intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ

Chia sẻ: Nguyen Thi Thao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

212
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TÀI LIỆU THAM KHẢO CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ

  1. Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ Câu 1: Ai là cha đẻ của phƣơng pháp Quản trị Khoa học? A. Peter Drucker B. Haroll Koontz C. Taylor D. Fayol Câu 2: Tìm ra cách làm thế nào để tăng năng suất là đặc trƣng của trƣờng phái quản trị nào? A. Quản trị bằng phương pháp khoa học B. Quản trị bằng phương pháp hành chính C. Quản trị sản xuất và tác nghiệp D. Quản trị hành vi Câu 3. Ai là ngƣời đầu tiên đƣa ra các chức năng của quản trị? A. Taylor B. Fayol C. Koontz D. Drucker Câu 4: Trƣờng phái tâm lí xã hội đƣợc xây dựng trên cơ sở: A. Những nghiên cứu ở nhà máy Halthorne B. Phân tích quan hệ giữa con người với con người C. Quan điểm hành vi học D. Cả 3 phương án trên Câu 5: Phƣơng pháp cây gậy và củ cà rốt đúng với tƣ tƣởng quản trị của ai? A. Fayol B. Mayo C. Maslow D. Mc Gregor Câu 6: Không quan tâm đến con ngƣời là nhƣợc điểm lớn nhất của tƣ tƣởng quản trị nào? A. Phương pháp quản trị bằng khoa học B. Phương pháp quản trị hành chính C. Phương pháp quản trị con người D. Phương pháp quản trị định lượng Câu 7: Phƣơng pháp quản trị nào phù hợp với những quyết định quản trị sáng tạo? A. Quản trị hành chính B. Quản trị hành vi C. Quản trị định lượng D. Quản trị tiến trình Câu 8: Coi quản trị là 1 nghề là tƣ tƣởng của ai? A. Taylor B. Fayol C. Maslow D. Koontz Câu 9: Quan điểm của Haroll Koontz về quản trị là: A. Quản trị là quản trị con người B. Quản trị là sự hợp nhất của các quan điểm trước đó
  2. C. Quản trị là 1 tiến trình D. Cả 3 phương án trên Câu 10: Luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên, khuyến khích nhân viên báo cáo mọi vấn đề là tƣ tƣởng của lí thuyết quản trị: A. Quản trị hệ thống B. Quản trị theo tiến trình C. Lý thuyết Z D. Kaizen Câu 11: Quản trị là việc: A. Đạt mục tiêu nhờ sự nỗ lực của bản thân nhà quản trị B. Đạt mục tiêu nhờ sự nỗ lực của các nhà quản trị ở các cấp quản trị C. Đạt mục tiêu nhờ sự nỗ lực của các người khác D. Tất cả các phương án trên. Câu 12: Nhà quản trị không thể tự mình làm tất cả công việc của tổ chức, do : A. Họ không đủ năng lực để làm tất cả mọi công việc B. Họ không đủ thời gian để làm C. Phần lớn các công việc cần sự nỗ lực của nhiều người D. Nhà quản trị không muốn tự mình làm tất cả các công việc của tổ chức.
  3. Chƣơng 2. NHÀ QUẢN TRỊ VÀ NHÀ DOANH NGHIỆP Câu 13: Nhà quản trị là ngƣời A. Bỏ vốn thành lập doanh nghiệp B. Làm chủ sở hữu C. Trực tiếp quản lý doanh nghiệp D. Làm việc trong bộ máy quản trị. Câu 14: Nhà quản trị có thể đạt đƣợc mục tiêu nhờ A. Làm việc cùng các người khác B. Sự nỗ lực của các người khác C. Tự mình làm mọi việc D. Không có phương án nào nói trên Câu 15: Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cần thiết nhất cho quản trị viên ở cấp quản trị nào? A. Cấp cao B. Cấp cơ sở C. Cả ba cấp quản trị D. Cấp trung gian Câu 16: Kỹ năng tổ chức cần thiết cho quản trị viên ở cấp quản trị nào? A. Cấp cao B. Cấp cơ sở C. Cả ba cấp quản trị D. Cấp trung gian Câu 17: Kỹ năng nhận thức tƣ duy cần thiết nhất cho quản trị viên ở cấp quản trị nào? A. Cấp cao B. Cấp cơ sở C. Cả ba cấp quản trị D. Cấp trung gian Câu 18: Có ngƣời nói Giám đốc một nhà máy cơ khí phải giỏi chuyên môn cơ khí hơn các kỹ sƣ cơ khí ở các bộ phận chuyên môn? A. Đúng B. Không đúng C. Không nhất thiết D. Không phương án nào đúng Câu 19: Một ngƣời bỏ tiền mua cổ phiếu để chia sẻ lợ i ích của một Công ty cổ phần, ngƣời đó là: A. Nhà doanh nghiệp B. Nhà đầu tư C. Người đầu cơ D. Không phương án nào đúng Câu 20: Một ngƣời bỏ tiền mua cổ phiếu của một Công ty cổ phần nhằm kiếm lời trên thị trƣờng chứng khoán , ngƣời đó là: A. Nhà doanh nghiệp B. Nhà đầu tư C. Người đầu cơ D. Không phương án nào đúng Câu 21: Tính hƣớng nội là đặc tính nổi trội của ai? A. Nhà doanh nghiệp B. Nhà đầu tư C. Người đầu cơ D. Nhà quản trị Câu 22: Tính hƣớng ngoại là đặc tính ít nổi trội của ai?
  4. A. Nhà doanh nghiệp B. Nhà đầu tư C. Người đầu cơ D. Nhà quản trị Câu 23: Nhà doanh nghiệp là ngƣời nào trong các phƣơng án sau? A. Là nhà quản trị B. Là người có tính hướng ngoại C. Là người có tính hướng nội D. Tất cả các phương án trên Câu 24: Nhà quản trị cấp cao ra các quyết định có tính A. Chiến lược B. Chiến thuật C. Tác nghiệp D. Tất cả các phương án trên Câu 25: Nhà quản trị cấp trung gian ra các quyết định có tính A. Chiến lược B. Chiến thuật C. Tác nghiệp D. Tất cả các phương án trên Câu 26: Mục tiêu của nhà doanh nghiệp là: A. Tối đa hoá lợi nhuận B. Tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng C. Giảm chi phí sản xuất D. Không phương án nào nói trên Câu 27: Mục tiêu của nhà quản trị là: A. Tối đa hoá lợi nhuận B. Tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng C. Huy động các nguồn lực để hoàn D. Không phương án nào nói trên thành mục tiêu của tổ chức
  5. Chƣơng 3. THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ Câu 28: Quyết định của tổ chức trả lời các câu hỏi A. Phải làm gì, làm như thế nào B. Ai làm, khi nào làm C. Làm ở đâu, trong bao lâu D. Cả a, b và c Câu 29: Cấp quản trị có quyền ra quyết định A. Cấp cao B. Cấp trung gian C. Cấp cơ sở D. Tất cả các cấp quản trị Câu 30: Quản trị viên cấp nào có quyền ra các quyết địn h chiến lƣợc trong tổ chức? A. Cấp cao B. Cấp trung gian C. Cấp cơ sở D. Tất cả các cấp quản trị Câu 31: Quyết định có các chức năng nào? A. Định hướng B. Đảm bảo C. Phối hợp và cưỡng bức D. Cả a, b và c Câu 32: Chức năng đảm bảo bao gồm những nội dung gì? A. Đảm bảo về thời gian, về vật chất B. Đảm bảo về con người C. Các điều kiện cần thiết để thực hiện D. Cả a, b và c Câu 33: Thế nào là một quyết định hợp lý? A. Nhận ra đúng vấn đề cần quyết định. B. Nhận ra đúng thời cơ để quyết định. C. Hướng đến các mục tiêu cụ thể D. Có cơ sở khoa học và hiệu quả E. Tất cả các phương án trên Câu 34: Thế nào là quyết định trực giác? A. Dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng các căn cứ cần thiết trước khi ra QĐ. B. Dựa vào cảm giác chủ quan của người ra quyết định B. Dựa vào kinh nghiệm của người ra quyết định D. Dựa vào cảm giác và kinh nghiệm của người ra quyết định Câu 35: Quyết định lý giải là quyết định A. Dựa trên cơ sở khoa học, các luận cứ chắc chắn, thường được một tập thể bàn bạc, thảo luận trước khi người thủ trưởng ra quyết định. B. Dựa trên kinh nghiệm của chủ quan của người ra quyết định C. Xuất phát từ trực giác của người ra quyết định D. Do tập thể bàn bạc, thống nhất quyết định Câu 36: Quyết định lý giải có những ƣu điểm nổi bật gì? A. Nhanh chóng, tiết kiệm thời gian B. Tính khả thi cao C. Chớp được thời cơ nên có iệu quả kinh tế lớn D. Tất cả các phương án trên
  6. Câu 37: Thế nào là quyết định chiến lƣợc A. Quyết định dài hạn có liên quan đến các vấn đề quan trọng của tổ chức B. Quyết định ngắn hạn nhằm giải quyết các công việc có tính sự vụ. C. Do các nhà quản trị cấp cao quyết định D. Không có phương án nào kể trên Câu 38: Các yêu cầu của một quyết định là A. Khách quan và khoa học B. Có tính định hướng và hệ thống, C. Mang tính chất hành chính, cụ thể về thời gian D. Cô đọng, dễ hiểu E. Tất cả các phương án trên Câu 39: Các căn cứ ra quyết định không bao gồm A. Mục tiêu của tổ chức B. Luật pháp và thông lệ thị trường C. Thực trạng của tổ chức D. Ý muốn chủ quan của người ra quyết định Câu 40: Quyết định các công việc thiết kế nhƣ thế nào nằm trong quyết định nào của nhà quản trị? A. Hoạch định B. Tổ chức C. Lãnh đạo D. Kiểm soát Câu 41: Quyết định xem chiến lƣợc nào là tốt cho tổ chức là quyết định thuộc chức năng nào? A. Hoạch định B. Tổ chức C. Lãnh đạo D. Kiểm soát Câu 42: Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ra quyết định A. Bản lĩnh của người ra quyết định B. Hệ thống chính sách pháp luật C. Biến động của thị trường D. Tất cả các phương án trên Câu 43: Quyết định đƣợc phân thành quyết định trực giác và quyết định lý giải dựa trên căn cứ phân loại. A. Theo chức năng B. Theo thời gian C. Theo phản ứng của ngưòi ra quyết định D. Theo lĩnh vực hoạt động Câu 44: Thu thập thông tin và ra quyết định thuộc về: A. Quá trình quản trị công việc B. Quá trình hoạch định C. Quá trình quản trị nhân sự D. Quá trình ra quyết định
  7. Câu 45: Thông tin thứ cấp là A. Thông tin đã được công bố, sẵn có, có thể tìm thấy qua các b áo cáo, tạp chí, Websites... B. Thông tin mới, chưa được công bố. C. Thông tin đang trong quá trình tìm kiếm D. Cả a, b và c. Câu 46: Các yêu cầu cơ bản của thông tin bao gồm A. Hệ thống và độc lập B. Đầy đủ, chính xác C. Kịp thời và linh hoạt D. Cô đọng, logic và kinh tế. E. Tất cả các phương án trên Câu 47: Nhà quản trị sử dụng phƣơng pháp lấy ý kiến tập thể làm căn cứ ra quyết định khi: A. Có đầy đủ thông tin B. Có ít thông tin C. Không có hoặc có rất ít thông tin. D. Tất cả các trường hợp kể trên.
  8. Chƣơng 4. CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH Câu 48: Nội dung của hoạch định bao gồm các yếu tố, trừ: A. Thiết lập mục tiêu B. Phân tích dây chuyền giá trị C. Phân tích nội bộ doanh nghiệp D. Xây dựng hệ thống kiểm soát Câu 49: Khi hoạch định, nhà quản trị sẽ: A. Làm giảm tính linh hoạt của tổ chức B. Lãng phí thời gian C. Phối hợp nỗ lực của tổ chức D. Khó điều chỉnh được Câu 50: Mục đích của hoạch định không bao gồm yếu tố A. Phối hợp nỗ lực của toần bộ tổ chức B. Giảm sự chồng chéo C. Là cơ sở cho hoạt động kiểm soát D. Loại trư sự biến động của môi trường Câu 51: Chính sách thuộc loại kế hoạch nào? A.Kế hoạch sử dụng một lần B. Kế hoạch thường trực C. Kế hoạch ngắn hạn D. Kế hoạch dài hạn Câu 52: Loại kế hoạch nào xác định vị thế của doanh nghiệp trong môi trƣờng hoạt động? A. Thường trực B. Chiến lược C. Cụ thể D. Tác nghiệp Câu 53: Đáp án nào không thuộc phƣơng pháp MBO? A. Tập thể ra quyết định B. Mục tiêu rõ ràng C. Kiểm tra tiến độ thực hiện D. Giám sát chặt chẽ Câu 54: Theo phƣơng pháp MBO, yếu tố nào sau đây làm tăng hiệu quả quản trị? A. Kiểm soát chặt chẽ B. Mục tiêu thách thức, cụ thể C. Mục tiêu đưa từ trên xuống D. Lãnh đạo theo phong cách tự do Câu 55: Những yêu cầu nào đối với mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp là không cần thiết? A. Tỷ suất lợi nhuận cần đạt được so với năm trước B. Tỷ suất lợi nhuận chung của doanh nghiệp C. Doanh nghiệp phải nỗ lực cao mới đạt được D. Trong khoảng thời gian 4 năm Câu 56: Một mục tiêu đƣợc thiết lập tốt nhất không cần thiết phải có đặc điểm nào sau đây? A. Thách thức nhưng phải khả thi B. Phải mang tính dài hạn C. Chú trọng vào kết quả D. Phải trình bày bằng văn bản
  9. Câu 57: Sự khác biệt cơ bản giữa thiết lập mục tiêu truyền thống và MBO: A. Các mục tiêu trong phương pháp truyền thống sẽ định hướng hoạt động quản trị B. Các mục tiêu trong phương pháp truyền thống là m tiêu chí để đánh giá C. Phương pháp truyền thống là quá trình đưa mục tiêu từ trên xuống còn MBO đưa mục tiêu từ trên xuống và từ dưới lên D. Phương pháp MBO có nhiều mục tiêu bao quát các hoạt động khác nhau
  10. CHƢƠNG 5. CHỨC NĂNG TỔ CHỨC Câu 58: Tổ chức trong quản trị học là: A. Một hệ thống bao gồm nhiều người cùng hoạt động vì mục đích chung. B. Một tiến trình thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, bao gồm các khâu quản trị, các cấp quản trị và các quan hệ quyền hành trong hệ thống quản trị. C. Kết hợp vật tư và tiền vốn để sản xuất kinh doanh. Câu 59: Chức năng của tổ chức trong quản trị học là A. Thiết lập vị trí cho mỗi bộ phận / mỗi cá nhân để các bộ phận / cá nhân phối hợp với nhau tốt nhất. B. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận và cá nhân trong tổ chức. C. Đánh giá trình độ của cán bộ quản trị trong tổ chức. Câu 60: Cơ cấu tổ chức là: A. Thể hiện mối quan hệ giữa các cán bộ quản trị trong tổ chức. B. Thể hiện mối quan hệ giữa các tổ chức. C. Thể hiện mối quan hệ chủ thể của doanh nghiệp và khách hàng. Câu 61: Các yếu tố cơ bản của cơ cấu tổ chức là A. Các cấp quản trị, các khâu quản trị, các quan hệ của các cấp các khâu trong tổ chức. B. Các đội tổ sản xuất của doanh nghiệp. C. Ban giám đốc và sự phân chia quyền hạn của ban giám đốc. Câu 62: Các cấp quản trị trong một tổ chức thể hiện A. Quan hệ dọc từ trên xuống B. Quan hệ ngang C. Cả hai quan hệ Câu 63: Các khâu quản trị trong một tổ chức thể hiện: A.. Quan hệ dọc từ trên xuống B. Quan hệ ngang trong một cấp C. Cả hai quan hệ Câu 64: Cơ sở để tổ chức bộ máy quản trị là: A. Chuyên môn hoá, phân công và hợp tác lao động. B. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. C. Tổ chức con người có chức vụ vào công việc nhất định. Câu 65: Mô hình tổ chức các bộ phận của bộ máy quản trị theo: A. Chức năng, sản phẩm, ma trận. B. Số lượng cán bộ của tổ chức. C. Nhu cầu công việc. Câu 66: Các loại quyền hạn trong cơ cấu tổ chức là: A. Trực tuyến, tham mưu, chức năng. B. Phụ thuộc. C. Kết hợp. Câu 67. Đội trƣởng/ tổ trƣờng sản xuất thực hiện tất cả các công việc một cách tập trung thống nhất, đó là: A. Cơ cấu trực tuyến. B. Cơ cấu chức năng. C. Cơ cấu trực tuyến chức năng .
  11. Câu 68. Khi các phòng ban chức năng đƣợc phép ra lệnh cho cấp cơ sở, đó là: A. Cơ cấu trực tuyến . B. Cơ cấu chức năng. C. Cơ cấu trực tuyến chức năng. Câu 69: Khi các phòng ban chức năng chỉ có nhiệm vụ tham mƣu cho giám đốc, còn quyết định là do giám đốc thực hiện, đó là: A. Cơ cấu trực tuyến. B. Cơ cấu chức năng . C. Cơ cấu trực tuyến chức năng. Câu 70: Ở một tổ chức, bên cạnh thủ trƣởng của mỗi cấp chỉ có một nhóm cán bộ tham mƣu và không tổ chức các phòng chức năng, đó là: A. Cơ cấu trực tuyến tham mưu. B. Cơ cấu chức năng . C. Cơ cấu trực tuyến chức năng Câu 71: Một DN thực hiện một dự án, giám đốc DN cử ra một chủ dự án và rút ở các phòng chức năng ra số cán bộ cần thiết để thành lập bộ máy thực hiện dự án. Sau khi dự án thực hiện xong thì bộ máy giải tán và cán bộ về chỗ cũ, đó là: A. Cơ cấu khung. B. Cơ cấu ma trận. C. Cơ cấu phi chính thức. Câu 72: Mối quan hệ giữa giám đốc và các phòng ban chức năng/cơ sở sản xuất là: A. Mối quan hệ tư vấn và phối hợp. B. Mối quan hệ chỉ huy và mệnh lệnh. C. Mối quan hệ phân công và hợp tác. Câu 73: Mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng là: A. Mối quan hệ tư vấn và chỉ đạo. B. Mối quan hệ chỉ huy và mệnh lệnh. C. Mối quan hệ phân công và hợp tác. Câu 74: Mối quan hệ giữa giám đốc và các phòng ban chức năng/ cơ sở sản xuất là: A. Mối quan hệ tư vấn và phối hợp. B. Mối quan hệ kiểm tra kiểm soát. C. Mối quan hệ phân công và hợp tác. Câu 75: Mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng là: A. Mối quan hệ hợp đồng kinh tế. B. Mối quan hệ kiểm tra kiểm soát. C. Mối quan hệ phân công và hợp tác. Câu 76: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tác là: A. Mối quan hệ hợp đồng kinh tế. B. Mối quan hệ kiểm tra kiểm soát. C. Mối quan hệ phân công và hợp tác. Câu 77: Cấp quản trị và cơ cấu quản trị phụ thuộc : A. Tầm kiểm soát của cán bộ quản trị. B. Số lượng cán bộ công nhân viên của tổ chức. C. Chức danh hiện có của cán bộ trong tổ chức.
  12. Câu 78: Tầm kiểm soát của các bộ quản trị do: A. Năng lực của bản thân, trình độ của nhân viên và tính chất công việc. B. Số lượng nhân viên trong tổ chức. C. Bằng cấp đào tạo của cán bộ nhân viên trong tổ chức. Câu 79: Uỷ quyền trong bộ máy quản trị, ngƣời uỷ quyền: A. Có chịu trách nhiệm cho cả phầm việc đã uỷ quyền. B. Không chịu trách nhiệm cho cả phầm việc đã uỷ quyền. C. Uỷ quyền một việc cho nhiều đầu mối thực hiện. Câu 80. Loại cơ cấu tổ chức thực hiện tốt nhất nguyên tác tập trung đân chủ là: A. Cơ cấu trực tuyến . B. Cơ cấu chức năng . C. Cơ cấu trực tuyến chức năng. Câu 81: Đơn vị doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành quy mô vừa và nhỏ, hình thức p hân khâu phù hợp nhất là: A. Theo sản phẩm đơn vị B. Theo khách hàng C. Theo chức năng D. Theo khu vực Câu 82: Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng ít cấp quản trị, hình thức phân khâu phù hợp nhất: A. Theo chức năng B. Theo sản phẩm đơn vị C. Theo khu vực D. Theo ma trận Câu 83: Doanh nghiệp phân khâu theo hình thức nào thì đến cuối chu kỳ kinh doanh, phần đóng góp về lợi nhuận doanh số của cá bộ phận sẽ rõ ràng A. Theo chức năng B. Theo sản phẩm đơn vị C. Theo khu vực D. Theo ma trận Câu 84: Mức độ tập trung quyền lực cao thƣờng gặp trong kiểu cơ cấu bộ máy quản trị: A. Theo chức năng B. Theo sản phẩm đơn vị C. Theo khu vực D. Theo ma trận Câu 85: Kết quả của ủy quyền là: A. Cấp dưới nhận thức được mệnh lệnh B. Cấp dưới chủ động hơn trong công việc C. Cấp dưới thực hiện công việc như chỉ dẫn Câu 86: Nếu sử dụng cơ cấu tổ chức hữu cơ, Doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi A. Phân chia bộ phận theo khách hàng B. Sử dụng chiến lược C. Môi trường ổn định D. Đơn chiếc Câu 87: Cấu trúc tổ chức sẽ phụ thuộc những yếu tố nào
  13. A. Công việc, chiến lược, công nghệ, môi trường B. Chiến lược, quy mô, công nghệ, tự chủ C. Quy mô, chiến lược, công nghệ, môi trường D. Quy trình sản xuất, quy mô, công nghệ, môi trường Câu 88: Nhƣợc điểm chính của p/c theo chức năn g: A. Khó kiểm soát hoạt động kinh doanh B. Chú trọng lợi nhuận ngắn hạn C. Khó phhát triển các quản trị viên cấp cao D. Tăng chi phí do nhiều nv chức năng Câu 89: Công việc nào không thuộc hoạt động của chức năng tổ chức: A. Phân chia công việc thành chức năng cụ thể B. Nhóm các công việc thành các bộ phận C. Xây dựng hệ thống lương thưởng phù hợp D. Tuyển dụng Câu 90: Yếu tố nào không làm tăng phạm vi kiểm soát A. Người quản lý năng lực B. Nhân viên được đào tạo tốt C. Nhân viên thích làm việc độc lập D. Công việc không được tiêu chuẩn hóa Câu 91: Cấp phó trong bộ máy quản trị là A. Quản trị viên B. Là người giúp việc cấp trưởng, không phải là quản trị viên C. Là quản trị viên ở các lĩnh vực được uỷ quyền (d) D. Tất các phương án trên đều đúng
  14. CHƢƠNG 6. CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN Câu 92: Khi nhu cầu đƣợc thỏa mãn, nó không còn là động cơ thúc đẩy, là quan điểm của ai A. Taylor B. Maslow C. Herberg D. Mac Gregor Câu 93: Theo Herberg, yếu tố dẫn đến sự thỏa mãn của nhân viên không bao gồm A. Cơ hội phát triển B. Trách nhiệm C. Sự tiến bộ D. Tiền lương Câu 94: Những công cụ đƣợc sử dụng kết hợp để động viên nhân viên bao gồm: A. Chọn người phù hợp với công việc B. Đảm bảo các mục tiêu có thể đạt được C. Nới lỏng sự giám sát D. Sử dụng các mục tiêu thách thức Câu 95: Theo nghiên cứu của Đại học Michigan, phong cách lãnh đạo định hƣớng con ngƣời có đặc điểm A. Chú trọng khía cạnh kĩ thuật của công việc B. Quan tâm đến sự hình thành công việc C. Coi nhân viên là công cụ để đạt mục tiêu D. Chú trọng quan hệ với cấp dưới Câu 96: Theo thuyết lƣới quản trị, việc tạo điều kiện để tăng NSLĐ và tinh thần làm việc của nhân công là biểu hiện của phong cách nào? A. Quản trị tổ đội B. Quản trị CLB C. Quản trị thỏa hiệp D. Quản trị công việc Câu 97: Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ là A. Ra quyết định đơn phương C. Cấp dưới được phép ra 1 số quyết định B. Giao nhiệm vụ kiểu mệnh lệnh D. Giám sát chặt chẽ Câu 98: Đóng góp của Maslow đối với quản trị là chỉ ra tầm quan trọng của: A. Phát hiện nhu cầu B. Tạo cơ hội cho nhân viên ra quyết định C. Tạo cơ hội cho nhân viên khẳng định mình D. Thỏa mãn các nhu cầu để động viên nhân viên Câu 99: Chiến lƣợc thiết kế công việc nào làm tăng mức độ kiểm soát của ngƣời thực hiện công việc? A. Chiến lược làm giàu công việc B. Chiến lược mở rộng phạm vi công việc C. Chiến lược trả lương theo thành tích D. Chiến lược giờ làm việc linh hoạt Câu 100: Theo Hersey và Blandchards, nhà lãnh đạo sẽ sử dụng phong cách bán khi nhân viên:
  15. A. Nỗ lực thực hiện công việc cao B. Có kỹ năng và thiếu động cơ C. Không có kỹ năng và sẵn sàng thực hiên công việc D. Không có kỹ năng và không sẵn sàng thực hiên công việc Câu 101: Đặc điểm nào thuộc phong cách chuyên quyền A. Giám sát quá trình thực hiện quyết định B. Tham khảo ý kiến cấp dưới C. Cho phép cấp dưới tham gia đóng góp ý kiến B. Mức độ thỏa mãn của nhân viên cao
  16. Chƣơng 7. KIỂM TRA TRONG QUẢN TRỊ Câu 102: Kiểm tra trong một tổ chức là : A.Quá trình xem xét, đo lường và chấn chỉnh hoạt động sắp tới của tổ chức B. Quá trình xem xét, đo lường và chấn chỉnh hoạt động đã qua của tổ chức C. Quá trình xem xét, đo lường và chấn chỉnh hoạt động hiện tại của tổ chức. D. Quá trình xem xét, đo lường và chấn chỉnh hoạt động cả trước, trong và sau quá trình hoạt động của tổ chức Câu 103: Kiểm tra của các nhà quản trị không nhằm: A. Phát hiện ra những sai soát và có biện pháp điều chỉnh B. Làm cho hoạt động của tổ chức tốt hơn và giảm bớt sai sót có thể xẩy ra C. Đámh giá các sai phạm để có biện pháp quản lý người sai phạm. D. Hoạch định các vấn đề trong tương lai Câu 104: Kiểm tra là hoạt động nằm trong giai đoạn nào trong quá trình hoạt động của một tổ chức : A. Giai đoạn cuối của quá trình hoạt động, hoặc sau cùng chu trình quản lý. B. Là hoạt động đan xen giữa các hoạt động. C. Là một quá trình liên tục về thời gian và bao quát về không gian Câu 105: Chức năng kiểm tra đƣợc thực hiện ở : A. Các nhà quản trị cấp cao B. Các nhà quản trị cấp trung gian C. Các nhà quản trị cấp cơ sở D. Tất cả các nhà quản trị ở các cấp Câu 106: Hệ thống phản hồi về kết quả của các hoạt động là : A. Tiến hành đo lường kết quả thực tế đem so sánh với các mục tiêu B. Giám sát đầu vào và quá trình thực hiện của hệ thống. C. Là cả hai hoạt động trên. Câu 107: Hệ thống phản hồi dự báo là : A. Tiến hành đo lường kết quả thực tế đem so sánh với các mục tiêu . B. Giám sát đầu vào và quá trình thực hiện của hệ thống. C. Là cả hai hoạt động trên. Câu 108: Vai trò quan trọng nhất của chức năng kiểm tra là :
  17. A. Nhằm hoàn thiện các quyết định của nhà Quản tr ị B. Đảm bảo cho các kế hoạch thực hiện được với hiệu quả cao. C. Đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo. D. Giúp cho hệ thống theo sát với sự biến động của môi trường. E. Tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện đổi mới. Câu 109: Nội dung kiểm tra của tổ chức là : A. Là những lĩnh vực, khía cạnh, yếu tố của hệ thống phải hoạt động có hiệu quả (các khu vực hoạt động thiết yếu). B. Tất các các lĩnh vực, khía cạnh, yếu tố của thệ thống. C. Tất cả các điểm giám sát, thu thập thông tin phản hồi của hệ thống. Câu 110: Nội dung kiểm tra của tổ chức là : A. Những điểm đặc biệt ở đó giám sát, thu thập thông tin phản hồi nhất định phải thực hiện (các điểm kiểm tra thiết yếu) B. Tất các các lĩnh vực, khía cạnh, yếu tố của hệ thống. C. Tất cả các điểm giám sát, thu thập thông tin phản hồi của hệ thống. Câu 111: Nhiệm vụ của Nhà quản trị thiết lập hệ thống kiểm tra để mức độ kiểm tra không quá mức là : A. Xác định sự cân đối tốt nhất giữa kiểm tra và quyền tự do của cá nhân, giữa chi phí kiểm tra và lợi ích của hệ thống mang lại cho DN. B. Xác định hài hoà giữa các bộ phận trong hệ thống. C. Bảo đảm thực hiện đúng tuyệt đối các quy định của cấp trên yêu cầu. Câu 112: Việc đánh giá con ngƣời hay tổ chức khi kiểm tra dựa vào những thông tin phản h ồi chính xác là thể hiện yêu cầu nào đối với hệ thống kiểm tra : A. Hệ thống kiểm tra được thiết kế theo kế hoạch B. Kiểm tra phải công khai, chính xác và khách quan. C. Kiểm tra phù hợp với tổ chức và con người của hệ thống D. Kiểm tra cần linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý. Câu 113: Tổ chức kiểm tra là các công việc : A. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn; Đo lương và đánh giá thực hiện; Điều chỉnh các hoạt động. B. Tổ chức bộ máy và tiêu chuẩn của các thành viên tham gia kiểm tra. C. Xây dựng các định mứ c kinh tế kỹ thuật; Thông qua các bộ phận liên quan ; Tổ chức thực hiện các kế hoạch đặt ra Câu 114: Kiểm tra trong hoạt động của DN đƣợc tiến hành trong giai đoạn : A. Trước qúa trình sản xuất kinh doanh
  18. B. Trong qúa trình sản xuất kinh doanh C. Sau quá trình sản xuất kinh doanh D. Cả 3 giai đoạn của qúa trình sản xuất kinh doanh. Câu 115: Kiểm tra trong một tổ chức đƣợc tiến hành ở : A. Ở toàn doanh nghiệp B. Ở các bộ phận C. Ở các cá nhân D. Ở tất cả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2