Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 8
lượt xem 5
download
+ Trách nhiệm vật chất trong quản lý nguyên vật liệu chưa được quy định rõ ràng. - Về trang thiết bị, máy móc: + Tại phân xưởng 1, chỉ có máy sấy lông cừu được đầu tư từ năm 1986, còn lại là được đầu tư từ năm 1982. Trong quá trình vận hành, chúng đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Bộ phận làm nhiệt của máy sấy lông cừu không đủ yêu cầu quy dịnh nên thời gian sấy phải kéo dài, cho ra nguyên liệu không được bông, tơi như yêu cầu nên Nhà máy phải sử...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 8
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Trách nhiệm vật chất trong quản lý nguyên vật liệu chưa được quy định rõ ràng. - Về trang thiết bị, máy móc: + Tại phân xưởng 1, chỉ có máy sấy lông cừu được đầu tư từ năm 1986, còn lại là được đầu tư từ năm 1982. Trong quá trình vận hành, chúng đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Bộ phận làm nhiệt của máy sấy lông cừu không đủ yêu cầu quy dịnh nên thời gian sấy phải kéo dài, cho ra nguyên liệu không được bông, tơi như yêu cầu nên Nhà máy phải sử dụng thêm lao động để làm bông, tơi lông cừu bằng phương pháp thủ công, làm tốn thêm chi phí về lao động. Với thời gian sấy kéo dài, máy làm tiêu tốn điện năng. Nhiệt độ của máy nếu đạt yêu cầu thì một mẻ 300kg lông cừu phải sấy trong thời gian 5h. Hiện nay, vẫn với lượng lông cừu như vậy, Nhà máy phải sấy trong 8h. Còn máy xé săn của Nhà máy hiện nay có tỷ lệ hao hụt nguyên liệu là 3%, trong khi ở các Nhà máy hiện đại, tỷ lệ này chỉ có 0,5%. Hơn nữa, máy đã cũ nên đã tiêu tốn điện năng và công suất không cao. Ba máy nhuộm của Nhà máy đều đã quá cũ. Do được đầu tư từ năm 1982, sau một quá trình hoạt động quá dài, toàn bộ bộ phận điều khiển tự động của cả ba máy đều han. Sản phẩm sản xuất ra thường không đạt yêu cầu ngay, phải nhuộm đi nhuộm lại, dẫn đến màu sắc có thể bị sai lệch, gây khó khăn cho Nhà máy trong việc thực hiện đơn đặt hàng. Việc nhuộm đi nhuộm lại như vậy làm Nhà máy phải tiêu tốn thêm hoá chất thuốc nhuộm, lao động và điện năng. Hơn nữa, việc nhuộm lại như vậy cho ra thành phẩm không đảm bảo chất lượng, sau mỗi lần nhuộm lại, độ xốp của len đã giảm đáng kể. Mà đây là tình trạng diễn ra thường xuyên tại khâu nhuộm của Nhà máy. + Hệ thống động lực, truyền dẫn của nhà máy cũng quá cũ, vừa không đảm bảo an toàn cho người lao động, vừa làm thất thoát hơi phục vụ sản xuất.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Hệ số hao mòn tài sản cố định toàn Nhà máy là 73,54%. Hệ số hao mòn của máy sấy lông cừu là 94%, máy xé săn và ba máy nhuộm là 100%. Đặc biệt tại phân xưởng len 1, hệ số hao mòn máy móc, thiết bị là 85,6%. Trong đó máy móc, thiết bị đã khấu hao hết chiếm 23% số máy móc thiết bị đang hoạt động. Với tình trạng như vậy, tỷ lệ phế phẩm tại phân xưởng len 1 hiện nay là 5%- một tỷ lệ khá cao. Thứ ba, cơ cấu tài sản của Nhà máy chưa hợp lý: Bảng 7: Kết cấu tài sản của Nhà máy len Hà Đông Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 2002/ 2001 A.Tài sản I.TSLĐ 1.Tiền 2.Phải thu 3.Tồn kho 4.TSLĐ # II.TSCĐ Từ bảng trên, có thể thấy: Một là, xuất phát từ thực tế len của Trung Quốc giá rẻ hơn len của Nhà máy nhiều song nhìn chung chất lượng thấp, Nhà máy đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm len, nhắm tới những khách hàng có nhu cầu về sản phẩm len cao cấp hơn. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi nguyên vật liệu chất lượng cao hơn mà còn đòi hỏi công nghệ hiện đại và trình độ tay nghề của công nhân phải được nâng cao. Song hiện máy móc thiết bị của Nhà máy rất lạc hậu (như đã nói ở trên), Nhà máy mặc dù có điều kiện song chưa
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chú ý đến việc đổi mới công nghệ một cách đúng mức, điều đó được minh chứng bằng số liệu trong Bảng trên, năm 2002 so với năm 2001 giá trị tài sản cố định giảm cả về lượng và tỷ trọng. Hai là, với lượng vốn nhà nước giao chiếm hơn 84% vốn của Nhà máy, tài sản lưu động của Nhà máy được tài trợ hầu hết bằng vốn nhà nước (88,5%). Tuy có thế mạnh về vốn nhà nước như vậy nhưng Nhà máy đã tạo ra một cơ cấu tài sản không hợp lý, đó là nguyên nhân thế mạnh về vốn nhà nước của Nhà máy chưa được phát huy. Những phân tích sau đây của em sẽ cho thấy rõ điều này: đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1.Phải thu 5.576.793.336 6.422.771.513 2.Tồn kho 6.536.958.897 7.668.885.025 3.TSLĐ # 59.934.548 34.355.674 4.Nợ ngắn hạn 10.224.406.825 1.735.023.732 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 1.949.279.956 12.390.988.480 Theo số liệu tính toán trên, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dương rất lớn cho thấy hàng tồn kho và các khoản phải thu là lớn, trong khi vòng quay vốn lưu động của Nhà máy tăng không đáng kể (từ 1,05 lên 1,16) còn vòng quay hàng tồn kho thì giảm (từ 2,12 xuống 2,02). Điều này chứng tỏ có một lượng lớn hàng tồn kho đang bị ứ đọng, vốn ứ lại ở đó không quay vòng được. 2.3.2.2. Từ phía các đơn vị quản lý cấp trên:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thứ nhất, trong Thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày7/6/1999 quy định, trước khi giao vốn, doanh nghiệp phải xác định rõ những tồn tại về mặt tài chính (tài sản thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng, kém mất phẩm chất, tài sản ứ đọng chậm luân chuyển, không cần dùng, chờ thanh lý, công nợ khó đòi, các khoản lỗ luỹ kế, các khoản chi phí chưa có nguồn bù đắp và các tổn thất tài sản khác), nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan đến các tồn tại để xử lý theo chế độ hiện hành. Việc giao vốn lại cho Nhà máy vào 1/7/1999 tồn tại một vấn đề lớn là việc đánh giá lại giá trị vốn nhà nước tại Nhà máy đã không được Công ty len Việt Nam tiến hành một cách nghiêm túc, kết quả kiểm kê hàng tồn kho kém, mất phẩm chất (giảm giá hơn 2 tỷ như đã trình bày ở phần trên) do Nhà máy thực hiện và sau đó được chính Công ty len Việt Nam cũng đã kiểm tra xác nhận minh chứng cho điều này; Thứ hai. Nhà máy được giao đất theo Biên bản giao vốn cho Nhà máy năm 1999, nhưng chỉ là đất giao trên danh nghĩa vì trên Biên bản ghi giá trị mảnh đất (diện tích gần 4 ha ở vị trí khá đẹp) chỉ có 40.300 đồng, do đó sự hiện diện của đất (chính xác phải là quyền sử dụng đất) trong Biên bản giao vốn chỉ có ý nghĩa giúp quản lý diện tích đất Nhà máy len Hà Đông sử dụng mà thôi; ngoài ra, mảnh đất được giao nằm trong khu vực chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà máy đã phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như một đối tượng thuê đất (Nhà máy đóng tiền thuê đất hàng năm), Nhà máy không thể thế chấp quyền sử dụng mảnh đất được giao để vay vốn ngân hàng; Thứ ba, hàng tồn kho có một lượng lớn đang bị xuống cấp nghiêm trọng hiện không thể đưa vào sản xuất (hoặc do không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc do chúng phục vụ cho việc sản xuất những sản phẩm mà Nhà máy đã ngừng sản xuất thời gian
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trước); giá trị thực tế của chúng theo đánh giá lại chỉ bằng một nửa so với giá trị ghi trên sổ sách, song Công văn xin giảm vốn và biện pháp xử lý số hàng này (đã gửi Công ty len Việt Nam trình lên Tổng công ty dệt may Việt Nam từ lâu) đến nay vẫn chưa được duyệt; Nhà máy hiện không có điều kiện phân bổ phần giảm giá này vào chi phí kinh doanh do giá bán sản phẩm hiện tại của Nhà máy đã cao hơn hàng của Trung Quốc 2000 đ/cân (nếu tiếp tục tăng giá sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ) và Nhà máy vẫn còn số lỗ luỹ kế hơn 170 triệu đồng; Thứ tư, sự quản lý của Công ty len Việt Nam cũng như Tổng công ty dệt may Việt Nam còn những điểm bất cập như quyết định điều chuyển vốn khỏi Nhà máy hơn 7,4 tỷ đồng khiến cơ cấu vốn của Nhà máy không hợp lý (sau có kiến nghị của kiểm toán nhà nước mới điều chuyển lại số vốn này năm 2002); Bộ tài chính vẫn chưa duyệt phương án nhượng bán, thanh lý số hàng tồn này (chúng tiếp tục xuống giá nhanh chóng) và giải quyết cho Nhà máy được giảm vốn của số vật tư, hàng hoá, thành phẩm kém, mất phẩm chất tồn kho đến 1/1/2000 là: 2.045.163.516 đ mặc dù Công văn đã được Nhà máy thảo và gửi đi từ lâu... 2.3.3. Nguyên nhân: Thứ nhất, từ phía các chính sách quản lý, nhiều khó kh ăn nảy sinh khi Nhà máy áp dụng các qui định hiện hành về quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước và Quy chế tài chính của Công ty len Việt Nam. Các quy định trong Quy chế tài chính Công ty len Việt Nam có nhiều điểm bất cập như: quy định về hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị thành viên là 50.000.000 đồng, số dư tiền gửi trên tài khoản của đơn vị không quá 100.000.000 đồng, phần vượt đơn vị nộp ngay về Công ty len Việt Nam; quy định tổng số cho các khách hàng nợ mua hàng trả chậm của Nhà máy không vượt
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com quá 2% tổng doanh thu, số tiền nợ tối đa là 100.000.000 đ cho một khách hàng; quy định chuyên thu Công ty len Việt Nam thông báo tới ngân hàng quá hạn chế (chẳng hạn chưa đề cập tới trường hợp ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu của Nhà máy); quy định việc chi hoa hồng môi giới không vượt quá 3% doanh thu của số hàng hoá, dịch vụ môi giới (thực tế điều này phải căn cứ vào việc môi giới có đem lại hiệu quả hay không)...Việc quy định quá nhiều việc phải xin ý kiến của cơ quan cấp trên không những làm giảm tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp, mà cấp trên do có quá nhiều việc phải giải quyết dẫn tới quá tải, chậm chễ, những yếu tố đó ảnh hưởng không tốt tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy ; Thứ hai, từ tổ chức bộ máy quản lý, trực tiếp sử dụng tài sản nhà nước nhưng do là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty len Việt Nam, Nhà máy len Hà Đông không có quyền tự quyết nhiều vấn đề liên quan đến việc quản lý các tài sản đó, trách nhiệm cá nhân trong quản lý chưa được phân định rạch ròi cũng như việc hạn chế sự chủ động sáng tạo của Nhà máy, thêm vào đó, hiện đang là đơn vị đi đầu trong số các thành viên Công ty len Việt Nam, các nguồn lực của Nhà máy (được cấp và tự làm ra) bị Công ty len Việt Nam điều tiết để duy trì sự tồn tại của các thành viên ốm yếu, những điều đó đã làm giảm hiệu quả quản lý tài sản Nhà nước đầu tư vào Nhà máy. Việc phải thông qua quá nhiều cấp quản lý gây chậm chễ, đôi khi gây ra những thiệt hại không nhỏ với vốn nhà nước tại nhà máy (vụ việc hàng tồn kho kém, mất phẩm chất đã nêu trên là một ví dụ). Thứ ba, từ trình độ, năng lực của bộ máy quản lý, cán bộ quản lý mặc dù đã có sự am hiểu nhất định đối với lĩnh vực mình quản lý song vẫn mắc những sai sót như đã nêu ở trên (phía Nhà máy), đồng thời cũng chưa có kế hoạch để tận dụng triệt để diện tích đất
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com được giao; cấp trên giao vốn đã không được tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản cẩn thận; Thứ tư, từ phía môi trường kinh tế, từ khi khối SNG tan rã Nhà máy đã mất đi một thị trường lớn; trong thời gian qua do nhiều lý do như ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực, thiên tai khiến môi trường kinh tế nước ta chưa thực sự ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, môi trường kinh tế hiện nay của nước ta còn đang thiếu nhiều yếu tố cần thiết để tạo điều kiện cũng như tạo động lực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: giá nhiều yếu tố đầu vào đắt (điện, nước...), nguyên vật liệu chính của Nhà máy trong nước không sản xuất được nên phải đi nhập chịu giá biến động thất thường... trong khi đó sản phẩm Nhà máy sản xuất ra lại phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ hơn, điều đó gây khó khăn rất lớn cho hoạt động quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chương 3: Đề xuất hoàn thiện công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại nhà máy len hà đông Qua nghiên cứu công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và tình hình vận dụng trong công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông, em xin đưa ra những đề xuất sau: Một là, phải quản lý tốt chi phí để hạ giá thành sản phẩm, để làm được điều này cần: * Tăng cường quản lý để giảm chi phí nguyên vật liệu bằng các biện pháp: + Đối với hoá chất thuốc nhuộm, do Nhà máy có thể mua ngay trong nước nên cần tính toán khối lượng hoá chất thuốc nhuộm dự trữ thích hợp để tránh lãng phí do hao hụt tự nhiên. + Tăng cường công tác thu hồi phế liệu. Đối với bông xơ, len vụn, Nhà máy có thể gom lại bán cho các cơ sở sản xuất chăn, gối ở làng La Phù cách đó không xa. Đối với hoá chất thuốc nhuộm, nước nhuộm Nhà máy không còn sử dụng được nữa do yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm của mình, Nhà máy có thể bán cho các cơ sở nhuộm có yêu cầu kỹ thuật thấp hơn. + Đề cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý và sử dụng vật tư; Nhà máy cần có những hình thức thưởng-phạt rõ ràng đối với những người làm tốt và không làm tốt công tác này. + Nhà máy cần kết hợp với Công ty len Việt Nam tiến hành công tác dự báo để có kế hoạch đối phó với biến động của thị trường. Do nguyên vật liệu chính của Nhà máy phải nhập từ nước ngoài về, giá cả biến động theo quan hệ cung-cầu hàng hoá đó trên thị trường thế giới nên nếu không có dự báo tốt sẽ rất dễ gây ra tổn thất cho Nhà máy, chẳng hạn trong những tháng đầu năm 2003 giá một loạt nguyên vật liệu tăng dẫn đến Nhà máy
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com luôn bị lỗ (giá thành vượt quá giá bán trong điều kiện Nhà máy len Hà Đông không thể tăng giá vì len của Trung Quốc hiện đã rẻ hơn len của Nhà máy 2000 đ/kg, nếu tiếp tục tăng giá nữa thì sản phẩm sản xuất ra sẽ không thể tiêu thụ được). * Chú trọng đổi mới trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Việc đổi mới máy móc thiết bị là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, khi tiến hành đổi mới máy móc thiết bị, Nhà máy cần lưu ý: Thứ nhất, phải lựa chọn công nghệ tiên tiến, tránh tình trạng nhập công nghệ lạc hậu. Thứ hai, phải đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tay nghề của công nhân để phát huy được năng lực sản xuất của máy móc thiết bị mới được đầu tư. Để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, Nhà máy cần một lượng vốn nhất định. Vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị có thể được huy động nhiều nguồn; do điều kiện của Nhà máy hiện vẫn còn lỗ luỹ kế hơn 170 triệu đồng (chưa có lợi nhuận để lại để tái đầu tư), Nhà máy có thể sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nếu quỹ này không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn, Nhà máy có thể huy động từ bên ngoài. Hiện Nhà máy đã thanh toán các khoản nợ ngân hàng, nên có thể vay dài hạn của ngân hàng; ngoài ra, Nhà máy có thể đi thuê những tài sản cố định này. Cổ phần hoá Nhà máy cũng là một phương thức hay để tạo vốn. Việc đổi mới máy móc thiết bị giúp cho Nhà máy sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho Nhà máy tiết kiệm chi phí cho sản phẩm hỏng, tiết kiệm nhân công, nâng cao năng suất lao động giúp cho Nhà máy thực hiện được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com * Cần nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho (nhất là tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm) và có biện pháp thu hồi các khoản phải thu (đặc biệt là phải thu khách hàng và phải thu nội bộ là những khoản chiếm tỷ trọng chủ yếu). Hai là, Nhà máy lập kế hoạch, xây dựng dự án khả thi khai thác sử dụng diện tích đất thừa, chẳng hạn: xây nhà xưởng, nhà kho để cho thuê... Ba là, Công ty len Việt Nam nên xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại Nhà máy, đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp xác định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (vì vốn nhà nước làm mẫu số trong nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước giao của doanh nghiệp nhà nước), đồng thời giúp nhà quản lý tạo cho nhà máy một cơ cấu vốn (nợ-vốn chủ sở hữu) phù hợp. Bốn là, đơn giản hoá và đẩy nhanh việc xử lý những doanh nghiệp kinh doanh yếu kém, thua lỗ kéo dài, tập trung vốn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Công ty nên tập trung vốn cho các Nhà máy làm ăn có hiệu quả như Nhà máy len Hà Đông, không nên dùng các nguồn lực của Công ty để duy trì sự tồn tại của các Nhà máy làm ăn kém, sắp phá sản. Như vậy chẳng những không cứu được các nhà máy “què quặt” mà ngay những Nhà máy đang làm ăn tốt cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Năm là, chính sách, cơ chế quản lý vốn trong giai đoạn tới phải tạo dựng được môi trường tài chính bình đẳng, lành mạnh, thông thoáng, ổn định cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp ngang tầm doanh nghiệp các nước trong khu vực, tạo cơ sở vững chắc cho nền tài chính quốc gia. Cơ chế tài chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình thực trạng tài chính của doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục những khó khăn về tài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (Nghiên cứu vận dụng tại Nhà máy len Hà Đông)”
74 p | 530 | 143
-
Luận án Tiến sĩ: Quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
167 p | 204 | 46
-
Luận văn: Thực trạng và một số đề xuất hoàn thiện công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông
77 p | 141 | 36
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vấn đề người sở hữu và người quản lý vốn nhà nước trong cơ chế quản lý vốn nhà nước tại Việt Nam
98 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật Việt Nam hiện nay
84 p | 86 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn nhà nước của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Nghiên cứu điển hình tại VNPT Bắc Kạn
109 p | 28 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
106 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
96 p | 45 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước
12 p | 109 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam
178 p | 37 | 10
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
83 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu
125 p | 17 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp qua công tác thanh tra
26 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng khung năng lực người đại diện vốn tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước, trường hợp nghiên cứu trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
93 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tách bạch chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
66 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước: Quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu
26 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Vấn đề chuyên môn hóa chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam, trường hợp tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
64 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh
132 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn