pu Xam Sẩu, phía Nam từ Thanh Hoá trở vào là dãy Trường Sơn. Một số đèo đã trở thành các cửa khẩu nối liền hai nước, còn trên các đoạn biên giới khác, hầu hết là núi non hiểm trở, đi lại khó khăn. Dân cư sống hai bên biên giới đa phần là nhân dân các dân tộc ít người, sống thưa thớt tại các làng bản rất xa nhau và xa đường biên giới. Đời sống vật chất và trang 3
- Lê Minh Chiến tinh thần của đa số đồng bào các dân tộc của hai bên còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu. Giao thông đi lại giữa hai bên và trong khu vực biên giới của từng bên rất khó khăn, hầu như chưa có đường giao thông cơ giới (trừ một vài khu vực cửa khẩu; đông dân cư; một số đường có từ thời chiến tranh; hoặc có đường lâm nghiệp mới mở theo thời vụ đã xuống cấp nhiều…). Các khu vực gần biên giới có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đối với hai nước. Nhân dân hai nước ở khu vực biên giới từ lâu đã có sẵn mối quan hệ dân tộc, thân tộc gần gũi, tối lửa tắt đèn có nhau và gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 2. Lịch sử hình thành đường biên giới Việt Nam – Lào: Thời Pháp thuộc, biên giới giữa Việt Nam - Lào được xác định bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương (Nghị định năm 1893, Nghị định năm 1895, Nghị định năm 1896; Nghị định năm 1900; Nghị định năm 1904; Nghị định năm 1916). Đồng thời với việc điều chỉnh đất đai theo các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến hành điều chỉnh đường biên giới và thể hiện trên bản đồ Bonne tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương. Biên giới Việt Lào ổn định thúc đẩy hợp tác phát triển giữa hai quốc gia. Sau năm 1975, hai nước nỗ lực đàm phán về biên giới lãnh thổ (02/1976) thống nhất nguyên tắc lấy bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương in năm 1945 để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước; nơi nào không có trang 4
- Lê Minh Chiến bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương năm 1945 thì dùng bản đồ in trước hay sau đó một vài năm. Ngày 18/07/1977, Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã được đại diện hai nhà nước Việt Nam và Lào ký tại Thủ đô Viêng Chăn. Việc đàm phán thành công và ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia là một thắng lợi to lớn của hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình xây dựng biên giới Việt Nam - Lào trở thành biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển lâu dài. Bộ Tư lệnh BĐBP Việt Nam - Cục Biên giới và Bản đồ Lào: Tăng cường hợp tác quản lý, bảo vệ biên giới Năm 1978, hai bên bắt đầu tiến hành phân giới, cắm mốc toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào và hoàn thành công tác này vào năm 1987. Theo đó, trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã xây dựng được một hệ thống mốc quốc giới với số lượng 199 mốc. Đồng thời trong giai đoạn này, hai nước đã giải quyết xong các vấn đề phát sinh liên quan đến việc giải quyết biên giới giữa hai nước như chuyển giao đất, bàn giao dân và tài sản giữa hai bên… phù hợp với luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế và phản ánh đúng thực tế đường biên giới lịch sử hình thành giữa hai nước. Các kết quả trên đã được hai bên ghi nhận trong Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (24/01/1986), Nghị định thư về việc phân giới và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (24/01/1986), Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia Việt Nam và Lào (16/10/1987). trang 5
- Lê Minh Chiến Sau khi hoàn thành cơ bản công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa vào năm 1987, hai bên đã ký Hiệp định về Quy chế biên giới ngày 01/03/1990 và Nghị định thư bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới ngày 31/08/1997 nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho công tác bảo vệ và quản lý biên giới giữa hai nước. Hệ thống mốc quốc giới lúc đó được xây dựng trong giai đoạn hai nước còn đang gặp nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển, kỹ thuật hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu của một hệ thống mốc chính quy, đảm bảo tính ổn định lâu dài. Mật độ mốc quá thưa, bình quân trên 10 km một mốc (cá biệt có những nơi trên 40 km một mốc). Vì vậy, đường biên giới trên thực địa ở một số nơi không rõ ràng, nên lực lượng quản lý và nhân dân hai bên biên giới không biết rõ được đường biên giới. Các mốc được thiết kế và xây dựng chưa phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu ở khu vực biên giới cũng như kích thước mốc nhỏ, chất lượng mốc chưa cao…, nên hầu hết các mốc giới đã xuống cấp và hư hỏng. Đến nay, hầu hết các mốc đã phải gia cố phần nền móng; có mốc đã phải sửa đi sửa lại nhiều lần gây tốn kém nhưng chưa đảm bảo ổn định. Trong những năm qua hai Bên đã mở và nâng cấp nhiều cửa khẩu cùng với các công trình mới được xây dựng khang trang, hiện đại, nhiều khu vực dân cư ở gần khu vực biên giới phát triển mạnh mẽ nên hệ thống mốc cũ không còn phù hợp, không thể hiện rõ đường biên giới trên thực địa, nhất là ở các cửa khẩu, nơi đông dân cư nhiều người qua lại, gây khó khăn cho công tác quản lý biên giới. Xuất phát từ thực tế trên, nhằm phục vụ nhu cầu phối hợp quản lý biên giới ổn định lâu dài, góp phần củng cố bền vững mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Từ tháng 05/2008, Việt Nam và Lào chính thức triển khai Kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước theo hướng chính xác, hiện đại, bền vững và thống nhất trên toàn tuyến biên giới. Tổng số mốc tăng dày và tôn tạo gồm 792 cột mốc với 16 mốc đại, 190 mốc trung, 586 mốc tiểu. Thời gian thực hiện Kế hoạch bắt đầu từ năm 2008, trong đó ưu tiên cắm mốc ở khu vực có cửa khẩu và khu vực có đường giao thông thuận lợi đi qua nhằm tăng cường hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế và ổn định trật tự an toàn xã hội vùng biên giới. Ngày 18/01/2008 Việt Nam và Lào đã cùng với Căm-pu-chia cắm mốc ngã ba biên giới và ngày 26/08/2008 tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa ba nước. Ngày 05/09/2008, tại cửa khẩu Lao Bảo - Đen Sạ Vẳn, hai bên đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành mốc đôi 605. Đây là cột mốc đầu tiên chính thức khởi động cho công tác tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới trang 6
- Lê Minh Chiến giữa hai nước. Tính đến tháng 02/2011, hai Bên đã xác định được 462 vị trí mốc và đã xây dựng 333 vị trí mốc. Hai Bên sẽ hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa vào năm 2012, và hoàn thành Nghị định thư, bản đồ ghi nhận kết quả vào năm 2014. 3. Hợp tác Kinh tế- Đầu tư Việt Lào: Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 nước Việt Nam và Lào đã báo cáo về tình hình đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, đến hết tháng 5/2012, có 214 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Lào còn hiệu lực với tổng vốn 3,45 tỷ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia đứng đầu trong số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào. Thời gian tới, khả năng tổng vốn đầu tư tại Lào đạt 4,5 tỷ - 5 tỷ USD. Trong Năm đoàn kết Hữu nghị Việt- Lào 2012, nhiều dự án lớn như thủy điện Sekamãn 3 công suất 250MW phấn đấu phát điện vào cuối năm nay; dự án trồng 10 ngàn ha cao su của Công ty Cao su Đắk Lắk đã khai thác mủ; Lĩnh vực năng lượng, hiện có 15 dự án với tổng công suất gần 3.400 MW. Các doanh nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Golf Long Thành, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã đầu tư và cam kết đầu tư các công trình an sinh- xã hội tại Lào trị giá hơn 50 triệu USD, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao thu nhập của người dân nước bạn Lào anh em. Ký biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác giữa 2 Bộ KH-ĐT Việt Nam - Lào trang 7
- Lê Minh Chiến Phần 2 NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH, QUYẾT ĐỊNH MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM-LÀO, LÀO- VIỆT NAM Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, nhân tố dân cư, xã hội, văn hoá, lịch sử và truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước nhưng người đặt nền móng, quyết định mối quan hệ đặc biệt này chính là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh. Về các điều kiện tự nhiên, Việt Nam và Lào đều nằm ở trung tâm bán đảo Ấn-Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, về đường bộ cả Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc-Nam. Còn về đường biển, Lào chỉ có thể thông thương qua một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên như thế, Việt Nam và Lào vừa có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt. Giao lưu văn nghệ quan hệ hữu nghị Việt Nam- Lào, sáng mãi tình anh em Tuy nhiên, trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để hợp tác cùng phát triển, hai nước hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trường cũng như sự phân vùng kinh tế và phân công lao động hợp lý. Ngoài ra, Việt Nam và Lào là những nước loại “vừa” và “tương đối nhỏ” sống cạnh nhau, lại nằm kề con đường giao thông hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho nên chiếm vị trí địa- chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Mặt khác, bờ biển Việt Nam tương đối dài nên việc bố trí chiến lược gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào, được ví như bức tường thành hiểm yếu để hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lược khống chế những địa bàn trang 8
- Lê Minh Chiến then chốt về kinh tế và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Về các nhân tố dân cư, xã hội, Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào. Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thủy. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước. Về nhân tố văn hoá và lịch sử, do quan hệ gần gũi và lâu đời nên nhân dân hai nước Việt-Lào, đặc biệt là người dân ở vùng biên giới am hiểu về nhau khá tường tận và sự giao thương ở đây cũng khá nhộn nhịp. Trong quan hệ giao thương với Đại Việt, Lào Lạn Xạng đã không ít lần bộc lộ mối quan tâm của mình muốn hướng ra biển, trong khi Đại Việt lại tìm cơ hội để mở rộng buôn bán vào sâu lục địa. Các nghệ sĩ hai nước Việt Nam và Lào tham gia "Những ngày Văn hóa Lào tại Việt Nam” Sự hài hoà giữa tình cảm nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc sắc của triết lý nhân sinh người Việt cũng như người Lào. Chính trong cuộc sống chan hoà này, nhân dân hai nước Việt Nam- Lào đã ngày càng hiểu nhau và bày tỏ những tình cảm rất đổi chân thành với nhau. trang 9
- Lê Minh Chiến Về nhân tố lịch sử, theo các thư tịch cổ nổi tiếng của Việt Nam thì mối quan hệ Việt-Lào bắt đầu từ những năm 550 dưới thời Vạn Xuân của nhà tiền Lý. Tiếp đến vào giữa thế kỷ XIV (năm 1353) những quy ước hoà bình đầu tiên về biên giới quốc gia đã được xác lập giữa Đại Việt và Lạn Xạng. Ngoài ra, trong suốt quá trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427), nghĩa quân Lê Lợi cũng luôn nhận được sự tiếp sức của các tộc trưởng và nhân dân Lào ở vùng biên giới. Điều đáng nói là bất chấp hoàn cảnh bất lợi của chế độ phong kiến ở Đại Việt và Lạn Xạng, quan hệ nương tựa vào nhau giữa nhân dân hai nước vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng. Cùng với các điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, văn hoá, lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã làm cho mối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào-Việt Nam càng gắn bó keo sơn. Từ khi Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin để xác định con đường giải phóng các dân tộc Việt Nam, Lào theo con đường cách mạng vô sản, đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Việt Nam và Lào ngày càng hoà quyện vào nhau, nương tựa lẫn nhau, mở ra một trang mới trong quan hệ giữa nhân dân hai nước, cùng hướng tới mục tiêu chung là độc lập dân tộc và tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa là nhân tố quyết định mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào- Việt Nam. Và chính Người đã cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tiễn đã khẳng định rằng, trong quan hệ quốc tế ít có nơi nào và lúc nào cũng có được mối quan hệ đặc biệt, đoàn kết, hợp tác bền vững lâu dài, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội như mối quan hệ Việt - Lào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam cùng với những cơ hội vẫn còn không ít thách thức. Vì vậy, việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt trong sáng, thuỷ chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, chính quyền và nhân dân hai nước Việt Nam- Lào, Lào-Việt Nam. Nhận định chung: - Về các nhân tố dân cư, xã hội: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này, đến nay vẫn tiếp tục chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào. Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt trang 10
- Lê Minh Chiến Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thuỷ. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước. Một trong những minh chứng cho nhận định trên đó chính là hai câu chuyện huyền thoại của hai dân tộc đều xoay quanh môtíp quả bầu mẹ, đó là: người Lào, thông qua câu chuyện huyền thoại đã cho rằng các nhóm dân cư: Lào, Thái, Khơmú, Việt đều có chung nguồn gốc. Đặc biệt, trong câu chuyện này, Khún Bulôm đã dặn dò với các con cháu của Người: “Các con phải luôn luôn giữ tình thân ái với nhau, không bao giờ được chia rẽ nhau. Các con phải làm cho mọi người noi gương các con và coi nhau như anh em một nhà, người giàu phải giúp đỡ kẻ nghèo, người mạnh giúp kẻ yếu. Các con phải bàn bạc kỹ trước khi hành động và đừng bao giờ gây hấn xâm lăng lẫn nhau”. Còn ở miền tây Quảng Bình và Quảng Trị của Việt Nam, người B’ru cũng giải thích nguồn cội của các dân tộc Tà Ôi, Ê đê, Xơ đăng, Bana, Khùa, Sách, Mông, Dao, Tày, Khơme, Lào, Thái, Việt...cũng từ quả bầu mẹ. Hình tượng quả bầu mẹ đã trở thành biểu tượng cao đẹp, lý giải nguồn gốc và tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc hai bên dãy Trường Sơn. Chính vì vậy, đến nay, các dân tộc anh em sống ở khu vực biên giới hai nước vẫn còn nuôi dưỡng niềm tự hào và truyền mãi cho nhau những câu chuyện về đạo lý làm người vô cùng sâu sắc mà người xưa để lại. - Về nhân tố văn hoá và lịch sử: Về nhân tố văn hoá, điều cần phải khẳng định là do quan hệ gần gũi và lâu đời nên người Việt và người Lào đặc biệt là người dân ở vùng biên giới am hiểu về nhau khá tường tận. Trong cuốn “Dư địa chí” (1) của Nguyễn Trãi đã mô tả khá ấn tượng về nền văn hoá độc đáo và phong tục thuần phác của dân tộc Lào, cũng như hiện tượng giao thoa văn hoá nở rộ giữa Đại Việt với các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Lào Lạn Xạng. - Sự giao thương của người dân Lào với người dân Việt nhất là với người dân các tỉnh biên giới của Việt Nam cũng khá nhộn nhịp. Người dân Việt Nam bày tỏ mối thiện cảm với một số mặt hàng có chất lượng cao của Lào như: vải dệt, chiêng...Chính vì vậy, mà hiện nay, nhiều dân tộc ít người ở Tây Nguyên của nước ta vẫn còn giữ được những chiếc chiêng Lào nổi tiếng. Đúng như nhà bác học Lê Quý Đôn nhận xét: "Thật là một nước đã giàu lại khéo”.(2) Điều đáng chú ý là trong quan hệ giao thương với Đại Việt, Lào Lạn Xạng đã không ít lần bộc lộ mối quan tâm của mình muốn hướng ra biển, trong khi Đại Việt lại tìm cơ hội để mở rộng buôn bán vào sâu lục địa. - Có thể khẳng định rằng, sự hài hoà giữa tình cảm nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc sắc của triết lý nhân sinh ngươì Việt cũng như người Lào. Chính trong cuộc sống chan hoà này, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào đã ngày càng hiểu nhau hơn và bày tỏ những tình cảm rất đỗi chân thành với nhau. Ngạn ngữ Lào có câu: “Nói hợp lòng thì xin ăn cho cũng chả tiếc, nói trái ý thì dẫu xin mua cũng chẳng bán” (Vầu thực khọ, khỏ kin cò bò thi (bò khỉ thi), vầu bò thực khọ khỏ xừ cò bò khải). Đó cũng là những tình cảm bình dị nhưng chân thành mà người dân nước Việt dành cho người bạn láng giềng của mình, còn được lưu lại trang 11
- Lê Minh Chiến (3) trong thư tịch cổ: “người Lào thuần hậu chất phác” trong giao dịch buôn bán thì “họ vui lòng đổi chác”(4) - Mặc dầu Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự không giống nhau, sáng tạo và lựa chọn các nền văn hóa cũng như các hình thức tổ chức chính trị -xã hội khác nhau, nhưng những nét tương đồng thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt đời sống hàng ngày của cư dân Việt Nam và Lào. Các nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam và Lào dễ dàng tìm thấy: sự đồng cảm lẫn nhau, chia sẻ các giá trị cộng đồng, coi trọng luật tục, tôn kính người già… Sự tương đồng giữa văn hóa làng – nước của người Việt và văn hóa bản - mường của người Lào xuất phát từ cội nguồn cùng nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Đồng thời, lòng nhân ái bao la và đời sống tâm linh phong phú, trong đó có những ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật mà trong cách đối nhân xử thế của mình, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào bao giờ cũng nêu cao những phẩm chất yêu thương và hướng thiện. - Về nhân tố lịch sử: Theo các thư tịch cổ nổi tiếng của Việt Nam như: “Việt điện u linh” “Lịch triều hiến chương loại chí” thì năm 550 dưới thời Vạn Xuân của nhà tiền Lý, khi bị quân Lương ở phương Bắc đàn áp, Lý Nam Đế buộc phải lánh nạn và anh ruột của Vua là Lý Thiên Bảo đã chạy sang đất Lào lập căn cứ chống giặc ngoại xâm, mở ra mối quan hệ đầu tiên Việt Nam-Lào, Lào-Việt -Nam. Còn hai bộ chính sử khác là “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” thì sự kiện quan hệ ngoại giao, thông hiếu đầu tiên giữa các nước Đại Việt và Lào là vào năm 1067(5). Tiếp đến vào giữa thế kỷ XIV (năm 1353) những quy ước hoà bình đầu tiên về biên giới quốc gia đã được xác lập giữa Đại Việt và Lạn Xạng khi Chạu Phạ Ngừng lần lượt chinh phục các mường Lào, lập nên vương quốc Lạn Xạng thống nhất đầu tiên của người Lào. Ngoài ra, trong suốt quá trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), nghĩa quân Lê Lợi cũng luôn nhận được sự tiếp sức của các tộc trưởng và nhân dân Lào ở vùng biên giới. - Điều đáng nói, là trong khoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến XV, hai nước Đại Việt- Lạn Xạng, Lạn Xạng-Đại Việt mặc dù không phải không có những thời khắc gặp nguy nan nhưng với tinh thần lấy hoà hiếu làm trọng nên đã sáng suốt và công bằng, có ý thức đề cao không thù hận, đồng thời biết chủ động vun đắp tình thân ái và hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc. - Đến thế kỷ XVII là thời kỳ toàn thịnh của Lạn Xạng dưới Vương triều Xulinhavôngsả (1637-1694), nhà vua Lào đích thân cầu hôn công chúa Vua Lê Duy Kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là lúc chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng nên quan hệ giữa hai vương triều hậu Lê và Lạn Xạng không phát triển được nhiều. Cuối thế kỷ XVII, nội bộ hoàng tộc Lào rối ren. Tuy nhiên bất chấp hoàn cảnh bất lợi của chế độ phong kiến ở Đại Việt và Lạn Xạng, quan hệ nương tựa vào nhau giữa nhân dân hai nước vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng. Chính vì vậy, nửa cuối thế kỷ XVIII, khu vực Mương Phuôn (Xiêng Khoảng) đã trở thành một căn cứ đề kháng quan trọng của nghĩa quân Tây Sơn chống lại thế lực Nguyễn Ánh. Thế kỷ XIX, quan hệ Việt Nam-Lào, Lào -Việt Nam đã có bước trưởng thành sâu hơn, nhất là về phương diện nhận thức chủ quyền quốc gia, quan điểm bạn thù cũng như phương cách xây dựng đồng minh giữa nhân dân hai nước. Đó là những yếu tố lịch sử. Cùng với các điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, văn hoá và lịch sử và sự tự nguyện phối hợp của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào trong chống ngoại xâm nhất trang 12
- Lê Minh Chiến là trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược càng khẳng định mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Phần 3 Truy ền thống chống giặc ngoại xâm của hai tộc v à tinh th ần tự nguy ện phối hợp chiến đấu của nh ân dân Lào – Vi ệt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi với Chủ tịch Kaysone Phomvihane tại Hà Nội năm 1966. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản nhấn mạnh: Sự giúp đỡ của Việt Nam cho cách mạng Lào hết sức tận tình và vô tư. Việt Nam đã giúp Lào cả vật chất và xương máu. Xương máu của nhân dân Việt Nam đã nhuộm đỏ khắp nơi trên đất nước Lào vì nền độc lập của Lào. Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với Lào đã xây dựng nên mối quan hệ đặc biệt, thực tế đó cũng là sự vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong tiến trình lịch sử cả hai dân tộc đều phải ngoan cường chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dân tộc Việt Nam kể từ khi Nhà nước Văn Lang thành lập đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử và liên tục bị chế độ phong kiến phương Bắc xâm lược, thống trị và do đó đã phải không ngừng chiến đấu giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Nước Lào cũng trải qua lịch sử hàng nghìn năm và cũng phải ngoan cường chống xâm lược để khẳng định sự tồn tại của mình với tư cách một dân tộc, một quốc gia độc lập. Từ đầu thế kỷ 20, không cam chịu ách nô lệ, nhân dân hai nước Lào-Việt Nam đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp. Như vậy, trước 1930, hai dân tộc Lào-Việt đã đoàn kết cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, nhưng lúc đó chỉ dừng lại ở tính chất tự phát do hạn chế về trình độ nhận thức và điều kiện lịch sử. Từ khi có chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là từ khi trang 13
- Lê Minh Chiến Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào-Việt Nam tình đoàn kết đó đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục. Chính truyền thống yêu nước vẻ vang là cơ sở vững chắc cho sự đoàn kết giữa hai dân tộc. Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào trong những năm tháng chiến tranh mà biểu hiện của nó là nhân dân Lào cùng Việt kiều đấu tranh chống chế độ thuộc địa, phối hợp và ủng hộ cách mạng Việt Nam giai đoạn (1930-1939), tiếp đến giúp nhau tiến hành cuộc vận động khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền thắng lợi (1939 - 1945) và liên minh Việt-Lào, Lào-Việt Nam chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975). Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang một trang hoàn toàn mới: từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền. Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào được biểu hiện sâu nặng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Được thể hiện qua các mốc giai đoạn, như sau: Từ ngày 1 tháng 1 đến 28 tháng 2 năm 1968, quân dân Phôngxalỳ (Lào) phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam vây địch ở Á Pô, Tông Xơ. Qua hơn một tháng, quân tình nguyện Việt Nam và quân dân Phôngxalỳ buộc địch phải rút khỏi Á Pô, Tông Xơ, Phu Lốp; loại khỏi vòng chiến đấu 146 tên địch. Từ ngày 4 đến 5 tháng 1 năm 1968, Thường trực Quân ủy Trung ương (Việt Nam) họp ở K7, nghe đồng chí Nguyễn Đôn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, báo cáo về tình hình Lào. Hội nghị thảo luận về vấn đề tăng cường quân số và giúp Lào trên các mặt trận chính trị, quân sự ngoại giao; thống nhất quan điểm tích cực giúp Lào thực hiện đường lối và chủ trương đã đề ra. Hội nghị đề cập việc giúp Lào đào tạo đặc công...; giao Quân khu 4 giúp Lào ở Nam Lào. Ban Công tác Lào nắm tình hình chung toàn Lào, giúp Trung ương chỉ đạo thực hiện kế hoạch giúp Lào. Ngày 12 tháng 1 năm 1968, Trung đoàn Không quân 919 Việt Nam sử dụng một biên đội AN2 gồm bốn chiếc xuất kích từ sân bay Gia Lâm, theo đường bay Gia Lâm - Hoà Bình - Mương Hàm - Mương U. Biên đội bay đến Phả Thí vào lúc quân địch đang nghỉ trưa, có nhiều sơ hở và sương mù đã tan, dễ quan sát các mục tiêu. Bốn máy bay AN2 lần lượt lao xuống, bắn 128 quả rốckét và 48 đạn cối 120mm, địch không kịp phản ứng. Toàn bộ hệ thống rađa, đài chỉ huy, kho, sân bay trực thăng đều bị đánh trúng... Ngày 16 tháng 1 năm 1968: Nhân dịp Tết cổ truyền của Việt Nam, ngày 16 tháng 1 năm 1968, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Lào gửi thư chúc Tết đến chuyên gia và bộ đội tình nguyện Việt Nam công tác và chiến đấu ở Lào. trang 14
- Lê Minh Chiến Bức thư viết: “Đảng và nhân dân Lào chúng tôi chân thành biết ơn tinh thần hy sinh cao cả của các đồng chí. Các đồng chí đã đóng góp vào thắng lợi to lớn của cách mạng Lào. Nhân dịp năm mới, chúc các đồng chí mạnh khoẻ, thu được nhiều thắng lợi mới”. Ngày 20 tháng 1 năm 1968, Thường trực Quân ủy Trung ương (Việt Nam) ra nghị quyết về tổ chức Đoàn chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam ở Lào, nêu rõ: thành lập Đoàn chuyên gia quân sự toàn Lào đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Quân ủy Trung ương. Đoàn chuyên gia quân sự có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo các chuyên gia quân sự về mọi mặt, đồng thời giúp Quân ủy Trung ương nghiên cứu chủ trương, phương hướng công tác giúp Lào về quân sự. Quân tình nguyện ở Bắc Lào do Quân khu Tây Bắc xây dựng, chỉ huy, lãnh đạo về mọi mặt. Quân tình nguyện ở Nam Lào do Phân đoàn chuyên gia quân sự kiêm Ban Chỉ huy quân tình nguyện chỉ huy. Ban Chỉ huy quân tình nguyện Nam Lào trực thuộc Quân khu 4 (Việt Nam) về mọi mặt. Khi cần thiết, Bộ sẽ chỉ huy tác chiến đối với quân tình nguyện ở Bắc và Nam Lào... Ngày 29 tháng 1 năm 1968, quân tình nguyện Việt Nam cùng Quân giải phóng nhân dân Lào phối hợp với quân trung lập Lào tiến công giải phóng Na Xịa. Đây là trận đánh đầu tiên của quân trung lập có sự phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam. Sự kiện trên đánh dấu sự tiến bộ trong mối quan hệ giữa lực lượng trung lập với Neo Lào Hắc Xạt và trình độ sử dụng lực lượng tác chiến tập trung, quy mô trung đoàn tăng cường của lực lượng cách mạng Lào, khẳng định quan điểm đại đoàn kết của Đảng Nhân dân Lào và Neo Lào Hắc Xạt trong việc huy động mọi tầng lớp nhân dân cho mục tiêu chống Mỹ, giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Lào thống nhất, thịnh vượng. Ngày 12/1 đến 27/2 năm 1968, Sau những thất bại trong hai năm 1966-1967 ở chiến trường Bắc Lào, đế quốc Mỹ huy động sáu tiểu đoàn chủ lực nguỵ Viêng Chăn dưới sự chỉ huy và chi viện trực tiếp của Mỹ, mở cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng Nặm Bạc. Sau khi chiếm được Nặm Bạc, chúng liên tục mở các cuộc nống lấn, mở rộng địa bàn kiểm soát, nhằm tạo bàn đạp nối liền với Luổng Phạbang, uy hiếp hậu phương Tây Bắc Việt Nam. Đến tháng 12 năm 1967, lực lượng địch ở Nặm Bạc có 3 binh đoàn cơ động (11, 12, 13) và một tiểu đoàn của Binh đoàn cơ động 15, một tiểu đoàn pháo binh. Lực lượng địch đóng quân ở ba khu (Na Khằng, Huội Ngát và trung tâm thung lũng Nặm Bạc). Ngoài ra, còn có các khu phỉ ở Chòm Văn, Giang Tơi, Moốc Phúc, Ta Mao. Các cụm quân đều có phỉ ở vòng ngoài nhằm đối phó với ta từ xa. Sau một thời gian chuẩn bị, quân tình nguyện Việt Nam cùng Quân giải phóng nhân dân Lào mở chiến dịch tiến công địch ở Nặm Bạc (từ ngày 12 tháng 1 đến 27 tháng 2 năm 1968). Kết quả là, liên trang 15
- Lê Minh Chiến quân Lào - Việt đã loại khỏi vòng chiến đấu 3.200 tên địch, trong đó bắt sống hơn 2.000 tên, thu và phá huỷ 34 khẩu ĐKZ, 47 súng cối, 2 khẩu sơn pháo 75, 20 xe ôtô, bắn rơi 14 máy bay, giải phóng hoàn toàn Nặm Bạc. Thắng lợi của chiến dịch Nặm Bạc đánh dấu bước trưởng thành của liên quân Lào - Việt, góp phần khôi phục, củng cố vùng giải phóng, nối liền Sầm Nưa với Xiêng Khoảng và vùng giải phóng Bắc Lào, mở ra vùng giải phóng rộng lớn ở Thượng Lào. Đây là chiến thắng quan trọng, đánh bại một phương thức tác chiến trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở Lào, làm thay đổi so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho cách mạng Lào. Ngày 2 tháng 2 năm 1968 Mương Ngan là một khu vực đông dân, là vựa lúa và cơ sở cách mạng của huyện Mương Khun, tỉnh Xiêng Khoảng (Lào). Địa hình nổi lên ba điểm cao gồm Phu Hom Cheng, Phu Then Chao và Phu Tong Noong, tạo thành thế chân kiềng. Tại đây, Vàng Pao bố trí năm SGU, tổ chức thí điểm các đơn vị biệt kích. Phát huy thắng lợi, ngày 2 tháng 2 năm 1968, Quân khu Cánh đồng Chum (Lào) và Đoàn 463 (Việt Nam) mở chiến dịch Mương Ngan, tiêu diệt một bộ phận sinh lực phỉ Vàng Pao, giải phóng nhân dân ở Mương Ngan, tạo điều kiện cho lực lượng trong vùng địch hậu Viêng Chăn hoạt động. Lực lượng tham gia gồm ba tiểu đoàn bộ binh (2, 24 và 701). Ngày 2 tháng 2, liên quân nổ súng tiến công. Sau một thời gian chiến đấu, liên quân phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Mương Ngan. Địch tháo chạy, liên quân truy kích về phía nam và tiếp tục đánh chiếm Thà Thôm, Phu Mừn, Mương Mày, Bolịkhăn. Chiến thắng Mương Ngan đã tạo điều kiện chi viện cho Đông Viêng Chăn. Ngày 3 tháng 3 năm 1968, Sau khi nghiên cứu tình hình Nam Lào, ngày 3 tháng 3 năm 1968, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Đôn chỉ thị cho Ban Chỉ huy bộ đội tình nguyện Nam Lào và Bộ Tư lệnh Quân khu 4 về nhiệm vụ trước mắt và tiếp theo của các lực lượng tình nguyện Việt Nam ở Nam Lào: Khu vực Xalavăn: hoạt động như hiện tại, không đánh vào thị xã mà kéo địch ra để diệt; tích cực xây dựng cơ sở quần chúng, phát động chiến tranh du kích mạnh mẽ, tạo thành vành đai cô lập Xalavăn; giải quyết các vị trí lẻ, quét sạch bọn dân vệ, giải phóng và làm chủ vùng nông thôn xung quanh Xalavăn, đồng thời giữ bằng được hành lang Lao Ngam; tiếp tục chuẩn bị chiến trường. Khu vực Lao Ngam: để một bộ phận bộ binh bám sát, bao vây bắn tỉa, phục kích, chặn đánh quân địch nống ra... tích cực nghi binh làm như chuẩn bị đánh lớn. Phần lớn lực lượng còn lại giải quyết các vị trí lẻ, quét dân vệ dọc sông Xê Coong, đoạn từ Noỏng Xy đến Khôngxêđôn và Bắc Xuvannakhili, giải phóng và làm chủ vùng nông thôn. Khu vực Áttapư: hoạt động như hiện tại, tìm mọi cách kéo địch ra ngoài để đánh..., có kế hoạch che giấu lực lượng. trang 16
- Lê Minh Chiến Ngày 10 tháng 3 năm 1968, quân tình nguyện Việt Nam và quân dân Sầm Nưa tiến công giải phóng Phả Thí lần thứ hai. Ngày 10 tháng 3, liên quân Lào - Việt nổ súng tiến công cụm phỉ ở Phả Thí, Huội Mạ, Huội Mừn. Bốn giờ ngày 10 tháng 3, lực lượng đặc công dùng bộc phá đồng loạt đánh vào trạm rađa, sở chỉ huy của địch. Các chiến sĩ đặc công chia thành hai mũi đánh theo phương châm phối hợp trong đánh ra, ngoài đánh vào. Quân địch vừa chống cự, vừa rút về phía thang dây nhưng bị hoả lực của bộ binh chặn đánh; nhiều tên liều mạng tụt xuống thang, có tên rơi xuống vực. Bộ binh tiến lên phối hợp với đặc công truy quét địch. Chín giờ sáng, khi sương mù trên đỉnh Phả Thí vừa tan hết, một bộ phận của Đoàn 766 tiến lên đến đỉnh núi. Mỹ dùng máy bay ném bom phá huỷ trạm rađa. Đến 10 giờ ngày 11 tháng 3, liên quân Lào - Việt làm chủ hoàn toàn căn cứ Phả Thí, loại khỏi vòng chiến đấu 872 tên, trong đó có viên thiếu tá, chỉ huy trưởng và 18 sĩ quan nhân viên kỹ thuật Mỹ, làm tan rã ba đại đội (3AC), bắn rơi 10 máy bay, thu 300 súng, giải phóng 10 xã với hơn một vạn dân... Chiến thắng Phả Thí đã củng cố vững chắc vùng giải phóng Sầm Nưa, phá tan đài rađa dẫn đường cho máy bay Mỹ. Chiến thắng đánh dấu sự trưởng thành trong liên minh đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, góp phần đánh bại một bước chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ vùng giải phóng Lào. Ngày 20 tháng 3 năm 1968: Để mở rộng địa bàn và ngăn chặn những hoạt động phá hoại của phỉ, Bộ Chỉ huy tối cao Lào chủ trương mở cuộc tiến công cứ điểm Huội Hỉn Xa, mở thông đường lên Nặm Bạc. Ngày 20 tháng 3 năm 1968, Đoàn 766 quân tình nguyện Việt Nam được giao nhiệm vụ phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Lào tiêu diệt cứ điểm này. Ngày 10 tháng 8 năm 1968, Ban Công tác miền Tây báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về tình hình Lào mùa khô 1967-1968. Báo cáo đánh giá những thắng lợi trong mùa khô 1967-1968 là to lớn, có ý nghĩa chiến lược. Quân địch bị thất bại nặng nề, nhất là sau chiến dịch Nặm Bạc. Thắng lợi của cách mạng Lào đã làm cho tương quan lực lượng chuyển sang thế có lợi cho cách mạng... Thắng lợi trên là do Đảng Nhân dân Lào đề ra đường lối và chủ trương đúng đắn. Nghị quyết 13 và 15 dần dần thấm vào cán bộ các cấp; nhân dân đã nhận rõ địch, ta, thấy được mục tiêu phấn đấu, tin tưởng vào tiền đồ của cách mạng, trên cơ sở đó nâng cao quyết tâm chiến đấu, hăng hái công tác... Nhiệm vụ mùa khô 1968-1969 là: cần tập trung sức giành một số thắng lợi quyết định trên chiến trường, đồng thời củng cố lực lượng cách mạng về mọi mặt. Chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng chuyển giai đoạn trong tình hình có lợi... Về sự giúp đỡ của Việt Nam: Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã giúp Trung ương Đảng Nhân dân Lào hoạch định đường lối và thực tế đã chứng minh đường lối đó trang 17
- Lê Minh Chiến hoàn toàn đúng đắn, cách mạng Lào có chuyển biến rõ rệt, làm cho Lào tin tưởng, phấn khởi. Chuyên gia có tư tưởng vững vàng, phương pháp tốt. Quan hệ Việt Nam - Lào tiếp tục được củng cố... Ngày 9 tháng 9 năm 1968, Ban lãnh đạo Mặt trận 565 báo cáo Thường trực Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về thực hiện kế hoạch mùa khô 1967-1968 và phương hướng nhiệm vụ mùa mưa 1968 ở Nam Lào. Báo cáo tổng hợp tình hình ở Nam Lào trong mùa khô 1967-1968: Việt Nam và Lào đã phối hợp loại khỏi vòng chiến đấu 3.860 tên địch, thu 797 súng các loại, 3 tấn đạn, hơn 4 tấn quân trang, quân dụng, phá 8 pháo, 30 xe quân sự, bắn rơi 11 máy bay, giải phóng 47 xã với 104.500 dân. Việt Nam và Lào củng cố cơ sở địch vận từ khu đến tỉnh, huyện, xã. Hệ thống cơ quan này do cấp ủy đảng của mỗi cấp lãnh đạo, chỉ đạo, đã in và phát hành truyền đơn, thư kêu gọi binh lính địch ra hàng, trở về với gia đình. Đảng ủy Mặt trận đánh giá, thành tích trên đã cổ vũ nhân dân càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Quân ủy... Ngày 29 tháng 9 năm 1968, trước tình hình địch lấn chiếm Phả Thí, ngày 29 tháng 9 năm 1968, đồng chí Nguyễn Đôn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ra chỉ thị cho Quân khu Tây Bắc và Đoàn 959 về phá kế hoạch lấn chiếm Phả Thí của địch. Đồng chí nêu rõ: nếu để mất Phả Thí sẽ gây ảnh hưởng xấu về chính trị và quân sự; nhân dân Sầm Nưa và các nơi khác sẽ thiếu tin tưởng vào cách mạng Lào và cho rằng lực lượng Vàng Pao vẫn mạnh, việc xây dựng cơ sở quần chúng gặp khó khăn; lực lượng vũ trang liên quân sẽ phát sinh vấn đề về tư tưởng... Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giữ Phả Thí, đồng chí chỉ thị: phải phá bằng được kế hoạch lấn chiếm Phả Thí của địch. Nếu để mất Phả Thí, Đoàn 959 và Quân khu Tây Bắc (Việt Nam) phải chịu trách nhiệm. Ngày 12 tháng 11 năm 1968, Quân uỷ Trung ương (Việt Nam) chỉ thị cho Quân khu uỷ 4, Tây Bắc, Đoàn uỷ 959 về nhiệm vụ giúp Lào trong Đông Xuân 1968-1969. Chỉ thị nêu rõ: Đông Xuân năm 1967-1968, quân và dân Lào đã giành được thắng lợi to lớn, toàn diện. Đế quốc Mỹ và bọn tay sai bị thất bại nặng nề, có tính chất chiến lược. Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi, vẫn còn khuyết, nhược điểm mà Trung ương Lào đã vạch ra như: sự phát triển về chính trị, kinh tế không theo kịp thắng lợi về quân sự. Những khuyết, nhược điểm đó cũng phản ánh thiếu sót của Việt Nam trong việc giúp Lào. Tháng 12 năm 1968, tại Hà Nội (Việt Nam), Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam và Đoàn đại biểu Đảng Nhân dân Lào đã tiến hành hội đàm. Tham gia hội đàm, phía Việt Nam có các đồng chí: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Lương. Về phía Đảng Nhân dân Lào có các đồng chí: Cayxỏn trang 18
- Lê Minh Chiến Phômvihản, Nủhắc Phumxavẳn, Xuphanuvông, Khăm Tày Xiphănđon, Phumi Vôngvichít. Tổng kết thành tích chiến đấu của liên quân Lào - Việt trong năm 1968: Xuất phát từ tình đoàn kết chiến đấu giữa hai nước, trong năm 1968, quân giải phóng nhân dân Lào và quân tình nguyện Việt Nam đã đánh 1.114 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 19.234 tên địch. Trong số đó có 8.524 tên chết, 2.449 tên bị thương, 2.882 tên bị bắt sống, 4.133 tên ra hàng, 984 tên rã ngũ, 262 tên nổi dậy làm binh biến. Liên quân Lào - Việt Nam thu được 5.847 khẩu súng các loại, 77 xe ôtô, 247 đài vô tuyến điện, 310 tấn dụng cụ chiến tranh và phá huỷ 3 trạm rađa (Bạn Na, Phả Thí, Pha Lan), 24 kho vũ khí, 14 cầu, 6 đài vô tuyến điện, bắn chìm 36 canô, xuồng máy, bắn rơi 260 máy bay. trang 19
- Lê Minh Chiến Phần 4 Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – người đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam Trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia-dân tộc từ xưa đến nay, ít thấy có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ hai nước Việt Nam-Lào. Đây là mối quan hệ bắt nguồn từ vị trí địa-chiến lược của hai nước, từ bản chất nhân văn, nương tựa lẫn nhau của hai dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước là những người xây dựng nền móng và dày công vun đắp... Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông 1./Gắn kết cách mạng hai nước: Được Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản cho phép trở về Đông Dương theo nguyện vọng, năm 1928, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đến bản Xiêng Vảng, huyện Noỏng Bốc, tỉnh Khăm Muộn trực tiếp truyền bá cách mạng tại Lào nhằm đưa cách mạng Việt Nam và Lào hòa quyện, nương tựa vào nhau, cùng đấu tranh giành độc lập, tự do. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phong trào cách mạng Việt Nam-Lào những năm 1930-1931 đã có sự phối hợp ngày càng gắn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn mối quan hệ giữa cách mạng hai nước Việt Nam và Lào, kịp thời xây dựng và phát huy sức mạnh nhân dân hai nước. Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa ở Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Lào. Quán triệt chủ trương và những lời căn dặn của đồng chí Hồ Chí Minh tại Hội nghị trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thực trạng và giải pháp "
60 p | 344 | 153
-
TIỂU LUẬN: Một số vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo và tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn
26 p | 1063 | 146
-
Đề tài: Nghiên cứu và xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc cho một số vị trí điển hình của cán bộ nhân viên ở Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư đường sắt
99 p | 162 | 59
-
Đề t ài: “ Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc”.
34 p | 165 | 49
-
Đề án: Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Có thể vận dụng lý thuyết nào để tăng cường hoạt động đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam
12 p | 97 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để sử dụng dịch vụ thẻ tại địa bàn thành phố Hội An
26 p | 91 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Việt Nam
102 p | 87 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Giải quyết tranh chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh
87 p | 39 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng quyết định sử dụng dịch vụ truyền hình tương tác của người sử dụng ở thành phố Hồ Chí Minh
140 p | 33 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua, thuê nhà ở của công chức có thu nhập thấp định cư tại khu Kinh Thành Huế
84 p | 89 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm dệt may (vải & hàng may mặc) tại TP. HCM
106 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế tình hình nghỉ việc của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Tân Bình
127 p | 31 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Sơn của khách hàng tại Công ty TNHH Hiệp Thành
129 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết ở Việt Nam
61 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp gia tăng quyết định lựa chọn thanh toán tiền điện KSDTM của khách hàng hộ gia đình trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
145 p | 35 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư
0 p | 38 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng
112 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn