intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam)

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

47
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ khảo sát, phân tích, so sánh và tổng hợp, luận văn sẽ đúc kết những nét đặc sắc của các cây bút từ phương diện thể hiện các kiểu dạng nhân vật cô đơn. Qua đó góp phần nhận diện một trong những dấu hiệu đổi mới đặc sắc của văn xuôi Việt Nam đương đại. Khẳng định đóng góp của các tác giả vào công cuộc đổi mới văn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI THỊ BÌNH CÁC KIỂU DẠNG NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI (Qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Hƣơng Hà Nội - 2014 1
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Luận văn Bình Mai Thị Bình 2
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Mai Hương, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Văn học, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Văn học Việt Nam, ban chủ nhiệm khoa Văn học, phòng quản lí sau Đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Bình Mai Thị Bình 3
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 8 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 15 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 15 5. Đóng góp của luận văn................................................................................... 16 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 17 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 18 Chƣơng 1: ĐỔI MỚI TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ CẢM HỨNG CÔ ĐƠN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ............................................ 18 1.1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam sau 1975 ......................................... 18 1.2. Những chuyển đổi tƣ duy nghệ thuật từ sau 1975 ................................ 22 1.3. Cảm hứng cô đơn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 .......................... 26 1.4. Khái quát về kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn học và văn học Việt Nam ....................................................................................................... 28 1.4.1. Cô đơn – một trạng thái tâm lý bản thể ............................................. 28 2.1.2.Kiểu nhân vật cô đơn trong tác phẩm văn học................................... 31 Chƣơng 2: CÁC KIỂU DẠNG NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ................................................................................. 37 2.1. Nhân vật cô đơn từ bản thể ..................................................................... 37 2.2. Nhân vật cô đơn vì không thể hòa nhập với cuộc sống thực tại .......... 47 2.2.1.Nhân vật cô đơn vì lạc thời.................................................................. 47 2.2.2. Nhân vật cô đơn vì lạc lõng giữa cộng đồng, gia đình ..................... 61 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CÔ ĐƠN ................. 81 4
  5. 3.1. Thủ pháp nhòe mờ, tẩy trắng nhân vật ................................................. 81 3.2. Chú trọng tới cảm giác, nội tâm của nhân vật ...................................... 82 3.3. Nghệ thuật tổ chức không gian - thời gian ............................................ 86 3.3.1 Nghệ thuật tổ chức không gian: ......................................................... 86 3.3.2 Nghệ thuật tổ chức thời gian............................................................... 93 3.4. Ngôn ngữ - giọng điệu: ............................................................................ 95 3.4.1. Ngôn ngữ ............................................................................................. 95 3.4.2. Giọng điệu ......................................................................................... 104 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 115 5
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Năm 1975 đánh dấu mốc sự kiện lịch sử quan trọng mang tính bước ngoặt đối với toàn dân tộc, đất nước thống nhất, đời sống dân tộc có những đổi thay to lớn trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hóa văn nghệ. Mọi hoạt động được chuyển từ thời chiến sang thời bình, ý thức dân tộc, ý thức cá nhân và ý thức văn hóa mới hình thành. Con người phải đối diện với những vấn đề thế sự, nhân sinh và cả những chuyện rất riêng tư, văn học tất yếu phải đổi mới theo tinh thần thời đại. Mỗi chuyển biến của lịch sử đều tác động sâu sắc, tạo nên những chuyển động và để lại những dấu ấn sâu đậm lớn trong đời sống văn học, bởi, một trong những chức năng cơ bản của văn học là phản ánh hiện thực. 1.2.Văn học trước 1975 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, tạc nên những bức tượng đài bất hủ về con người Việt Nam anh hùng bất khuất, dân tộc Việt Nam từ trong máu lửa “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Sau năm 1975, đặc biệt là sau đổi mới (1986), trên tinh thần “đổi mới toàn diện” mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra, văn học thực sự được “cởi trói”. Không khí dân chủ tạo đà cho những chuyển động mạnh mẽ của văn học, biểu hiện rõ trong sự chuyển đổi về tư duy nghệ thuật. Nhờ nỗ lực đổi mới và dân chủ hóa đời sống văn hóa văn nghệ, các nhà văn đã hăng hái lao động nghệ thuật, có ý thức đổi mới ngòi bút của mình để bắt kịp với những biến chuyển của đời sống. Đó là cơ sở để văn học Việt Nam đương đại nói chung, văn xuôi Việt Nam đương đại nói riêng mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, đi sâu khám phá những vấn đề cốt lõi của đời sống xã hội, phản ánh một cách đa diện về con người. Từ đó, trong văn xuôi xuất hiện nhiều nguồn cảm hứng mới như cảm hứng đời tư thế sự, cảm hứng bi kịch, cảm hứng tha hóa, cảm hứng cô đơn… Kéo theo là các kiểu dạng nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật sám hối, nhân vật cô đơn,… 1.3.Có thể thấy, khoảng mười năm đầu thời kì hậu chiến (1975 – 1985), cảm hứng sử thi trong văn xuôi vẫn tồn tại theo quán tính. Nhưng được thổi lửa từ sau đổi 6
  7. mới, đặc biệt là nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về văn hóa, cảm hứng sử thi mờ nhạt dần, cảm hứng đời tư thế sự nổi đậm và dần trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo. Theo đó, những vấn đề của đời sống cá nhân, số phận riêng tư với những nỗi niềm, tâm trạng, khát vọng sống, khát vọng hòa nhập cộng đồng, khát vọng hạnh phúc. Cái thiện – cái ác, cái xấu – cái tốt, cái cao cả - cái thấp hèn, cái bi – cái hài,… vốn còn khuất lấp ở thời kì văn học trước, thì nay, tất cả đều đi vào trang viết với tinh thần dân chủ, cởi mở nhất. Con người cá nhân trở thành mối quan tâm hàng đầu của người cầm bút với đầy đủ tính chất đa dạng, phức tạp trong tính cách, suy nghĩ, biểu hiện và trong nhiều tầng quan hệ. Trên khuynh hướng chung đó, rất nhiều tác phẩm mang “hơi gió lạ” của các cây bút tên tuổi trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Nguyễn Khải, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, ... đến những tác giả gây “chấn động” từ thời kì đầu của văn học đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Chu Lai, Bảo Ninh, Nguyễn Trí Huân, Dạ Ngân, Nguyễn Quang Lập,... và những cây bút trẻ thuộc thế hệ 7- 8x như Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Danh Lam,… đã phản ánh chân thực, kịp thời tinh thần thời đại, thể hiện số phận con người với những cảm xúc riêng tư nhất, góp phần mang lại diện mạo mới cho văn xuôi đương đại. Từ những chuyển đổi cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người, các kiểu dạng nhân vật trong văn xuôi cũng phong phú đa dạng, trong đó, con người cô đơn là một kiểu dạng nhân vật phổ biến: Cô đơn từ trong bản thể, cô đơn do không có khả năng hòa nhập với cộng đồng với những “vết dập xóa”, “va đập” tâm hồn, trước những bi kịch của đời sống, của mối quan hệ gia đình và xã hội. Trên cái nhìn đa diện, đa chiều của văn xuôi đương đại, cái cô đơn ấy được bộc lộ rõ nét và sâu sắc, tạo nên một dấu ấn riêng, đậm nét. Vì lẽ đó, rất cần có những công trình nghiên cứu, đánh giá, tổng kết những dấu ấn nổi bật đó của văn xuôi thời đổi mới. Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi cho đến nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề “Các kiểu dạng nhân vật cô đơn 7
  8. trong văn xuôi Việt Nam đương đại” mới chỉ dừng lại ở một số ít bài viết chung về tác giả, tác phẩm hoặc một nhóm tác giả, tác phẩm. Đó là lý do chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam) nhằm khẳng định nỗ lực và đóng góp của các cây bút trong việc đổi mới văn xuôi Việt Nam đương đại. Từ đó có cơ sở, góp phần khẳng định sự đổi mới văn xuôi đương đại nói riêng và rộng hơn của văn học Việt Nam đương đại. 1.4. Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam là những cây bút tiêu biểu, có phong cách sáng tạo đặc sắc và những đóng góp đáng kể để tạo nên thành tựu chung của văn xuôi đương đại Việt Nam. Trong thế giới nhân vật đa dạng của các nhà văn, con người cô đơn là kiểu dạng nhân vật nổi đậm, thực sự tạo được ám ảnh đối với người đọc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1.Việc đổi mới tư duy nghệ thuật đã đưa đến những cú “vượt rào” quan trọng về cảm hứng, đề tài, về các kiểu dạng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… Là điều kiện để tạo nên những tác phẩm văn xuôi có giá trị, phản ánh đúng tinh thần thời đại, đúng người, đúng việc. Sự chuyển hướng về quan niệm nghệ thuật trong văn xuôi đương đại đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình. Qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đã có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu chung về văn xuôi đổi mới, trong đó cũng đã đề cập đến sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, sự đa dạng về nguồn cảm hứng, về các kiểu dạng nhân vật trong văn xuôi Việt Nam đương đại. Trong bài Mấy nhận xét về nhân vật của Văn xuôi Việt Nam sau 1975, tác giả Nguyễn Thị Bình đã đưa ra nhận định về sự đa dạng của văn xuôi từ góc độ quan niệm nghệ thuật: “Từ năm 1986 trở đi, sự đổi mới văn xuôi mới thật sự diễn ra ở bề sâu với một quan niệm đa dạng, nhiều chiều về đời sống.”[56]. Trong bài viết Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975, tác giả Nguyễn Văn Long đã xác định những đặc điểm 8
  9. cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975: “Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa”[39, tr. 14] “Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên cơ sở tinh thần nhân bản là nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo, bao trùm văn học từ sau 1975” [39, tr.15] “Văn học phát triển phong phú, đa dạng, hướng tới tính hiện đại.” [39, tr.16]. Người viết đã đề cập đến sự đa dạng của văn học ở các bình diện “đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều tìm tòi về thủ pháp nghệ thuật, đa dạng về phong cách và khuynh hướng thẩm mĩ.” [39, tr.16]. Từ đó, chỉ rõ hơn về đặc điểm của văn xuôi sau 1975 có “khuynh hướng nhận thức lại”, “Khám phá đời sống trong cái muôn vẻ hằng ngày, trong các quan hệ thế sự, đời tư” và cuối cùng người viết đi đến nhận định về những đổi mới của văn xuôi đã “mở rộng quan niệm hiện thực đi liền với đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ, giọng điệu”[39, tr.18-19]. PGS. La Khắc Hòa trong bài Nhìn lại những bước đi, lắng nghe những tiếng nói tiếp tục khẳng định: “Đổi mới văn học suy cho cùng là đổi mới quan niệm: quan niệm về con người, về đời sống và quan niệm về bản thân văn học nghệ thuật”[39, tr.57]. Bên cạnh đó, bài viết đã đã so sánh, chỉ ra sự khác biệt giữa văn học trước và sau 1975. Tác giả Mai Hương trong Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi đã chỉ ra những chuyển đổi cơ bản trong tư duy nghệ thuật của văn xuôi đổi mới “Từ tư duy sử thi với một khoảng cách khó vượt giữa nhà văn và đối tượng” chuyển sang kiểu tư duy mới: suy ngẫm về hiện thực, suy ngẫm về cái đương đại đang diễn ra, “cái đương đại chưa hoàn thành”.[23, tr.3-4]. Trên cơ sở đó, tập trung khảo sát những chuyển đổi tư duy nghệ thuật qua sáng tác của những cây bút như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài. Còn nhiều bài viết như: Văn xuôi nghiên cứu đời sống hôm nay, Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua và Văn xuôi 1975 – 1985 – Diện mạo và vấn đề của Lại 9
  10. Nguyên Ân; Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam của Trần Đình Sử; Một cách nhận diện thời kì văn học vừa qua của Đỗ Lai Thúy; Văn xuôi trước yêu cầu cuộc sống mới của Nguyễn Khải; Một số hiện tượng văn học nổi bật thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thanh Tâm; Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới của Tôn Phương Lan; Bàn thêm về vấn đề con người trong văn học của Trần Thanh Đạm; Văn xuôi gần đây và quan niệm con người của Bùi Việt Thắng; Nhân vật tự ý thức trong văn xuôi sau 1975 của Dương Thị Hương,… đã đề cập đến những đổi thay của tư duy văn học và quan niệm của nhà văn về con người trước thời đại mới. Như vậy, qua việc sơ lược một số ý kiến đánh giá, nhận định trên đây, chúng tôi nhận thấy, mặc dù sự đổi mới của văn xuôi đương đại về tư duy nghệ thuật, kiểu dạng nhân vật sau1975 đã được quan tâm đánh giá tổng quát theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau, sự đa dạng về cảm hứng sáng tạo cũng đã được đề cập đến, song, hầu như các bài viết đều chưa trực tiếp bàn đến đặc trưng các kiểu dạng nhân vật cô đơn cụ thể. 2.2.Cũng theo khảo sát của chúng tôi, các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Tạ Duy Anh, Nguyễn Danh Lam và các sáng tác của họ đã được đông đảo giới nghiên cứu, phê bình quan tâm. Trong đó cũng đã có những ý kiến đề cập đến thế giới nhân vật của các cây bút này. Về Nguyễn Huy Thiệp - sự xuất hiện của ông vào cuối năm 1987 đã thực sự làm nên một “chấn động” lớn và nhanh chóng trở thành “hiện tượng lạ” trong văn học cùng với việc khẳng định sức viết dồi dào. Trong bài viết Truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp vài cảm nghĩ Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét, khái quát như sau: “Nguyễn Huy Thiệp có một thế giới nhân vật cũng độc đáo. Toàn những con người góc cạnh, gân guốc. Người nào dường như cũng sống đến tận cùng cá tính của mình. Có loại chui lên từ bùn lầy, rác rưởi, tâm địa đen tối, có loại lại như những bậc chí thiện, có thể bao dung cả kẻ xấu, người ác, thậm chí sẵn sàng chết vì đồng loại.” 10
  11. Tác giả Mai Hương trong Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi đã chỉ ra kiểu nhân vật cô đơn trong văn Nguyễn Huy Thiệp: “Tướng về hưu” với lối viết mới lạ đã mang đến cho văn học một chất mới “chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng”, một “hơi gió lạ”- chủ đề cô đơn, tình trạng con người cô đơn, lạc loài ngay giữa gia đình, người thân và đồng loại” ”.[23, tr.4]. . Trong bài Chân dung nhà văn, từ một thế nhìn nhà văn Lê Minh Hà lại nhận thấy: “Nhân vật của ông là con người trong cái phận vừa lớn lao vừa bé mọn của mình, trong ý thức về sự biết và không biết của mình, trong nỗi buồn trước cái đẹp, cái chua chát của đời sống.” [9] Hồ Tấn Nguyên Minh trong bài Quan niệm về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đăng trên http://vanvn.net/ đã chỉ ra những kiểu con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp trong đó đã phân tích kiểu “con người cô đơn, lạc lõng giữa mênh mông cõi người” ở Tướng về hưu và Con gái thủy thần. Trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Phạm Xuân Nguyên biên soạn, tập hợp của 54 bài viết của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình, với nhiều cách đọc, cách hiểu, góc nhìn khách quan, đa chiều về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Các bài viết đã chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong phong cách của Nguyễn Huy Thiệp. Trong đó, cũng đã có những ý kiến đề cập đến nhân vật cô đơn trong một số tác phẩm của nhà văn. Về Chu Lai – là cây bút trưởng thành sau năm 1975 và có sức viết bền bỉ. Từ khi cầm bút, ông cũng đã thử nghiệm qua nhiều thể loại như truyện ngắn, ký sự, kịch bản sân khấu, kịch bản phim. Tuy nhiên, ông được người đọc, giới nghiên cứu phê bình biết đến là một tác giả - nhà văn quân đội thành công ở thể loại tuyết thuyết. Sáng tác của Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề của hiện thực đời sống và con người, đặc biệt là người lính trở về sau cuộc chiến. Ngay từ khi mới xuất hiện, sáng tác của ông đã tạo sự đón nhận, quan tâm của các nhà nghiên cứu và phê bình văn học: Có thể điểm lược trong những ý kiến sau: 11
  12. Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Nội lực Chu Lai in trên Tạp chí Nhà văn số 8 năm 2006 đã đưa ra nhận định khá bao quát về tiểu thuyết Chu Lai nói chung, trong đó ông đặc biệt chú ý đến hai phương diện nghệ thuật là nhân vật và giọng điệu. Tác giả Tôn Phương Lan trong bài Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của nhà văn cầm súng đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 4 năm 1995 nhận xét: “Người lính trong văn học thời kì này được thể hiện hình ảnh người trở về và bước vào một cuộc sống khác với hai bàn tay trắng, thậm chí là mang trên cơ thể những thương tích của chiến tranh.” Nhà phê bình Hồng Diệu đã chỉ ra những đổi mới trong quá trình tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của Chu Lai qua việc thể hiện các nhân vật: “Tiểu thuyết Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề. Nhưng bao trùm lên tất cả là truyện những người lính sau chiến trường trở về, người thì tha hóa, người thì bước vào cuộc sống mới. Cuộc chiến đấu của những người lương thiện chống kẻ bất lương, mà thật trớ trêu: Có những người trước kia là đồng đội của nhau, bây giờ đứng trên hai mặt trận đối lập nhau.” Chu Lai đã tiếp cận hiện thực ở cả những mặt khuất lấp, những cảnh ngộ thương tâm trong những hoàn cảnh éo le. Nói như Ma Văn Kháng, tiểu thuyết của Chu Lai là sự “đối mặt trực tiếp những vấn đề bức bối của đời sống xã hội hôm nay.” Đề cập đến những vấn đề này,nhà phê bình Lê Thành Nghị qua Những cuốn sách gần đây viết về chiến tranh cho rằng: “Chu Lai đã không ngần ngại đưa ra ánh sáng những điều lâu nay còn bị giấu kín.” Về nghệ thuật, tác giả Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới chỉ ra rằng: Tiểu thuyết Chu Lai “không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, “dòng ý thức”, nghệ thuật đồng hiện và có những thành công nhất định” Còn có khá nhiều ý kiến tập trung phân tích riêng một tác phẩm, song phần lớn các bài viết đều khẳng định vị trí và đóng góp của Chu Lai trên thể loại tiểu thuyết ở việc đổi mới cách viết, đổi mới quan niệm về hiện thực và con người. 12
  13. Với Tạ Duy Anh, ông là cây bút thành danh từ trong cao trào đổi mới, người đã khơi mở một “dòng văn học bước qua lời nguyền” với những thông điệp sâu sắc về số phận con người. Hơn thế, ông lại “Là tác giả của những tác phẩm luôn khiến người đọc giật mình và suy ngẫm”. Ông đã tạo ra một “từ trường” riêng để hấp dẫn, lôi cuốn độc giả cũng như người nghiên cứu, tìm hiểu. Vì vậy, đã có khá nhiều ý kiến đánh giá, nhận định về những đóng góp của nhà văn trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật: Trong bài viết đăng trên báo Văn nghệ số 50 tháng 12 năm 1989, Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến khẳng định: “Tạ Duy Anh là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học bước qua lời nguyền”. Nói về thế giới nhân vật trong sáng tác Tạ Duy Anh, trong bài viết Văn xuôi Việt Nam hiện nay, logic quanh co của các thể loại, những vấn đề đặt ra và triển vong, nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét: “Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh gói gọn trong nửa trang cả một cuộc đời, một kiếp sống, một kiếp người vừa là tác giả, vừa là nạn nhân của những bi kịch đằng đẵng một thời”.[…] Trong bài viết Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đăng trên báo http://tuoitre.vn/ tháng 9 năm 2004, người viết gọi tác giả “là nhà văn của thời điểm”, đồng thời, cũng đưa ra một số ý kiến về quan niệm của Tạ Duy Anh và con người trong sáng tác của ông: “Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình. Người thì xấu như lão Phụng… người đẹp thì như hoa như ngọc như Quý Anh, Chị Túc, bà Ba, như sản phụ chờ sinh. Nhưng bản chất của con người luôn ở ranh giới thiện – ác. Nhân vật luôn bị đặt trong trạng thái đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình. Đã thế nhà văn lại có cái giọng rất quyết liệt, nhiều dung từ và động từ mạnh”. Nhiều khi còn “lạnh lùng cố ý trước sự trả thù” mặc dù không ít lần ông quằn quại, rên rỉ vì không ngăn nổi một hành động ác. Với khóa luận Tạ Duy Anh từ quan niệm nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyện ngắn, Nguyễn Thị Hương đã tìm hiểu, nghiên cứu quan niệm 13
  14. sáng tác cũng như những nỗ lực đổi mới trong những sáng tác truyện ngắn của Tạ Duy Anh ở nhiều góc độ: Hiện thực, con người, đổi mới về quan niệm nghệ thuật, gia tăng yếu tố kỳ ảo và chất tiểu thuyết trong truyện ngắn của nhà văn. Tác giả bài viết đăng trên báo Pháp luật số 140 năm 2004 đã nhận định: “Hầu hết tác phẩm của ông (trừ truyện viết cho thiếu nhi và tản văn) đều rất gai góc về nội dung thể hiện dưới cái nhìn hiện thực ở góc khuất”. Đi tìm nhân vật là “bức tranh hiện thực ngọt ngào của các quyền lực, cái chết, sự đồi bại… còn Thiên thần sám hối là một cuốn tiểu thuyết … viết về nỗi đau làm người và chưa được làm người qua câu chuyện của một hài nhi đang lựa chọn có nên làm người hay không.” Tác giả bài viết về nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh đăng trên báo Giáo dục và thời đại số 80 năm 2004. Coi Tạ Duy Anh là “một hiện tượng văn học nổi bật”, “một gương mặt nhà văn tiêu biểu năm 2004.” và đặt câu hỏi: “Số phận nhân con người phải chăng luôn là sự trăn trở dằn vặt trong ông?” Nguyễn Danh Lam là một cây bút trẻ của văn xuôi Việt Nam, có sức viết dồi dào, nhiều tìm tòi và thể nghiệm độc đáo. Dù vậy, qua khảo sát của chúng tôi các bài viết về Nguyễn Danh Lam và tác phẩm của anh còn ít. Phần lớn, mới chỉ khái lược đôi nét về tiểu thuyết của anh, đặc biệt cuốn tiểu thuyết được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam Giữa dòng chảy lạc hoặc mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh nổi bật trong từng tác phẩm cụ thể, chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về sáng tác của cây bút này. Người đọc có thể gặp đây đó các bài giới thiệu, phê bình rải rác trên các báo viết, báo điện tử Phongdiep.net, Văn nghệ, Thể thao và văn hóa, Báo mới, … của các tác giả Bùi Công Thuấn, Đoàn Ánh Dương, Nguyễn Hoài Nam,… Bên cạnh đó, còn có một số cuộc trao đổi, phỏng vấn, ở đó, Nguyễn Danh Lam đã ít nhiều chia sẻ với người đọc những suy nghĩ, trăn trở của mình trong sáng tác. Cho đến nay, hầu như chưa có bài viết nào nghiên cứu riêng về nhân vật, đặc biệt nhân vật cô đơn trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam. Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu cùng đồng thống nhất ở việc ghi nhận những nỗ lực của các tác giả trong việc đổi mới văn học. Tuy nhiên, 14
  15. theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại còn mang tính đơn lẻ, rời rạc, mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện, phác thảo chứ chưa được tìm hiểu trực tiếp và nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện. Có thể nói, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào lấy Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn lấy Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam) là đối tượng nghiên cứu chính. Bên cạnh đó, luận văn cũng mở rộng đối tượng khảo sát qua một số tác phẩm, tác giả khác nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ có hạn của một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi không có điều kiện, khảo sát, tìm hiểu toàn bộ văn xuôi đương đại mà chỉ tập trung nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam. Để có điều kiện so sánh làm nổi bật các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại của các tác giả đã nói trên, chúng tôi cũng đặt nó trong cái nhìn so sánh với lịch sử, đồng thời tiến hành mở rộng khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ,… 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, khi thực hiện đề tài “Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua 15
  16. một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam)”, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ nguyên nhân đưa đến sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của các nhà văn về hiện thực và con người, đặc biệt là các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong tương quan với hoàn cảnh xã hội và văn học. 4.2.Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp phân tích, chúng tôi có điều kiện đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể, phân tích từng chi tiết nghệ thuật để làm nổi bật nỗi cô đơn tiềm tàng trong mỗi nhân vật, mỗi tình tiết, sự kiện. Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận được với nhiều phương diện biểu hiện khác nhau của các nhân vật trong vật trong các tác phẩm. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong luận văn 4.3.Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi đặt mảng văn xuôi đương đại viết về nhân vật cô đơn trong sự so sánh với văn xuôi viết về nhân vật cô đơn giai đoạn trước. Từ đó nhận ra sự chuyển hướng trong cảm hứng sáng tác của nhà văn được thể hiện trên nhiều bình diện (quan niệm về hiện thực, về con người, ngôn ngữ, giọng điệu,...). 4.4. Phương pháp tổng hợp: Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu triển khai đề tài, sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi có được một cái nhìn toàn diện về mảng văn học mà luận văn quan tâm nghiên cứu. Phương pháp này giúp người viết rút ra được những đặc điểm cơ bản của các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi đương đại cùng các phương diện biểu hiện của nó. 5. Đóng góp của luận văn Từ khảo sát, phân tích, so sánh và tổng hợp, luận văn sẽ đúc kết những nét đặc sắc của các cây bút từ phương diện thể hiện các kiểu dạng nhân vật cô đơn. Qua đó góp phần nhận diện một trong những dấu hiệu đổi mới đặc sắc của văn xuôi Việt 16
  17. Nam đương đại. Khẳng định đóng góp của các tác giả vào công cuộc đổi mới văn học. Ở một góc độ nhất định, luận văn góp phần đánh giá, tổng kết sự đổi mới của văn xuôi Việt Nam đương đại nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Đổi mới tư duy nghệ thuật và cảm hứng cô đơn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 Chương 2: Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật cô đơn 17
  18. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: ĐỔI MỚI TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ CẢM HỨNG CÔ ĐƠN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam sau 1975 Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã trở thành dấu mốc quan trọng, mở ra một thời kì mới của lịch sử dân tộc. Đất nước hoà bình thống nhất, cả nước có những đổi thay quan trọng trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, tư tưởng. Đi qua những năm tháng chiến tranh liên miên, đất nước bị tàn phá nặng nề, những di hại mà chiến tranh để lại vô cùng to lớn. Vì lẽ đó, dân tộc ta phải đối phó với vô vàn khó khăn sau ngày thống nhất. Nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng, cơ sở vật chất kĩ thuật bị tàn phá nặng nề, những dòng người tị nạn dắt díu nhau trên khắp các ngả đường, tiếng súng ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc vẫn chưa dừng. Thêm vào đó, bên ngoài lại bị sự bao vây cấm vận từ Mỹ và các nước Phương Tây, nhiệm vụ khôi phục kinh tế trở nên quá khó khăn. Những nguyên nhân khách quan ấy đặt đất nước vào tình thế cam go, buộc phải tìm một hướng đi mới để thay đổi hoàn cảnh, số phận toàn dân tộc. Bên cạnh đó tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, chủ quan, duy ý chí, nóng vội vẫn còn tồn tại ở nhiều cá nhân, tập thể; thể hiện qua việc yếu kém trong quản lý xã hội, trong điều hành kinh tế, văn hóa… tất cả dồn ép, đẩy đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, khi mà sản xuất đình trệ, hàng hóa ít ỏi, lương thực thực phẩm không đủ cung cấp, đời sống nhân dân nghèo nàn, thiếu thốn, đói khổ. Văn hóa văn nghệ cũng nằm trong bối cảnh khó khăn chung của toàn dân tộc. Đứng trước những yêu cầu lịch sử, sau khi miền Nam giải phóng, Đảng đã tổ chức hai kì Đại hội IV (năm 1976), V (1982) và hai kế hoạch 5 năm (1976-1980), (1981-1985) nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ sau chiến tranh, đáp ứng thiết yếu nhu cầu của đời sống nhân dân. Tư tưởng xây dựng nền văn hóa mới, con người mới được quán triệt, song về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi tình 18
  19. trạng giáo điều lạc hậu. Chỉ đến năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần VI diễn ra tại Hà Nội, với chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng đến văn hóa, từng bước hội nhập khu vực và thế giới thì văn hóa văn nghệ mới có điều kiện để thực sự thay đổi. Trong đó, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của Nhà nước được xem là một quyết sách đúng đắn và sáng suốt. Từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang mô hình kinh tế thị trường sẽ tạo điều kiện tự do cạnh tranh thương mại, phát huy tính dân chủ, tạo mối liên hệ trong cộng đồng. Từ đó, tạo nhiều đổi thay quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm, nhu cầu của con người. Bên cạnh đó, định hướng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc gắn liền với sự phát triển chung của xã hội, trong đó con người phải được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển cá nhân. Đó là kết quả của việc kết hợp hài hòa các lợi ích toàn xã hội với lợi ích của các tập thể, cá nhân; là kết quả của việc phát huy dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Có thể nói, Đại hội Đảng lần VI là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của lịch sử phát triển đất nước. Trên tinh thần chung, Đại hội đã nhìn nhận, đánh giá, phân tích đúng thực trạng đất nước sau ngày giải phóng, từ đó đề ra phương hướng giải pháp tích cực nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế, bảo thủ, trì trệ về tư tưởng. Đồng thời, Đại hội cũng tạo ra những tiền đề chính trị quan trọng để đưa đất nước bước vào thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, từng bước phát triển xứng tầm với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tạo tiền đề đảm bảo ổn định, phát triển chung của xã hội, trong đó có văn học. Trên tinh thần đổi mới toàn diện với không khí cởi mở, dân chủ của toàn dân tộc, văn học có những điều kiện quan trọng để làm nên một bước nhảy, một cú “vượt rào”, như Giáo sư Hà Minh Đức đã nhận định: "Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở ra 19
  20. một thời kì mới cho đất nước, cho sự đổi mới trong tư duy, bao gồm cả tư duy nghệ thuật. Thái độ thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của các hiện tượng xã hội, tinh thần dân chủ được phát huy trong quá trình đổi mới đã tạo nên sự thúc đẩy lớn lao cho sự phát triển văn xuôi." [58]. Đặc biệt phải kể đến những chủ trương chính sách đúng đắn, kịp thời, tiến bộ của Đảng và Nhà nước về văn hóa văn học. Trên diễn đàn của Đại hội VI, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đã tuyên bố “cởi trói”, “đổi mới tư duy”, nhấn mạnh với “nhiều việc cần làm ngay”, chính vì thế, tạo điều kiện thuận lợi để các văn nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo. Những biến động phức tạp của đời sống thực sự là “vùng trời, vùng đất” thích hợp nếu không muốn nói là lý tưởng cho sự sáng tạo của người cầm bút. Đất nước chuyển mình, tâm lý và nhịp sống thời đại đổi thay, thị hiếu thẩm mĩ và nhu cầu tiếp nhận văn chương thời kì này đã khác trước. Điều đó đòi hỏi nhà văn phải nỗ lực hơn nữa trên hành trình lao động nghệ thuật của mình để rút ngắn lại khoảng cách giữa văn học và đời sống, giữa nhà văn và bạn đọc, xây dựng quan hệ bình đẳng. Tiếp sau Đại hội VI là Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý văn học nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới” [53 ]. Đây là Nghị quyết riêng đầu tiên của Bộ Chính trị về văn hóa văn nghệ có giá trị và ý nghĩa quan trọng cho việc giải phóng tiềm năng sáng tạo của văn nghệ sĩ. Đồng thời, Nghị quyết khẳng định sự cần thiết đổi mới nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý văn hóa văn nghệ. Văn nghệ thời kì này phải biết cổ vũ cái tốt, thẳng thắn phê phán cái xấu, chống các khuynh hướng trái với đường lối, đặt văn học nghệ thuật trước một nhiệm vụ mới quan trọng: “Bảo đảm tự do dân chủ cho mọi sáng tạo của văn học nghệ thuật, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy hiệu quả của lao động nghệ thuật”. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình đổi mới văn học nghệ thuật nước nhà trong tình hình mới. Đặc biệt cuộc gặp gỡ của 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2