intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp chế biến và sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

663
lượt xem
277
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay giá các loại phân bón vô cơ (đạm, lân, kaly, NPK) tăng cao. Hơn nữa trên thị trường thường xuyên xuất hiện nhiều loại phân bón giả kém chất lượng gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp của người nông dân. .Ngoài ra nếu sử dụng thường xuyên phân hoá học (còn gọi là phân vô cơ) sẽ làm chai hoá đất, làm đất bị suy kiệt dinh dưỡng và về lâu dài sẽ gây hiện tượng thoái hoá đất làm cho đất không còn khả năng trồng các loại cây từ đó đất trở thành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp chế biến và sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp

  1. Phương pháp chế biến và sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp Hiện nay giá các loại phân bón vô cơ (đạm, lân, kaly, NPK) tăng cao. Hơn nữa trên thị trường thường xuyên xuất hiện nhiều loại phân bón giả kém chất lượng gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp của người nông dân.
  2. Ngoài ra nếu sử dụng thường xuyên phân hoá học (còn gọi là phân vô cơ) sẽ làm chai hoá đất, làm đất bị suy kiệt dinh dưỡng và về lâu dài sẽ gây hiện tượng thoái hoá đất làm cho đất không còn khả năng trồng các loại cây từ đó đất trở thành hoang hoá. Vì vậy sử dụng nguồn phân hữu cơ (phân chuồng) không những khắc phục được những mặt trái của phân vô cơ mà phân hữu cơ còn góp phần cải tạo đất, làm tăng độ phì của đất và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật đất phát triển... Do đó việc chế biến và sử dụng phân chuồng (phân hữu cơ) một cách hợp lý và khoa học là việc làm cần thiết, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn vừa nâng cao năng suất, chất lượng các loại sản phẩm cây trồng, hạn chế việc sử dụng phân vô cơ (phân hoá học)... Để giúp bà con nông dân sử dụng hiệu quả nguồn phân chuồng (phân hữu cơ) tại chỗ như các nguồn phân gia súc, gia cầm trong chăn nuôi, các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, các loại phân xanh... Chúng tôi xin giới thiệu phương pháp chế biến và sử dụng nguồn phân chuồng (phân hữu cơ) trong sản xuất nông nghiệp ở qui mô hộ gia đình để mọi người áp dụng: 1. Lợi ích của việc ủ phân hữu cơ: Phân chuồng (phân hữu cơ) trước khi bón cho cây trồng phải được ủ hoai mục, không được bón trực tiếp phân tươi, các loại phân xanh và phụ phẩm nông nghiệp còn tươi vào đất sẽ gây ngộ độc cho cây trồng do trong quá trình phân huỷ của phân tươi sinh ra các loại khí độc (như CH4, H2S...) làm cho cây trồng bị ức chế trong quá trình hô hấp, nặng có thể làm chết cây. Vì vậy trước khi sử dụng các loại phân chuồng, nhất
  3. thiết phải qua giai đoạn ủ, Việc ủ phân chuồng sẽ mang lại những lợi ích khi sử dụng như: Góp phần cải tạo lý hoá tính của đất, làm tăng độ mùn, độ tơi xốp của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật đất phát triển, làm cho đất ngày càng trở nên mầu mỡ. Ngoài ra phân hữu cơ còn góp phần bổ xung các nguyên tố vi lượng cho đất mà phân vô cơ không có khả năng này. Quá trình ủ phân có tác dụng diệt nguồn cỏ dại, các mầm bệnh gây hại cây trồng (so với không ủ bón phân tươi trực tiếp), đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn và vệ sinh cho chuồng trại chăn nuôi. Qua quá trình ủ phân các chất khó tiêu, khó hấp phụ trong phân được phân giải thành các chất dễ tiêu làm cho cây trồng dễ hấp phụ so với phân tươi không ủ. 2. Phương pháp ủ phân chuồng: Chọn vị trí ủ: Nên chọn vị trí ủ ở gần chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm để khỏi phải chuyển phân đi xa, tốt nhất là ủ phân ngay sau chuồng trên nền đất cứng dễ thoát nước, có mái che mưa nắng. Vật liệu để ủ phân: Cứ một tấn phân chuồng (gồm phân gia súc, chất độn chuồng như rơm rạ, phân xanh, mùn rác...)+ 20kg vôi bột + 10 kg lân. Cách ủ phân chuồng : Gồm 2 cách ủ chìm và ủ nổi. + Phương pháp ủ nổi (ủ thành đống trên mặt đất): Đổ một lớp phân đã trộn đều chất độn chuồng dầy khoảng 30 – 40 cm rồi rắc lên trên một lớp vôi bột và lân rồi lại đổ tiếp một lớp phân dầy như vậy. Nếu hỗn hợp phân khô thì có thể tưới thêm nước
  4. cho đủ ẩm. Cứ 2 ngày lại xếp thêm một lớp phân mới. Khi đống phân cao khoảng 1,5 m thì trát phủ kín bằng một lớp bùn trộn rơm. Quá trình này cần ủ kín và ủ yếm khí để quá trình phân giải diễn ra chậm và giữ được chất lượng phân nhưng vẫn diệt trừ được các nguồn bệnh, hạt cỏ dại và đảm bảo vệ sinh môi trường. Sau khoảng 1 – 1,5 tháng (tuỳ thuộc nhiệt độ môi trường) tiến hành đảo đống phân từ trên xuống dưới, nếu thấy phân khô thì tưới thêm nước sau đó ủ kín cho đến khi hoai mục thì mang dùng. + Phương pháp ủ chìm (đào hố để ủ) : Kích thước hố ủ sâu từ 0,7- 1m (hố quá sâu sẽ gây khó khăn khi lấy phân), chiều rộng của hố phụ thuộc vào lượng phân cần ủ, có thể từ 1- 1,3 m. Khi tiến hành ủ phân dùng rơm rạ lót xuống đáy hố dầy từ 20- 25 cm. Cách giải phân xuống hố tương tự như ủ phân nổi, khi hố ủ đầy thì dùng rơm rác và đất bột phủ kín trên hố phân. 3. Phương pháp sử dụng phân chuồng đã ủ: Sau ủ 2- 3 tháng (tuỳ thuộc nhiệt độ môi trường) thì phân hoai mục có thể mang ra sử dụng, lúc này phân không có mùi hôi, mủn, dẻo và ẩm. Khi lấy phân mang sử dụng thì lấy từ trên xuống, đảo đều, đánh cho tơi vụn rồi mang rắc lên ruộng (đối với lúa nước) . Nếu bón cho cây trồng cạn như ngô, rau mầu, cây ăn quả... thì đào thành rạch rồi cho phân xuống sau đó lấp kín đất. Khi bón cho cây trồng thì không nên bón sát gốc mà nên bón ở phía đầu của rễ cây. Sử dụng thường xuyên phân chuồng (phân hữu cơ) đã ủ hoai mục là một biện pháp canh tác bền vững trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ và không ngừng làm tăng độ phì của đất canh tác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2