intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh - tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:249

25
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án chú trọng phân tích, mô tả, xác lập các tiêu chí trong vai trò là công cụ xác định các đặc điểm tri nhận trong phạm trù kết cấu mệnh lệnh trong ngôn ngữ nguồn (tiếng Anh) và xem xét các tương đồng, dị biệt xuất hiện trong kết cấu mệnh lệnh ở ngôn ngữ đích (tiếng Việt) trong quá trình phân tích tích hợp đối chiếu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh - tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM NGỌC TUẤN ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT DƯỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM NGỌC TUẤN ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT DƯỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Ngành: Ngôn ngữ học So sánh đối chiếu Mã số: 9222024 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỮU HOÀNH PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG SỬU HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu được thống kê, miêu tả, phân tích và trình bày trong luận án chưa từng được công bố. Các nguồn tài liệu trong luận án với mục đích tham khảo và trích dẫn được thực hiện theo quy định về trích dẫn và đăng tải đính kèm danh mục tài liệu phù hợp với quy chế đào tạo tiến sĩ của Học viện KHXH- VHLKHXH Việt Nam. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Ngọc Tuấn
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hoành và PGS.TS. Nguyễn Đăng Sửu đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô Khoa Văn hoá - Ngôn ngữ học, Học viện KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của Lãnh đạo trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Khoa Ngôn ngữ Anh trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu. Với mọi nỗ lực để hoàn thiện công trình nghiên cứu khoa học của mình, tôi trân trọng và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các độc giả và tất cả mọi người quan tâm đến luận án này. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Ngọc Tuấn
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ..... 8 1.1. Các quan điểm và đường hướng tiếp cận kết cấu mệnh lệnh ........................ 8 1.1.1. Cú pháp trong kết cấu mệnh lệnh ............................................................. 8 1.1.2. Kết cấu mệnh lệnh trong Ngữ dụng học................................................. 12 1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 19 1.2.1. Khung lý thuyết và quan điểm nghiên cứu............................................. 19 1.2.2. Kết cấu mệnh lệnh dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận ....................... 20 1.2.3. Kết cấu mệnh lệnh trong ngữ pháp Tri nhận (ngữ pháp Kết cấu) .......... 32 1.2.4. Đối chiếu và nguyên tắc đối chiếu ......................................................... 35 1.3. Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 38 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TRI NHẬN TRONG KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH ............................................................................................................ 41 2.1. Thức mệnh lệnh và phương tiện biểu đạt mệnh lệnh phổ biến trong tiếng Anh .................................................................................................................. 41 2.1.1. Dữ liệu .................................................................................................... 42 2.1.2. Những kết cấu động từ phổ biến trong mệnh lệnh tiếng Anh ................ 45 2.2. Đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh ... 72 2.2.1. Quan điểm tiếp cận thức trong kết cấu mệnh lệnh ................................. 72 2.2.2. Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Anh ............ 75 2.2.3. Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh ............ 81 2.3. Cú pháp kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh trong ngữ pháp Tri nhận................ 87 2.3.1. Tương thích kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh ....................... 91 2.3.2. Kết cấu bị động trong kết cấu mệnh lệnh ............................................... 92 2.3.3. Kết cấu mệnh lệnh với kết cấu hoàn thành ............................................ 95 2.3.4. Kết cấu mệnh lệnh với kết cấu tiếp diễn ................................................ 97 2.3.5. Tương hợp giữa các kết cấu không phổ biến trong kết cấu mệnh lệnh...... 98 2.4. Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 100
  6. Chương 3: ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG VIỆT DỰA TRÊN KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH ................................................. 102 3.1. Dữ liệu ............................................................................................................. 103 3.2. Kết cấu cầu khiến và kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến tiếng Việt .... 104 3.2.1. Quan điểm về lực ngôn trung ............................................................... 106 3.2.2. Các phương tiện biểu đạt cầu khiến phổ biến trong tiếng Việt ............ 111 3.3. Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh qua đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng ..................................... 122 3.3.1. Kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt trong ICM ............................................. 123 3.3.2. Biểu lực mệnh lệnh trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt ...................... 132 3.3.3. Tham thể mệnh lệnh ............................................................................ 138 3.3.4. Lược đồ và điển mẫu mệnh lệnh .......................................................... 143 3.3.5. Dị biệt trong đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh -tiếng Việt .................................. 146 3.4. Đối chiếu các kiểu kết cấu tương thích trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên cơ sở nguồn: Kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh ................................ 147 3.4.1. Bị động trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt ......................................... 148 3.4.2. Các khả năng tương thích kết cấu mệnh lệnh quy chiếu thời gian....... 152 3.4.3. Những tổ hợp kết cấu mệnh lệnh ít phổ biến trong hai ngôn ngữ Anh - Việt .. 158 3.5. Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 160 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 163 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .. 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 168 PHỤ LỤC
  7. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY Ký hiệu ABC [1,2..] : Tên tác giả và số thứ tự trong tài liệu tham khảo (abc) : abc là thông tin giải thích hoặc bổ sung thêm Chữ viết tắt A : Action (hành động cần/ được thực hiện trong mệnh lệnh) Ad : Addressee (tiếp thể / người nhận mệnh lệnh) Aux : Auxiliary (trợ động từ) CG : Cognitive /Construction Grammar (Ngữ pháp Tri nhận/ Kết cấu) CL : Cognitive Linguistics (Ngôn ngữ học Tri nhận) COCA : The corpus of Contemporary Ameican English (kho ngữ liệu tiếng Anh-Mỹ đương đại) Com : Complement (bổ ngữ) FE : Force Exertion (Biểu lực) H : Hearer (Tiếp thể/ người nghe) ICM : Idealized Cognitive Models (Mô hình tri nhận ý tưởng hoá) IFIDS : Illocutionary Force Indicating Divices (Dấu hiệu ngôn hành) OALD : Oxford Advanced Learner’s Dictionary (Từ điển Oxford) Obj1/Od : Object 1 (Tân ngữ/bổ ngữ 1/ trực tiếp) Obj2/ Oi : Object 2 (Tân ngữ/bổ ngữ 2/ gián tiếp) (PP-by) : Preposition phrase -by (Cụm giới từ với by) PS : Person Subject (Tham thể) S : Speaker (Chủ thể/ người nói) Subj : Subject (Chủ ngữ) TC : Tertium Comparation (Cơ sở đối sánh) V : Verb (Động từ) VPpp : Verb Phrase -past participle (Cụm động từ trong quá khứ phân từ)
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU A. Danh mục bảng Bảng 1.2.2.3a: Giá trị tham tố biểu lực mệnh lệnh của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002) ...........................................................................................28 Bảng 1.2.2.3b: Tham thể mệnh lệnh của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002) ...............................................................................................................31 Bảng 1.2.4.3: Quy trình thực hiện đối chiếu một chiều kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt .................................................................................................38 Bảng 2.1.1: Tần suất xuất hiện lần lượt của các động từ mệnh lệnh (từ cao xuống thấp và đã được làm tròn số) .................................................................44 Bảng 2.2.3.3b. Khu biệt giữa kết cấu mệnh lệnh trực tiếp với mệnh lệnh gián tiếp ........87 Bảng 2.4.2:Điển mẫu bị động của Langacker (1991a) .............................................93 Bảng 3.2: Kết cấu cầu khiến và hành động ngôn từ cầu khiến .............................. 105 Bảng 3.2.2a: Tần suất xuất hiện phương tiện biểu thị cầu khiến phổ biến ............. 112 Bảng 3.3.1: Mô tả tiêu chí khu biệt hai hình thức kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt ... 130 Bảng 3.3.3: Tương đồng và dị biệt trong đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng trong kết cấu mệnh lệnh Anh -Việt ................................................................ 142 B. Danh mục biểu đồ và đồ hoạ Biểu đồ 2.1.2: Tần suất xuất hiện của các động từ mệnh lệnh Biểu đồ 2.1.2.1a: Phân bổ let / let's trong 5 tác phẩm Biểu đồ 2.1.2.1b: Tần suất xuất hiện Let/ let's/ don't let/ question Biểu đồ 2.1.2.4: Phân bổ kết cấu mệnh lệnh phủ định Biểu đồ 3.2.2b: Tỷ lệ phân bổ sự xuất hiện nhóm vị từ tình thái, phụ từ tình thái, và tiểu từ tình thái cuối câu Biểu đồ 3.2.2.1: Tần suất phân bổ sự xuất hiện vị từ/ động từ tình thái cầu khiến Biểu đồ 3.2.2.2: Tỷ lệ xuất hiện của các phụ từ tình thái Đồ hoạ 1.2.2.2: Lược đồ mệnh lệnh của Langacker (2008) Đồ hoạ 2.2.2.2: Lược đồ kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Anh Đồ hoạ 2.2.3.3a: Đặc điểm tri nhận trong lược đồ và điển mẫu kết cấu mệnh lệnh
  9. gián tiếp tiếng Anh Đồ hoạ 3.3: Lược đồ quy trình đối chiếu một chiều Đồ hoạ 3.3.4.1: Lược đồ kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt Đồ hoạ 3.3.4.2: Đặc điểm tri nhận trong điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dù đa dạng về phương pháp nghiên cứu, các đường hướng ngôn ngữ học tiếp cận phạm trù mệnh lệnh chủ yếu: tập trung vào cú pháp theo quan điểm của các nhà Ngữ pháp Tạo sinh; tiếp cận lực ngôn trung dưới góc độ Ngữ dụng học; hoặc, phân tích sự đa dạng yếu tố tham thể: người nói, người nghe, thời gian và cảnh huống phát ngôn theo đường hướng Ngôn ngữ học Chức năng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về kết cấu mệnh lệnh/ câu mệnh lệnh/ mệnh đề mệnh lệnh trên thế giới và trong nước vẫn đang ở mức độ khiêm tốn so với tỷ lệ nghiên cứu về các phương diện, khía cạnh khác trong ngôn ngữ, mặc dù, đây là loại hình hành động ngôn từ đa dạng và phổ biến và có tần suất sử dụng cao gần như ở tất cả các ngôn ngữ. Và, các nghiên cứu về phạm trù mệnh lệnh chủ yếu tập trung xử lý về mặt cú pháp trong cấu trúc câu mệnh lệnh, thức mệnh đề mệnh lệnh, v.v; các biến thể cú pháp hình thái xảy ra trong cấu trúc câu mệnh lệnh, thức mệnh lệnh tiếng Anh; hoặc phân tích thống kê từ loại mang ý nghĩa, nét nghĩa mệnh lệnh như trong các nghiên cứu tiếng Việt. Phần lớn các đường hướng tiếp cận, phân tích đều dựa trên thao tác nghiên cứu truyền thống: tách rời hoặc thoát ly khỏi ngữ cảnh hành ngôn. Khi bàn đến mẫu câu, ưu thế nổi trội của trường phái tiếp cận ngôn ngữ Chomsky từ cuối những năm 1950 được các nhà nghiên cứu ủng hộ với quan điểm cho rằng cú pháp (syntax) như là một hệ thống tự trị (autonomous system). Ngữ pháp, một cách tổng quát và trực ngôn, là sơ đồ tổng hòa các quan hệ giữa các kênh mã hóa đầu vào - đầu ra trong sự liên kết với các mô đun khác nhau của ngôn ngữ. Kế thừa và phát triển quan điểm này, các đường hướng tiếp cận ngôn ngữ đang chuyển dần sang xu hướng nghiên cứu dựa trên phương thức sử dụng ngôn ngữ trong tình huống hành ngôn cụ thể. Tuy nhiên, với quan điểm tiếp cận cấp tiến, hiện đại, lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận, bên cạnh phủ nhận đặc quyền tự trị của cú pháp, đề cao vai trò tương tác của các thành phần ngôn ngữ ở cấp độ câu (sentential levels) như một kết cấu thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức. Đại diện tiêu biểu cho trường phái Ngôn ngữ học Tri nhận (Cognitive Linguistics -CL) phải kể đến: Lakoff & Johnson [86, 87]; Langacker [88, 89, 90, 91, 92, 93, 94]; Fillmore, Kay & O'Connor [57]; Goldberg [65, 66, 67]; Croft, W. & Cruse, D [47]. Với đường hướng tiếp cận ngôn ngữ dựa trên đa dạng ngôn cảnh dữ liệu (data-rich based), nhiều nhà ngôn ngữ học đương đại bày tỏ sự ủng hộ và thừa nhận những ảnh hưởng của lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận (CL) và Ngữ pháp Kết 1
  11. cấu (Construction Grammar-CG) đến những phương diện ngôn ngữ mà yếu tố ngữ pháp không mang tính tiên quyết. Sự khác biệt cơ bản với chủ nghĩa hình thức của Chomsky cho rằng ngữ pháp phổ quát đóng vai trò cốt lõi trong mọi ngôn ngữ, ở chỗ: trường phái Ngôn ngữ học Tri nhận (CL) và Ngữ pháp kết cấu (CG) tiếp cận ngôn ngữ trong mối quan hệ giữa hình thức và ý nghĩa ngôn dụng được ý niệm hoá (tri nhận) dựa trên sự trải nghiệm, nghiệm thân của cá nhân trong những chu cảnh ở từng ngôn ngữ cụ thể, thoát ly tình trạng đóng băng hoặc khuôn mẫu hoá. Từ quan điểm và các bàn luận nêu trên, chúng tôi chọn đề tài Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận với mục đích nghiên cứu các đặc điểm tri nhận trong nội hàm kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh và từ đó làm rõ những tương đồng, dị biệt về đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt. Dựa trên 1404 ngữ liệu là các phát ngôn chứa mệnh lệnh trong 10 tác phẩm văn học, điện ảnh đương đại tiếng Anh, tiếng Việt, và một số ngữ liệu có chứa kết cấu mệnh lệnh từ các nguồn online như: các trang báo điện tử, mạng xã hội facebook, các trang dịch thuật phụ đề điện ảnh mở (free), v.v, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đối chiếu một chiều nhằm làm rõ những tương đồng và dị biệt của kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên các đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh trong hội thoại giữa hai ngôn ngữ. 2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ các đặc điểm tri nhận trong nội hàm phạm trù kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh, và từ đó làm cơ sở nguồn trong đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt từ góc độ tiếp cận của các lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận. Nghiên cứu xác định đối tượng là những đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu (ngữ pháp tri nhận) trong mối quan hệ tương đồng, dị biệt giữa hai kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh -tiếng Việt. Những đặc điểm tương đồng, dị biệt trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt được làm rõ qua quy trình thao tác phân tích tích hợp đối chiếu một chiều dựa trên các kết quả thu được từ đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh. Do đó, luận án chú trọng phân tích, mô tả, xác lập các tiêu chí trong vai trò là công cụ xác định các đặc điểm tri nhận trong phạm trù kết cấu mệnh lệnh trong ngôn ngữ nguồn (tiếng Anh) và xem xét các tương đồng, dị biệt xuất hiện trong kết cấu mệnh lệnh ở ngôn ngữ đích (tiếng Việt) trong quá trình phân tích tích hợp đối chiếu. Để đạt mục đích đặt ra, luận án hướng đến giải quyết các nhiệm vụ cụ thể: 2
  12. Một, chúng tôi thực hiện tổng quan các đường hướng ngôn ngữ học tiếp cận mệnh lệnh, xác lập cơ sở lý thuyết và hệ thống lý luận liên quan đến nội hàm phạm trù kết cấu mệnh lệnh dựa trên các lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận về cơ chế ý niệm hoá ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp kết cấu từ lý thuyết lược đồ, điển mẫu và mô hình tri nhận nhằm xác định các tiêu chí và khu trú các kết cấu mệnh lệnh. Hai, luận án thực hiện phân tích, mô tả, hệ thống các đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng, các kiểu kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh từ quan điểm Ngôn ngữ học Tri nhận thông qua ngữ liệu được thống kê và hệ thống các luận cứ lý thuyết trong vai trò là cơ sở lý luận và công cụ thao tác nghiên cứu, trước khi thực hiện đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng tiếng Việt. Đây là nhiệm vụ then chốt phục vụ quy trình thao tác phân tích tích hợp đối chiếu một chiều kết cấu mệnh lệnh hoặc kết cấu tương đương trong ngôn ngữ đích (tiếng Việt) dựa trên cơ sở ngôn ngữ nguồn (là kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh) qua đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp kết cấu. Dựa trên các đặc điểm tri nhận qua các phân tích đối chiếu tích hợp (dựa trên cơ sở nguồn) về tiêu chí biểu lực mệnh lệnh, tham thể mệnh lệnh, các kiểu kết cấu tham gia vào cú trúc kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt, luận án đề xuất lược đồ và điển mẫu về mệnh lệnh tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận, với những tương đương và/hoặc khác biệt trong mối quan hệ đối chiếu với kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh. Nhiệm vụ nghiên cứu được chúng tôi cụ thể hoá qua 03 câu hỏi nghiên cứu như sau: 1. Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được thể hiện qua những bình diện nào? Dựa trên các tiêu chí nào? 2. Kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt trong mối quan hệ đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp tri nhận dựa trên cơ sở nguồn là đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh có những đặc điểm tri nhận gì? 3. Lược đồ và tiêu chí điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt có đặc điểm gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ nhiệm vụ đặt ra, luận án xác định đối tượng nghiên cứu là các đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh qua tình huống hội thoại trong các tác phẩm văn học, điện ảnh. Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được xem là cơ sở nguồn trước khi thực hiện đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt nhằm làm sáng tỏ các tương đồng và dị biệt. Đối tượng trong nghiên cứu này bao gồm: Những đặc điểm tri nhận trong kết 3
  13. cấu mệnh lệnh trực tiếp và kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh - tiếng Việt. Các trường hợp diễn ngôn mệnh lệnh không đáp ứng đầy đủ những tiêu chí được đặt ra trong cơ sở lý thuyết và, hoặc những loại hình, kiểu, dạng tương đồng nhưng không đảm bảo đủ độ minh định về cảnh huống giao tiếp đều được loại trừ. Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu của đề tài bao gồm 939 ngữ liệu có hành ngôn mệnh lệnh tiếng Anh và 465 ngữ liệu có hành ngôn cầu khiến tiếng Việt được thu thập và thống kê qua các tác phẩm văn học, điện ảnh đương đại tiêu biểu, gồm: 05 tác phẩm văn học, điện ảnh tiếng Anh và 05 tác phẩm văn học Việt Nam. Đồng thời, một số ngữ liệu chứa kết cấu mệnh lệnh minh hoạ hoặc được sử dụng như vai trò đối chứng có nguồn tham khảo được trích dẫn từ các bài viết trong báo điện tử (online), mạng xã hội facebook, trang biên dịch phụ đề online http://www.opensubtitles.org và/ hoặc từ kho tài liệu điện tử COCA (Corpus of Contemporary American English), v.v. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: i.Phương pháp phân tích - mô tả, là phương pháp chủ đạo được sử dụng xuyên suốt nhằm miêu tả, phân tích các đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng và các kiểu kết cấu mệnh lệnh trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. ii.Phương pháp đối chiếu, được sử dụng trong chương 2 và 3 với mục đích: Xây dựng cơ sở ngôn ngữ nguồn (trong chương 2) và các khía cạnh, đặc điểm đối chiếu ở ngôn ngữ đích (trong chương 3). Đối chiếu làm rõ sự giống và khác nhau giữa các đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng và các kiểu loại kết cấu cấp độ từ và mệnh đề trong kết cấu mệnh lệnh (trực tiếp và gián tiếp) tiếng Việt dựa trên cơ sở nguồn là kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh, đặc biệt, làm rõ nét tương đồng và khác biệt về đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng trong kết cấu mệnh lệnh của hai ngôn ngữ dựa trên nguyên lý lược đồ và điển mẫu kết cấu mệnh lệnh được xác lập. Các thủ pháp căn yếu được áp dụng, bao gồm: -Thủ pháp thống kê được sử dụng để tìm hiểu số lượng, tần suất xuất hiện kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh cũng như tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp (qua các tác phẩm văn học, điện ảnh, và các nguồn ngữ liệu online khác). Kết quả định tính/ định lượng từ nguồn dữ liệu của luận án là cơ sở thực tiễn cho các vấn đề nghiên cứu đặt ra trong phân tích đặc trưng tri nhận của ngữ nghĩa, ngữ dụng và kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh -tiếng Việt. 4
  14. -Thủ pháp phân tích đối lập và loại suy trong lược đồ và điển mẫu mệnh lệnh được vận dụng để xem xét các tham tố bắt buộc và không bắt buộc đối với các tiêu chí xác định biểu lực trong kết cấu mệnh lệnh; -Thủ pháp mô hình hoá và phân tích cảnh huống ngôn từ được luận án sử dụng để xem xét tư cách mệnh lệnh vào khả năng kết hợp với những yếu tố ngoại vi và mức độ biểu lực (trừu tượng) của một phát ngôn chứa hành động ngôn từ mệnh lệnh cụ thể. -Thủ pháp nghiên cứu liên ngôn/ xuyên ngôn được sử dụng với mục đích kết hợp các lý thuyết và phương pháp luận từ các đường hướng ngôn ngữ học trong phân tích, mô hình hoá cú pháp, phân loại chức năng, xác lập tiêu chí mệnh lệnh và khu trú các kiểu loại mệnh lệnh qua hành động ngôn từ cầu khiến, ngữ dụng mệnh lệnh nhằm phạm trù hoá mệnh lệnh như một kết cấu diễn ngôn độc lập. Trong nghiên cứu này, các lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận đóng vai trò là cứ luận cốt lõi, được vận dụng và áp dụng nhất quán và xuyên suốt; ngoài ra, kết cấu mệnh lệnh được tiếp cận, mô tả và phân tích dựa trên quan điểm và lý thuyết của nhiều trường phái ngôn ngữ học khác nhau như là cơ sở lý luận trên hai phương diện lý thuyết và ứng dụng bao gồm: ngữ pháp chức năng hệ thống, ngữ dụng học, ngôn ngữ học xuyên ngôn, v.v. 5. Đóng góp của nghiên cứu Nhiều nghiên cứu về mệnh lệnh, cầu khiến, hành động ngôn từ cầu khiến, câu cầu khiến ở cả tiếng Anh và tiếng Việt được thực hiện góp phần củng cố cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về phạm trù diễn ngôn mệnh lệnh, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện tiếp cận và đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh - tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận. Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án xác lập cơ sở lý luận và hệ thống hoá các luận cứ lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận về kết cấu mệnh lệnh trong đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh - tiếng Việt qua đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu. Luận án xác lập các tiêu chí biểu lực tri nhận mệnh lệnh qua lược đồ và điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt trong sự tương đồng và dị biệt với kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh. Ngoài ra, kết quả của luận án góp phần củng cố ưu thế nổi trội của Ngôn ngữ học Tri nhận từ góc nhìn và đường hướng tiếp cận hiện đại trong việc luận giải các phạm trù, khía cạnh ngôn ngữ hiện đại. 6. Ý nghĩa của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án làm rõ các đặc trưng tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh. Thông qua nghiên cứu kết cấu mệnh lệnh, luận án xác lập cơ sở lý thuyết và làm rõ sự khác biệt ngữ nghĩa- ngữ dụng tri nhận và các kiểu kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh giữa hai ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp nảy sinh 5
  15. mệnh lệnh qua các tiêu chí tri nhận định lượng và định tính. Bên cạnh đó, các giá trị và ý nghĩa đối chiếu củng cố cơ sở khoa học về tính mới và phù hợp của Ngôn ngữ học Tri nhận trong sự đề cao đường hướng tiếp cận ý nghĩa biểu đạt và mối quan hệ của các tham thể dụng ngôn hơn là tập trung phân tích các mô hình/ biểu thức ngôn ngữ, đặc biệt là các tiêu chí tri nhận trừu tượng (ý niệm) ẩn trong vỏ ngôn ngữ, ngôn liệu qua thực tế sử dụng. Về thực tiễn, kết quả của luận án là nguồn tư liệu tham khảo trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học, cụ thể là nghiên cứu về Ngôn ngữ học Tri nhận, kết cấu ngữ pháp và ngữ nghĩa, ngữ dụng được tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh. Ngoài ra, luận án cũng có thể được xem như một đóng góp vào khả năng ứng dụng Ngôn ngữ học Tri nhận trong bối cảnh đổi mới dạy và học ngoại ngữ hiện nay: phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ/ ngoại ngữ của người học, hình thành ý niệm mới (ở ngôn ngữ đích) thông qua các hoạt động/ tình huống giao tiếp tri nhận và hoạt động trải nghiệm của bản thân. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có thể trở thành nguồn lý thuyết tham khảo hữu ích trong lý luận biên dịch, phiên dịch, chuyển ngữ và các hoạt động diễn ngôn văn học từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Bảng biểu và Phụ lục, luận án được cấu trúc thành ba chương: Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong chương này, chúng tôi trình bày các đường hướng Ngôn ngữ học tiếp cận, nghiên cứu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời, xác lập hệ thống cơ sở lý thuyết và các luận cứ khoa học về tiếp cận kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận. Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TRI NHẬN TRONG KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH Dựa trên nguyên tắc đối chiếu một chiều được xác lập trong cơ sở lý thuyết, kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được xem là cơ sở (ngôn ngữ) nguồn trong đối chiếu. Chương 2, dựa trên cơ sở là kết quả ngữ liệu thống kê, các cứ luận lý thuyết kết hợp với một số đường hướng tiếp cận xuyên ngôn, thể hiện toàn bộ thao tác phân tích, mô tả đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu mệnh lệnh, khu biệt kết cấu mệnh lệnh gián tiếp dựa trên lý thuyết mô hình tri nhận ý tưởng hoá (ICM) với kết cấu mệnh lệnh trực tiếp trong tiếng Anh. Từ kết quả đó, chúng tôi thực hiện phân tích định lượng và định tính các tiêu chí biểu lực và các kiểu kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh nhằm giải đáp các đặc điểm tri nhận qua lược đồ và điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh trong vai trò là ngôn ngữ nguồn của đối chiếu một chiều. 6
  16. Chương 3: ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG VIỆT DỰA TRÊN KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH Trong chương này, chúng tôi thực hiện phân tích, mô tả và khu trú kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên cơ sở là ngữ liệu được thu thập thống kê từ 05 tác phẩm văn học, điện ảnh Việt Nam và, với, hoặc một số ngữ liệu chứa kết cấu mệnh lệnh minh hoạ hoặc được sử dụng như vai trò đối chứng có nguồn tham khảo được trích dẫn từ các bài viết trong báo điện tử (online) mạng xã hội facebook, trang biên dịch phụ đề online http://www.opensubtitles.org và/ hoặc từ kho tài liệu điện tử COCA (Corpus of Contemporary American English), v.v. Để thực hiện nhiệm vụ đối chiếu, chương 3 của luận án thực hiện mô tả, phân tích tích hợp đối chiếu một chiều kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên ngôn ngữ nguồn là kết quả trong chương 2: các đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh. Từ kết quả đó, xây dựng và xác lập lược đồ và điển mẫu của kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt với kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh. Kết luận của luận án là sự tổng hợp các kết quả nghiên cứu nhằm chứng minh, giải thích, phản biện, trả lời câu hỏi nghiên cứu và đi đến kết luận dựa trên mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu đặt ra. Bên cạnh những kết quả đạt được, phần kết luận, trong mức độ hạn chế nhất định về mặt chủ quan và khách quan, nêu ra những vấn đề nghiên cứu còn để ngỏ, chưa được tiếp cận và gợi mở hướng nghiên cứu mới. Phần cuối cùng của luận án bao gồm các danh mục tài liệu tham khảo và nguồn tư liệu trích dẫn, các phụ lục về tài liệu phục vụ thu thập ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt được sử dụng trong luận án.  7
  17. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các quan điểm và đường hướng tiếp cận kết cấu mệnh lệnh 1.1.1. Cú pháp trong kết cấu mệnh lệnh Sadock và Zwicky [120] phân loại kết cấu mệnh đề mệnh lệnh là một loại câu cơ bản cùng với câu trần thuật và nghi vấn, được khu biệt với nhau dựa trên tiêu chí chức năng giao tiếp như: mệnh lệnh (orders), trần thuật (statements), câu hỏi (questions). Về mặt cú pháp, kết cấu mệnh lệnh không cần thể hiện một chủ thể tường định như trong ví dụ: “Go!” khi so sánh với loại câu hỏi - biểu thị qua mối quan hệ đảo ngữ giữa chủ ngữ như trong “Are you a teacher?” hoặc như “Do you like it?”. Những câu hỏi có từ hỏi bắt đầu bằng WH (where, when, what…) trong tiếng Anh, thường có sự di chuyển của đại từ nghi vấn đến vị trí đầu câu cùng với trợ động từ (auxiliary), ngoại trừ trường hợp câu hỏi láy (echo-question), các đại từ nghi vấn bắt đầu với WH không di chuyển lên đầu câu như: You love who?. Vai trò đảo ngữ giữa chủ ngữ với động từ/ trợ động từ không xuất hiện trong câu trần thuật, và chủ ngữ trong hầu hết các trường hợp được diễn đạt một cách bắt buộc, chẳng hạn như: “His dad watched a film.”, nhờ những khác biệt về hình thái cú pháp này, các kiểu câu cơ bản trong tiếng Anh được nhận biết và xác định dễ dàng. Đặc trưng cơ bản và khu biệt của kết cấu mệnh đề mệnh lệnh được xác định dựa trên tổ hợp các đặc tính cú pháp luôn là một thách thức với các nhà lý thuyết ngôn ngữ, đặc biệt là các nhà nghiên cứu tiếp cận phạm trù mệnh lệnh tiếng Anh dưới góc độ lý thuyết Tạo sinh của Chomsky [35]. Rất nhiều quan điểm nhìn nhận rằng kết cấu mệnh đề mệnh lệnh bao gồm sự hiện diện đa dạng của chủ thể/ chủ ngữ và vai trò của các yếu tố phủ định. Điều khiến các thuộc tính của mệnh lệnh trở nên đặc biệt khó hiểu được nhìn nhận trong sự không thống nhất và thậm chí hơi mâu thuẫn, không những ngay cả trong nội hàm- sự đa dạng về cấu trúc kết cấu mệnh lệnh, mà còn ở ngoại diên khi so sánh với các đặc điểm cú pháp của các kiểu kết cấu mệnh đề khác trong tiếng Anh. Khi áp dụng mô hình Thể (Aspects model) của Chomsky [36]; Katz và Potstal [81]; Culicover [49]; Stockwell và cộng sự [131], những đại diện tiêu biểu trong số những nhà lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại cho rằng phương án khả dĩ khu biệt kết cấu mệnh đề mệnh lệnh từ các kết cấu cú pháp cơ bản dựa trên quy tắc loại bỏ chủ ngữ You' và đảo ngữ trợ động từ với chủ ngữ mệnh lệnh. 8
  18. Sau khi nghiên cứu và phân tích các dữ liệu dựa trên các luận thuyết theo quan điểm Chomsky, Laura [95] với trọng tâm nghiên cứu là các thuộc tính kết cấu cú pháp mệnh lệnh tiếng Anh, đúc kết như sau: a.Các kết cấu cú pháp mệnh lệnh trong tiếng Anh mang đặc điểm cơ bản đầu tiên dựa trên sự triệt tiêu về thì (tense), và do đó, cũng không thể hiện các chỉ dấu về sự tương hợp giữa chủ ngữ và động từ hay sự tương phản về mặt hình thái học: Không có sự thay đổi về hình thái ở động từ trong mối quan hệ với thì, số - số ít số nhiều của chủ ngữ, v.v. Về mặt cấu trúc, kiểu loại này tương đồng với kết cấu mệnh đề không hạn định (infinite) nhưng khác với kết cấu mệnh đề trần thuật hạn định, như trong: (You) stay / *stayed there! We would like [you to stay / *stayed there] You usually stay / stayed there. b.Một thuộc tính khác của kết cấu cú pháp mệnh lệnh thể hiện sự triệt thoái chức năng trợ động từ tình thái, điều này có nghĩa là, động từ khiếm khuyết/ tình thái (modals) tiếng Anh không có hình thức không hạn định và thường được coi là các thành tố hữu hạn tự thân như cách Roberts [117]; Pollock [112] luận giải và phân tích, chẳng hạn như: *(You) must / can / may leave! *We would like [you to must / can / may leave] You must / can / may leave. c.Không chỉ thiếu các phương thức hình thái đặc tả về thì (tense)- đặc trưng của kết cấu cú pháp mệnh đề hạn định, kết cấu mệnh lệnh còn thể hiện sự khuyết thiếu các yếu tố liên quan đến động từ nguyên thể- nguyên mẫu (Infinitives). Ngược lại, các nguyên thể như trong: We would like [you to go away] có tiểu từ TO- theo quy chuẩn của Chomsky [37]; Stowell [132] luật hóa khi quy ước tiêu chí xác định hạn định (finite). d.Các kết cấu mệnh lệnh không có dấu hiệu rõ ràng mối quan hệ tương hợp chủ -vị, như: (You) be quiet! cho thấy rằng các động từ có hình thái gốc (root), giống như trong các động từ nguyên thể. e.Trong kết cấu mệnh lệnh, trợ động từ biểu thể (aspect) HAVE và BE có thể được sử dụng nhưng trợ động từ DO chiếm ưu thế hơn ngay cả trong hình thức phủ định. f.Trong kết cấu mệnh lệnh, tân ngữ/ bổ ngữ không tường minh hoặc ngầm định, ví dụ: 9
  19. Hand over your driving licence! The judge said [(*that/*for) hand over my driving licence!] The judge said [(that) I should hand over my driving licence] The judge said [(to/for me) to hand over my driving licence] Ngoài ra, đặc điểm dễ nhận thấy của kết cấu mệnh lệnh thể hiện ở sự triệt tiêu chủ ngữ, ví dụ: be quiet! một phần do phạm vi từ vựng về chủ ngữ được sử dụng trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh bị hạn chế, ngoài sự phổ biến của đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. Các chủ thể khác có thể bao gồm tân/ bổ ngữ trực tiếp và các đại từ là tân ngữ ngôi thứ ba không xác định. Các ví dụ: You behaved yourself. *You said [John behaved yourself]; Behave yourself; Don’t hurt each other! cho thấy rằng mệnh lệnh thức rõ ràng "không có chủ ngữ" nhưng ẩn chứa một số chủ thể, vì đại từ phản thân và đối ứng thường được các yếu tố tiền định gắn kết trong cùng một miền quy chiếu theo nguyên tắc A của lý thuyết ràng buộc (Principle A of Binding Theory) mà Chomsky [37] đưa ra. g.Một số nghiên cứu gần đây vẫn theo xu hướng sử dụng các giả thuyết được thiết lập chặt chẽ về trường hợp đảo ngữ của câu hỏi để làm cơ sở phân tích, qua đó, đã đi đến lập luận rằng các phương thức biểu đạt khác nhau của kết cấu mệnh đề mệnh lệnh có mối quan hệ đặc trưng với DO/ DONOT. Beukema và Coopmans [25]; Zanuttini [141] thừa nhận DO/ DONOT như một kết cấu cú pháp. Tuy nhiên, quan điểm nhìn nhận về mệnh lệnh thức trong tiếng Anh, theo Zhang [142], hình thức của DO/ DONOT không phải là đặc trưng của trợ từ mà hàm chỉ như một tiểu từ trong kết cấu mệnh lệnh phủ định. Dù theo bất kỳ lý thuyết ngôn ngữ nào, phần đa những nghiên cứu đương đại -từ sau 1990 đến nay, trên thế giới chuyển dịch thuật ngữ “Imperative” khá đa dạng: pham trù mệnh lệnh, mệnh đề mệnh lệnh, mệnh lệnh thức, câu mệnh lệnh, hình thức mệnh lệnh, v.v. Thậm chí, trong cùng một nghiên cứu cũng nảy sinh số lượng phong phú về cách thuật ngữ “imperative” được hiểu theo xu hướng được biện giải dựa trên quan điểm của tác giả, và cách thức hay dạng thức của “Imperative” cũng từ đó xuất hiện. Thuật ngữ Mệnh lệnh thức -Thức mệnh lệnh dường như xuất hiện ở Việt Nam khi trào lưu dạy và học tiếng Anh trở nên phổ biến từ thập niên 1990 và được ưa dùng trong các giáo trình dịch từ tiếng Anh hơn là cách gọi câu cầu khiến như trong các tài liệu ngữ pháp chính thống được chuyển dịch sang tiếng Việt. Tranh luận về khái niệm thuật ngữ này cũng được đánh giá là gay gắt, thậm chí đối 10
  20. đầu và nhờ đó, làm nảy sinh nhiều đường hướng nghiên cứu mới đi vào từng cấp độ, bình diện ngôn ngữ của phạm trù kết cấu mệnh lệnh. Các nhà Việt ngữ học theo đường hướng ngữ pháp truyền thống trong đó có các đại biểu như Lê Văn Lý [15]; Nguyễn Kim Thản [19]; Hoàng Trọng Phiến [17] đã bàn luận và phân chia các dạng thức của câu theo hai tiêu chí cơ bản: cấu trúc cú pháp và mục đích phát ngôn. Xét về mặt lịch sử, các đường hướng tiếp cận câu cầu khiến tiếng Việt dường như chưa đề cập đến lớp từ mang ý nghĩa cầu khiến. Nguyễn Kim Thản [19] với quan điểm cho rằng nên xếp động từ/vị từ theo tiêu chí xếp loại -chứa đựng ý nghĩa yêu cầu, đề nghị, hoặc gửi mệnh lệnh đến người nghe nhằm thực hiện một mong muốn của người nói, đã phần nào phản ánh nội hàm khái niệm về câu cầu khiến được dùng để ra lệnh, yêu cầu hay một lời đề nghị. Trong các nghiên cứu cấu trúc cú pháp, Lê Văn Lý [15] tập trung phân tích, tổng hợp và đề ra các tiêu chí và dạng thức để khảo sát các mức độ nhận diện hình thức câu và cú. Đáng chú ý, ông đưa ra thuật ngữ câu khuyến lệnh được Bùi Đức Tịnh [21] ủng hộ với quan điểm “dùng để bộc lộ ý muốn của mình”. Hoàng Trọng Phiến [17] cho rằng ngoài những phương tiện hư từ và ngữ điệu, cầu khiến là ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động thông qua việc sử dụng các thực từ mang ý nghĩa cầu khiến: cấm, không được, mời, cho phép, v.v. và không chứa đựng chỉ dấu ngữ pháp nào cần phải lưu tâm. Cùng cách nhìn nhận đó, Diệp Quang Ban [2] đã góp thêm mời, sai, khuyên, bảo,... vào nhóm tiểu loại động từ cầu khiến, và mới hơn, Chu Thị Thủy An [1] đưa ra kết luận: “Một câu ngôn hành có vị ngữ là một động từ có ý nghĩa cầu khiến sẽ trở thành một câu cầu khiến” và phân chia 13 động từ mang ý nghĩa cầu khiến: cấm, cho, cho phép, đề nghị, khuyên, nhờ, mời, lạy, ra lệnh, van, xin, xin phép, yêu cầu. Quan điểm nhìn nhận vai trò vị từ kiểu dạng này đã có bước tiến xa thêm với Nguyễn Thị Lương [14] chỉ ra 32 động từ biểu thị hành động cầu khiến trong tiếng Việt: yêu cầu, ra lệnh, hạ lệnh, lệnh, chỉ thị, đề nghị, kiến nghị, chỉ định, phân công, phái, cấm, nghiêm cấm, buộc, bắt, cấm chỉ, xin phép, can, bảo, cử, khuyên, mời, xin, cầu, cầu xin, cầu mong, năn nỉ, nài nỉ, nài xin, van, van nài, van xin, nhờ. Động từ và tính từ tiếng Việt trong ngữ pháp truyền thống là hai trong số những lớp từ loại, bên cạnh những lớp từ loại khác, có thể đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu. Từ kết quả đó, khi phân loại, Nguyễn Thị Quy [18], được nhiều nhà Việt ngữ học ủng hộ xếp vị từ cầu khiến vào nhóm vị từ hành động có khả năng tham gia kết cấu cầu khiến trong một phát ngôn. Trong tiếng Việt, khi phân loại câu 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2