intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp quản lý hiệu quả trong quá trình chuyển đổi cơ cấu

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

131
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bước 1: Đặt ra các mục tiêu Cần đưa ra các mục tiêu một cách chi tiết và rõ ràng. Đồng thời, biến các mục tiêu có tính khả thi cao thành các kế hoạch cụ thể và có thể được thực hiện song song với các kế hoạch sẵn có của công ty. Để làm được điều này, cần có sự trao đổi thường xuyên giữa các thành viên để xác định các mục tiêu nào đã được thực hiện đúng theo lộ trình; ngoài ra cũng cần trao đổi với các khách hàng nhằm đảm bảo rằng các mục...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp quản lý hiệu quả trong quá trình chuyển đổi cơ cấu

  1. Phương pháp quản lý hiệu quả trong quá trình chuyển đổi cơ cấu Bước 1: Đặt ra các mục tiêu Cần đưa ra các mục tiêu một cách chi tiết và rõ ràng. Đồng thời, biến các mục tiêu có tính khả thi cao thành các kế hoạch cụ thể và có thể được thực hiện song song với các kế hoạch sẵn có của công ty. Để làm được điều này, cần có sự
  2. trao đổi thường xuyên giữa các thành viên để xác định các mục tiêu nào đã được thực hiện đúng theo lộ trình; ngoài ra cũng cần trao đổi với các khách hàng nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu đó phù hợp với yêu cầu của họ. Bước 2: Tổ chức và lên kế hoạch Sử dụng năng lực cá nhân và các nguồn lực sẵn có để lên các kế hoạch tổng thể và kế hoạch thực hiện cụ thể, đồng thời duy trì được sự cân bằng giữa các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Cơ cấu phòng ban sẵn có là yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công khi thực hiện kế hoạch, đồng thời cũng là yếu tố để xem xét đến khả năng lãnh đạo khi được chuyển giao trách nhiệm. Bước 3: Trao đổi thông tin Cung cấp các thông tin rõ ràng, dễ hiểu cho đúng việc, đúng thời gian và phù hợp với yêu cầu. Với các phương pháp trao đổi rõ ràng, bạn sẽ xác định được phương hướng thực hiện, cung cấp các thông tin phù hợp và lên kế hoạch một cách dễ dàng và hiệu quả.
  3. Bước 4: Đề bạt cán bộ Đề bạt cán bộ là một phương pháp để thúc đẩy mọi hoạt động của từng cá nhân trong một tổ chức. Phương pháp này là sự kết hợp của những điều kiện tốt nhất và không có một khuôn mẫu cơ bản nào. Điều này sẽ trở thành lý tưởng để có sự hợp tác chặt chẽ giữa những cá nhân chịu tác động trực tiếp từ quá trình chuyển đổi và cũng tác động tới các cán bộ lãnh đạo để có sự nhận định đầy đủ và hòa hợp được với các thành viên trong nhóm. Đống thời, việc đưa các cán bộ chủ chốt tham gia vào việc kiến tạo và thực hiện quá trình chuyển đổi có thể mang lại hiệu quả không ngờ. Bước 5: Phát triển đội ngũ cán bộ Phát triển con người là một mục tiêu hàng đầu của bất kỳ tổ chức nào, do đó việc phát triển đội ngũ nhân viên sẵn có trong quá trình chuyển đổi cơ cấu là một yêu cầu thiết thực và mang lại lợi ích không nhỏ.
  4. Các nhân viên được khuyến khích tự phát triển dựa trên sự hỗ trợ về cơ hội thăng tiến và các nguồn lực khác. Bên cạnh đó, một người lãnh đạo cần nhận thức rõ rằng việc bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí phù hợp sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững trong các giai đoạn phát triển và chuyển đổi cơ cấu của một tổ chức. Bước 6: Phân tích và đánh giá Người quản lý cần tiến hành việc phân tích và đánh giá về quá trình chuyển đổi và các cá nhân tham gia thực hiện quá trình đó . Đồng thời, mỗi nhân viên cũng cần nhận thức rõ về vai trò của họ trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, về các mục tiêu phát triển mới để từ đó lập và điều chỉnh kế hoạch cá nhân cho phù hợp với yêu cầu, qua đó nâng cao năng lực của bản thân họ Phương pháp đánh giá cần được xây dựng sao cho vừa thể hiện được sự phát triển vừa khuyến khích từng cá nhân tự phấn đấu. Tuy nhiên để thực hiện những điều này đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm, có kỹ năng ứng xử và khả năng lãnh đạo. Các bạn có thể tham khảo thêm
  5. các khóa học về kỹ năng ứng xử và khả năng quản lý tại địa chỉ www.vietnamlearning.vn để bổ khuyết các kỹ năng nếu bạn còn thiếu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2