Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi: Môn Vật lý 9
lượt xem 163
download
Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi: Môn Vật lý 9 giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản về cơ học, nhiệt học, điện học, quang học,...một số bài tập và đề thi tham khảo sẽ là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi: Môn Vật lý 9
- Phòng GD&ĐT Đại Lộc NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - MÔN VẬT LÝ CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn Vật Lý - Hình thức thi : Tự luận - Thời gian làm bài : 150 phút . Điểm cho toàn bài 20 điểm I . Cơ học: ( Từ 1,0 điểm đến 4,0 điểm ) 1. Động học : Chuyển động cơ học , tính vận tốc trung bình, quảng đường của chuyển động, thời gian của chuyển động 2. Cơ tủy tỉnh II. Nhiệt học ( Từ 1 điểm đến 5 điểm ) 1. Nhiệt lượng,sự truyền nhiệt, 2. Phương trình cân bằng nhiệt, năng suất tỏa nhiệt, 3. Nhiệt nóng chảy, nhiệt hóa hơi 4. Sự trảo đổi nhiệt giữa các vật trong hệ III. Điện học ( Từ 4 điểm đến 8 điểm) 1. Định luật Ôm cho các loại đoạn mạch 2. Vai trò của vôn kế, am pe kế trong sơ đồ mạch điện 3. Các qui tắc chuyển mạch 4. Mạch cầu cân bằng, Mạch cầu không cân bằng 5. Công và công suất, tác dụng nhiệt của dòng điện 6. Vai trò của biến trở trong sơ đồ 7. Cách mắc đền để đèn sang bình thường IV. Quang học : ( Từ 2 điểm đến 4 điểm) Các dạng toán về Gương phẳng ; - - Trang 1 -
- MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: VẬT LÝ (Năm học 2012-2013) Mức độ kiến thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Cơ học – Tính vận tốc trung Bài 1a Bài 1b 1 bài bình, quảng đường, thời gian (2đ) (2 đ) (4 đ) Nhiệt học – Phương trình Bài Bài 1 bài cân bằng nhiệt , tính khối 2a 2b ( 4 đ) lượng, nhiệt độ cân bằng, (2 đ) (2 đ) nhiệt dung riêng Điện học – Điện trở tương Bài Bài 2 bài đương,Vai trò của am pe kế , 3a (3 b) (8 đ) vôn kế trong sơ đồ , Mạch (2 đ) (2 đ) cầu cân bằng, Tính công suất Bài 4a cực đại – Các mắc đèn, tìm (2 đ) điện trở phụ mắc vào mạch Bài để các đèn sáng bình thường 4b (2 đ) Quang học – GƯƠNG Bài 5a Bài 1 bài PHẲNG (2 đ) 5b (4 đ) ( 2 đ) Tổng 4 câu 6 câu 12 5 bài 8đ đ (20 đ) - Trang 2 -
- A. PHẦN CƠ Phần cơ chuyển động và phần cơ thủy tỉnh , bình thông nhau Phần I : Cơ chuyển động Bài 1 :Hai địa điểm A và B ở cách nhau 700m. Xe I khởi hành từ A chuyển động thẳng đều đến B Với vận tốc v1 . Xe II khởi hành từ B cùng lúc với xe I chuyển động thẳng đều với vận tốc v2 . Cho biết : - Khi xe II chuyển động trên đường AB về phía A , hai xe gặp nhau sau khi chuyển động được 50s - Khi xe II chuyển động trên đường AB ra xa A hai xe gặp nhau sau khi chuyển động được 350s a) Tìm v1,v2 b) Nếu xe II chuyển động trên đường vuông góc với AB thì bao lâu sau khi chuyển động khoảng cách giữa hai là ngắn nhất , khoảng cách ngắn nhất là bao nhiêu ? Bài 2 : Một người đi xe đạp đi nữa đoạn đương đầu với vân tốc v1 15 km/h, đi nữa đoạn đường còn lại với vận tốc v2 không đổi . Biết các đoạn mà người ấy đi là thẳng và vận tốc trung bình trên cả quảng đường là 10 km/h, Hãy tính vận tốc v2 Bài 3 . Một người bơi một chiếc xuồng ngược dòng sông . khi tới cầu , người đó để rơi một cái can nhựa rỗng. Sau 30 phút người đó mới phát hiện ra và cho xuồng quay lại và gặp can nhựa cách cầu 3 km . Tim vận tốc của nước chảy , biết rằng vận tốc của xuồng đối với nước khi ngược dòng và xuông dòng là bằng nhau Bài 4 : Một vật chuyển động thẳng đều với phương trình chuyển động : x = 5t2 ( x tính bằng m , t tính bằng s ) . Vào thời điểm t = 1 (s) , Vật ở A ; t = 3s vật ở B; t =5s vật ở C; Gọi M là điểm giữa của đoạn BC. Tính vận tốc trung bình của vật trên đoạn BC. Trên đoạn AM Bài 5 : Tại các siêu thi có những thang cuốn để đưa khách đi . một thang cuốn tự động để đưa khách từ tầng trệt lên tầng lầu . nếu khách đứng yên trên thang để nó đưa đi thì mất thời gian 30 giây . nếu thang chạy mà khách mà khách bước lên đều trên thang thì mất thời gian 20 giây Hỏi nếu thang ngừng mà khách tự bước đi trên thang thì phải mất bao lâu để đi từ tầng trệt lên tầng lầu ( Cho rằng vận tốc của người khách bước đi trên thang so với mặt thang không thay đổi ) Bài 6 :Một người đi xe đạp đi nữa đoạn đường đầu với vận tốc v1 = 15 (km / h) .Đi nữa đoạn đường còn lại với vận tốc v2 không đổi . Biết các đoạn đường mà người ấy đi là thẳng và vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là 10 m/s . Hãy tính vận tốc v2 Bài 7 : Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20 km , chuyển động đều cùng chiều từ A đến B với vân tốc lần lược là 40 km/ h; và 30 km/h a) Xác định khoảng cách giữa hai xe sau 1,5 giờ và sau 3 giờ b) Xác định vị trí gặp nhau của hai xe - Trang 3 -
- Bài 8 : Một chiếc xe phải đi từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian dự định t . Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v1 = 48 km/h thì xe đến B sớm hơn dự định 18 phút . Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v2 = 12 km/h thì xe đến B muộn hơn dự định 27 phút a) Tìm chiều dài quảng đường AB và thời gian dự định t b) Để đến B đúng thời gian dự định t thì xe chuyển động từ A đến C ( C nằm trên AB ) với vận tốc v1 = 48 km/h rồi tiếp tục từ C đến B với vận tốc v2 = 12 km/h Tìm chiều dài quãng đường AC . Bài 9 : Một tàu điện đi qua một sân ga với vận tốc không đổi và khoảng thời gian đi hết sân ga ( tức là khoảng thời gian tính từ khi đầu tàu điện ngang với đầu sân ga đến khi đuôi của nó ngang với đầu kia của sân ga ) là 18 giây . Một tàu điện khác cũng chuyển động đều qua sân ga đó nhưng theo chiều ngược lại , khoảng thời gian đi qua hết sân ga là 14 giây . Xác định khoảng thời gian hai tàu điện này đi qua nhau (tức là từ thời điểm hai đầu tàu ngang nhau tới khi hai đuôi tàu ngang nhau )biết rằng hai tàu có chiều dài bằng nhau và đều bằng một nữa chiều dài sân ga. Bài 10 :Từ bến A dọc theo một bờ sông một chiếc thuyền và một chiếc bè cùng bắt đầu chuyển động . thuyền chuyển động ngược dòng còn bè thả theo dòng nước . Khi thuyền chuyển động được 30 phút đến vị trí B , thuyền quay lại và chuyển động xuôi dòng , khi đến vị trí C thuyền đổi kịp chiếc bè . Cho biết vận tốc của thuyền đối dòng nước là không đổi , vận tốc của nước là v1 a) Tìm thời gian từ lúc thuyền quay lại tại B cho đến lúc thuyền đổi kịp bè b) Cho biết khoảng cách AC là 6 km. Tìm vận tốc v1 của dòng nước Bài 11: Một hành khách đi dọc theo sân ga với vận tốc không đổi v = 4 km/h .Ông ta chợt thấy có hai đoàn tàu hỏa đi lại gặp nhau trên hai đường song với , một đoàn có n1 = 9 toa còn đoàn kia có n2 = 10 toa Ông ta ngạc nhiên rằng hai toa đầu của hai đoàn ngang hàng với nhau đúng lúc đối diện với ông . Ông ta ngạc nhiên hơn nữa khi thấy rằng hai toa cuối cùng cũng ngang hàng với nhau đúng lúc đối diện với ông . xem vận tốc của hai tàu là như nhau , các toa tàu dài bằng nhau . Tim vận tốc của tàu hỏa Bài 12 : Một động tử X có vận tốc khi di chuyển là 4 m/s , trên đường di chuyển từ A đến C , động tử này có dừng lại tại E trong thời gian 3s , ( E cách A một đoạn 20m ) Thời gian để X di chuyển từ E đến C là 8s. Khi X bắt đầu di chuyển khỏi E thì gặp một động tử Y đi ngược chiều . Động tử Y di chuyển đến A thì quay ngay lại C và gặp động tử X tại C ( Y khi di chuyển không thay đổi vận tốc ) a) Tính vận tốc của động tử Y b) Vẽ đồ thị thể hiện các chuyển động trên ( trục hoành chỉ thời gian , trục tung chỉ quảng đường Bài 13: Hài xe xuất phát cùng lúc từ A để đi đến B với cùng vận tốc 30km/h . Đi được 1/3 quảng đường thì xe thứ hai tăng tốc và đi hết quảng đường còn lại với vận tốc 40km/h , nên đến B sóm hơn xe thứ nhất 5 phút . Tính thời gian mỗi xe đi hết quãng đường AB - Trang 4 -
- Bài 14 : Hai địa điểm A và B cách nhau 700m . Xe I khởi hành từ A chuyển động thẳng đều đến B với vận tốc v1 . Xe II chuyển động từ B cùng lúc với xe I chuyển động thẳng đều với vận tốc v2. Cho biết :` - Khi xe II chuyển động trên đường AB về phía A , hai xe gặp nhau sau khi chuyển động được 50s - Khi xe II chuyển động trên đường AB ra xa A, hai xe gặp nhau sau khi chuyển động được 350s a) Tìm v1, v2 b) Nếu xe II chuyển động trên đường vuông góc với AB thì bao lâu sau khi chuyển động khoảng cách giữa hai xe là ngắn nhất , khoảng cách ngắn nhất là bao nhiêu ? Bài 15: Một người đến bến xe buýt chậm 20 phút sau khi buýt đã rời bến A , người đó bèn đi ta xi đuổi theo để kịp lên xe buýt ở bến B kế tiếp . Taxi đuổi kịp xe buýt khi nó đã đi được 2/3 quảng đường từ A đến B . Hỏi người này phải đợi xe buýt ở bến B bao lâu ? Xem chuyển động của các xe là chuyển động đều . Bài 16 :Một ô tô xuất phát từ A đi đến đích B , trên nữa quảng đường đầu đi với vận tốc v1 và trên nữa quảng đương sau đi với vận tốc v2 . Một ô tô thứ hai xuất phát từ B đi đến đích A , trong nữa thời gian đầu đi với vận tốc v1 và trong nữa thời gian sau đi với vận tốc v2 , biết v1 = 20km/h; v2 = 60 km/h. . Nếu xe đi từ B xuất phát mạnh hơn muộn hơn 30 phút so với xe đi từ A thì hai xe đến đích cùng lúc . Tính chiều dài quảng đường AB . Bài 17 : Trên một đường đua thẳng , hai xe bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một hướng : Một hàng là các vận động viên chạy việt dã và hàng kia là các vận động viên đua xe đạp , biết rằng các vận động viên việt dã chạy đều với vận tốc 20km/h ; và khoảng cách đều giữa hai người lề kề nhau trong hàng là 20m ; những con số tương ứng đối với hàng các vận động viên đua xe đạp là 40km/h và 30 km/h . Hỏi một người quan sát cần phải chuyển động trên đường với vận tốc bằng bao nhiêu để mỗi lần khi một vận động viên đua xe đạp đuổi kịp anh ta thì chính lúc đó anh ta lại đuổi kịp một vận động viên chạy việt dã tiếp theo ? Bài 18 : Một chiếc xe khởi hành từ A lúc 8 giờ 15 phút để đi tới B , quảng đường AB dài 100km , Xe chạy 15 phút lại phải dừng 5 phút . Trong 15 phút đầu xe chạy với vận tốc không đổi v1 = 10km/h; và các 15 phút kế tiếp theo xe chạy với vận tốc 2v1; 3v2; 4v1 …….( 15 phút thứ k xe chạy với vận tốc kv1 ) a) Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quảng đường AB. b) lúc xe đến B đồng hồ chỉ mấy giờ ? Bài 20 : Hai bạn Lê và Trần cùng bắt đầu chuyển động từ A để đến B . Lê chuyển động với vận tốc 15 km/h; trên nữa quảng đường AB và với vận tốc 10km/h trên nữa quảng đường còn lại .Trần đi với vận tốc 15 km/h trong nữa khoảng thời gian chuyển động và đi với vận tốc 10 km/h trong khoảng thời gian còn lại a) Hỏi trong hai bạn ai là người đến B trước - Trang 5 -
- b) Cho biết thời gian chuyển động từ A đến B của hai bạn chêch nhau 6 phút . Tính chiều dài quảng đường AB và thời gian chuyển động của mỗi bạn Baì 21 : Ba người đi xe đạp tử A đến B với vận tốc không đổi . Người thứ nhất và người thứ hai xuất phát cùng một lúc với các vận tốc tương ứng là v1 = 10km/h; và v2 = 12 km/h . Người thứ 3 xuất phát sau hai người nói trên 30 phút . Khoảng thời gian giữa hai lần gặp nhau của ngươi thứ ba với hai người đi trước là t = 1h . Tìm vân tốc của người thứ 3 Bài 22 : Minh và Nam đứng ở hai địa điểm M và N cách nhau 750m trên một bãi song . Khoảng cách từ M đến sông là 150m , từ N đến sông là 600m . Tính thời gian ngắn nhất để minh chạy ra sông múc nước mang đến chổ Nam . Cho biết đoạn sông thẳng , vận tốc chayj của Minh không đổi v = 2m/s ; bỏ qua thời gian múc nước Bài 23 : Quảng đường từ A đến B chia làm hai giai đoạn , đoạn lên dốc AC và đoạn xuống dốc CB . Một oto lên dốc với vận tốc 25 km/h và xuống dốc với vận tốc 50 km/h ( kể cả khi đi từ A đến B và ngược lại ) Khi đi từ A đến B hết 210 phút và từ B về A hết 4 giờ . Tính chiều dài quảng đường AB Bài 24 :- Một người ngồi trên tàu hỏa đang chuyển động thẳng đều , cứ 40 giây thì nghe thấy 62 tiếng đập của bánh xe chỗ nối hai thanh rây , tính vận tốc của tàu hỏa ra cm/s : km/h; Biết mỗi thanh ray có độ dài lo= 10m; Bỏ qua kích thước khe hở của hai thanh ray - Một người khác cũng ngồi trong toa tàu nói trên , nhìn thẳng qua cửa sổ thấy cứ 44,2 giây lại có 14 cột điện lướt qua mắt mình . Tìm khoảng cách giữa hai cột điện kế tiếp , biết rằng các cột điện cách đều nhau và thẳng hàng theo đường thẳng song song với đường rây Bài 25 : Một hành khách đi bộ trên đoạn đường AB thấy : cứ 15 phút lại có một xe buýt đi cùng chiều vượt qua mình , và cứ 10 phút lại có một xe buýt đi ngược chiều qua mình . Các xe khởi hành sau những khoảng thời gian như nhau , đi với vận tốc không đổi và không nghĩ trên đường . Vậy cứ sau bao nhiêu phút thì có một xe rời bến Bài 26 : Một ô tô đi với vận tốc 60km/h trên nữa đoạn đường đầu của một đoạn đường AB . Trong nữa đoạn đường còn lại , ô tô đi nữa thời gian đầu với vận tốc 40 km/h và nữa thời thời gian sau vời vận tốc 20 km/h . Tìm vận tốc trung bình của ô tô trên cả quảng đường AB Bài 27 : Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A,B, cách nhau 20 km, chuyển đều cùng chiều từ A đến B, với vận tốc lần lược là 40km/h; và 30km/h a) Xác định khoảng cách giữa hai xe sau 1,5 h và 3h, b) Xác định vị trí gặp nhau của hai xe Bài 28 : Một tàu điện đi qua một sân ga với vận tốc không đổi và khoảng thời gian đi hết sân ga ( tức là khoảng thời gian tính từ đầu tàu điện ngang vơi đầu sân ga đến khi đuôi của nó ngang với đầu kia của sân ga ) là 18 giây .Một tàu điện khác cũng chuyển động đều qua sân ga đó nhưng thaeo chiều ngược lại , khoảng thời gian đi qua hết sân - Trang 6 -
- ga là 14 giây, Xác định khoảng thời gian hai tàu nay đi qua nhau ( tức là từ thời điểm hai đầu tầu ngang nhau tới khi hai đuôi tàu ngang nhau) Biết rằng hai tàu có chiều dài bằng nhau và đều bằng một nữa chiêu dài sân ga Bài 29 : Một chiếc xe chuyển động từ điạ điểm A đến địa điểm B, trong một khoảng thời gian qai định là t, nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v1 =48 km/h, xe sẽ đến B sớm 18 phút so với thời gian qui định, Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v2 = 12km/h, xe sẽ đến B trễ hơn 27 phút so với thời gian quy định. a) Tìm chiều dài quãng đường AB và Thời gian qui định. b) Để chuyển động từ A đến B đúng thời gian qui định t, xe chuyển động từ A đến C(trên AB) với vận tốc v1 = 48km/h rồi tiếp tục chuyển động từ C đến B với vận tốc v2 = 12km/h. Tìm chiều dài quãng đường AC. Bài 30: Một ô tô xuất phát từ A đế đích B , nữa quảng đường đầu đi với vận tốc v1và trên nửa quảng đường sau đi với vận tốc v2 . Một ô tô thứ hai xuất phát từ B đi đến đích A , trong nữa thời gian đầu đi với vận tốc v1và trong nữa thời sau đi với vận tốc V2, biết v= 20 km/h, và v2= 60 km/h, Nếu xe đi từ B xuất phát muộn hơn 30 phút so với xe đi từ A thì hai xe đến đích cùng lúc .Tính chiều dài quãng đường AB Bài 31 : Một chuyền máy chạy xuôi dòng từ địa điểm A đến địa điểm B , rồi quay chạy ngược dòng từ B về A với tổng thời gian là 4h 48 phút, biết vận tốc của thuyền so với nước là 20km/h và vận tốc của nước so với bờ sông là 5 km/h. Tính quảng đường từ A đến B . Bài 32 : Hai ô tô chuyển động thẳng đều khởi hành từ hai địa điểm cách nhau 108 km, Nếu đi ngược chiều thì sau 1 h chúng gặp nhau, nếu đi cùng chiều thì sau 3 h 30 phút thì chúng đổi kịp nhau. Tính vận tốc của của hai xe đó Bài 33 : Một người đang ngồi trên ô tô tải đang chuyển động đều với vận tốc là 18 km/h, Thì thấy một oto du lịch ở cách xa mình 300m, và chuyể động ngược chiều , sau 20 giây hai xe gặp nhau a) tính vận tốc của xe ô tô du lịch so với đường b) Sau 40 giây hai xe gặp nhau, hai oto cách nhau bao nhiêu Bài 34 : Một chiếc thuyền đi từ bến A đến bến B trên một dòng sông rồi quay về A, biết rằng vận tốc của thuyền khi nước yên lặng là 12 km/h, vận tộc của dòng nước so với bờ sông là 2 km/h, khoảng cách AB là 14km, Tính thời gian tổng cộng của thuyền Bài 35: Một ca nô xuất phát từ bến sông A có vận tốc đối với nước là 12Km/h, chạy thẳng xuôi dòng đuổi theo một xuồng máy đang có vận tốc đối với bờ là 10 km/h, khởi hành trước đó 2 h từ bến B trên cùng dòng sông , khi chạy ngang qua B ca nô thay đổi vận tốc để có vận tốc đối với bờ tăng lên gấp đôi và sau đó 3 h đã đuổi kịp xuồng máy , biết khoảng cách AB là 60 km, Tính vận tốc của dòng nước chảy Bài 36: Lúc 6h25 phút người em đạp xe từ nhà đến trường với vận tốc đều 10km/h. Lúc 6h 35 phút người anh thấy em mình để quên một vật liền lấy xe đạp đuổi theo em - Trang 7 -
- ngay và gặp em vừa đến cổng trường Hỏi : a) Người em đến trường lúc mấy giờ ? biết quãng đường từ nhà đến trường là 5 km, b) Người anh đạp xe với vận tốc bằng bao nhiêu ? Bài 37: Một chiếc xe tải chở hàng chuyển động đều từ thành phố A đến thành phố B cách nhau 120km, với vận tốc 54km/h . cùng lúc đó một chiếc xe khách cũng chuyển động đều từ thành phố B đến thành phố A . Sau 1,5 h hai xe gặp nhau , Xác định vận tốc của chiếc xe khách. Bài 38 : Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 36 km/h. nhưng khi đến C thì xe bị hỏng nên người đó phải nghĩ sữa xe mất 18 phút . khi người đó bắt đầu đến C thì giặp một chiếc xe ô tô chạy ngược chiều . chiếc xe này đến A thì quay ngay lại và gặp người đi xe máy đến B cùng một lúc . Cho biết quãng đường từ A đến C là 18 km, thời gian của người đi xe máy từ C đến B mất 45 phút và vận tốc của người đi xe máy và oto không đổi a) Tính vận tốc của ô tô b) Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển động của xe máy và ô tô ( trục hoành chỉ thị thời gian và trục tung chỉ thị quảng đường ) Bài 39 : một chiếc thuyền máy chạy từ bến sông A đến bến sông B rồi quay ngược trở lại bến sông A . Hỏi thời gian thuyền máy đi hết bao lâu ? biết A cách B 96 km, vận tốc của thuyền máy khi nước yên lặng là 36 km/h, và vận tốc của dòng nước chảy là 4 km, Bài 40: Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng , cứ sau nữa giờ , nếu đi cùng chiều thì khoảng cách giữa chúng giảm 9km, còn nếu đi ngược chiều thì khoảng cách giữa chúng giảm 36km, Hỏi vận tốc của mổi xe là bao nhiêu Bài 41: Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng , cứ sau 20 phút nếu đi cùng chiều thì khoảng cách giữa chúng tăng 15km, còn nếu đi ngược chiều thì khoảng cách giữa chúng giảm 35km, Hỏi vận tốc của mổi xe là bao nhiêu PHẦN II :CƠ THỦY TỈNH , BÌNH THÔNG NHAU Bài 1 : Hai bình hình trụ có đáy nằm trên cùng mặt phẳng ngang và thông đáy nhờ một ống nhỏ cách đáy một khoảng a = 12 cm, tiết diện của bình bên trái và bình bên phải lần lược là S! = 180 cm2 ,S2 = 60 cm2 1/ Xác định áp suất của nước gây ra tại đáy của mỗi bình khi đỗ vào bên trái 3 lít nước 2/ Hãy xác định áp suất của nước gây ra tại đáy của mỗi bình khi đỗ vào bình bên phải 1,62 lít nước Cho biết khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3 ; gia tốc trọng trường g =10 m/s2 bỏ qua kích thước của ống thông Bài 2 : Một bình hình trụ có chiều cao h1 = 20 cm , diện tích đáy trong là S1 = 100cm2 : đặt trên mặt bàn nằm ngang . Đổ vào bình một lít nước ở nhiệt độ t1 = 800C . Sau đó - Trang 8 -
- thả vào bình một khối trụ song song và cách đáy trong của bình là x= 4 cm , nhiệt độ nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t = 650C, bỏ qua sự nở vì nhiệt và sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh và bình biết khối lượng riêng của nước là D= 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của nước c1 = 4200J/kg.K, của chất là khối trụ là c2 = 2000j/kg.k, a) Tìm khối lượng của khối trụ và nhiệt độ t2 b) Phải đặt thêm khối trụ một vật có khối lượng tối thiểu bằng bao nhiêu để khi cân bằng thì khối trụ chạm đáy bình Bài 3: Cho một cốc rỗng hình trụ chiều cao h, thành dày nhưng đáy rất mỏng nổi trong một bình hình trụ chứa nước , ta thấy cốc chìm một nửa, sau đó đổ dầu vào trong cốc cho đến khi mực nước trong bình ngang bằng với miệng cốc . Tính độ lệch giữa mực nước trong bình và mức dầu trong cốc , cho biết khối lượng riêng của dầu bằng 0,8 lần khối lượng riêng của nước , bán kính trong cốc gấp 5 lần bề dầy thành cốc và tiết diện gấp 2 lần tiết diện của cốc Bài 4 : Một bình thông nhau có hai nhánh hình trụ thẳng đứng 1 và 2 có tiết diện ngang tương ứng là S1 = 20Cm2, và S =30 cm2,trong bình có chứa nước với khối lượng riêng là D0 = 1000kg/m3, Thả vào nhánh 2 một khối trụ đặccó diện tích đáy là S3 = 10cm2, độ cao h = 10cm, và làm bằng vật liệu có khối lượng riêng là D =900kg/m3, khi cân bằng a) Tìm chiều dài của khối trụ ngập trong nước b) Đổ thêm dầu có khối lượng riêng D1 =800kg/m3, vào nhánh 2 . Tìm khối lượng dầu tối thiểu cần đổ vào để toàn bộ khối trụ bị ngập trong dầu và nước c)Tìm độ dâng lên của mực nước ở nhánh 1 so với khi chưa thả khối trụ và đổ thêm lượng dầu nói ở câu b Bài 5 : một vật hình lập phương có chiều mỗi cạch là 20 cm, được thả nổi trong nước , trong lượng riêng của nước là 10000n/m3, chiều cao của khối gỗ nổi trên nước là 5 cm a) Tìm khối lượng riêng và khối lượng của b) Nếu ta đổ dầu có trọng lượng riêng 8000N/m3, sao cho ngập hoàn toàn vật thì thể tích của vật chìm trong nước và trong dầu là bao nhiêu Bài 6 : Một khối trụ hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh là (20.20.15) cm, Người ta khoét một lỗ tròn có thể tích là bao nhiêu để khi đặt vào đó một viên bi sắt ( có thể tích đúng bằng thể tích của lổ khoét đó ) Và thả khối gỗ đó vào nước thì nó vừa bị ngập hoàn toàn trong nước biết khối lượng riêng của gỗ,sắt, nước , lần lược là ; 800kg/m3, 7800kg/m3, và 1000kg/m3, Bài 7 : Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước chiều dài , chiều rộng, chiều cao, lần lược là 30cm, 20cm, và 15 cm, khi thả nằm khối gỗ vào trong bình đựng nước có tiết diện đáy là hình tròn và bán kính là 18 cm, thì mực nước trong bình dâng thêm một đoạn 6 cm, biết trong lượng riêng của nước là 10000N/m3, a) Tính phần chìm của khối gỗ nỗi trong nước b) Tính khối lượng riêng của gỗ c) Muốn khối gỗ chìm hoàn toàn trong nước thì ta phải đặt thêm một quả cân lên - Trang 9 -
- nó có khối lượng ít nhất bằng bao nhiêu ? Bài 8 : Khi thả thả thẳng đứng một thanh gỗ hình trụ tròn đường kính đáy là 10cm, vào trong một bình hình trụ tròn chứa nước thì thấy phần chìm của thanh gỗ trong nước là h1 = 20cm, biết đường kính đáy của bình là 20cm, khối lượng riêng của gỗ và nước lần lược là 0,8 g/cm3, và 1g/cm3, a) Tính chiều cao của thanh gỗ b) Tính chiều cao của cột nước trong bình khi chưa thả thanh gỗ , biết đầu dưới của thanh gỗ cách đáy bình một đoạn h2 = 5 cm, c) Nếu nhấn chìm hoàn toàn thanh gỗ vào trong nước thì cột nước trong bình sẽ dâng lên thêm bao nhiêu cm? Bài 9 : hai bình hình trụ có tiết diện lần lược là 25Cm2, và 10cm2, được nối với nhau bằng một ống nhỏ có khóa . Ban đầu khóa đóng lại , bình lớn đựng nước , bình nhỏ đựng dầu có trọng lượng riêng lần lược là 10000N/m3, 12000N/m3, và có cùng độ cao 90cm, a) Tìm độ chệch lệch giữa hai mực nước và dầu trong hai bình khi mở khóa (bỏ qua nước ở ở ống nằm ngang) b) Ta phải đổ tiếp vào bình nhỏ một chất lỏng không hòa tan có trọng lượng riêng là 7000N/m3, cho đến khi hai mặt thoáng ở hai bình đều ngang nhau . Tính độ cao của cột chất lỏng đổ vào ? Bài 10: một bình thông nhau hình chữ U , có chứa thủy ngân . Nếu ta đổ thêm dầu vào nhánh A và nước vào nhánh B, thì độ chệch lệch giữa hai mực thủy ngân trong hai nhánh là 2 cm, biết độ cao của dầu là dd = 59cm, trọng lượng riêng của thủy ngân , nước và dầu lần lược là :dtn = 136000N/m3, dn =10000N/m3 , dd = 8000N/m3 Tính: a) Cột nước trong nhánh B cao bao nhiêu? b) Độ chệch lệch giữa mực nước và mực dầu trong hai nhánh Bài 11: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật , tiết diện đáy 200cm2 ,cao h= 50cm, được thả nổi trong hồ nước sao cho khối gỗ thẳng đứng . Tính công thực để nhấn chìm khối gỗ xuống đáy hồ , biết trọng lượng riêng của gỗ và nước lần lược là : dg = 8000N/m3, và dn = 10000N/m3, nước trong hồ có độ sâu H = 1m, B. PHẦN ĐIỆN Bài 1: Ba điện trở R1, R2 và R3 (R2 = 2R1, R3 = 3R1) được mắc nối tiếp vào giữa hai điểm A,B. iết hiệu điện thế giữa hai đầu R2 là 20V và cường độ dòng điện qua nó là 0,4A. a) Tính R1, R2, R3 và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở đó. b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB. Bài 2: Cho sơ đồ mạch điện như hình 1. Trong đó R1 = 4R2: R3 = 30 Ω a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB. Biết - Trang 10 -
- khi K đóng Ampe kế chỉ 2,4A. b) Tính R1 và R2. Biết khi K ngắt ampe kế chỉ 0,9A Bài 3: Cho sơ đồ mạch điện như hình 2. Trong đó R4 = 10 Ω ; R2 = 1,5 R3. a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạchAB Biết khi K1 đóng, K2 ngắt ampe kế chỉ 1,5A b) Tính các điện trở R1, R2 và R3. Biết: - Khi K1 ngắt, K2 đóng ampe kế chỉ 1A. - Khi cả 2 khóa K1 và K2 đều ngắt thì ampe kế chỉ 0,3A.(Điện trở của ampe kế và dây nối nhỏ không đáng kể) Bài 4: Cho sơ đồ mạch điện như hình 3. Hiệu điện thế giữa hai Đầu R1 là 15V và R2 = 3R1 a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu R2. b) Tính R1 và R2 biết ampe kế chỉ 3A Bài 5 : Hai bóng đèn có điện trở lần lượt là 24 Ω và 36 Ω Người ta mắc chúng song song với nhau vào hai điểm AB . Hỏi phải đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu để cả hai đèn không bị cháy ? Biết rằng cường độ dòng điện tối đa mà cả hai đèn chịu đựng được là 0,5 A Bài 6 : cho mạch điện như hình 4.biết rằng R2 =10 Ω số chỉ ampe kế A và ampe kế A1 lần lược là 0,9A và 0,5 A . Điện trở của các ampe kế và dây nối nhỏ không đáng kể a) Xác định số chỉ ampe kế A2 , hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và R1 b) Giữ U không đổi , thay R1 bằng một bóng đèn thì thấy ampe kế A chỉ 0,6A và đèn sáng bình thường . Số chỉ Am pe kế A2 có thay đổi không ? Tính hiệu điện thế và cường độ dòng điện định mức và điện trở của đèn Bài 7 : cho mạch điện như hình 5 , biết R1 = 20 Ω ; R2 = R3 = 60 Ω , điện trở của am pê kế và dây nối nhỏ không đáng kể . Tính a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB, b) Số chỉ Am pe kế A . Biết A1 chỉ 0,5 B A c) Hiệu điện thế giữa hai đầu AB - Trang 11 -
- Bài 8 : Cho mạch điện như (hình vẽ 6) R1 = 20 Ω , R2 = 76 Ω , R3 = 24 Ω , UAB = 25 V. Các ampe kế và dây nối có điện trở không đáng kể . Xác định số chỉ của các am pe kế khi a) K1đóng, K2 ngắt b) K1 ngắt, K2 đóng c) K1, K2 đóng Bài 9 : cho sơ đồ mạch điện như ( hình vẽ 7 ) Biết R1 = 6ôm ,R2 = 4 ôm , R3 = 20 ôm , R4 = 15 ôm R5 = 5 ôm , R6 = 32 ôm, R7 = 12 ôm a) Tính điện trở tương đương của toàn đoạn mạch b) Tìm cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi điện trở : Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 9 V Bài 10 : cho sơ đồ mạch như hình vẽ 8 biết R1 = 15 Ω , R2 = 9 Ω , R3 = 8 Ω , R4 =12 Ω , R5 = 4 Ω a) Xác định điện trở RAB trong hai trường hợp K ngắt và K đóng b) Khi K đóng cường độ dòng điên qua R1 là 1,6 A . Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mạch chính và mỗi điện trở Bài 11) cho mạch điện như hình vẽ hình 9 Biết R1 = =R3 = 20 Ω , R2= 30 Ω , R4 = 80 Ω Điện trở của am pe kế 2 Ω a) Tính RAB khi K mở và K đóng b) Khi K đóng Am pe kế chỉ 0,5 A . c) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua các điện trở Bài 12 : Hai dây dẫn đồng chất , điện trở của dây thứ nhất lớn gấp 3 lần điện trở của dây thứ hai , tiết diện của dây thứ hai lớn gấp hai lần tiết diện thứ nhất a) Chiều dài dây nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần b) Tính chiều của mỗi dây, biết tổng của chúng là 20m Bài 13 : một dây dẫn làm bằng dây Nicrom có điện trở suất 1,1.10-6 Ω m và tiết diện 0,5 mm2 . một dây dẫn khác làm bằng Von fam có điện trở 5,5 .10-8 Ω m , và tiết diện 1 mm2 a) So sánh điện trở của hai dây đó , biết dây Von fam dài gấp 10 lần dây Nicrom b) Tính điện trở của mỗi dây . biết khi mắc nối tiếp hai dây đó với nhau vào mạch có hiệu điện thế 15 V thì cường độ dòng điện qua chúng là 0,6 A Bài 14: Khối lượng của một cuộn dây đồng có tiết diện tròn là 890 g khi đặt vào - Trang 12 -
- hai đầu cuộn dây một hiệu điện thế 17 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 2,5 A Khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3 Tính a) Chiều dài và tiết diện của dây , biết điện trở suất của dây là 1,7 .10 -8 Ωm b) Đường kính tiết diện của dây đồng Bài 15 : Cho mạch điện như hình vẽ 10 , biết R1 = 6Ω , R2 = 15 Ω , R3 = 4 Ω , R4 = 10 ôm AM pê kế chỉ 0,875 A. Tính a) Hiệu điện thế giữa hai đầu AB b) Nối B và C bằng một sợi dây dẫn Tính số chỉ của am pê kế lúc này là bao nhiêu Bài 16 : cho một số điện trở r = 9 ôm , cần ít nhất bao nhiêu cái điện trở và mắc với nhau theo sơ đồ như thế nào để được một mạch điện có điện trở tương đương có điện trở tương đương bằng 14,4 ôm Bài 17 : cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ 11 biết UAB = 15 V, R1 = 10 ôm, R2 = 15 ôm, R3 =3 ôm, điện trở của các am pe kế nhỏ không kể . xác định chiều và cường độ dòng điện qua các am pe kế Bài 18: Cho mạch điện như hình vẽ 12 , biết R1 = R2 = R3 = 3 ôm , UAB = 18 V a) Mắc vào hai điểm M và B một vôn kế có điện trở rất lớn Tìm số chỉ của vôn kế b) Mắc vào M và B một am pê kế có điện trở rất nhỏ . Tìm số chỉ của am pê kế và chiều dòng điện qua am pê kế Bài 19: Cho mạch điện như hình vẽ 13. Điện trở của ampe kế không đáng kể , ampe kế A1 chỉ 1A Các điện trở R1 = R2 = R4 = R5 = R3/2 = R6/2. Hãy xác định số chỉ các ampe kế A2 và A3 Bài 20: Cho mạch điện bố trí như hình vẽ 14. Cho biết: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U = 40V, R2 = 2R1 = 24 Ω , R6 = 30 Ω , R7 = 1 Ω R3 = R4 = R5 = 20 Ω Ampe kế có điện trở không đáng kể. - Trang 13 - _ B
- Hãy xác định số chỉ của ampe kế và chiều dòng điện Bài 21: Cho mạch điện như hình vẽ 15. Hiệu điện thế đặt vào hai điểm A,B là UAB, Các điện trở R1, R2, R3, R4. a) Tính UMN theo UAB và các điện trở R1, R2, R3, R4. b) Chứng minh rằng UMN = 0 khi R1/R2 = R3/R4. Khi đó nếu ampe kế vào hai điểm M và N thì Số chỉ ampe kế bằng bao nhiêu? Bài 22: Cho mạch điện như hình vẽ 16. Hiệu điện thế đặt vào hai điếm A,B là UAB = 18V các điện trở R1 = 8 Ω , R2 = 2 Ω , R3 = 4 Ω , điện trở ampe kế không đáng kế. a) Cho R4 = 4 Ω . Xác định chiều và cường độ dòng điện qua ampe kế. b) Khi R4 = 1 Ω . Xác định chiều và cường độ dòng điện qua ampe kế. c) Biết cường độ dòng điện qua ampe kế 1,8A theo chiều từ N đến M. Hãy xác định giá trị R4. Bài 23: Cho mạch điện như hình vẽ 17. Hiệu điện thế đặt vào hai điểm A, B là UAB = 6V các điện trở R1 = R5 = 1 Ω , R2 = R4 = 4 Ω , R3 = 2 Ω Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và điện trở tương đương của mạch Bài 24: Cho mạch điện như hình vẽ 18. Bốn điện trở hoàn toàn giống nhau, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch U = 60V. Dùng vôn kế V mắc vào giữa hai điểm M và C thì nò chỉ 40V. Vậy nếu lấy vôn kế đó mắc vào hai điểm AC thì số chỉ vôn kế bằng bao nhiêu Bài 25: Cho mạch điện như hình vẽ 19 Các điện trở thuần có giá trị R giống nhau Các vôn kế có điện trở Rv giống nhau. Số chỉ vôn kế V2 và V3 lần lượt là 18V và 6V. Hãy tìm số chỉ vôn kế V1 Bài 26: Cho mạch điện như hình vẽ 20. - Trang 14 -
- - Khi K1 và K2 đều ngắt, vôn kế V1 chỉ U1 = 120V. - Khi K1 đóng, K2 ngắt vôn kế chỉ U2 = 80V Hỏi khi K1 ngắt, K2 đóng thì vôn kế chỉ bao nhiêu? Điện trở của vôn kế là hữu hạn. Bài 27: Cho mạch điện như hình vẽ 21, các ampe kế giống hệt nhau. Các điện trở bằng nhau và có giá trị R. Biết A2 chỉ 3A, A3 chỉ 1A. Hỏi A1 chỉ bao nhiêu? Bài 28: Cho mạch điện như hình vẽ 22. Bốn ampe kế giống hệt nhau, dòng điện trong mạch chính có chiều như hình vẽ, số chỉ ampe kế A1 là 4A, A3 là 1A. a) Xác định số chỉ A2 và A4 . b) Xác định tỷ số RA/ R. Bài 29: Cho mạch điện như hình vẽ 23. Biết R1 = 1,5 Ω , R2 = 6 Ω , R3 = 12 Ω , R6 = 3 Ω , hiệu điện thế U = 5,4V. Điện trở ampe kế và dây nối không đáng kể. Khi khóa K hở ampe kế chỉ 0,15A, khi khóa K đóng ampe kế chỉ số 0. a) Tính R4 và R5. b) Công suất tiêu thụ trên mỗi điện trở khi khóa K đóng. Bài 30: Cho mạch điện như hình vẽ 24. Các điện trở thuần có giá trị R giống nhau các vôn kế có điện trở Rv giống nhau. Số chỉ vôn kế V2 và V3 lần lượt là 18V và 12V. Hãy tìm số chỉ vôn kế V1. Bài 31: Cho mạch điện như hình vẽ 25. Bốn ampe kế giống nhau và có điện trở RA. Dòng điện mạch chính có chiều như hình vẽ. Biết ampe kế A1 chỉ 3A, ampe kế A4 chỉ 1A a) Xác định số chỉ hai ampe kế còn lại: b) Tìm tỉ số RA/R Bài 32: Một ampe kế được mắc nối tiếp với một vôn kế vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Khi mắc một điện trở song song với vôn kế thì ampe kế chỉ I1 = 10mA, vôn kế chỉ U1 = 2V. Khi mắc điện trở đó song song với ampe kế thì ampe kế chỉ I2 = 2mA. Tính giá trị của điện trở. Biết rằng vôn kế có điện trở hữu hạn, ampe kế có điện trở khác không. Bài 33: Cho mạch điện như hình vẽ 26. Biết U = 9V, R1 = 12 Ω , R2 = 8 Ω , RMN = 15 Ω , - Trang 15 -
- điện trở của ampe kế RA = 2,4 Ω . Con chạy C dịch chuyển trên đoạn MN. Hỏi với những giá trị nào của điện trở đoạn Mc thì: a) Ampe kế chỉ 5/6A b) Ampe kế chỉ giá trị nhỏ nhất, lớn nhất. Tìm chỉ số nhỏ nhất và lớn nhất đó. Bài 34: Cho mạch điện như hình vẽ 27. Biết UAB = 12V, R1 = 0,4 Ω , R2 = 0,6 Ω , Biến trở có điện trở toàn phần là RMN = 8 Ω , điện trở của vôn kế rất lớn. a) Xác định số chỉ của vôn kế khi con chạy C ở chính giữa MN. Tính công suất tỏa nhiệt trên biến trở. b) Xác định vị trí C trên biến trở để công suất rên toàn mạch là cực đại. Tính giá trị cực đại đó. Bài 35: Cho mạch điện như hình vẽ 28. Mắc vào AB một hiệu điện thế UAB = 75V thì vôn kế mắc vào C, D chỉ giá trị U1 = 25V, thay vôn kế bằng một ampe kế thì ampe kế chỉ 1A. Nếu bây giờ đổi lại bỏ ampe kế đi mắc vào C, D một hiệu điện thế UCD = 75V, còn vôn kế mắc vào A, B thì Vôn kế chỉ U2 = 37,5V. Cho biết vôn kế có điện trở rất lớn, ampe kế có điện trở rất nhỏ. Hãy xác định R1, R2, R3. Bài 36: Cho mạch điện như hình vẽ 29 . Các điện trở có giá trị 10 Ω , 20 Ω , 30 Ω , 40 Ω , Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 165V, Số chỉ vôn kế Uv = 150V, ampe kế chie IA = 3A.Hãy xác định giá trị R1, R2, R3, R4. Bài 37: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ 30. Trên các bóng đèn và biến trở có ghi Đ1(12V-3,6W), Đ2(12V-6W), Rb(120 Ω -2,5A). Biết UAB = 24V. a) Khi con chạy C ở vtrí M, N và C’ (R’AC = 40 Ω ) thì 2 đèn sáng có bình thường không? Tại sao? b) Con chạy C đang ở tại C’. Muốn cả 2 đèn đều sáng bình thường thì ta phải di chuyển con chạy C về phía nào của biến trở, tính điện trở của phần biến trở tham gia vòa mạch điện lúc đó. Bài 38: Cho mạch điện như hình vẽ 31. Biết R1 = 90 Ω , R2 = 120 Ω , dây biến trở làm bằng Nikêlin có điện trở suất 0,4.106 Ω , tiết diện 0,5mm2, dài 45m. Ampe kế 1 chỉ 2,5A - Trang 16 -
- a) Tình điện trở của dây làm biến trở. b) Tình hiệu điện thế giữa hai đầu AB. c) Điều chỉnh con chạy C sao cho Ampe kế chỉ 4A - Số chỉ ampe kế 1 có thay đổi không? Tại sao? - Tính giá trị của phần biến trở tham gia vào mạch điện lúc đó. Bài 39: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ 30.R1 = 30 Ω , R2 = 60 Ω , trên biến trở có ghi(200 Ω -2A) a) Khi con chạy C ở tại M, cường độ dòng điện qua R1 là 0,5A. Tính UAB. b) Hiệu điện thế UAB không đổi. Tính cường độ dòng điện trong mạch khi: - Con chạy C ở vị trí C’ sao cho R’CN = 120. - Con chạy C ở tại N. Ω Bài 40 : Cho mạch điện như hình vẽ 32 , biết R1 = 2 ôm, R2 = 4 ôm, RAB = 12 ôm , am pe kế có điện trở nhỏ không đáng kể , UMN = 48 V . Xác định vị trí con chạy C để a) AM pe kế chỉ 1,2 A;b/AM kế chỉ số không Bài 41 : Cho mạch điện như hình vẽ 33, R1 = 3 ôm, R2 = 6 ôm RAB = 12 ôm, vôn kế có điện trở rất lớn , UMN = 24 V Số chỉ của vôn kế thay đổi như thế nào khi con chạy C dịch chuyển từ A sang B Bài 42 : Cho mạch điện như hình vẽ 34 , U = 16 vôn, R0 = 4 ôm, R1 = 12 ôm, Rx là giá trị của biến trở a) Xác định Rx sao cho công suất tiêu thụ của nó là 9 W b) Với giá trị nào của Rx thì công suất tiêu thụ trên nó là cực đại ? tính công suất đó Bài 43 : Cho mạch điện như hình vẽ 35 U = 24 V , R1 = 12 ôm, R3 = 18 ôm, Rx là biến trở, a) Khi khóa K mở , di chuyển con chạy C của biến trở Rx = 16 ôm, thì công suất trên biến trở đạt cực đại, . Xác định giá trụ R2 b) Khóa K đóng, hãy xác định giá trị của biến trở Rx để công suất trên đoạn mạch gồm R2, R3, và Rx bằng 12W - Trang 17 -
- Bài 44 : cho mạch điện như hình vẽ 36 biết U0 = 15 V, Điện trở của dây dẫn R0 = 5/3 ôm, các bóng đèn loại (2,5 V- 1,25 W) a) Công suất lớn nhất mà nguồn hiệu điện thế này có thể cung cấp cho bộ bóng đèn là bao nhiêu ? b)Nếu có 15 bóng đèn thì ghép chúng như thế nào để chúng sáng bình thường ? c) Nếu chưa biết số bóng thì phải dùng bao nhiêu bóng và ghép chúng như thế nào để các bóng sáng bình thường và có hiệu suất cao nhất Bài 45 : Cho mạch điện như hình vẽ 37 , biết R1 = 45 ôm, R2 = 90 ôm, R4 là một biến trở , hiệu điện thế của nguồn không đổi , bỏ qua điện trở của am pe kế và khóa K a) Khi khóa K mở , điều chỉnh R4 = 24 ôm, thì am pe kế chỉ 0,9 A, Tính hiệu điện thế UAB b) Điều chỉnh R4 đến giá trị sao cho dù đóng hay mở khóa K thì số chỉ của am pe kế vẫn không thay đổi . Xác định R4 lúc này c) Với giá trị R4 vừa tính được ở câu b hãy. Tính số chỉ của am pe kế và cường độ dòng điện qua khóa K khi K đóng Bài 46 : Cho mạch điện như hình vẽ 38 , biết U = 24 V các điện trở R0 = 6 ôm R1 = 18 ôm , Rx là một biết trở , dây nối có điện trở không đáng kể a) Tính Rx sao cho công suất tiêu hao trên Rx bằng 13,5 W và tính hiệu suất của mạch . biết rằng năng lượng điện tiêu hao trên R1 và Rx là có ích , trên R0 là vô ích b) Với giá trị nào của Rx thì công suất tiêu thụ trên Rx đạt cực đại ? Tính công suất cực đại này Bài 47 : Hai bóng đèn Đ1 loại ( 6 V – 6W) và Đ2 loại (3 V- 6 W) . Cần mắc hai bóng đèn này với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9 V để hai đèn sáng bình thường . a) Vẽ sơ đồ mạch điện và tính điện trở của biến trở b) Biến trở nói trên được quấn bằng ni ken có điện trở suất là 0,4. 10-6 ôm mét, có độ dài tổng cộng là 19,64 m, đường kính tiết diện là 0,5 mm, Hỏi giá trị của biến trở được tính ở câu a chiếm bao nhiêu phần trăm so với giá trị lớn nhất của biến trở này Bài 48 : Cho mạch điện như hình 39 biết R1 = R2 = 3 ôm, R3 = 2 ôm, R4 là biến trở , am pe - Trang 18 -
- kế và vôn kế đều là lí tưởng , dây nối và khóa K có điện trở không đáng kể 1) Điều chỉnh để R4 = 4 ôm, a) Đặt UBD = 6 V , K đóng . Tìm số chỉ của vôn kế và am pe kế b) Khóa K mở thay đổi UBD đến giá trị nào thì vôn kế chỉ 2 V 2) Giữ UBD = 6 V , đóng khóa K và di chuyển con chạy C của biến trở R4 từ bên trái sang bên phải thì số chỉ của ampe kế IA thay đổi như thế nào ? D Bài 49 : Cho mạch điện như hình 40 . Biết hiệu điện thế U không đổi , R là biến trở , khi cường độ dòng điện chạy qua trong mạch là I1 = 2 A thì công suất tỏa nhiệt trên biến trở là P1 = 48 W, khi cường độ dòng điện là I2 = 5 A thì công suất tỏa nhiệt trên biến trở là P2 = 30 W , bỏ qua điện trở của dây nối a) Tìm hiệu điện thế và điện trở r b) Mắc điện trở R0 = 12 ôm , vào hai điểm A và B ở mạch trên, cần thay đổi biến trở R đến giá trị bao nhiêu để công suất tỏa nhiệt trên bộ R0 và R bằng công suất tỏa nhiệt trên R0 sau khi tháo bỏ R ra khỏi mạch Bài 50 : Cho mạch điện như hình vẽ 41 . Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 12 V Các điện trở R1 = 4 ôm, R4 = 12 ôm điện trở của ampe kế , Trên đèn có ghi (6 V-9W) biết đèn sáng bình thường (H, 41) và số chỉ của am pe kế là 1,25 A , Tìm các điện trở R2 và R3 Bài 51: Cho mạch điện như hình vẽ 42 trong đó R1 = 3R, R2 =R3 =R4 = R hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U không đổi , khi biến trở Rx có một giá trị nào đó thì công suất tỏa nhiệt trên điện trở R1 là P1 = 9W, a) Tìm công suất tỏa nhiệt trên điện trở R4 khio đó b) Tìm Rx theo R để công suất tỏa nhiệt trên điện trở Rx cực đại Bài 52 : Cho mạch điện như hình vẽ 43 trong đó hiệu điện thế U = 10,8 V, không đổi , R1 =12 ôm, đèn ghi 6 V – 6 W, điện trở toàn phần của biến trở Rb = 36 ôm, điện trở của đèn - không đổi và không phụ thuộc vào nhiệt độ a) Điều chỉnh con chạy C sao cho phần biến trở RAC = 24 ôm, Hãy tìm - Điện trở tương đương của đoạn mạch AB - Cường độ dòng điện qua đèn - và nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong thời gian 10 phút b) Điều chỉnh con chạy C để đèn sáng bình thường , Hỏi con chạy đã chia biến trở thành hai phần có tỉ lệ như thế nào ? Bài 53 : Cho mạch điện như hình vẽ 44 , trong đó U= 24 V luôn luôn không đổi , R1 = 12 ôm, R2 = 9 ôm, R3 - Trang 19 -
- biến trở, R4 = 6 ôm, Điện trở am pe kế và dây dẫn không đáng kể a) Cho R3 = 6 ôm, Tìm cường độ dòng điện qua các điện trơ R1, R3, và số chỉ của am pê kế b) Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở lớn vôn cùng, Tìm R3 để vôn kế chỉ 16 V . Nếu di chuyển con chạy để R3 tăng lên thì số chỉ của vôn kế thay đổi như thế nào Bài 54 : Cho mạch điện như hình vẽ 45 , biết UAB= 21V, R1 = 3 ôm, Biến trở có điện trở toàn phần là RMN = 4,5 ôm, đèn có điện trở Rđ = 4,5 ôm, am pe kế và khóa K có điện trở không đáng kể a) Khi K đóng con chạy C ở vị trí N thì am pe kế chỉ 4 A . Tính R2 b) Khi K mở xác định giá trị phần điện trở RAC của biến trở để độ sáng của đèn là bé nhất c) Khi K mở dịch chuyển con chạy C từ M đến N thì độ sáng của đèn như thế nào Bài 55 : Cho mạch điện như hình vẽ 46 trên các đèn có ghi các giá trị định mức như sau : đèn 1 : 10 V – 5 W, đèn 2 : 4 V- 4 W ,đèn 3 : 2 V ; còn công suất định mức bị mờ hẳn không đọc được Điện trở R4 = 4 ôm, Rx là biến trở . khi mắc vào A, B một hiệu điện thế không đổi thì các đèn sáng bình thường a) Tính U,và công suất định mức và điện trở của đèn Đ3 , A điện trở của biến trở khi đó; b) Thay đổi giá trị của biến trở cho tới khi Rx = 20 ôm, thì các đèn có sáng bình thường không tại sao ? Bài 56 : Cho sơ đồ mạch điện như hình 47 Biết R1 = 15 ôm, R2 = 10 ôm, R3 = 12 ôm,. R4 là biến trở bỏ qua điện trở của am pe kế và dây nối U = 12 V , a) Điều chỉnh cho R4 = 8 ôm, Tính cường độ dòng Điện qua am pe kế b) Điều chỉnh R4 sao cho dòng điện qua am pe kế có chiều từ M đến N và có cường độA là 0,2 A, Tính R4 tham gia vào mạch lúc đó - Trang 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nội dung Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 7 - GV. Nguyễn Thanh Thúy
26 p | 1704 | 495
-
Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi: Môn Tin học
15 p | 1718 | 454
-
Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi: Môn Tiếng Anh
89 p | 517 | 188
-
Chuyên đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi toán đa thức
14 p | 1000 | 167
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: Các phương pháp tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
26 p | 369 | 124
-
Chuyên đề học sinh giỏi năm học 2014 - 2015: Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi toán THCS
15 p | 253 | 72
-
SKKN: Một số biện pháp có hiệu quả trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học: Giải pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5
22 p | 419 | 69
-
Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi: Môn Hóa học 9
19 p | 402 | 66
-
Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi: Môn Ngữ văn
2 p | 515 | 51
-
Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi: Môn Toán học 9
7 p | 518 | 48
-
Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu Toán ở Tiểu học - Nguyễn Hoàng Nam
75 p | 240 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền sinh học lớp 9
13 p | 145 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý THCS- Phần: Nhiệt học
13 p | 30 | 7
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: Một số phương pháp giải phương trình và hệ phương trình - Trần Hoài Vũ
59 p | 23 | 4
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý THCS
81 p | 9 | 3
-
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm 2014-2015
5 p | 108 | 2
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: Ứng dụng của định lí Lagrang
5 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn