NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
lượt xem 12
download
Người giáo viên địa lí muốn thành công trong công tác giảng dạy của mình thì ngoài việc phải nắm vững kiến thức và kĩ năng địa lí, họ cần phải nắm được phương pháp giảng dạy bộ môn và biết cách nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực này. Điều đó rất cần thiết để đánh giá được những công việc của chính mình, học tập kinh nghiệm của người khác, đồng thời phát huy được hết năng lực sáng tạo của bản than trong công tác chuyên môn. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
- NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ Người giáo viên địa lí muốn thành công trong công tác giảng dạy của mình thì ngoài việc phải nắm vững kiến thức và kĩ năng địa lí, họ cần phải nắm được phương pháp giảng dạy bộ môn và biết cách nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực này. Điều đó rất cần thiết để đánh giá được những công việc của chính mình, học tập kinh nghiệm của người khác, đồng thời phát huy được hết năng lực sáng tạo của bản than trong công tác chuyên môn. Công tác nghiên cứu lĩnh vực giảng dạy môn học ngày nay không còn là việc riêng của các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn là công việc sáng tạo của đông đảo các giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp. Muốn nghiên cứu phương pháp dạy học trong lĩnh vực các môn học, trước hết phải dựa vào phương pháp luận bộ môn, vào các vấn đề lí luận dạy học đại cương, vào cơ sở duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Nếu không nắm vững quan điểm nói trên thì người nghiên cứu không thể hiểu được một cách sâu sắc đối tượng cũng như không thể lựa chọn, xử lí được các tài liệu khoa học một cách đúng đắn để đưa vào nội dung giảng dạy và học tập trong nhà trường. Trong việc nghiên cứu các đề tài khoa học giáo dục (trong đó có các đề tài về phương pháp dạy bộ môn), người ta thường vận dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc hai nhóm sau đây: 1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu phương pháp dạy học địa lí cũng như phương pháp dạy học các môn học khác, người ta thường sử dụng phổ biến một số phương pháp lí thuyết (cũng gọi là quan điểm tiếp cận) như: phương pháp phân tích hệ thống - cấu trúc, phương pháp phân loại, phương pháp lịch sử v.v… Nội dung chủ yếu của phương pháp phân tích hệ thống - cấu trúc là đem đối tượng được nghiên cứu, xem xét nó trong một hệ thống hoàn chỉnh gồm có những yếu tố có lien quan với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ. Trong cấu trúc đó, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các yếu tố được đặc biệt chú ý, chẳng hạn: khi nghiên cứu quá trình dạy học Địa lí (đối tượng của môn Phương pháp dạy học Địa lí), người ta phải nghiên cứu toàn bộ những mối quan hệ giữa hoạt động của thầy và trò (tức là giữa hoạt động dạy và học), giữa việc nắm tri thức địa lí và phát triển nhân cách của học sinh, giữa mục tiêu và nội dung của môn Địa lí với các hình thức tổ chức, các phương pháp kể cả các phương tiện dạy học địa lí v.v… Nếu sử dụng phương pháp phân loại thì trước hết người nghiên cứu cần tập hợp tất cả những đối tượng và hiện tượng cần nghiên cứu, rồi so sánh, phân loại theo các dấu hiệu đặc trưng. Ví dụ: khi nghiên cứu vấn đề dạy học Địa lí, trước tiên người ta tập hợp tất cả các yếu tố về nội dung lại, rồi phân chúng ra các thành phần như: các loại kiến thức (lí thuyết, thực tiễn hay tự nhiên, kinh tế - xã hội v.v…), các loại kĩ năng (kĩ năng bản đồ, kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo đạc…), các mô hình sang tạo v.v…rồi sau đó mới nghiên cứu chúng theo từng loại. Các vấn đề về phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học
- v.v…cũng đều phải được tiến hành phân loại cụ thể. Sự phân loại cũng còn được vận dụng cho các kiểu hoạt động nhận thức của học sinh: các kiểu bài, kiểu tiết lên lớp v.v… Trong khi nghiên cứu phương pháp dạy học địa lí, một phương pháp thường được sử dụng nữa là phương pháp toán học. Giá trị của nó không chỉ giới hạn trong việc tính toán (xử lí hang loạt các số liệu về thực nghiệm v.v…) mà chủ yếu là giải thích và làm rõ những mối quan hệ qua lại phức tạp và những quy luật trong các vấn đề dạy học Điạ lí dựa trên các số liệu đã xử lí và những mối quan hệ có tính định lượng giữa tâm, sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh v.v… 2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nghiên cứu thực tiễn chủ yếu là khai thác những tài liệu, những kinh nghiệm cụ thể, có thực đã xảy ra ở các trường, với mục đích ghi lại và làm sáng tỏ những vấn đề đã diễn ra trong các điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Các phương pháp này có giá trị lớn trong việc hoàn thiện các dự thảo chương trình và sách giáo khoa, vạch ra cách thức bồi dưỡng giáo viên, tổng kết và phổ biến các kinh nghiệm dạy học mới v.v… Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn thường được sử dụng là: quan sát quá trình dạy học trên lớp, điều tra giáo viên và học sinh, nghiên cứu các sổ điểm của lớp, giáo án của giáo viên, tiếp xúc, trao đổi với giáo viên, học sinh và tiến hành các bài kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm v.v… Thường thì các phương pháp này được phối hợp với nhau, được sử dụng tuỳ theo mục đích và nhu cầu cần thiết tìm hiểu, ví dụ: nếu cần nắm trình độ kiến thức và kĩ năng địa lí của học
- sinh thì cần tiến hành kiểm tra đồng thời cũng có thể phối hợp với việc quan sát trên lớp, điều tra trong giáo viên và học sinh, nghiên cứu tài liệu, sổ điểm của lớp, sau đó đặt kế hoạch và chuẩn bị chu đáo trình tự các công việc phải làm như: dự những giờ nào trên lớp hoặc soạn ra các câu hỏi kiểm tra nào cho học sinh v.v… Trong các phương pháp thực tiễn, quan trọng nhất là phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp này thường được tiến hành để tìm ra những kinh nghiệm dạy học mới, xác định xem nôịu dung của chương trình hoặc tài liệu giáo khoa có phù hợp với trình độ của học sinh không, hoặc đánh giá cách tiến hành một phương pháp, hiệu quả của một đồ dung dạy học mới (một loại bản đồ chẳng hạn…) trong quá trình dạy học v.v… Khi tiến hành thực nghiệm, người nghiên cứu cần phải suy nghĩ kĩ về giả thuyết đặt ra, về những vấn đề cần kiểm tra để chứng minh kết quả. Đối với những đề tài nghiên cứu về phương pháp, giả thuyết đặt ra thường nhằm vào tính hợp lí cũng như tính hiệu quả của những cải tiến về trình tự tiến hành, về cách thức hướng dẫn học sinh cũng như về các phương tiện dạy học. Một điều cần thiết để tiến hành thực nghiệm là: tài liệu biên soạn để dạy thử phải phù với giả thuyết đề ra (giáo án, bài tập, câu hỏi kiểm tra v.v…) Tiêu chuẩn chính để đánh giá những đề xuất về phương pháp giảng dạy (hoàn thiện nội dung, phương pháp và đồ dung dạy học…) là kết quả thể hiện ở việc học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng, ở sự phát triển hứng thú và mức độ hoạt động tự giác của họ, bởi vậy trong quá trình thực nghiệm cần phải có những biện pháp kiểm tra để đo những tiến bộ đó.
- Một hình thức khá phổ biến trong việc tổ chức dạy thực nghiệm là có các lớp đối chứng dạy song song bên cạnh các lớp thực nghiệm. Trong các lớp thực nghiệm, việc giảng dạy được tiến hành theo các phương án phù hợp với giả thiết, còn trong các lớp đối chứng, việc giảng dạy vẫn tiến hành một cách bình thường không có gì thay đổi. Một điểm cần lưu ý là học sinh ở các lớp thực nghiệm phải được chọn lọc sao cho các em có trình độ và khả năng nhận thức tương tự như học sinh ở các lớp đối chứng. Ngoài ra, sự đồng đều về nền nếp, kỉ luật học tập ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cũng là một điều kiện đáng chú ý, tuy không phải là điều kiện cơ bản. Hiện nay, trong việc nghiên cứu phương pháp dạy học nói chung, phương pháp thực nghiệm sư phạm được coi là phương pháp đáng tin cậy nhất vì những kết quả thu được đã trải qua quá trình kiểm chứng, do đó các kết luận rút ra thường có giá trị thực tiễn và tính thuyết phục cao. Thông thường các phương pháp nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu lí thuyết được sử dụng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất cứ một lí luận khái quát nào về mặt lí thuyết cũng phải dựa trên những sự kiện thực tiễn. Ngược lại, bất cứ một kết luận thực tiễn nào cũng đều cũng phải dựa trên những giả định về mặt lí thuyết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cẩm nang phương pháp sư phạm
3 p | 734 | 193
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 362 | 67
-
Sử dụng thí nghiệm biểu diễn của giáo viên theo phương pháp nghiên cứu
4 p | 445 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5
29 p | 173 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT
23 p | 143 | 21
-
GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
2 p | 132 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm” để nâng cao chất lượng môn tin học lớp 5 ở trường tiểu học Tân Đức
26 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS
22 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy tốt môn địa lí lớp 8
9 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm ca dao - dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7 – THCS
25 p | 36 | 6
-
SKKN: Một số vấn đề quan trọng hiện nay trong cuộc sống và áp dụng những phương pháp dạy học hiệu quả hơn trong môn Địa lí
19 p | 64 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở khối lớp 3
24 p | 95 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn Văn trong trong chương trình Văn THCS
30 p | 37 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh thông qua bài dạy: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam- giáo dục quốc phòng an ninh 10
54 p | 16 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giúp học sinh học tốt bộ môn Lịch sử ở trường THCS thông qua việc sử dụng các sơ đồ để dạy học
11 p | 30 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi học tập vào dạy – học phân môn Học vần
24 p | 33 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh hứng thú học trực tuyến môn Âm nhạc
22 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn