Đề bài: Phân tích sự thắng lợi của thơ mới trong Một thời đại trong thi ca<br />
Bài làm<br />
Hoài Thanh (19091982) là nhà phê bình, nghiên cứu văn học xuất sắc ở nước ta. "Thi <br />
nhân Việt Nam" là tác phẩm đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất của ông viết về thơ mới, xuất <br />
bản năm 1942. "Một thời đại trong thi ca" là bài tiểu luận mở đầu công trình, sau đó là <br />
phần giới thiệu và tuyển thơ của 44 nhà thơ mới.<br />
Sự thắng lợi của thơ mới là một trong những vấn đề được Hoài Thanh nói đến một cách <br />
sâu sắc, tinh tế trong bài tiểu luận cuốn "Thi nhân Việt Nam".<br />
"Một thời đại vừa chẵn mười năm" đó là phong trào thơ mới thơ tiền chiến từ năm <br />
1932 1941. Giữa thơ mới và thơ cũ đã đấu tranh giằng co, gắt gao, kéo dài trong một <br />
thời gian dài. Thơ cũ là thơ trung đại, thơ cổ điển Việt Nam, phần lớn viết bằng chữ Hán <br />
và chữ Nôm, theo thi pháp trung đại. Trong cuộc đấu tranh ấy, "một bên giành quyền <br />
sống, một bên ,giữ vững quyền sống".<br />
Đã có biết bao bài luận chiến, bút chiến về thơ cũ và thơ mới. Lê Trang Kiều, Lưu Trọng <br />
Lư,... được coi là "những người tả xung hữu đột nơi chiến trường để đem lại sự toàn <br />
thắng của thơ mới. Nhưng trong thắng lợi ấy, Hoài Thanh khẳng định "trước hết là công <br />
những nhà thơ mới".<br />
Hoài Thanh đã nêu lên một sự thật là không so sánh các nhà thơ mới với Nguyễn Du để <br />
"xem ai hơn ai kém", bởi vì "Đời xưa có thể có những bậc kỳ tài mà đời nay không sánh <br />
kịp". Từ chân lý ấy, ông đưa ra một tiêu chí để so sánh hai thời đại thi ca: "Đừng lấy một <br />
người sánh lấy một người. Hay sánh thời đại với thời đại".<br />
Thơ cũ thơ cổ điển, thơ trung đại phát triển trong mười thế kỉ có bao thành tựu rực rỡ, <br />
bao thi hào như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân <br />
Hương,... nhưng Hoài Thanh đã khẳng định: "Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam <br />
chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này". Thời đại này là thời đại thơ <br />
mới "vừa chẵn mười năm" (1932 1941).<br />
Tiếp theo, tác giả "Thi nhân Việt Nam" viết một cách tài hoa, tinh tế về một số thi sĩ tiêu <br />
biểu để chứng minh sự "phong phú" của thời đại thơ mới:<br />
"Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, <br />
mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược <br />
Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và <br />
thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu".<br />
Bảy mươi năm sau, đọc "Một thời đại trong thi ca", ta càng thấy rõ nhận định, nhận xét, <br />
đánh giá của Hoài Thanh là hoàn toàn chính xác. Những gương mặt thi sĩ được Hoài Thanh <br />
nói đến nay đã qua đời nhưng sự nghiệp thơ ca của họ vẫn còn nguyên giá trị, đã góp <br />
phần tạo nên giá trị và sự phong phú của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Với sự thẩm thơ <br />
tinh tế, ông đã chỉ ra vẻ đẹp riêng, bản sắc riêng của từng nhà thơ mới. Mỗi chữ ông dùng <br />
đã chỉ ra rất đúng mỗi hồn thơ: "rộng mở, mơ màng, hùng tráng, trong sáng, ảo não, quê <br />
mùa, kì dị, thiết tha, rạo rực, băn khoăn". Không có lối nói chung chung với nhiều sáo ngữ <br />
như một số bài giới thiệu thơ, bình thơ trên báo chí hiện nay.<br />
Như mỗi loài hoa trong rừng hoa đều có vẻ đẹp riêng, hương sắc riêng, mỗi nhà thơ mới <br />
cùng có cá tính sáng tạo riêng, đúng như Hoài Thanh đã nói: "Từ người này sang người <br />
khác sự cách biệt rõ ràng". Ông đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa "làm giàu cho thơ ca", cho thơ <br />
mới là "sự giải phóng!": "Cá tính con người bị kiềm chế trong bao nhiêu bỗng được giải <br />
phóng". Một nguyên nhân nữa là "ảnh hưởng phương Tây, hay đúng hơn là ảnh hưởng <br />
Pháp".<br />
Hoài Thanh đã có một cách nói, cách viết thâm trầm, dung dị mà tài hoa. Có lúc ta tưởng <br />
như ông đang thổ lộ, tâm tình, tâm sự với độc giả về sự thắng lợi của thơ mới. Ông cho <br />
biết đã theo dõi thơ mới trong nhiều năm, đã đọc trên một vạn bài thơ mới để viết nên <br />
"Thi nhân Việt Nam".<br />
Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, nhận định và đánh giá chuẩn xác, dùng từ, đặt câu, nêu dẫn <br />
chứng, giọng điệu thẩm bình đều thể hiện một văn phong đẹp, một cốt cách đẹp.<br />
Hoài Thanh đã giúp chúng ta một cách nhìn đúng đắn, và trân trọng đối với thơ mới và các <br />
nhà thơ mới trong một thời đại thơ ca 19321941.<br />
<br />