Đề bài: Phân tích và chứng minh thiên nhiên trong Nhật kí trong tù<br />
Bài làm<br />
Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của văn học, đặc biệt là truyền thống thơ ca phương <br />
Đông. Là nhà thơ mà phong cách sáng tác vừa mang nét cổ điển và hiện đại, Hồ Chí Minh <br />
không thể không tìm đến với những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc ấy. Phải vậy không <br />
mà có lần GS Đặng Thai Mai từng nhận xét về "Nhật kí trong tù": "Tập Ngục trung nhật <br />
kí đã dành cho thiên nhiên một địa vị danh dự".<br />
Trong số 133 bài thơ của tập Nhật kí trong tù thì có tới 20 bài thơ tả cảnh. Thậm chí ngay <br />
trong những bài thơ Bác không chủ ý tả cảnh, người đọc vẫn gặp rất nhiều hình ảnh của <br />
thiên nhiên. Qua đó, ta bắt gặp một tâm hồn thi sĩ dạt dào, rung động thiết tha với cảnh <br />
vật. Từ bầu trời đến cánh chim, đỉnh núi đến dòng sông, ánh mặt trời đến vầng trăng tri <br />
âm tri kỉ, tất cả đều đi vào thơ Người như một phần của cuộc sống. Thiên nhiên trong thơ <br />
Bác thường hiện lên qua hai bối cảnh tiêu biểu: Khi bị tù đày và khi trên con đường <br />
chuyển ngục.<br />
Trong bối cảnh không gian tù đày chật hẹp, thiên nhiên trở thành người bạn tri âm với <br />
Bác. Nó dường như xoa dịu và vùi lấp đi những nỗi đau ghê gớm về thể xác đang hành hạ <br />
Người. Người trò chuyện với vầng trăng qua cửa sổ như với người bạn tri âm:<br />
Trong tù không rượu cũng không hoa,<br />
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.<br />
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,<br />
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.<br />
(Ngắm trăng) <br />
Một người tù bị đày đọa về thể xác nhưng lại mang tâm hồn thi sĩ đồng điệu với ánh <br />
trăng soi, trăng cũng như trở thành nguồn động viên tinh thần to lớn giúp Bác vượt qua <br />
mọi khó khăn gian khổ của ngục tù. Đó quả là một tư thế ngắm trăng xưa nay chưa từng <br />
có trong thơ một cuộc vượt ngục thú vị về mặt tinh thần. Bên cạnh đó, Bác còn tinh tế <br />
cảm nhận hình ảnh của vầng dương sớm mọc lan tỏa khắp không gian nhà lao tối mịt. <br />
Thiên nhiên qua con mắt người tù lúc này không chỉ mang ý nghĩa tả thực mà còn ẩn chứa <br />
khát vọng tự do, tin tưởng của Người vào tương lai tươi sáng phía trước:<br />
Đầu non sớm sớm vầng dương mọc<br />
Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng<br />
Chỉ bởi trước lao còn bóng tối<br />
Mặt trời chưa rọi thấu vào trong.<br />
(Cảnh buổi sớm)<br />
Cảnh vầng dương mọc không chỉ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi niềm say sưa ngắm cảnh <br />
thiên nhiên tạo vật vào buổi sớm mai của Bác mà ẩn sau đó là tâm tư của Người. Bóng tối <br />
kia là những gian lao, khó khăn, còn ánh hồng là ánh sáng của tương lai tươi đẹp phía <br />
trước. Cái nhìn lạc quan luôn hướng về phía ánh sáng, phía sự sống là nét đặc sắc làm nên <br />
chất thép trong phong cách thơ Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định, dù trong tù ngục bị đánh <br />
mất tự do, nhưng tâm hồn của Bác vẫn luôn rộng mở hướng về thiên nhiên. Qua đó, <br />
người đọc cảm nhận được phong thái ung dung tự tại, chất thép vượt lên trên mọi khó <br />
khăn để tận hưởng mọi vẻ đẹp cuộc đời của Bác.<br />
Những lúc chuyển ngục đầy gian nan, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của Bác lại càng <br />
được thắp sáng khi bắt gặp hiện thực trực tiếp bên ngoài. Chân tay dù bị xiềng xích gông <br />
cùm nhưng nào ngăn được tâm hồn thi sĩ tự do nhìn ngắm, thưởng thức màu sắc, âm thanh <br />
của núi rừng. Đó là cánh chim đám mây buổi hoàng hôn như phác họa cái nhìn của thi <br />
nhân đang hướng lên phía trời cao để thấy không gian bao la rộng lớn:<br />
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,<br />
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;<br />
(Chiều tối) <br />
Cũng trên con đường chuyển ngục ấy, thiên nhiên hiện lên với vô vàn hiểm trở trập trùng. <br />
Núi cao trắc trở cứ lớp này đến lớp khác chồng xếp lên nhau không thể nào gián đoạn <br />
được tư thế đăng cao chiến thắng của người tù. Mọi khó khăn như lùi về quá khứ, hiện <br />
tại chỉ còn phong thái ung dung ngạo nghễ của con người đang đứng giữa đất trời ôm trọn <br />
thiên nhiên:<br />
Đi đường mới biết gian lao,<br />
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;<br />
Núi cao lên đến tận cùng,<br />
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.<br />
(Đi đường) <br />
Ống kính nhìn ngắm thiên nhiên của Bác như được soi rọi rõ ràng và chân thực hơn bao <br />
giờ hết trong bài thơ "Giải đi sớm":<br />
Gà gáy một lần đêm chửa tan,<br />
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn;<br />
Người đi cất bước trên đường thẳm,<br />
Rát mặt đêm thu, trận gió hàn.<br />
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng,<br />
Bóng tối đêm tàn, quét sạch không;<br />
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,<br />
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.<br />
Cảnh thiên nhiên ấy có khắc nghiệt với "trận gió hàn" buốt lạnh tê tái, nhưng sau tất cả, <br />
hình ảnh mặt trời với niềm tin, hi vọng lại dẫn lối cho "thi h ứng" c ủa thi nhân. Tâm hồn <br />
Bác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù trong nhà ngục hay trên đường chuyển ngục đều <br />
mang sắc thái lạc quan và tràn đầy tin tưởng.<br />
Nhắc đến thơ Bác là nhắc đến thiên nhiên bởi dù trực tiếp hay gián tiếp, các hình ảnh <br />
cảnh vật vừa mang sắc thái cổ điển vừa đậm đặc hơi thở đời sống luôn xuất hiện trong <br />
"nhật kí trong tù". Có yêu thiên nhiên đến nhường nào, Người mới tinh tế cảm nhận <br />
chúng như người bạn tri âm tri kỉ. Bởi vậy có thể nói, thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô <br />
tận trong thơ Hồ Chí Minh.<br />
<br />