Phát triển kế toán xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 1
download
Bài viết "Phát triển kế toán xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam" phần nào làm rõ khái niệm kế toán xanh, lợi ích của kế toán xanh cũng như những khó khăn đối với các doanh nghiệp khi vận dụng kế toán xanh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển kế toán xanh tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển kế toán xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN XANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ths. Nguyễn Thị Thúy Ngà Trường Đại học Lao động – Xã hội Email: ngaquyen280501@gmail.com Tóm tắt Trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, việc phát triển và ứng dụng kế toán xanh (KTX) trở thành nhu cầu tất yếu đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kế toán xanh không chỉ là một công cụ hỗ trợ trong quá trình quản lý kế toán mà còn là một triển khai của tƣ duy môi trƣờng trong doanh nghiệp. Kế toán xanh đƣợc coi là công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là hƣớng chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển kế toán xanh tại Việt Nam chƣa phổ biến và còn nhiều bất cập. Thông qua bài viết này, tác giả đã phần nào làm rõ khái niệm kế toán xanh, lợi ích của kế toán xanh cũng nhƣ những khó khăn đối với các doanh nghiệp khi vận dụng kế toán xanh, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển kế toán xanh tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Từ khóa: Kế toán xanh, chi phí môi trường, phát triển kế toán xanh Abtract In the current context of globalization, developing and applying green accounting has become an inevitable need for countries, including Vietnam. Green accounting is not only a support tool in the accounting management process but also an implementation of environmental thinking in businesses. Green accounting is considered an important tool related to aspects of the impact of the natural environment on the economy and is considered a direction for transformation towards sustainable development. However, the development of green accounting in Vietnam is not popular and there are still many shortcomings. Through this article, the author has partly clarified the concept of green accounting, the benefits of green accounting as well as the difficulties for businesses when applying green accounting, thereby providing solutions to Developing green accounting in Vietnam during the integration period Keywords: Green accounting, environmental costs, green accounting development 1. GIỚI THIỆU Trong thời đại ngày nay, khi môi trƣờng đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, khái niệm về Kế toán xanh đã nổi lên nhƣ một giải pháp không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững. KTX giúp doanh nghiệp lƣờng trƣớc các tác động của môi trƣờng hay một số yếu tố có thể gây ra tác động xấu cho môi trƣờng, từ đó giúp các nhà làm chính sách và các nhà quản trị doanh nghiệp có cách thức phòng ngừa và đối phó với các tác động đó. Nói cách khác, KTX giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó, cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm các rủi ro về môi trƣờng cũng nhƣ rủi ro về sức khoẻ cho cộng đồng, đồng thời cải thiện công tác kế toán quản trị và kế toán tài chính về môi trƣờng ở phạm vi doanh nghiệp. Chủ đề kế toán xanh đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm. Asheim (1997) cho thấy, việc thành lập hệ thống kế toán xanh hoặc môi trƣờng để ngăn chặn ô nhiễm hoặc thiệt hại. Hệ thống xem xét các biện pháp kinh tế có tác động đến sản xuất và tiêu thụ điện về môi trƣờng. Do quá trình nhà máy điện có ảnh hƣởng 49
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG đến nguồn vốn tự nhiên cao đƣợc xem xét và hành động tƣơng ứng cần thiết đƣợc thực hiện. Theo Betianu (2008), thực hiện kế toán KTX đƣợc coi là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Kế toán chi phí môi trƣờng trong hệ thống chi phí sản xuất kinh doanh có thể mang lại những lợi ích nhất định cho các tổ chức, doanh nghiệp. Tony Greenham (2010) giải thích những khó khăn liên quan đến phát triển bền vững. Theo tác giả, trình độ của các nhà quản lý doanh nghiệp và sự rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định sẽ giúp áp dụng KTX vào thực tế. Do đó, cần có các biện pháp tiêu chuẩn hóa và định lƣợng để kiểm soát các hoạt động kinh doanh gây ô nhiễm môi trƣờng, yêu cầu các tổ chức kinh doanh buộc phải làm sạch ô nhiễm của họ. Theo Dƣơng Thị Thanh Hiền (2016), vận dụng KTX là một quá trình lâu dài, đòi hỏi cần đƣợc thực hiện, nghiên cứu đầu tƣ để tạo đƣợc sự tăng trƣởng bền vững. KTX là một bộ phận của tăng trƣởng xanh, do con ngƣời, vì con ngƣời, góp phần tạo sự ổn định cho nguồn lực môi trƣờng, xã hội phát triển. Nguyễn Thị Hải Vân (2018) cho rằng KTX đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là hƣớng chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững, hƣớng tới phát triển nền kinh tế xanh mà Việt Nam đang hƣớng tới. Tác giả cũng cho rằng hoạt động tuyên truyền và các khóa đào tạo về KTX của Hiệp hội nghề nghiệp cũng góp phần vào thúc đẩy áp dụng KTX tại Việt Nam Các nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên các góc độ khác nhau về vai trò của kế toán xanh đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Nhƣ vậy, kế toán xanh đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế. Tuy nhiên ở Việt Nam, số lƣợng doanh nghiệp áp dụng kế toán xanh còn rất khiêm tốn, khái niệm kế toán xanh còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp. Do đó tác giả đã lựa chọn vấn đề ―phát triển kế toán xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam‖ để nghiên cứu nhằm làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến kế toán xanh nhƣ khái niệm, vai trò, thực trạng phát triển kế toán xanh tại Việt Nam, từ đó có giải pháp phù hợp nhằm phát triển kế toán xanh trong các doanh nghiệp.. 2. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN XANH 2.1. Kế toán xanh là gì? Thuật ngữ kế toán xanh lần đầu tiên đƣợc sử dụng phổ biến bởi nhà kinh tế Peter Wood vào những năm 1980. Năm 2014, Liên Hợp quốc đã triển khai chƣơng trình ứng dụng ―Hệ thống kế toán về kinh tế và môi trƣờng‖ hay còn gọi là kế toán xanh. Theo Wikipedia, kế toán xanh là phƣơng thức kế toán cố gắng tính toán các chi phí môi trƣờng vào kết quả tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích chính của kế toán xanh là giúp các doanh nghiệp hiểu và quản lý mối quan hệ có qua có lại giữa các mục tiêu kinh tế truyền thống và các mục tiêu môi trƣờng, hƣớng đến sự phát triển bền vững Theo S. Sudhamathi, S. Kaliyamoorthy (2014), mục tiêu chính của kế toán xanh gồm 3 nội dung: Xác định, thu thập, tính toán và phân tích vật liệu và các vật liệu liên quan đến năng lƣợng; Báo cáo nội bộ và sử dụng thông tin về chi phí môi trƣờng; 50
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Cung cấp thông tin liên quan đến chi phí khác trong quá trình ra quyết định, với mục đích đƣa ra các quyết định hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trƣờng. Theo các chuyên gia tài chính – kế toán, kế toán xanh có thể hiểu là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện nhằm ghi chép, tổng hợp và lập báo cáo cho một tổ chức, để phản ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng xanh của quốc gia. Trên quan điểm của nhà quản lý vĩ mô, kế toán xanh đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là hƣớng chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững, hƣớng tới phát triển nền kinh tế xanh. Đây cũng là hƣớng tiếp cận mới và lâu dài, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới. Một số nghiên cứu cho rằng, kế toán xanh đƣợc chia thành nhiều góc độ khác nhau, bao gồm 5 nội dung chính: Kế toán tài chính môi trƣờng; Kế toán quản trị môi trƣờng; Tài chính môi trƣờng; Pháp luật về môi trƣờng; Đạo đức và quan hệ với cộng đồng xã hội. 2.2. Lợi ích của kế toán xanh đối với doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp, kế toán xanh đóng vai trò quan trọng và mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể: Kế toán xanh giúp cung cấp thông tin, kiểm tra lợi nhuận của doanh nghiệp để từ đó nhà quản trị đƣa ra các quyết định quan trọng trong sản xuất kinh doanh nhƣ giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, đầu tƣ máy móc thiết bị nhằm đem lại những sản phẩm có chất lƣợng mà giá thành rẻ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về giá bán, lợi nhuận thu về cao hơn, giảm đƣợc các vấn đề về mặt pháp lý. Kế toán xanh góp phần tìm kiếm và cung cấp các thông tin quan trọng và cần thiết về các chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trƣờng; hƣớng dẫn các doanh nghiệp, các chủ dự án trong các quyết định kinh tế, khuyến khích họ nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên, kể cả tài nguyên thiên nhiên do con ngƣời tạo ra một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trƣờng, hạn chế rác thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối xử với môi trƣờng sống. Kế toán xanh cung cấp thông tin cho kế toán lƣờng trƣớc các tác động của môi trƣờng, một số yếu tố có thể gây ra cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức, từ đó giúp các nhà làm chính sách và quản trị doanh nghiệp có cách thức đối phó và giải quyết hợp lý. Nhờ đó, cũng sẽ giúp giảm các rủi ro về môi trƣờng cũng nhƣ rủi ro về sức khoẻ cộng đồng, đồng thời cải thiện công tác kế toán quản trị và tài chính môi trƣờng ở phạm vi DN. Kế toán xanh giúp doanh nghiệp cải tiến hệ thống hạch toán truyền thống nhờ vào việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán khoa học hơn và gắn kết đƣợc luồng thông tin của các hoạt động từ các bộ phận của doanh nghiệp. Hệ thống kế toán đang áp dụng chƣa đủ điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện kế toán môi trƣờng. Hệ thống tài khoản, sổ, chứng từ kế toán không ghi nhận riêng biệt những thông tin môi trƣờng. Yếu tố chi phí ―môi trƣờng‖ và thu nhập do ―môi trƣờng‖ mang lại không nằm trong một tài khoản, một khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Rất nhiều chi phí liên quan đến môi trƣờng đang phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy đƣợc quy mô và tính chất của 51
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG chi phí môi trƣờng nói chung và từng khoản chi phí môi trƣờng nói riêng. Bên cạnh đó, nếu nhƣ kế toán truyền thống chỉ quan tâm đến khía cạnh tài chính doanh nghiệp thì kế toán môi trƣờng lại có sự kết nối giữa môi trƣờng và nền kinh tế... Việc áp dụng kế toán xanh, đặc biệt là kế toán môi trƣờng góp phần cung cấp thông tin chính xác, minh bạch, đầy đủ và trách nhiệm, từ đó giúp cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp với các bên liên quan, giúp doanh nghiệp cải thiện quan hệ với chủ nợ, ngân hàng, cổ đông, khách hàng…. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc chấp nhận kế toán xanh trong hoạt động DN hiện nay nói riêng và phát triển kinh tế nói chung thể hiện cam kết và trách nhiệm xã hội, cũng nhƣ đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp mà một DN hoặc tổ chức hƣớng tới môi trƣờng bền vững, từ đó làm hài lòng và củng cố đƣợc niềm tin của các bên liên quan 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN XANH TẠI VIỆT NAM Ở Việt Nam đã ban hành Luật Môi trƣờng lần đầu vào năm 1993 và Luật Bảo vệ môi trƣờng sửa đổi vào năm 2005. Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2011/NĐ- CP ngày 08/08/2011 quy định về đối tƣợng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trƣờng; Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hƣớng dẫn thi hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP; Thông tƣ số 159/2012/TT-BTC ngày 28/09/2012, sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 152/2011/TT-BTC… Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng kế toán xanh tại Việt Nam hiện nay cũng sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức: Việt Nam chƣa ban hành các quy định về tài chính, các chuẩn mực, chế độ kế toán có liên quan đến việc áp dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp. Các chế độ kế toán hiện hành chƣa có các văn bản hƣớng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh; chƣa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trƣờng nhƣ chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống. Thực tế của hợp đồng chƣa cung cấp và đáp ứng đƣợc những thông tin cần thiết về các chi phí liên quan đến môi trƣờng theo các yêu cầu cho việc ra quyết định các hợp đồng và lập báo cáo tài chính. Do đó, nhiều doanh nghiệp có xu hƣớng tránh né việc áp dụng kế toán xanh. Và để các doanh nghiệp thực hiện tốt các pháp lý, tất yếu phát sinh thêm nhiều loại chi phí với quy mô ngày càng lớn liên quan đến môi trƣờng, đến bảo vệ môi trƣờng, xử lý các tác động đến môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng trong hợp đồng kinh doanh của các doanh nghiệp và trong triển khai các dự án đầu tƣ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và triển khai áp dụng kế toán xanh vào Việt Nam vẫn còn nhiều mới mẻ. Số lƣợng công trình nghiên cứu trong nƣớc về vấn đề kế toán xanh cũng chƣa nhiều. Hầu hết nhiều doanh nghiệp chƣa quan tâm đến những vấn đề liên quan đến kế toán xanh nên bộ phận kế toán của doanh nghiệp chƣa nắm rõ về kế toán xanh, thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao về kế toán xanh hay nhân viên kế toán xanh chuyên biệt. 52
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN XANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Để đẩy mạnh phát triển kế toán xanh, trong thời gian tới cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau: Với chủ trƣơng phát triển bền vững, ―xanh hóa nền kinh tế‖ của Đảng và Nhà nƣớc, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp hiện hành về kế toán, trong đó bổ sung liên quan đến kế toán xanh; xây dựng các quy định mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế theo xu hƣớng phát triển hệ thống kế toán xanh; có chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu và áp dụng kế toán xanh. Đồng thời, cần tăng cƣờng các chế tài xử phạt, thực hiện tốt các chính sách thuế, phí môi trƣờng đối với doanh nghiệp, qua đó giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, cũng nhƣ thực hiện trách nhiệm của mình đối với môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng; tích cực truyền thông về kế toán xanh để các doanh nghiệp nói chung, những ngƣời làm công tác kế toán nói riêng có nhận biết rõ hơn về kế toán xanh, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay càng cần thiết phải hiểu rõ về kế toán xanh; cần nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới về việc vận dụng kế toán xanh vào công tác kế toán để từ đó rút ra bài học cho các doanh nghiệp Việt nam vận dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp mình. Về phía doanh nghiệp: Các nhà quản lý doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức trong việc ứng dụng kế toán xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vận dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào việc áp dụng kế toán xanh theo hƣớng hội nhập quốc tế; Tiếp tục tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực kế toán để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc trong bối cảnh mới, đồng thời các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tìm kiếm, đào tạo và xây dựng phòng kế toán có năng lực và kinh nghiệm về kế toán xanh… 5. KẾT LUẬN Có thể thấy kế toán xanh là một trong ba trụ cột quan trọng của chiến lƣợc tăng trƣởng xanh, là một lĩnh vực nghiên cứu mới tại Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây nhằm định hƣớng các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Để phát triển kế toán xanh trong doanh nghiệp đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ từng doanh nghiệp. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asheim, G. B. (1997). Adjusting green NNP to measure sustainability. The Scandinavian Journal of Economics, forthcoming. http://dx.doi.org/10.1111/1467- 9442.00068 2. Betianu, L. (2008), ‗Calitate totală în contabilitatea mediului. Universităţii, Alexandru Ioan Cuza‘, Publishing House, Iasi. 3. Chính phủ, Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 quy định về đối tƣợng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trƣờng 4. Đào Thị Thúy Hằng (2019), Ứng dụng kế toán xanh ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019; 53
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5. Dƣơng Thị Thanh Hiền (2016), Kế toán xanh và kế toán môi trƣờng - Một số quan điểm hiện đại, Tạp chí Kế toán - Kiểm toán 4/2016; 6. Luật Môi trƣờng năm 1993, và Luật Bảo vệ môi trƣờng sửa đổi vào năm 2005; 7. Tony Greenham (2010), ‗Green Accounting: A Conceptual Framework‘, International Journal of Green Economics, vol. 4, issue 4, 333-345 8. Thị Hải Vân, (2018), Thúc đẩy ứng dụng kế toán xanh ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính Kỳ 1 - Tháng 05/2018 (680), 71-73 54
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy áp dụng kế toán xanh tại Việt Nam - TS. Phạm Huy Hùng, ThS. Ngọ Minh Trang
12 p | 35 | 16
-
Phát triển kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
4 p | 19 | 5
-
Thực hiện kế toán xanh ở Việt Nam: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp
10 p | 21 | 3
-
Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 1
211 p | 10 | 3
-
Một số cách thức tiếp cận kế toán xanh - Nhân tố ảnh hưởng đến kế toán xanh và sự phát triển bền vững trong doanh nghiệp
13 p | 5 | 2
-
Phát triển tín dụng xanh – Nghiên cứu trường hợp điển hình tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
16 p | 16 | 2
-
Áp dụng kế toán xanh ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra
7 p | 14 | 2
-
Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
243 p | 6 | 2
-
Một số đề xuất thúc đẩy phát triển kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam
9 p | 3 | 1
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
9 p | 7 | 1
-
Nghiên cứu kế toán xanh trong giai đoạn 2014–2023
6 p | 7 | 1
-
Ô nhiễm không khí và sự cần thiết phải bổ sung kế toán xanh trong các doanh nghiệp sản xuất và khai thác tại Việt Nam
9 p | 1 | 1
-
Ứng dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
7 p | 12 | 1
-
Tích hợp kế toán xanh trong đào tạo ngành kế toán tại Trường Đại học Lao động Xã hội
7 p | 10 | 1
-
Vận dụng kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững
5 p | 4 | 1
-
Giải pháp thúc đẩy vận dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
6 p | 5 | 1
-
Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững: Lợi ích và khó khăn đối với doanh nghiệp
9 p | 8 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn