intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Thay đổi nhận thức và cơ chế, chính sách

Chia sẻ: Nhokbuongbinh Nhokbuongbinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

141
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đã được đưa vào Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020. Tuy vậy, để làm được điều đó, theo các nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa, chúng ta cần thay đổi từ nhận thức đến cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng. Để nắm vững nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Thay đổi nhận thức và cơ chế, chính sách

Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Thay<br /> đổi nhận thức và cơ chế, chính sách<br /> Xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đã được đưa vào<br /> Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020. Tuy vậy, để làm được điều đó,<br /> theo các nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa, chúng ta cần thay đổi từ nhận<br /> thức đến cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng.<br /> Kết hợp kỹ thuật cao với văn hóa<br /> Công nghiệp văn hóa là việc sản xuất, tái sản xuất và truyền bá các dịch vụ văn hóa<br /> và sản phẩm văn hóa được tạo ra bằng phương thức công nghiệp hóa, tin học hóa<br /> và thương phẩm hóa; là ngành nghề sản xuất sản phẩm văn hóa và cung cấp dịch<br /> vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa lấy sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của mọi người<br /> làm mục tiêu chủ yếu. Đó là sản phẩm kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật cao với sự<br /> nghiệp văn hóa, thể hiện xu thế kinh tế và văn hóa thấm sâu vào nhau.<br /> Công nghiệp văn hóa đã phát triển ở nhiều nước, đặc biệt mạnh mẽ vào giữa thế kỷ<br /> XX, và trở thành ngành trụ cột trong nhiều nền kinh tế. Chẳng hạn, các ngành công<br /> nghiệp văn hóa ở Anh đã tạo ra thu nhập khoảng 112,5 tỷ bảng/năm, đóng góp 5%<br /> GDP, chiếm 10-15% thị phần công nghiệp văn hóa thế giới. Ở Canada, công<br /> nghiệp văn hóa đóng góp 46 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội; năm 2005, xuất<br /> khẩu hàng hóa và dịch vụ văn hóa nghệ thuật của nước này lên tới trên 5 tỷ USD.<br /> Hay với Hong Kong, Trung Quốc, 85% thu nhập quốc dân có được từ nguồn thu<br /> dịch vụ giải trí, truyền hình và quảng cáo...<br /> Phát triển công nghiệp văn hóa có tác động lớn đối với kinh tế, văn hóa và xã hội<br /> của một đất nước. Trên phạm vi quốc gia, sự phát triển công nghiệp văn hóa có khả<br /> năng đóng góp to lớn cho các chỉ tiêu thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm...<br /> Mặt khác, phát triển công nghiệp văn hóa tạo nên hệ thống sản xuất và phục vụ văn<br /> hóa nhiều chủng loại, cấp độ, nhiều loại hình, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất<br /> lượng văn hóa, thỏa mãn nhu cầu văn hóa ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.<br /> Lợi nhuận khổng lồ của công nghiệp văn hóa đã khiến rất nhiều doanh nghiệp lớn<br /> trên thế giới đua nhau tham gia.<br /> Nhu cầu cấp thiết<br /> 1<br /> <br /> You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br /> <br /> Ở Việt Nam, ngay từ đầu những năm 1990 đã bắt đầu xuất hiện quan niệm mới về<br /> văn hóa - nghệ thuật, khi coi đó là một loại hàng hóa đặc biệt. Trong một số lĩnh<br /> vực như điện ảnh, sân khấu, xuất bản... đã đòi hỏi hạch toán để sử dụng hiệu quả<br /> vốn đầu tư. Tuy vậy đến nay, khái niệm này vẫn còn khá mới. Theo Ts Nguyễn<br /> Danh Ngà, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ VH, TT và DL, trong khi nhu cầu sáng<br /> tạo và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân được nâng lên và nhiều loại tư<br /> tưởng văn hóa tác động lẫn nhau trên phạm vi thế giới như hiện nay, việc phát triển<br /> thật nhanh ngành công nghiệp văn hóa ngày càng trở nên cấp thiết. “Có thể khẳng<br /> định một cách chắc chắn rằng, xây dựng công nghiệp văn hóa là tiền đề quan trọng<br /> để xây dựng một nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việt Nam muốn<br /> hiện đại hóa không những phải phồn vinh về kinh tế mà còn phải phồn vinh về văn<br /> hóa”.<br /> Trong hội thảo Công nghiệp văn hóa, thực trạng và giải pháp diễn ra tại Hà Nội<br /> vừa qua, các nhà chuyên môn đánh giá: Việt Nam có các tiêu chí để xây dựng nền<br /> công nghiệp văn hóa, nhưng chưa thành hệ thống. Có thể nói, nước ta chưa có nền<br /> công nghiệp văn hóa. Các hoạt động văn hóa ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa hiệu<br /> quả, chủ yếu sống bằng sự bao cấp của nhà nước. Hệ thống sản xuất phân phối các<br /> sản phẩm văn hóa chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp của nhà nước đảm nhiệm, sự<br /> tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ còn hạn chế. Việc đầu<br /> tư ngân sách cho hoạt động văn hóa nhìn chung còn thấp so với các ngành khác,<br /> chỉ chiếm khoảng 0,3% GDP; đồng thời, đóng góp của hoạt động văn hóa trong cơ<br /> cấu sản phẩm trong nước cũng rất hạn chế...<br /> Đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn<br /> Để xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa, Việt Nam cần có những đột phá từ<br /> tư duy đến thực tiễn. Trước hết là sự thay đổi về nhận thức của các nhà quản lý,<br /> lãnh đạo và hoạch định chính sách văn hóa. Phải coi sự nghiệp văn hóa là một<br /> ngành sản xuất, có khả năng tạo ra các sản phẩm tinh thần cao đẹp, đồng thời mang<br /> lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Từ đó mới tạo ra sự chuyển biến trong chính sách<br /> quản lý, định hướng hoạt động văn hóa.<br /> Công nghiệp văn hóa muốn phát triển phải dựa trên sự xây dựng và phát triển của<br /> thị trường văn hóa. Bởi vậy, cần hoàn thiện hơn hệ thống quản lý nhà nước, tạo<br /> hành lang pháp lý cho sự hình thành thị trường văn hóa lành mạnh. Ts Nguyễn<br /> 2<br /> <br /> You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br /> <br /> Danh Thuận, Trung tâm Triển lãm Việt Nam, cho rằng, nhà nước cần có những cơ<br /> chế, chính sách đặc thù như: chính sách kinh tế trong văn hóa (gồm chính sách<br /> thuế, chính sách giá, chính sách đầu tư, hình thành các quỹ hỗ trợ...); chính sách sử<br /> dụng, đãi ngộ văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp cho xã hội; chính sách khuyến khích<br /> sáng tạo trong văn hóa, nghệ thuật...<br /> Trong điều kiện nguồn đầu tư còn hạn chế, khi xây dựng công nghiệp văn hóa,<br /> trong từng giai đoạn chúng ta cần chọn một lĩnh vực nhất định là thế mạnh để đẩy<br /> nhanh tốc độ tăng trưởng. Theo Phó viện trưởng Viện Văn học Nghệ thuật Việt<br /> Nam Lương Hồng Quang, bên cạnh chiến lược phát triển chung, cần có sự đánh<br /> giá toàn diện hoạt động văn hóa của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, để thấy<br /> được thực trạng, những cái thiếu, cái cần phải có... từ đó đưa ra các bước đi phù<br /> hợp. Việt Nam cũng cần xây dựng, ban hành, thực hiện nghiêm các luật về bản<br /> quyền và sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm và công trình văn học, nghệ thuật.<br /> Đây cũng là cơ sở quan trọng để khuyến khích sáng tạo, sản xuất, phổ biến những<br /> nội dung văn hóa, nghệ thuật ở mỗi quốc gia.<br /> Có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghiệp văn hóa.<br /> UNESCO gọi đây là ngành Công nghiệp văn hóa (Cultural<br /> industries), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) gọi là<br /> Công nghiệp bản quyền (Copyright industries), trong khi Mỹ<br /> coi đó là Công nghiệp giải trí (Entertainment industries). Hội<br /> đồng Anh lại gọi đó là Nền kinh tế sáng tạo (Creative<br /> economy). Theo định nghĩa mới của Hội đồng Anh, công<br /> nghiệp văn hóa gồm 7 lĩnh vực chủ chốt: truyền thông, thiết kế<br /> thời trang, sản phẩm tương tác, nghệ thuật biểu diễn, xuất bản,<br /> phim ảnh và nghệ thuật thị giác.<br /> Lê Thủy<br /> <br /> 3<br /> <br /> You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2