Phân tích sự thể hiện của phong cách Nguyễn Tuân qua bút kí “Người lái đò Sông Đà”
lượt xem 10
download
Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo. Bất cứ tác phẩm nào của ông cũng in đậm dấu vết con người ông- con người như một pho tiểu thuyết hấp dẫn kể mãi không hết. Mỗi khi gặp được đối tượng miêu tả phù hợp, ngòi bút của ông như nở hoa. Lúc đó, ta được đọc những kiệt tác. Nguyễn Tuân nổi tiếng trong đời và trên văn đàn trước hết như một con người của chủ nghĩa “xê dịch” và ưa viết về những chuyện “xê dịch”. Những cái gì gây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích sự thể hiện của phong cách Nguyễn Tuân qua bút kí “Người lái đò Sông Đà”
- Phân tích sự thể hiện của phong cách Nguyễn Tuân qua bút kí “Người lái đò Sông Đà” Bài làm Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo. Bất cứ tác phẩm nào của ông cũng in đậm dấu vết con người ông- con người như một pho tiểu thuyết hấp dẫn kể mãi không hết. Mỗi khi gặp được đối tượng miêu tả phù hợp, ngòi bút của ông như nở hoa. Lúc đó, ta được đọc những kiệt tác. Nguyễn Tuân nổi tiếng trong đời và trên văn đàn trước hết như một con người của chủ nghĩa “xê dịch” và ưa viết về những chuyện “xê dịch”. Những cái gì gây nên cảm giác mạnh là nguồn sống của văn ông. Ông đến với sông Đà như đến với một người bạn tương đắc. Sự dữ dội, mãnh liệt và thơ mộng tuyệt vời của nó thu hút ông hết sức mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên mà ông dốc toàn bộ tài hoa ngôn ngữ của mình ra để tái hiện nó và làm truyền lan đến người đọc niềm thán phục, ngưỡng mộ sâu sắc đối với sông Đà và người lái đò sông Đà (cũng là cảnh và người Việt Nam rất đỗi đáng yêu, đáng quý).
- Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân , hai đặc tính nổi bật của sông Đà là “hung bạo “ và “trữ tình” hiện lên đầy ấn tượng. Sông Đà hung bạo với những con thác vô cùng “độc dữ , nham hiểm”, với những “hút nước” chết người và vô vàn “thạch trận” quyết không cho con người vượt qua.Qua tai nghe của tác giả, “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích , giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một nhàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa đang gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Tương xứng với con sông Đà là hình ảnh người lái đò sông Đà. Đối với Nguyễn Tuân, đây cũng là hình ảnh gây cảm giác mãnh liệt phi thường. Người lái đò đã dũng cảm vượt qua vòng vây trùng trùng của thác nước: “Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghè cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chèo về phía cửa đá ấy”. Cứ theo nhan đề tác phẩm, chính người lái đò mới là hình tượng trung tâm của bút kí này. Cực tả sự dữ dôi của thác nước sông Đà chính là mọt cách Nguyễn Tuân xưng tụng chiến công phi thường của con người lao động ấy. Ở đây, sông và người đã thực sự thống nhất với nhau trong tư cách là một nguồn kích thích lớn đối với ngòi bút của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời mê cái đẹp và mải miết truy tìm cái đẹp. Ông ưa “quan sát, khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật và con người ở phương
- diện tài hoa nghệ sĩ” (Nguyễn Đăng Mạnh). Ông đã mô tả cực kì rõ nét với giọng văn đầy sảng khoái vẻ đẹp của sông Đà. Đẹp trong sự dữ dội hào hùng. Đẹp trong sự hiền hòa êm ả. Nhìn khái quát , sông Đà là một tuyệt tác của thiên nhiên, nó “tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Cái cảnh “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi” cũng thật thi vị , gieo vòa lòng người những cảm giác phấn khíc, hân hoan. Với ông lái đò, Nguyễn Tuân cũng có thiên hướng mô tả ông như một nghệ sĩ tài hoa đã mưu mẹo, khéo léo vượt qua muôn vạn thác ghềnh. Đây là cái khéo léo của sự thuần thục trong nghề do “ Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Theo quan niệm của Nguyễn Tuân, bất cứ hành động nào đạt tới trình độ nhuần nhuyễn các kĩ năng kĩ xảo cũng đêì có thể được gọi là đẹp và có thể ngợi ca. Nói đến phong cách Nguyễn Tuân, không thể không nói đến sự uyên bác và tài hoa luôn bộc lộ hết sức đậm đà trên từng trang viết của ông. Do đọc nhiều, biết nhiều và đặc biệt có vốn quan sát trực tiếp rất mực giàu có, trong khi miêu tả các sự vật, sự việc ông đã vận dụng hàng loạt kiến thức thuộc nhiều nghành nghệ thuật khác nhau, cốt làm sao nổi bật cái được nói đến và thể hiện hết những điều mình cảm nhận được. Ông không chỉ nhìn sự vật bằng con mắt của nhà văn mà còn bằng con mắt của người làm phim, người họa sĩ, nhạc sĩ, người am tường vũ đao, hay nghệ thuật sân khấu. Đúng hơn, con mắt của nhà văn của ông là được hóa thân trong con mắt của nhiều “nhà” khác. Để diễn tả sinh động những “hút nước” sông Đà, ông đã tưởng tượng ra
- cảnh quay của một nghệ sĩ điện ảnh với thủ pháp quay ngược ống kính. Cũng có khi ông đã nhìn sông Đà theo con mắt của một kĩ sư vẽ bản đồ để thấy nó giống như một “ cái dây thừng ngoằn ngoèo” vắt trên cơ thể núi non đất nước. Còn với sự mô tả màu nước sông Đà, ông đã chứng tỏ mình là một người rất có con mắt hội họa:”Mùa xuân dòng xanh ngọc bích,chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gầm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như mặt của một người bầm đi vì rượu bữa…”. Đặc biệt hơn, trên trang viết của mình, ông đã điều động một cách hết sức thoải mái những kiến thức quân sự, võ thuật nhằm tạo nên một”trận thắng” rất ngoạn mục của nghệ thuật trong việc diễn tả cuộc giao tranh hào hùng giữa con người và thác dữ. Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là bậc thầy của thể văn tùy bút. Tùy bút của ông phóng túng, miên man , giàu liên tưởng bất ngời , giàu ví von so sánh táo bạo và ngôn ngữ thiên biến vạn hóa. “Người lái đò sông Đà” là một ví dụ điển hình của nghệ thuật tùy bút này. Đọc nó, ta bị lôi cuốn không sao cưỡng nổi, động thời cũng có cảm giác ngợp vì sự tuôn trào của nguồn văn tưởng chừng không bao giờ cạn. Cách nói của Nguyễn Tuân đầy ấn tượng, hết sức khó quên: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khói ánh vào cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lự lự trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi mình bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành:” Hỡi ông khác sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy tiếng còi sương?”. Dĩ nhiên, cũng có lúc ông “ mải miết kể lể” theo câu chuyện “khá xôm” của mình( chữ dùng của Nguyễn Tuân khi nhận xét về truyện thiếu nhi của Võ Quảng) mà quên đi sự sốt ruột của độc giả. Nhưng có một điều chắc chắn rằng nếu
- chấp nhận được cái tạng văn ấy của Nguyễn Tuân, hẳn ta sẽ thấy không có một câu văn nào ông viết ra lại không đưa đến cho độc giả một thông tin gì đầy bổ ích, thú vị. “Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân . Nó thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của người viết cũng như lòng yêu say mê vẻ đẹp non sông đất nước ở nhà văn này. Tác phẩm xứng đáng là một món quà tặng quý giá mà Nguyễn Tuân dâng cho Tổ quốc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích nhân vật Phùng trong truyện Chiếc thuyền ngoài xaI . Mở bài Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất của văn học ta hiện nay . Ông đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá ng
6 p | 243 | 20
-
Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình
7 p | 172 | 18
-
Tổng hợp 4 bài phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
14 p | 305 | 18
-
Phân tích thành công của Xuân Diệu trong việc sử dụng hình ảnh và nhịp điệu ở các bài thơ Vội vàng, đây mùa thu tới và thơ duyên
8 p | 164 | 9
-
Phân tích hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
4 p | 91 | 8
-
Phân tích những phát hiện của nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa liên hệ với cái chết hình tượng của Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
14 p | 54 | 7
-
Phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ… Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
7 p | 62 | 5
-
Phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thị Nhậm
15 p | 79 | 5
-
Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác
19 p | 82 | 4
-
Phân tích nhân vật Hạ Du trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn
5 p | 68 | 3
-
Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
6 p | 143 | 3
-
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
3 p | 194 | 3
-
Phân tích hai tính cách trái ngược của Gia-ve và Giăng Van Giăng trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền
3 p | 67 | 3
-
Phân tích phần kết của đọan trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V. Huy-gô) từ "Giăng Van-giăng tì khuỷu tay" đến hết). Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật lãng mạn.
2 p | 47 | 3
-
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 p | 58 | 3
-
Bài giảng Địa lí lớp 12 – Bài 19: Thực hành vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng
13 p | 47 | 3
-
Phân tích đoạn trích Hai tâm trạng trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi
7 p | 76 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn