intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÂN TÍCH SO SÁNH NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG CÁC NGÀY LỄ CỦA PHÁP VÀ VIỆT NAM

Chia sẻ: Phạm Đức Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

204
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì nhu cầu giao lưu văn hóa cũng ngày càng phát triển. Các diễn đàn về văn hóa cấp độ khu vực và thế giới được tổ chức ngày càng nhiều và quy mô. Trước xu hướng ấy, chúng em có ý tưởng nghiên cứu phân tích so sánh nguồn gốc của những kiêng kỵ trong các ngày lễ của Việt Nam và Pháp. Hi vọng kết quả nghiên cứu này có thể mang đến cho mọi người những hiểu biết sâu sắc hơn về lễ tết cũng như những kiêng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÂN TÍCH SO SÁNH NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG CÁC NGÀY LỄ CỦA PHÁP VÀ VIỆT NAM

  1. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 PHÂN TÍCH SO SÁNH NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG CÁC NGÀY LỄ CỦA PHÁP VÀ VIỆT NAM. AN ANALYSIS OF TABOOS OF FESTIVALS IN FRANCE AND THOSE VIETNAM. SVTH: ĐỖ THỊ THỦY - ĐẶNG THỊ THU THẢO Lớp 04CNP03, Khoa Pháp, Trường Đại Học Ngoại Ngữ. GVHD: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN Khoa Pháp, Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Cùng với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì nhu cầu giao lưu văn hóa cũng ngày càng phát triển. Các diễn đàn về văn hóa cấp độ khu vực và thế giới được tổ c hức ngày càng nhiều và quy mô. Trước xu hướng ấy, chúng em có ý tưởng nghiên cứu phân tích so sánh nguồn gốc của những kiêng kỵ trong các ngày lễ của Việt Nam và Pháp. Hi vọng kết quả nghiên cứu này có thể mang đến cho mọi người những hiểu biết sâu sắc hơn về lễ tết cũng như nh ững kiêng kỵ trong các ngày lễ đó. Summary Along with the current trend of globalization, demands for cultural exchanges are on an increase. Cultural forums at region and international levels are increasing in number and scape. In that context, we have an idea to reseach and compare the origin of taboos in Vietnamese and French festivals. We hope that the reseach will bring about a better insight into these festivals’ taboos. 1. Mở đầu: Như một kết quả tất yếu của sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế-xã hội, những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc đang dần bị mai một.Tuy vậy, lễ Tết-được xem như một phần văn hóa của dân tộc thì vẫn giữ được những nét đặc trưng của nó từ xưa đến nay. Nhưng ngày nay rất ít người (đặc biệt là giới trẻ) hiểu rõ các tục lệ, kiêng kỵ trong những ngày lễ, tết của dân tộc. Là những sinh viên năm cuối khoa Pháp văn, đã được học và nghiên cứu văn hóa Việt Nam và văn hóa Pháp trong trường đại học, chúng em mong muốn tìm hiểu rõ hơn về những phong tục, tập quán, những kiêng kỵ trong những ngày lễ, tết của Việt Nam cũng như trong các ngày lễ của Pháp, đặc biệt là những kiêng kỵ mà không nhiều người rõ về nguồn gốc. Chúng em cũng muốn tìm hiểu ảnh hưởng của những kiêng kỵ này trong đời sống hiện nay. Thực hiện đề tài này,chúng em hi vọng có thể giúp những người nước ngoài đang sinh sống và công tác tại Việt Nam có những hiểu biết sâu sắc hơn về tục lệ truyền thống của dân tộc trong dịp lễ tết. Đồng thời, kết quả báo cáo cũng sẽ giúp cho những người Việt Nam đang học tập, sinh sống tại Pháp hiểu hơn về những tục lệ,những kiêng kị trong các ngày lễ của nước bạn. Với mục đích đó,chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ phân tích so sánh nguyên nhân, nguồn gốc của những điều cấm kỵ trong các ngày lễ của Pháp và Việt Nam". 2. Nội dung: 2.1. Cơ sở lý thuyết: Trong phần này chúng em sẽ tìm các các định nghĩa thật thuyết phục giúp ích cho việc nghiên cứu . Bao gồm các : - Định nghĩa “kiêng kỵ”, “tết” và “kiêng kỵ trong các ngày lễ tết”. Ngoài ra chúng em sẽ giới thiệu sơ lược các ngày lễ. tết quan trọng của Việt Nam và Pháp. 2.2. Phương pháp tiến hành: 298
  2. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Để đạt được kết quả như mong muốn, chúng em tiến hành các công việc sau:  Tra cứu, tham khảo các tài liệu liên quan.  Lựa chọn những kiêng kỵ chủ yếu trong các ngày lễ của Pháp và Việt Nam.  Tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của những kiêng kỵ này.  Phân tích và so sánh (sự giống và khác nhau giữa các kiêng kỵ của Pháp và Việt Nam, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống hiện đại ngày nay ).  Rút ra nhận xét và kết luận. 3. Nội dung: 3.1. Tết của Việt Nam: Việt Nam có rất nhiều ngày lễ, tết, trong đó những ngày lễ quan trọng gồm: - Tết Nguyên Đán (mùng một đến mùng ba tháng giêng âm lịch). - Quốc khánh (ngày 2 tháng 9). - Tết trung thu (ngày 15 tháng 8 âm lịch). - Tết Trung Nguyên (ngày 15 tháng 7 âm lịch). - Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch) - …. 3.2. Những kiêng kỵ và nguồn gốc của chúng: 3.2.1. Tết Nguyên Đán: Đây là cái tết quan trọng và có ý nghĩa thiêng liêng nhất trong năm của người Việt Nam, và cũng là cái tết có nhiều kiêng kỵ phức tạp nhất: - Kiêng không quét nhà, không hốt rác đổ đi trong ba ngày tết. - Kiêng không cho lửa, không vay mượn trong ba ngày tết. - Kiêng không làm đổ vỡ chén đĩa, đồ vật trong ba ngày tết. - Kiêng không cãi vã, không đánh lộn, không lớn tiếng trong ba ngày tết. - Kiêng không ăn một số loại thực phẩm trong dịp tết. - Kiêng kỵ trong việc xông đất (đây là kiêng kỵ quan trọng nhất và được duy trì nguyên vẹn nhất) 3.2.2. Tết Trung Nguyên (lễ Vu lan): Đây là tết dài nhất trong năm. Tuy ngày chính tết là ngày 15 nhưng những kiêng kỵ thì đã dược áp dụng từ đầu tháng bảy. - Kiêng không xây nhà, may quần áo, cưới hỏi… trong dịp này. 3.3. Lễ tết của Pháp: - Tết dương lịch (ngày 1 tháng 1). - Lễ Chandeleur (ngày 2 tháng 2). - Lễ phục sinh (chủ nhật và thứ hai của tháng 3 hoặc tháng 4). - Quốc tế lao động (ngày 1 tháng 5). - Kỉ niệm kết thúc chiến tranh 1918 (ngày 11 tháng 11), và 1945 (ngày 8 tháng 5). - Lễ Ascension ( tháng 5). - Lễ Pentecôte ( chủ nhật hoặc thứ hai của tháng 5 hoặc tháng 6). - Quốc khánh (ngày 14 tháng 7). - Lễ toussaint ( ngày 1 tháng 11). - Lễ Noel (ngày 25 tnág 12). 3.4. Kiêng kỵ và nguồn gốc của chúng. 3.4.1. Tết dương lịch: - Trong mỗi gia đình người Pháp, trong năm mới không thể không có một vài cành tầm gửi để trong nhà. - Đêm giao thừa năm mới: có khá nhiều kiêng kỵ thú vị trong dịp này: 299
  3. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 + Phải làm vỡ li rượu sâm-panh vào đúng khoảnh khắc 12 giờ đêm giao thừa. + Phải mở cửa nhà mình trước 12 giờ đêm. + Kiêng gặp người đầu tiên trong năm mới là phụ nữ. + Kiêng khóc trong ngày đầu năm. + Phải mặc quần áo mới trong ngày đầu năm. …. 3.4.2. Lễ Chandeleur: - Người ta kiêng cưới hỏi trong ngày lễ này. - Phải luôn chuẩn bị bánh Crêpes. Trong lễ Chandeleur, khi làm loại bánh này, người ta phải tuân thủ nghiêm ngặt về thành phần của bánh, không thể thiếu một trong ba thành phần truyền thông là bột mì, sữa, trứng. Ngoài ra cũng có một số kiêng kỵ thú vị về bánh Crêpes : - Không cho hoặc xin bánh crêpes. - Chỉ làm bánh bằng bơ, và không dùng dầu. - Giữ chiếc bánh đầu tiên đến dịp lễ Chandeleur lần sau. 3.4.3. Lễ phục sinh - Trước lễ phục sinh sẽ có 40 ngày chay tịnh. - Mardi gras: đây là ngày mà mọi người sẽ sử dụng tất cả dầu mỡ, bơ, trứng còn lại trong nhà - Trong lễ phục sinh, người ta tặng nhau những quả trứng “phục sinh”. 3.4.4. Lễ toussaint (lễ các thánh): - Vào ngày này, người ta đi thăm mộ, và mang những bó cúc đặt lên mộ người đã khuất. Đây được xem là hoa của người chết, vì thế họ không tặng hoa này cho người sống. 4. So sánh: 4.1. Giống nhau và khác nhau giữa kiêng kỵ của Pháp và Việt Nam : 4.1.1. Giống nhau : Nhìn chung dù là người Pháp hay người Việt, thì những kiêng kỵ trong các ngày lễ tết đều bắt nguồn từ niềm tin vào thần thánh, từ nhu cầu tìm chỗ dựa tâm linh của con người. Một yếu tố khác tác động đến sự trường tồn của những phong tục, những điều kiêng kỵ này, đó chính là lòng trắc ẩn, vị tha và tình cảm của con người. 4.1.2. Khác nhau : Tuy đều xuất phát từ thế giới tâm linh nhưng những kiêng kỵ của Việt Nam khác với những kiêng kỵ của Pháp do bởi sự khác nhau về hệ tư tưởng về nền văn hóa. Bên cạnh đó, sự khác nhau giữa quan niệm về cõi âm và dương, về hệ tư tưởng, về các mối quan hệ hàng xóm láng giềng và xã hội, mối quan hệ giữa kiếp này và kiếp khác, giữa người sống và người chết cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt này. 4.2. Ảnh hưởng tới cuộc sống ngày nay: - Kiêng không quét nhà, không hốt rác đổ đi trong ba ngày tết. Trong ngày này kiêng quét rác, thì nhà cửa bừa bộn, lộn xộn. Ngày nay, vừa để đảm bảo nhà cửa sạch sẽ trong tết, vừa tôn trọng truyền thống của cha ông, mọi người thường quét rác vào góc nhà ( chú ý quét từ cửa quét vào), đổ rác vào thùng hoặc bao nilông, qua tết mới đem đổ đi. - Kiêng không cho lửa, không vay mượn trong ba ngày tết. Kiêng kỵ này ít ảnh hưởng đến cuộc sống ngày nay. - Kiêng không làm đổ vỡ chén đĩa, đồ vật trong ba ngày tết. Mọi người cẩn thận hơn khi tham gia việc nội trợ hay thu dọn nhà cửa - Kiêng không cãi vã, không đánh lộn, không lớn tiếng trong ba ngày tết. 300
  4. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Đây là một phong tục đẹp của dân tộc và cần được tôn trọng và duy trì. - Kiêng không ăn một số loại thực phẩm trong dịp tết. Đây là điều kiêng kỵ không thực tế, ảnh hưởng đến nhu cầu ẩm thực. - Kiêng kỵ trong việc xông đất (đây là kiêng kỵ quan trọng nhất và được duy trì nguyên vẹn nhất) Cẩn trọng trong việc xông nhà sẽ tránh những trường hợp bị động, nhưng đôi khi cũng gây không ít ảnh hưởng. Kiêng những người gặp chuyện không may ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của họ, gây ra sự phân biệt đối xử. - Kiêng không xây nhà, may quần áo, cưới hỏi… trong dịp này. Khi mọi người kiêng không mua sắm, không xây nhà cửa, công trình… thì ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế. Việc đốt quá nhiều vàng mã trong dịp này gây lãng phí lớn, và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống. Đây còn là dịp để nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, văn hóa tâm linh của người Việt. - Người ta kiêng cưới hỏi trong ngày lễ Chandeleur. Kiêng kỵ này cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hiện đại ngày nay. Đó có thể xem là dịp để suy nghĩ chín chắn hơn về đám cưới, về cuộc sống hôn nhân sau này. 5. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nguồn gốc của những kiêng kỵ xuất phát từ đời sống tâm linh của con người. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những kiêng kỵ của Việt Nam thì phức tạp và đôi khi ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống ngày nay . Các kiêng kỵ của Pháp đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần thiêng liêng. Ngoài ra, một số kiêng kỵ của Việt Nam còn được thay đổi chút ít cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ouvrages [1] La France de toujours, Nelly Mauchamps, CLE, 2004. [2] Les cultures vietnamiennes, Huu Ngoc, édition The Gioi, 1997. 2. Sites web [3] www.wikipédia.com.vn [4] www.google.com.vn [5] http://www.alianwebserver.com/societe/noel/traditions.htm [6] http://www.teteamodeler.com/culture/fetes/ind-paques.asp [7] http://www.google.com.vn/search?hl=fr&q=tabous+des+grandes+f%C3%AAt%C3%AA s+en+France&meta [8] http://www.grandes- fetes.com/LesF%c3%aatesdelAnn%c3%a9e/HalloweenToussaint/Toussaint/Lal%c3%a9g endeAurea/tabid/114/Default.aspx [9] http://moinesdiocesains-aix.cef.fr/fr-liturg-laudes.htm [10] http://fr.wikipedia.org/wiki/Antoine_Watteau [11] http://fr.wikipedia.org/wiki/Commedia_dell%27Arte [12] http://fr.wikipedia.org/wiki/St%C3%A9phane_Mallarm%C3%A9 [13] http://images.google.com.vn/images?q=faberge&hl=fr&um=1&ie=UTF- 8&sa=X&oi=images&ct=title [14] http://users.skynet.be/pierre.bachy/faberge.html 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2