intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp Việt Nam – vấn đề và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đưa ra các đánh giá tổng quan về những yếu kém của quản trị chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, những xu hướng mới trong quản trị chuỗi cung ứng trên thế giới và đề xuất một số giải pháp tạo lập các yếu tố nền tảng nhằm thúc đẩy các ứng dụng về quản trị chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp Việt Nam – vấn đề và giải pháp

  1. HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP SUPPLY CHAIN MANAGEMENT IN VIETNAMESE ENTERPRISES – PROBLEMS AND SOLUTIONS PGS.TS. Lê Thế Giới Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Áp dụng quản trị chuỗi cung ứng (SCM) cho phép nâng cao hiệu suất của các dòng sản phẩm thông qua việc phối hợp giữa các nhà cung cấp với nhau, giảm chi phí lưu kho sản phẩm và do đó, cho phép thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn, đồng thời đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam quản trị chuỗi cung ứng chưa được triển khai đồng bộ, còn nhiều bất cập, rủi ro và kém hiệu quả, chưa có khả năng hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bài viết này đưa ra các đánh giá tổng quan về những yếu kém của quản trị chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, những xu hướng mới trong quả trị chuỗi cung ứng trên thế giới và đề xuất một số giải pháp tạo lập các yếu tố nền tảng nhằm thúc đẩy các ứng dụng về quản trị chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Từ khoá: Quản trị chuỗi cung ứng; nhu cầu khách hàng; bất cập và rủi ro; hạn chế; giải pháp. ABSTRACT Applying supply chain management (SCM) enables enterprises to enhance performance of the product lines through the combination with other vendors, reducing inventory costs and therefore satisfy customer’s needs better, and respond quickly to market changes. However, in Vietnam, SCM is implemented not synchronously; inadequately; inefficiently and risky. Therefore, it is not capable of integration into the global supply chain. This article gives an overview analysis of the weaknesses of SCM in Vietnamese companies as well as new tendency in SCM worldwide. The paper contributes to the managerial practice by proposing solutions to create the foundation for promoting the application of SCM in the companies in Vietnam. Keywords: Supply chain management; customer’s needs; inefficiently and risky; weaknesses; solutions. 1. Đặt vấn đề SCM đem lại, nó được ứng dụng rộng rãi ở Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế trong doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả cung quốc tế ngày càng sâu rộng, các hoạt động đầu ứng, sản xuất và phân phối sản phẩm và dịch tư và thương mại không ngừng gia tăng. Sản vụ. Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp đã bắt xuất phát triển, nhu cầu vận tải hàng hóa cùng đầu triển khai từng phần các ứng dụng SCM ở các dịch vụ hỗ trợ từ khâu sản xuất đến khâu những mức độ khác nhau và và đạt được các phân phối, lưu thông hàng hóa ngày càng cao, kết quả khả quan. Nhưng do môi trường ứng đang tạo ra cơ hội lớn cho phát triển các dịch dụng SCM ở nước ta còn nhiều hạn chế và bất vụ logistics. cập cần được tháo gỡ, trên cơ sở đánh giá thực trạng SCM, bài viết này đề xuất một số giải SCM gắn liền với hầu như tất cả các hoạt pháp tạo lập các yếu tố nền tảng thúc đẩy các động của các doanh nghiệp sản xuất, từ việc ứng dụng về SCM trong các doanh nghiệp. hoạch định và quản lý quá trình nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu 2. Cơ sở lý thuyết thô, quản lý logistics,… đến việc phối hợp với SCM là sự phối hợp các hoạt động liên các đối tác, các nhà cung ứng, các kênh trung quan đến quá trình cung ứng đầu vào, sản xuất gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. và phân phối sản phẩm, dịch vụ nhằm đạt được Tại các quốc gia phát triển, các hoạt động mục tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng với chi kinh tế không thể tách rời hoạt động chuỗi phí thấp nhất. Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp cung ứng toàn cầu, và do những lợi ích mà giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào 67
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của (2) Hệ thống Logistics: Giai đoạn này có nhà cung cấp, thực sự, cho phép công ty giao sự phối kết hợp công tác quản lý các hoạt độnh dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp trên vào cùng một hệ thống được gọi là Cung ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông ứng vật tư và Phân phối sản phẩm. tin. (3) Quản trị chuỗi cung ứng (SCM): SCM là một giai đoạn phát triển cao của Theo ESCAP thì đây là khái niệm mang lĩnh vực Logistic (hậu cần/dịch vụ cung ứng). tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất – như là một chức năng kinh doanh chủ yếu, đến người tiêu dùng. Khái niệm SCM chú mang lại thành công cho các công ty cả trong trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực dịch vụ. tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà Theo Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á Thái cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan Bình Dương (ESCAP), Logistics đã phát triển như các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và qua 3 giai đoạn: các công ty công nghệ thông tin. (1) Phân phối (Distribution): Đó là quản lý Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật một cách có hệ thống các hoạt động liên quan liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân với nhau nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà dịch vụ cho khách hàng một cách hiệu quả SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả nhất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vận tải, Phân phối, Bảo quản hàng hoá, Quản Có không ít công ty đã gặt hái thành công lý kho bãi, Bao bì, nhãn mác và đóng gói. lớn nhờ biết hoạch định chiến lược và giải (2) Hệ thống Logistics: Giai đoạn này có pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều công sự phối kết hợp công tác quản lý các hoạt độnh ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết trên vào cùng một hệ thống được gọi là Cung định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp ứng vật tư và Phân phối sản phẩm. nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính (3) Quản trị chuỗi cung ứng (SCM): Theo toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận ESCAP, đây là khái niệm mang tính chiến lược chuyển chồng chéo… về quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt nguyên liệu – đơn vị sản xuất – đến người tiêu động marketing (4P: Product, Price, dùng. Khái niệm SCM chú trọng việc phát Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, người nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. tiêu dùng và các bên liên quan như các công ty Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công phẩm, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nghệ thông tin. nhỏ nhất. SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế vực Logistic (dịch vụ cung ứng). Đến cuối thế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM hứa hẹn từng kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là một bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của chức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương công cho các công ty cả trong khu vực sản xuất mại điện tử phát triển - chìa khoá thành công lẫn trong khu vực dịch vụ. Theo Uỷ ban kinh tế cho B2B. và xã hội châu Á Thái Bình Dương (ESCAP), Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn: yếu tố chính của chuỗi cung ứng: (1) Các bước (1) Phân phối (Distribution): Đó là quản lý khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, một cách có hệ thống các hoạt động liên quan hướng tới những thông tin tập trung vào khách với nhau nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng và yêu cầu của họ; (2) Chức năng sản dịch vụ cho khách hàng một cách hiệu quả xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình Vận tải, Phân phối, Bảo quản hàng hoá, Quản sản xuất; (3) Tập trung vào phân phối sản lý kho bãi, Bao bì, nhãn mác và đóng gói. phẩm cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. 68
  3. HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) Trong chuỗi cung ứng ba nhân tố này, Các thành phần cơ bản của SCM: Chuỗi SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất – gồm các nhóm chức năng khác nhau: Sản xuất những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác (Làm gì, như thế nào, khi nào để cân bằng giữa về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Khu vực hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp); Vận nhà máy sản xuất trong công ty phải là một chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào để môi trường năng động, trong đó sự vật được cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần hiệu quả công việc); Tồn kho (Kiểm soát chi được cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp phí sản xuất và lưu trữ ở mức hiệu quả nhất); quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì: Tìm nhanh chóng và chính xác. SCM cung cấp khả kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất?); quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền Thông tin (Cơ sở để ra quyết định). cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản 3. Những bất cập của SCM ở Việt Nam xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên Theo nghiên cứu của Hãng tư vấn kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa McKinsey (Hoa Kỳ), khoảng 2/3 các công ty cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản hoạt động toàn cầu cho rằng rủi ro đến với lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp chuỗi cung ứng của họ tăng rất nhanh trong xếp hoạt động sản xuất của công ty. vòng 5 năm qua. Rủi ro trong chuỗi cung ứng Một lợi ích khác của SCM là phân tích dữ chính là khả năng cung cấp sản phẩm và dịch liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí vụ đến với khách hàng ở một mức chi phí hiệu thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những quả. Điều này cũng dễ hiểu khi mà chuỗi cung mục đích liên quan đến sản xuất (dữ liệu về ứng của các công ty này luôn đứng trước sự thông tin sản phẩm, về nhu cầu thị trường…) đánh đổi (trade-off) giữa việc nâng cao dịch vụ để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Có thể nói, khách hàng (tỷ lệ hàng luôn luôn sẵn sàng, thời SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến gian giao hàng ngắn…) với việc quản lý chi và quản lý chất lượng – Bạn không thể cải tiến phí (chi phí tồn kho và chi phí vận chuyển được những gì bạn không thể nhìn thấy. cao). Ngoài ra chuỗi cung ứng của các công ty Cấu trúc của SCM: Một chuỗi cung ứng này còn phải đối mặt với những yếu tố bên bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản ngoài không thuận lợi như: (1) Sự tăng nhanh thân đơn vị sản xuất và khách hàng. của hoạt động thuê ngoài ngày càng làm cho - Nhà cung cấp: là các công ty bán sản chuỗi cung ứng của các công ty phức tạp hơn phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết do nhiều nhà cung cấp hơn ở những quốc gia cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông khác nhau, cùng với việc nhu cầu ngày càng thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung tăng của khách hàng ở phạm vi toàn cầu. Ngoài cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các ra sự phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm. Các không chuyên nghiệp cũng sẽ đem đến những công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh rủi ro cho các công ty. (2) Những quy định và doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ luật lệ của các tổ chức quốc tế cũng như quốc gia ngày càng nhiều hơn khiến cho hoạt động - Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên thương mại quốc tế trở nên phức tạp, (quy định liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình khai hải quan trước 24 giờ tàu chạy của Mỹ, sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các quy định về có khả năng áp dụng quét 100% nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối container tại các cảng đi trước khi cập cảng của đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất Mỹ, các quy định liên quan đến an toàn như C- lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây TPAT, CSI, ISPS, Known Shipper, PIP). (3) chuyền cung ứng. Nền kinh tế ngày càng không ổn định với các - Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm chu kỳ kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều làm của đơn vị sản xuất. cho nhu cầu về sản phẩm ngày càng giảm và nếu như công ty đang phải sở hữu một lượng 69
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tồn kho lớn thì sẽ phải đối mặt với sự thiệt hại là 25% GDP, trong đó chủ yếu là vận tải biển về kinh tế. (4) Vòng đời sản phẩm ngày càng chiếm 50-60%, đang là gánh nặng ảnh hưởng ngắn cùng với sự thay đổi nhanh của công trực tiếp đến giá thành sản phẩm và làm giảm nghệ đã dẫn đến hàng tồn kho ngày càng mau tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt lỗi thời. (5) Nhu cầu của khách hàng nhìn Nam trong nước nói riêng, trên thị trường thế chung ngày càng cao và khắt khe hơn đã đặt ra giới nói chung, Trong khi thị trường logictics thách thức cho chuỗi cung ứng của công ty của Việt Nam lại khá khiêm tốn, chỉ khoảng 2- phải nhanh hơn trong việc đưa sản phẩm ra thị 4% GDP, cơ cấu thuê ngoài/tự thực hiện thấp trường cùng với tỷ lệ cao hơn về sự sẵn sàng (chiếm khoảng 30-40% thuê ngoài). sản phẩm cho người tiêu dùng lựa chọn. (6) Sự Viện sĩ Jan Tomczyk thuộc Viện vận tải và hạn chế năng lực sản xuất trước sự phát triển Giao nhận London, Vương quốc Anh (FCILT), nhanh của nhu cầu. (7) Thiên tai, những yếu tố phân tích rằng: Nếu chi phí vận chuyển tăng môi trường và hỏa hoạn ảnh hưởng lớn đến 10% thì khối lượng thương mại giảm 20%, mỗi chuỗi cung ứng toàn cầu. ngày vận chuyển trể tương ứng với 70 km vận Những rủi ro trên thường xuất phát từ tải thêm, cảng hoạt động kém hiệu quả làm những bất cập sau: (1) Sự thiếu hụt về số tăng 60% khoảng cách vận tải và làm giảm lượng, không đáp ứng về chất lượng và chi phí 0,47% GDP… cao của nguồn nhân lực, (2) Các vấn đề về Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam chỉ pháp lý, (3) Mức độ đáng tin của các nhà cung dưới 10% kho bãi có thể đáp ứng được nhu cầu cấp, (4) Sự thiếu hụt các các nguyên vật liệu và luân chuyển hàng hóa (cross-docking). Còn về giá cả biến động, (5) Sự biến động của tỷ giá hệ thống vận chuyển, hầu hết đều không đạt hối đoái. chuẩn quốc tế với phần lớn các xe tải đều trên Frost & Sullivan cho rằng các bất cập chủ 10 tuổi. Bên cạnh đó, các cảng biển lớn của yếu đối với các hệ thống SCM ở Việt nam là: Việt Nam đều không được thiết kế để xử lý các (1) Sự không nhất quán trong chính sánh và loại hàng container. pháp luật quy định về hoạt động logistics. Điển (3) Thiếu hẳn nguồn nhân lực trình độ cao. hình nhất là sự không nhất quán trong các Đây là một thách thức không chỉ đối với quốc chính sách về thủ tục hải quan, về kho bãi, và gia mà còn đối với các tập đoàn đa quốc gia về điều hành cảng. Điều này làm cho quy trình đang hoạt động tại Việt Nam, bởi vì rất khó trở nên nặng nề và phức tạp. Sự chồng chéo cho họ để tìm được những người họ thật sự giữa các cơ quan trung uơng và điạ phương cần. Viện sĩ Jan Tomczyk nhận xét rằng, quản đang làm tăng sự không minh bạch và tăng chi trị chuỗi cung ứng ở Việt Nam còn nhiều hạn phí/thời gian để xử lý một đơn vị hàng. Việc chế vì thiếu nguồn nhân lực vận hành và quản thiếu hẳn những quy định về vận chuyển đa lý về dịch vụ hậu cần quốc tế đạt chuẩn. phương thức, và sự phức tạp của thủ tục giấy (4) Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của tờ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt Việt Nam không có bộ phận quản trị chuỗi động logistics. cung ứng, phải chọn giải pháp thuê ngoài và (2) Những yếu kém về cơ sở hạ tầng phục thường không đáp ứng được như kỳ vọng của vụ cho hoạt động logistics ở Việt Nam. Hệ doanh nghiệp. Cả nước hiện có khoảng 600 thống giao thông vận tải là cơ sở quan trọng doanh nghiệp logistics, quy mô doanh nghiệp trong việc phát triển dịch vụ logistics, nhưng nhỏ, ít kinh nghiệm do nguồn nhân lực trong cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam lĩnh vực này đang thiếu hụt trầm trọng. còn yếu kém, khiến chi phí của dịch vụ (5) Ngoài ra khi tham gia vào thị trường logistics tăng cao, ảnh hưởng đến việc phát Việt Nam, các công ty đa quốc gia còn cho triển cũng như hiệu quả của dịch vụ này ở Việt rằng các yếu tố như việc vi phạm bản quyền, và Nam. sự biến động ngoại tệ cũng là những rủi ro ảnh Chỉ số chi phí Logistics so với GDP của hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng. Mỹ là 7,7%; của Singapore là 8%; các nước (6) Ngoài rào cản về hạ tầng kỹ thuật và thuộc khối EU là 10%; Nhật – 11%; Trung nhân lực trình độ cao, doanh nghiệp Việt Nam Quốc – 18%, nhưng chỉ số này của Việt Nam còn bị rào cản về nhận thức và thay đổi văn 70
  5. HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) hóa công ty trong việc áp dụng và thực hiện 30%. Tiếp tục xu hướng này, trong năm 2013, các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng. Vì lý do các công ty yếu sẽ dần biến mất, công ty lớn và này mà việc quản lý chuỗi cung ứng được thực các công ty kinh doanh tốt sẽ tăng dần thị hiện độc lập với những bộ phận độc lập, chưa phần, sự hợp tác và mua bán sáp nhập giữa các gắn liền với kế hoạch kinh doanh của doanh công ty sẽ hỗ trợ mối liên hệ vững chắc giữa nghiệp. Thực chất việc thực hiện chuỗi cung doanh nghiệp, sản phẩm và con người. ứng của các doanh nghiệp hiện nay chỉ giải (6) Nhạy cảm giá. Khái niệm “giá trị đồng quyết vấn đề mua hàng hóa nguyên liệu với giá tiền” sẽ thay thế cho các giao dịch truyền rẻ. Mua hàng giá rẻ không thể bù đắp được chi thống đơn giản, dịch vụ khách hàng với đinh phí tăng thêm do chất lượng nguyên liệu kém, hướng rõ ràng theo xu hướng nhạy cảm giá sẽ giao hàng trễ. Hậu quả là tồn kho thành phẩm trở thành một phần trong chiến lược kinh nhiều, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. doanh và sớm được các công ty đưa vào thực 4. Những xu hướng chính trong SCM trên hiện. Do đó, hơn bao giờ hết các doanh nghiệp thế giới cần tận dụng triệt để lợi thế chi phí thấp ở Việt (1) Quản trị tinh gọn (Lean Management). Nam (bao gồm kho bãi) và nắm bắt cơ hội sản Quản trị tinh gọn tức là làm ra nhiều sản phẩm xuất các sản phẩm không được gia công ở các hơn với ít nguồn lực hơn, giảm thời gian, lỗi và nước khác do chi phí cao. nguồn lực lãng phí, chỉ tập trung vào những gì (7) Con người. Các doanh nghiệp cần chú khách hàng thực sự cần, đúng giờ và nhanh tâm đến các yếu tố con người - yếu tố then chốt chóng trong lần giao dịch đầu tiên. tác động đến hiệu quả và vận hành chuỗi cung (2) Tăng giá trị gia tăng và cải tiến. Theo ứng theo hướng phát triển kỹ năng – quản trị báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt vận hành, kế hoạch, quản trị tinh gọn, dịch vụ Nam xếp hạng 75/144 trong chỉ số năng lực khách hàng, quản trị hiệu suất và sử dụng các cạnh tranh toàn cầu năm 2012-2013. Cũng động lực thúc đẩy nhân viên, sử dụng các chỉ trong báo cáo này, trong các giai đoạn phát số đo lường hiệu quả công việc. triển của sáng tạo, cải tiến (3 giai đoạn và 2 5. Những giải pháp tạo lập các yếu tố nền bước chuyển đổi), Việt Nam đang ở giai đoạn tảng nhằm thúc đẩy các ứng dụng về SCM đầu tiên. Trong những năm tiếp theo, các trong các doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiê%3ḅp cần hết sức tập trung vào (1) Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý công nghệ, kỹ thuật, tăng giá trị cho sản phẩm cho hoạt động SCM nói chung và Logistics của mình để nâng cao sức cạnh tranh trên thị nói riêng. Luật Thương mại sửa đổi 8 điều trường khu vực và thế giới (Trung Quốc xếp quy định về Dịch vụ Logistics (Điều 233- hạng 29/144, Thái Lan: 38, Indonexia: 50, điều 240) và Nghị định số 140/2007/NĐ-CP Campuchia: 85). ngày 5/9/2007 của Chính phủ về việc Quy (3) Quản trị hàng tồn kho (Inventory định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện Management). Quản trị hàng tồn kho tốt giúp kinh doanh dịch vụ Logistics. Cần nghiên doanh nghiệp phản ứng nhanh với khách hàng, cứu và rút kinh nghiệm từ các nước trong tuy nhiên nó đòi hỏi sự thấu hiểu về nhu cầu thị khu vực và trên thế giới, đặc biệt là trường trong tương lai. Do đó, việc dự báo Singapore nước có nhiều kinh nghiệm về cung cầu trong tương lai sẽ hết sức quan trọng lĩnh vực SCM và Logistics. và là điểm khởi đầu cho mọi hoạt động kinh doanh. (2) Xây dựng một chiến lược quốc gia về chuỗi cung ứng nhằm từng bước hội nhập và (4) Kiểm soát và đo lường. Thiết lập một trở thành một bộ phận của chuỗi cung ứng toàn quy trình thu mua chặt chẽ để tối thiểu hoá các chi phí, minh bạch và đưa ra quyết định dựa cầu, thông qua đó mở rộng hợp tác và liên kết trên dữ liệu thực tế. chặt chẽ với một số đối tác thương mại như: 24 Hour Rule và CTPAT của Mỹ, hay AEO của (5) Mua bán và sáp nhập (M&A.) Thống EU… kê của Bộ Công Thương cho biết trong 5 năm (2008-2012) tăng trưởng hoạt động mua bán và Việc tìm kiếm thêm các thị trường xuất sáp nhập tại Việt Nam đạt mức bình quân trên khẩu đòi hỏi một phân tích có hệ thống về hậu 71
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG cần thương mại, về quá trình thuận lợi hóa giải pháp thuê ngoài có lựa chọn các dịch vụ thương mại và vận tải, về những trở ngại thông Logistics ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa qua việc sử dụng một số phương pháp như theo nguyên tắc đáp ứng được nhu cầu của kiểm tra thuận lợi hóa thương mại, đo hiệu suất doanh nghiệp một cách chủ động với chi phí dịch vụ hậu cần, hành lang vận tải xuyên biên hợp lý. giới, GSM, so sánh các dữ liệu lịch sử và thống (8) Các giải pháp quản trị rủi ro trong kê đối chiếu, các công cụ theo dõi hàng hóa và chuỗi cung ứng: (1) Đưa chỉ tiêu hiệu quả vào phương tiện vận tải. các hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên vật (4) Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa và cơ sở liệu hay nhà cung cấp dịch vụ logistics, (2) hạ tầng phục vụ cho hoạt động logistics ở Việt Thông báo trước cho khách hàng về những vấn Nam, chú trọng phát triển hệ thống giao thông đề có khả năng xảy ra, (3) Loại bỏ những nhà vận tải, cảng biển và hệ thống kho vận cung cấp kém năng lực, (4) Cùng với khách (5) Các doanh nghiệp cần đầu tư nâng cấp hàng chia sẻ chi phí tăng cao, (5) Tăng cường và cải tiến công nghệ thông tin bằng những hệ sự liên kết trong doanh nghiệp, (6) Phòng ngừa thống phần mềm quản trị chuỗi cung ứng, vì rủi ro tỷ giá (7) Bảo hiểm, (8) Phòng ngừa rủi cung ứng kịp thời, chính xác là nền tảng để tiến ro hàng hóa, (9) Tuyển dụng, đào tạo và giữ đến việc quản trị chuỗi cung ứng chuyên nguồn nhân lực trình độ cao về SCM. Theo nghiệp. Tuy nhiên, để việc đầu tư mang lại một khảo sát đối với 68 công ty đa quốc gia hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng và kết đang hoạt động tại thị trường Việt Nam, thì nối các phòng ban với nhau để cùng đồng 15% ý kiến lo ngại về quyền sở hữu trí tuệ, 7% thuận trong việc thực hiện và quản trị chuỗi lo ngại về sự không ổn định trong chính sách cung ứng tốt hơn. Áp dụng tự động hóa trong của Chính phủ, và 3% lo ngại về các hàng rào việc quản lý chuỗi cung ứng cũng giúp doanh luật pháp, trong khi có tới 28% ý kiến lo ngại nghiệp tăng chất lượng dữ liệu lưu trữ về khách cho rằng việc thuê và giữ nhân viên cao cấp hàng. Cắt giảm chi phí nhờ lưu trữ điện tử, cho hoạt động chuỗi cung ứng là một trong chào bán đúng hàng, đúng đối tượng khách những rủi ro khi hoạt động tại thị trường Việt hàng vào đúng thời điểm. Nam. Về việc nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ 6. Kết luận không có đủ tiềm lực để đầu tư công nghệ cho Phát triển các hệ thống quản trị chuỗi cung việc quản trị chuỗi cung ứng, IBM cho rằng ứng trong các doanh nghiệp Việt Nam là một doanh nghiệp không cần đầu tư hệ thống quản vấn đề khá mới mẽ cả về lý luận và thực tiễn, lý chuỗi cung ứng cho toàn bộ công ty, chỉ cần thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý nhà hoạch định mặt hàng kinh doanh cốt lõi (mang nước, các nhà khoa học và các nhà quản lý lại giá trị cao), hoặc những mặt hàng đang sản doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp xuất trong tình trạng thất thoát chi phí... để lựa nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Nhưng chọn đầu tư gói công nghệ hợp lý cho quản trị đây là một vấn đề thực sự cần thiết phải nghiên chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp cũng có thể đầu cứu và ứng dụng vào thực tiễn của các doanh tư từng bước cho từng bộ phận cần thiết và nghiệp Việt Nam để nâng cao hiệu quả quản trị quan trọng, sau đó sẽ triển khai trong toàn công chuỗi cung ứng và từng bước hội nhập vào ty. chuỗi cung ứng toàn cầu. (6) Các doanh nghiệp cần chú trọng công Các ý kiến trình bày trên đây như một cách tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực SCM tiếp cận từ góc độ quản trị đối với chuỗi cung và Logistics đáp ứng đủ về số lượng và yêu ứng của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện cầu chất lượng quốc tế. nay. (7) Hình thành bộ phận quản trị chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp lớn, và áp dụng 72
  7. HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Martin Aldergard, Narin Phol, M. Kowalkowska. Cung cấp giải pháp quản trị chuỗi cung ứng và logistics (Tp. HCM, 2010). [2] Frost & Sullivan, http://www.slideshare.net/FrostandSullivan/frost-sullivan-economic-360- for-vietnam. [3] Đoàn Thị Hồng Vân. Phát triển Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tạp chí Phát triển & hội nhập, Số 8 (18) - Tháng 01- 02/2013. [4] Jan Tomczyk. Hội nghị Cảng biển và Vận tải ASEAN lần thứ V tại Johor Bahru (6/2007) [5] Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum 2012). 73
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0