intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nhân lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao chìa khóa thành công cho hội nhập kinh tế

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển nhân lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao chìa khóa thành công cho hội nhập kinh tế" xác định xu hướng hội nhập quốc tế, phân tích những cơ hội và thách thức mà hội nhập đem đến cho nhân lực kế toán kiểm toán của Việt Nam. Qua đó, đề xuất một số giải pháp để có thể phát triển nhân lực kế toán kiểm toán chất lượng cao, vượt qua các trở ngại, khó khăn, nắm bắt thành công các cơ hội to lớn mà hội nhập mang đến. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nhân lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao chìa khóa thành công cho hội nhập kinh tế

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN CHẤT LƯỢNG CAO CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CHO HỘI NHẬP KINH TẾ DEVELOPING HIGH QUALITY ACCOUNTANT AND AUDIT HUMAN RESOURCES - SUCCESSFUL LOCKING FOR ECONOMIC IMPORTANCE ThS. Nguyễn Thị Mai Trường Đại học Thương Mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Hội nhập quốc tế về kế toán – kiểm toán là yêu cầu tất yếu của Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Việc tham gia ký kết các hiệp định trong khu vực và trên thế giới được cho là mở ra nhiều cơ hội lớn những cũng tạo ra những thách thức mới gay gắt hơn bao giờ hết cho lĩnh vực này đặc biệt là với với nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán. Trên cơ sở khái quát các cam kết của Việt Nam về lĩnh vực kế toán – kiểm toán, bằng phương pháp phân tích định tính, bài viết xác định xu hướng hội nhập quốc tế, phân tích những cơ hội và thách thức mà hội nhập đem đến cho nhân lực kế toán kiểm toán của Việt Nam. Qua đó, đề xuất một số giải pháp để có thể phát triển nhân lực kế toán kiểm toán chất lượng cao, vượt qua các trở ngại, khó khăn, nắm bắt thành công các cơ hội to lớn mà hôi nhập mang đến. Từ khóa: hội nhập, hiệp định, nhân lực kế toán kiểm toán chất lượng cao ABSTRACT International integration in accounting - auditing is an indispensable requirement of Vietnam in the process of opening up, integrating deeply and widely into the world economy. The participation in the signing of agreements in the region and the world is believed to open up many great opportunities but also create new and severe challenges than ever before for this field, especially with human resources. On the basis of an overview of Vietnam's commitments in the field of accounting and auditing, by qualitative analysis method. The article identyfies the trend of international integration, analyzing the opportunities and challenges that integration brings to Vietnam's accounting and auditing personnel. Thereby, proposing some solutions to be able to develop high-quality accounting and auditing human resources, overcome obstacles, difficulties, and successfully seize the great opportunities that international integration brings. Keywords: integration, agreement, high quality accountant and audit human resouces Trước bối cảnh hôi nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, trong đó có lĩnh vực kế toán, kiểm toán, nhu cầu nhân lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng nhanh trong thời gian tới, đòi hỏi nhân lực kế toán cần hội tụ được nhiều yếu tố từ tư duy, sáng tạo, có kỹ năng phân tích, tổng hợp, ngoại ngữ, tin học…. Tuy nhiên, kế toán - kiểm toán Việt Nam là một ngành nghề còn non trẻ so với các nước trong khu vực và thế giới với chỉ hơn 20 năm phát triển, còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như chất lượng nguồn nhân lực, vấn đề kiểm soát hành nghề, vấn đề thị phần bị chi phối bởi các hãng kiểm toán nước ngoài, những khó khăn này sẽ càng trở nên khốc liệt khi Việt Nam thực hiện những cam kết về hội nhập sâu rộng. Vì vậy, phát triển 904
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nhân lực kế toán, kiểm toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp ngành kế toán kiểm toán nắm bắt những cơ hội, vượt qua những thách thức mà hội nhập mang lại mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội. Các cam kết và xu hướng hội nhập trong lĩnh vực kế toán và dịch vụ kế toán của Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Trên cơ sở các chủ trương, định hướng lớn mà Đảng và Chính phủ đã đặt ra về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã chủ động và tích vực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương và khu vực, với các dấu mốc quan trọng như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - năm 1995), là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Á – Âu (ASEM - năm 1998), trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC - năm 1998) và đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO - năm 2007), Hai mốc son trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam năm 2015 là việc kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Trong quá trình hội nhập hoạt động kế toán – kiểm toán Việt Nam đã có những bước hội nhập sâu rộng và rõ rệt thông qua một loạt các cam kết, hiệp định như hiệp định chung về thương mại dịch vụ của tổ chức thương mại thế giới WTO (GATS); Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), các hiệp định với AEC. Cam kết về dịch vụ kế toán, kiểm toán và quản lý chứng từ trong WTO (cam kết CPC 862) Thực hiện các cam kết về dịch vụ kế toán, kiểm toán và quản lý, Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán nước ngoài (không có hiện diện thương mại tại Việt Nam) được cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các doanh nghiệp khách hàng tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây: (i) Góp vốn với doanh nghiệp đã kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập và hoạt động và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán (ii) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toan nước ngoài (iii) Cung cấp dịch vụ qua biên giới theo quy định của chính phủ Do đó, báo cáo kế toán, kiểm toán của các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán nước ngoài sẽ được công nhận nếu các doanh nghiệp và các báo cáo này đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật liên quan. Theo cam kết, Việt Nam không hạn chế phương thức tiêu dùng ở nước ngoài đối với các dịch vụ kiểm toán, kế toán, ghi sổ kế toán và dịch vụ thuế, các tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và hoạt động ở nước ngoài có quyền thuê các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán nước ngoài thực hiện dịch vụ này cho mình. Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết cho phép thành lập các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, ghi sổ 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh (không hạn chế tỷ lệ tham gia vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh) ngay từ thời điểm gia nhập WTO, như vậy, về cơ bản, việc đầu tư và tham gia thị trường kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế ở Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài là không hạn chế. Các cam kết về dịch vụ kế toán trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) Cam kết mở cửa thị trường kế toán và dịch vụ kế toán cho liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của Mỹ sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; Bỏ giới hạn phạm vi hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau 3 năm tiếp theo kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. 905
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sau 2 năm, các công ty Hoa Kỳ sẽ được phép kinh doanh trong các lĩnh vực bình đẳng như các doanh nghiệp kế toán trong nước. Các cam kết về kế toán và dịch vụ kế toán trong ASEAN Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế khu vực thông qua việc tham gia AEC, AEC ra đời là bước ngoặt, đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á. AEC được định hướng sẽ trở thành một khu vực kinh tế ổn định và là thị trường thống nhất của 10 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam), thúc đẩy sự lưu thông tự do của hàng hóa, vốn, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong các nước với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng; các rào cản pháp lý về ngăn cản thương mại, thu hút đầu tư của một nước ASEAN này trên một nước ASEAN khác được dỡ bỏ, mang lại cơ hội lớn cho các nước ASEAN thông qua một thị trường rộng lớn và bình đẳng. Các quốc gia trong khối đã tham gia ký kết các hiệp định: (i) Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN; (ii) Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS); (iii) Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN; (iv) Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP) Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS): Từ thời điểm ký kết AFAS (từ năm 1995) đến nay, các nước ASEAN đã hoàn thành 10 gói cam kết về dịch vụ. Theo gói cam kết dịch vụ số 9, Việt Nam cam kết sẽ mở cửa, xóa bỏ các hạn chế trong các lĩnh vực dịch vụ về kiểm toán, kế toán Điều này bao hàm tự do hóa 3 phương thức cung cấp thương mại dịch vụ là: (i) Cung cấp thương mại dịch vụ qua biên giới (phương thức 1); (ii) Tiêu dùng (sử dụng dịch vụ) ở nước ngoài (phương thức 2); (iii) Hiện diện thương mại (phương thức 3), các cam kết này cũng tương tự cam kết của Việt Nam trong WTO5. Hiệp định di chuyển thể nhân MNP: Được ký ngày 19/11/2012 tại Phnom Penh, Campuchia với mục tiêu dỡ bỏ đáng kể các rào cản đối với việc di chuyển tạm thời qua biên giới của các thể nhân tham gia vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước ASEAN. Thông qua Hiệp định MNP, ASEAN mong muốn xây dựng một cơ chế hiệu quả để tiếp tục tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc di chuyển thể nhân hướng tới tự do hóa lao động có kỹ năng trong ASEAN và giảm thiểu các hạn chế việc di chuyển thể nhân tạm thời qua biên giới tham gia cung cấp thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Một trong những nỗ lực nhằm hỗ trợ cho việc chuyển dịch lao động có kỹ năng trong AEC là các nước thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch lao động có kỹ năng trong khu vực đó. Thỏa thuận công nhận lẫn nhau MRA: Hiệp định AFAS và Hiệp định MNP đã định ra khung pháp lý tạo điều kiện cho lao động có tay nghề di chuyển trong khu vực. Tuy nhiên, hai Hiệp định mới chỉ quy định những nguyên tắc chung và biểu cam kết của các nước, chưa có quy định cụ thể về hài hoà hoá các tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục cho phép lao động nước ngoài làm việc trong khu vực ASEAN. Do vậy, các nước ASEAN đã ký kết các MRAs. MRA là một Hiệp định được tất cả các nước ASEAN ký kết nhằm công nhận lẫn nhau hay chấp nhận một vài hoặc tất cả các kết quả đánh giá, các chứng chỉ,bằng cấp giáo dục đào tạo và trình độ tay nghề của nhau trong khu vực. Để tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, thúc đẩy hoạt động đầu tư và thương mại, các nước ASEAN đã ký các thỏa thuận MRA cho phép chứng chỉ của lao động lành nghề được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại một quốc gia sẽ được thừa nhận tại các nước thành viên khác trong khu vực 906
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Cho đến nay, các nước ASEAN đã ký kết được 08 thoả thuận công nhận lẫn nhau đối với 08 lĩnh vực dịch vụ, bao gồm: kiến trúc, tư vấn kỹ thuật, điều dưỡng, hành nghề y, nha sĩ, du lịch, kế toán kiểm toán và khảo sát. Mục tiêu của MRA về dịch vụ kế toán, kiểm toán hướng đến: (i) Tạo thuận lợi cho việc di chuyển giữa các nước thành viên ASEAN của các chuyên gia cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán; (ii) Tăng cường các cơ chế hiện hành của từng nước thành viên ASEAN trong việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán; (iii) Đẩy mạnh việc trao đổi thông tin để xúc tiến việc chấp thuận các thông lệ tốt nhất về các tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn. MRA cũng quy định các tiêu chuẩn, điều kiện để lao động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán có thể tự do di chuyển6. Theo đó, một kế toán chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau: (i) Hoàn thành chương trình hoặc trình độ kế toán được công nhận7; (ii) Có chứng chỉ đăng ký hành nghề còn hiệu lực ở nước xuất xứ do tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý nghề nghiệp của nước xuất xứ cấp; (iii) Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm thực tế8; (iv) Tuân thủ và đảm bảo chương trình cập nhật kiến thức (CPD)9; (v) Có chứng nhận của tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc gia và/hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý nghề nghiệp của nước xuất xứ là không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp lý, đạo đức nghề nghiệp hành nghề kế toán, kiểm toán của địa phương và quốc tế. Thực hiện MRA về dịch vụ kiểm toán, kế toán sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán tại thị trường dịch vụ của từng nước thành viên nói riêng và toàn khu vực ASEAN nói chung; đồng thời giúp cải thiện tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán của các nước ASEAN, thông qua việc tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin và chuyên môn. Trên cơ sở tổng hợp các hoạt động, các cam kết mà Việt Nam tham gia ký kết có thể thấy xu hướng nổi bất trong hôi nhập kế toán – kiểm toán sau: Thứ nhất, xu hướng tự do hóa dịch vụ kế toán, kiểm toán. Việc thực hiện các cam kết đòi hỏi các quốc gia phải loại bỏ những hạn chế, những rào cản đối với hoạt động của pháp nhân và thể nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình, dành cho nhau quy chế đối xử quốc gia. Nghĩa là, không có sự phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại dịch vụ kế toán và kiểm toán Theo đó mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ của thành viên khác sự đối xử ưu đãi tương tự như ưu đãi dành cho dịch vụ của mọi thành viên khác, không có quốc gia nào được hưởng các lợi thế thương mại đặc biệt hơn so với quốc gia khác, các thành viên được đối xử công bằng và đêu được quyền hưởng lợi từ các cuộc đàm phán về thuế quan, về hàng rào phi thuế quan và mở củă thị trường dịch vụ. Quy chế đối xử quốc gia còn quy định một sản phẩm hoặc dịch vụ khi được nhập khẩu vào thị trường một quốc gia phải được đối xử ưu đãi như sản phẩm, dịch vụ tương tự sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho các công ty dịch vụ kế toán - của nước ngoài được phép thành lập và hoạt động ở Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp kế toán Việt Nam sẽ được phép hoạt động ở nước ngoài với tư cách là nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, các chuyên gia kế toán có chứng chỉ hành nghề, đủ điều kiện được hành nghề sẽ được phép hành nghề và cung cấp dịch vụ không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Thứ hai, Thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán thống nhất đã và đang hình thành trong khu vực các nước ASEAN và trên thế giới Để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng và khách quan của thị trường tài chính quốc tế và các hoạt động thương mại đã vượt ra ngoài biên giới các quốc gia, điều này đòi hỏi phải có sự thống 907
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nhất về cách thức thu thập và sử dụng các luồng thông tin kế toán, thống nhất trong phương pháp lập và trình bày các báo cáo tài chính giữa các quốc gia, các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài các đơn vị kế toán. Do đó, đã hình thành nên hệ thống các khái niệm, quy tắc chung về kế toán – kiểm toán, tạo ra hệ thống chuẩn mực kế toán chung, được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, những chuẩn mực kế toán quốc tế, như: IAS/IFRS sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất về tính toán giá trị hợp lý trong kế toán, từ đó xóa bỏ rào cản ngăn cản nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cũng như tạo nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh trong thời kỳ toàn cầu hóa cho các quốc gia. thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế giữa các quốc gia khác nhau trong nền kinh tế toàn cầu; quốc tế hóa quá trình đào tạo lao động kế toán của mỗi quốc gia, trong sự phát triển của kế toán quốc tế, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch của lao động kế toán giữa các quốc gia. Do đó xu hướng hội nhập kế toán quốc tế còn được thể hiện rõ nét qua việc hình thành, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kế toán chung được chấp nhận rộng rãi ở các quốc gia, các quốc gia như Việt Nam nếu sớm đưa vào áp dụng các chuẩn mực kế toán quóc tế sẽ không chỉ tạo điều kiện cho hoạt động tài chính, thương mại phát triển, mà còn mở ra cơ hội mới cho sự phát triển và nhất thể hoá nghề kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, thị trường dịch vụ kế toán-kiểm toán thống nhất đòi hỏi có sự chuẩn bị ở tất cả các nước thành viên về khung khổ pháp lý, về sự hài hoà các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, thu hẹp khoảng cách của sự khác biệt, về sự phối hợp và thống nhất của chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện; thi cử và đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ; về sự thừa nhận lẫn nhau các chứng chỉ hành nghề của mỗi quốc gia... Cơ hội và thách thức mà hôi nhập kế toán đem lại cho lao động kế toán việt nam Với hai xu thế nổi bật ở trên có thể thấy hội nhập quốc tế về kế toán kiểm toán sẽ đem lại những cơ hội và thách thức không nhỏ cho lao động kế toán kiểm toán của Việt Nam trong thời gian tới. Cơ hội - Mở ra nhiều cơ hôi việc làm cho kế toán – kiểm toán viên Việt Nam Việc ký kết các hiệp định đặc biệt là Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP), các hiệp định khung MRA, các cam kết thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề, công nhận trình độ chuyên môn đào tạo, văn bằng chứng chỉ hành nghề kế toán giữa các nước trong AEC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động kế toán Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm hơn, theo đó các công ty dịch vụ kế toán-kiểm toán Việt nam sẽ được phép hoạt động, cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán ở nước ngoài với tư cách là nhà đầu tư Việt nam đầu tư ra nươc ngoài, hoặc phục vụ cho chi nhánh của một doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi đó các chuyên gia kế toán và các kiểm toán viên Việt Nam có chứng chỉ hành nghề, đủ điều kiện được hành nghề sẽ được phép hành nghề và cung cấp dịch vụ không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. - Tạo điều kiện được tiếp cận, học tập nâng cao trình độ và kinh nghiệm từ nước ngoài Khi vào AEC, lao động kế toán hành nghề của Việt Nam sẽ có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm quốc tế từ lao động kế toán viên của các nước trong khối AEC, làm việc với các đơn vị nước ngoài sẽ giúp nhân lực kế toán Việt Nam có điều kiện nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, khi làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ làm tăng tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa - là một điểm chưa mạnh của Việt Nam sẽ được nâng cao và cải thiện đáng kể 908
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Khi gia nhập vào các hãng kiểm toán, các công ty Việt Nam có thể cử nhân viên trao đổi, học tập, làm việc cũng như tham gia các khóa học các chứng chỉ quốc tế giúp nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên. Các hiệp định khung về dịch vụ kế toán - kiểm toán cho phép sự hiện diện của các hãng kiểm toán nước ngoài có thể mở công ty, chi nhánh ở Việt nam để thực hiện việc kinh doanh của mình; các hiệp hội nghề nghiệp như Hội kế toán viên công chứng Anh ACCA, Hội kế toán công chứng Australia… đều đã mở văn phòng đại diện ở Việt Nam, đây là kênh giúp cho kế toán – kiểm toán viên Việt Nam nhanh chóng tiếp cận được kiến thức chuẩn mực, nâng cao trình độ, lấy được các chứng chỉ hành nghề quốc tế. Thách thức - Gia tăng sự cạnh tranh về việc làm với các lao động kế toán có kinh nghiệm và chuyên môn tốt hơn đến từ các nước trong khu vực Các cam kết mà Việt nam phải thực hiện tạo cơ hội cho công dân các nước di chuyển tự do trong khối, Việt nam có lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Do đó sẽ có các công ty dịch vụ kế toán-kiểm toán của nươc ngoài được phép thành lập và hoạt động ở Việt nam. Trong khu vực ASEAN các nước có ngành kế toán, kiểm toán phát triển và đi trước chúng ta như Singapore, Thailand, Malaysia, Philipin đều có nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng tương đối tốt, trình độ cao, tiếng Anh tốt, khi hội nhập lực lượng này có thể chuyển sang Việt Nam làm việc và cạnh tranh trực tiếp với đội ngũ kế toán, kiểm toán trong nước. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong lao động, việc làm và nếu kế toán, kiểm toán viên không cải thiện năng lực cũng như điều kiện của bản thân để đáp ứng điều kiện hành nghề quốc tế, nâng cao vị thế bản thân và mở rộng phạm vi hành nghề thì khả năng bị đào thải là rất cao. Điều đáng lo ngại là theo nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, lao động Việt Nam nói chung và lao động kế toán, kiểm toán đã qua đào tạo mặc dù được đánh giá là nhanh nhẹn, sáng tạo và có thể đáp ứng được nhu cầu… nhưng lại thiếu và yếu kỹ năng mềm, đặc biệt là tư duy phản biện, sáng tạo, tuân thủ công nghệ chưa cao... Từ đó làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường lao động, việc làm. Như vậy, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn nhân lực thì có khả năng kế toán, kiểm toán viên trong nước khó có thể tìm được việc ở các công ty kiểm toán lớn (Big 4) ngay trên sân nhà. - Không tận dụng được cơ hội việc làm mà AEC mang lại do thiếu nhân lực có chất lượng, năng lực còn yếu kém không đáp ứng được các yêu cầu khi hội nhập. Để có thể hội nhập kinh tế đối với ngành kế toán kiểm toán bên cạnh việc đảm bảo sự thống nhất về các chuẩn mức kế toán với các quốc gia, thì phát triển đội ngũ những người làm dịch vụ này (kế toán viên, kiểm toán viên) là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện song song, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ kế toán khi hội nhập là phải đạt được trình độ quốc tế. Trong những năm vừa qua, trên thị trường dịch vụ kế toán Việt Nam ngoại trừ các nhà cung cấp là các công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài có được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đạt trình độ quốc tế thì đa phần đội ngũ những người làm công tác kế toán tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, số lượng lao động kế toán, kiểm toán trong nước vừa thừa vừa thiếu. Khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán ngày càng phát triển, trước nhu cầu về lao động kế toán, kiểm toán gia tăng, một loạt các cơ sở đào tạo đã mở rộng ngành đào tạo, nhiều trường không có thế mạnh về đào tạo nhân lực kế toán - kiểm toán, thậm chí có một số trường chủ yếu mạnh về đào tạo kỹ thuật cũng tham gia đào tạo ngành này, điều này dẫn đến số lượng nhân lực kế toán, kiểm toán cung cấp cho thị trường lao động ngày càng tăng, tuy nhiên số lao động này vẫn không đủ 909
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đáp ứng được nhu cầu của thị trường, do số lượng lao động kế toán, kiểm toán viên có chất lượng cao như có trình độ ngoại ngữ chuẩn quốc tế, có kiến thức chuyên môn vững, có sự am hiểu về kiến thức xã hội, pháp luật và kỹ năng mềm tôt lại rất khiêm tốn, Theo thống kê của vụ Kế toán Kiểm toán - Bộ Tài chính, tính đến tháng 12/2020, cả nước số người có chứng chỉ hành nghề kế toán viên là 1.091 người, 2.037 kiểm toán viên, Số lượng này là quá thấp so với nhu cầu thực tế của thị trường trong nước (cần khoảng 7.000 kế toán viên, kiểm toán viên) và so với những quốc gia trong khu vực như Singapore và Thái Lan còn quá khiêm tốn. Vì vậy, Việt Nam cần gấp rút có những chiến lược phù hợp để bổ sung nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán đạt chuẩn quốc tế. - Lao động kế toán, kiểm toán Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của hôi nhập do trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm của kế toán kiểm toán viên Việt Nam chưa đạt được mặt bằng chung của khu vực Đối với trình độ ngoại ngữ, trong khi các quốc gia trong khu vực như singapo, philipines tiếng anh đã trở thành ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các văn bản hành chính, giao tiếp phổ thông, thì ở Việt Nam ngoại ngữ là điểm yếu lớn nhất của người lao động Việt Nam, số lượng người sự dụng được ngoại ngữ còn rất ít, do xuất phát từ khâu đào tạo của Việt Nam hiện nay. Từ hệ đạo tạo các cấp cho đến giáo dục nghề nghiệp, ngoại ngữ vẫn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức, do đó học sinh thường mất gốc kiến thức ngay từ những các cấp dưới, cho đến giáo dục nghề nghiệp ngoại ngữ cũng chưa thực sự được đánh giá cấp thiết. Mặc dù hiện này, các trường đã bắt đầu chú trọng tới việc giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh, mở thêm các chương trình đào tạo hệ chất lượng cao trong đó yêu cầu về tiếng anh đối với các sinh viên cao hơn với các sinh viên hệ đại trà, tuy nhiên phần lớn các môn học vẫn được giảng dạy bằng tiếng việt do đó sinh viên ra trường vẫn chưa khắc phục được rào cản về ngôn ngữ, chưa phát triển khả năng tiếng Anh trong công việc sau khi ra trường. Mặc dù, nhiều cơ sở đào tạo đã áp dụng nhiều phương pháp đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán theo hướng tiếp cận với các yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Nhiều trường đã tổ chức các hoạt động trao đổi, kết nối với doanh nghiệp, với các nhà tuyển dụng, tổ chức các hội thảo, các buổi chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng làm việc thực tế tới sinh viên, thành lập các câu lạc bộ kế toán, kiểm toán, tổ chức cho sinh viên thực tế tại các doanh nghiệp…Tuy nhiên, mức độ và thời gian tiếp cận công tác kế toán thực tế tại các doanh nghiệp còn ít, sinh viên mới chỉ được tham gia ở góc độ kiến tập, việc đánh giá mức độ hiểu biết, tiếp cận thực tiễn công tác kế toán ở đơn vị thực tập của sinh viên còn nhiều hạn chế, dẫn đến sau khi ra trường sinh viên thường thiếu các kỹ năng mềm trong xử lý công việc. Vì vậy, số lượng nhân sự ngành kế toán, kiểm toán được đào tạo hàng năm tại các cơ sở đào tạo là rất lớn nhưng trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác của đối tượng này chưa cao, chưa đạt được yêu cầu cơ bản của khu vực do đó chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với tình hình phát triển và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế nước ta trong dài hạn - Nhân lực kế toán Việt Nam chưa được trang bị kiến thức chuẩn mực, tư duy tích lũy am hiểu các vấn đề toàn cầu còn hạn chế, khó hội nhập sâu rộng với kế toán, kiểm toán quốc tế: Tại các doanh nghiệp Việt Nam, đại bộ phận kế toán viên tại các doanh nghiệp Việt Nam là những người trực tiếp lập BCTC đều chưa được đào tạo và tiếp cận IFRS nên sự sẵn sàng áp dụng IFRS còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp có tâm lý ngại thay đổi 910
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nguồn nhân lực trong nước nhìn chung chưa được đào tạo về IFRS, thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thực hành IFRS. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về IFRS do hầu hết các Trường đại học chưa giảng dạy cả về mặt nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu IFRS. Mặc dù khung chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán tại các trường đại học đã có sự thay đổi nhất định, một số cơ sở giáo dục đã nắm bắt được xu hướng hội nhập, tham khảo các chương trình đào tạo ngành Kế toán, kiểm toán của các trường đại học tiên tiến trên thế giới; ứng dụng các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình liên kết quốc tế; liên kết với các tổ chức hội nghề nghiệp kế toán quốc tế đã đưa vào chương trình giảng dạy một số môn học của các tổ chức này. Tuy nhiên, hầu như các trường đại học chưa triển khai việc đào tạo IFRS cho sinh viên, nội dung chương trình học vẫn chủ yếu theo chuẩn mực VAS dẫn đến tình trạng sinh viên khi ra trường chưa biết gì về IFRS. Phần lớn nội dung các môn học kế toán trong chương trình đào tạo của các trường vẫn hoàn toàn dựa trên VAS và các Chế độ kế toán Việt Nam, mặc dù VAS được soạn thảo trên nền tảng tham khảo IAS nhưng VAS vẫn còn khoảng cách khá lớn để có thể hòa hợp với chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, cách triển khai giảng dạy các môn học kế toán tại các trường đại học hiện nay nặng về mặt kỹ thuật, chủ yếu là kỹ thuật tính toán, ghi chép tỉ mỉ các nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế toán và cuối cùng lập các báo cáo tài chính. Các học liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chuyên ngành chủ yếu được xây dựng dựa trên chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam, do Bộ Tài chính ban hành tập trung nhiều vào kỹ thuật nghiệp vụ, ít được cập nhật, chuẩn hóa theo các tài liệu, chuẩn mực kế toán quốc tế, các tài liệu còn ít các tình huống thực tiễn tại doanh nghiệp, dẫn đến hạn chế khả năng tư duy, suy luận logic của sinh viên. Vì vậy, nếu IFRS được phép áp dụng tại Việt Nam thì việc đưa IFRS vào chương trình đào tạo của các trường sẽ gặp nhiều khó khăn và nhiều thách thức, chậm trễ trong việc đưa các nội dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào trong giảng dạy cũng như có sự chênh lệch lớn về nội dung đào tào giữa trong nước với các chương trình đào tào ở nước ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn lực lao động kế toán sau này, người học sau khi ra trường sẽ không theo kịp với thay đổi của kế toán khu vực và thế giới. Như vậy, nếu không có những thay đổi và cách tiếp cận mới thì khi Việt Nam áp dụng IFRS, sinh viên của các trường sẽ rất khó khăn để tiếp cận IFRS, từ đó sẽ chịu thiệt thòi trong môi trường cạnh tranh về nguồn lực lao động trong khu vực và thế giới. Ngoài kiến thức chuyên môn, người làm kế toán, kiểm toán cần phải có kiến thức về pháp luật, kiến thức kinh tế - xã hôi và có sự am hiểu nhất định về các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp học tập của sinh viên chưa đổi mới, sinh viên vẫn thụ động trong học tập, lười vận động, tìm tòi, học hỏi các kiến thức về pháp luật, kinh tế, dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên ra trường chưa thể nắm bắt được ngay công việc khi được giao, bỡ ngỡ trước các vấn đề về kinh tế xã hội trong nước và thế giới. Giải pháp phát triển nhân lực kế toán - kiểm toán đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán đang là một đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay, bởi đây luôn được coi là dịch vụ cao cấp, đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế, tạo ra môi trường doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng.Tuy nhiên, để làm được điều này, ngoài sự nỗ lực của từng các cơ sở đào tạo, chủ yếu là các trường đại học cao đẳng, thì cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ và sự hợp lực hiệu quả giữa các trường, giữa trường với các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo, về kế toán, kiểm toán cũng như với các tổ chức và hiệp hội nghề nghiệp trong việc thiết lập chuẩn đầu ra thích hợp, đổi mới nội dung chương trình 911
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 giảng dạy theo hướng quốc tế hoá và phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao. Trước mắt AEC chưa có những tác động ngay đến lao động hành nghề kế toán của Việt Nam, nhưng lúc này từ các cơ quan liên quan, cơ sở đào tạo, lao động hành nghề kế toán, cần có bước đi cụ thể cho tương lai nhằm ứng phó hiệu quả những thách thức và tranh thủ những cơ hội đến từ AEC.Theo đó, trong thời gian tới cần chú trọng một số vấn đề trọng tâm sau: Thứ nhất Nhanh chóng đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với bối cảnh hội nhập Chương trình đào tạo góp phần quyết định lớn đến chất lượng đầu ra của sinh viên.Các cơ sở đào tạo, trong đó có các trường cao đẳng, đại học, cần đẩy nhanh quá trình đổi mới, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo kế toán phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh hội hập quốc tế theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, IFRS. Chương trình đào tạo phải thiên về thực hành nhiều hơn lý thuyết, nội dung giảng dạy thường xuyên đổi mới cập nhật các kiến thức theo xu thế phát triển thế giới, các chương trình cần theo hướng tiếp cận và kế thừa những mặt tích cực của chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động chất lượng cao trong ngắn hạn cần xây dựng chương trình đào tạo hướng đến tính liên thông, tích hợp với các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Australia. Điều này vừa nâng cao chất lượng giáo dục gắn liền với yêu cầu thực tế, vừa tăng cường khả năng tiếp cận với yêu cầu và xu thế phát triển mới của kế toán, kiểm toán, tăng khả năng cạnh tranh của sinh viên trên thị trường trong và ngoài nước. Chương trình đào tạo nên xác định rõ chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho sinh viên, chương trình cần được xây dựng trên cơ sở có tham khảo và lấy ý kiến đóng góp phản hồi từ các bên liên quan như nhà tuyển dụng, chuyên gia, cựu sinh viên và người học… Sinh viên được đào tạo theo các chương trình chuẩn, trong đó chú trọng đến việc đào tạo các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với từng chuyên ngành sẽ góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bên cạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu mới nhất của thực tiễn; theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, chương trình đào tạo cần chú trọng, tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để sinh viên có thể dễ dàng hơn tham gia thi các chứng chỉ hành nghề quốc tế. Thứ hai: Tăng cường vai trò và chất lượng hoạt động của tổ chức nghề nghiệp. Hội kế toán và kiểm toán Việt nam (VAA) và các tổ chức thành viên cần tích cực triển khai công việc quản lý hành nghề kế toán và kiểm toán do Bộ tài chính chuyển giao. Đổi mới mạnh hơn, nhiều hơn cả về tổ chức, phương thức hoạt động và nội dụng hoạt động, tham gia tích cực vao các hoạt động, để làm trọn chức năng là nơi tập hợp và kiểm soát nghề nghiệp góp phần xứng đáng và quan trọng và sự phát triển nghề nghiệp trong khu vực và nâng cao vị thế AFA trong khu vực cũng như trong nghề nghiệp kế toán thế giới. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng hành nghề kế toán, kiểm toán thông qua phầm mềm quản lý hội viên, để đảm bảo những người đủ điều kiện mới có thể hành nghề, hội nghề nghiệp như Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), chi hội kế toán hành nghề Việt Nam (VICA)… Hội cùng với Bộ Tài chính thống nhất chương trình, nội dung đào tạo, cấp chứng chỉ kế toán – kiểm toán viên đảm bảo sự thống nhất hài hòa với chương trình đào tạo chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tổ chức nhiều khóa huấn luyện cập nhập kiến thức về Chuẩn mực kế toán Việt Nam, về kinh nghiệm vận dung 912
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 IFRS trên quốc tế cũng như những vấn đề cần chuẩn bị để Việt Nam áp dụng IFRS cho các hội viên, các trường Đại học tích cực hơn nữa trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho người giảng dạy có cơ hội nhiều hơn trong việc nghiên cứu về IFRS thông qua các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho giảng viên các trường Đại học. Thứ ba: Cơ quan Nhà nước tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược đào tạo kế toán theo “Chiến lược Kế toán - Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Chính phủ đã đặt mục tiêu: Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán - kiểm toán trên cơ sở thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam; tập trung, rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực kế toán theo hướng phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Cần ban hành Chuẩn mực VAS/VFRS theo hướng cập nhật và nhanh chóng tiệm cận chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA); đồng thời, áp dụng IFRS theo 3 cấp độ: Các công ty có lợi ích công chúng thực hiện IFRS nguyên mẫu; Các công ty khác áp dụng VAS/VFRS; DN nhỏ và vừa thực hiện chế độ kế toán dành cho DN nhỏ và vừa. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS sẽ giúp kế toán Việt Nam mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của báo cáo tài chính. Thứ tư: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan bao gồm có Bộ Tài chính, Hội nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục với các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp quốc tế như: ACCA, CPA Australia, CIMA, ICAEW và các doanh nghiệp để đẩy nhanh sự nhất thể hóa về hệ thống chuẩn mực kế toán, cũng như nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán của Việt Nam. Kết luận Hội nhập kế toán – kiểm toán không chỉ đem lại những cơ hội phát triển cho lĩnh vực này mà còn đáp ứng yêu cầu về minh bạch hóa nền kinh tế, góp phần xây dựng hệ thống quản lý tài chính tiên tiến, dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành.Tuy nhiên muốn hội nhập thành công, Việt Nam phải ban hành và thực hiện những quy định, chuẩn mực kế toán, kiểm toán theo chuẩn quốc tế phù hợp với bối cảnh trong nước. Song song với đó, cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy, người lao động và các doanh nghiệp ngành kế toán – kiểm toán mới nắm bắt được thời cơ và vượt qua các thạch thức do hội nhập đem lại, phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam ngang tầm với khu vực và quốc tế. 913
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ASEAN Federation of Accountants, Annual Report 2014. [2] ASEAN, ASEAN maunual recognition arrangement framework on accountancy services, 11. november 2014 thailand [3] ASEAN, ASEAN agreement on the movement of natural persons 19 november 2012 combodia [4] The ASEAN Secretariat, ASEAN Integration Report 2015, http://www.miti.gov.my/miti/resources/ASEAN_Integration_Report_2015.pdf. [5] The ASEAN Secretariat, Fact Sheet on ASEAN Economic Community 2015. [6] The ASEAN Secretariat, A Blueprint for Growth ASEAN Economic Community 2015: Progress and Key Achievements, http://www.asean.org/storage/images/2015/November/aec-page/AEC-2015-Progress- and-Key-Achievements.pdf. [7] Website: http://www.asean.org/asean-economic-community/ World Bank Group - AFA (2014), Current Status of the Accounting and Auditing Profession in ASEAN Countries. [8] Lê Thị Thanh Hải, (2021). Đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/dao-tao- nhan-luc-ke-toan-kiem-toan-trong-boi-canh-hoi-nhap-va-cach-mang-cong-nghiep-40- 337258.html [9] Mai Ngọc Anh, (2020), Phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán: Những vấn đề đặt ra, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-thi-truong-dich-vu-ke- toan-kiem-toan-nhung-van-de-dat-ra-326407.html [10] Nguyễn Văn Bảo (2020), Cơ hội và thách thức đối với kế toán - kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh mới. https://tapchitaichinh.vn/ke-toan-kiem-toan/co-hoi-va-thach-thuc- doi-voi-ke-toan-kiem-toan-viet-nam-trong-boi-canh-moi-318241.html [11] Trần Thị Kim Anh (2012), Cơ hội và thách thức đối với ngành kế toán – kiểm toán khi Việt Nam thm gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và cộng đồng kinh tế ASEAN. https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat. 914
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2