intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH PHÁP LUẬT VÀ TƯ PHÁP

Chia sẻ: Ngô Hòang Trân | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

338
lượt xem
135
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

́Chương trình quản trị nhà nước và cải cách hành chính (gọi tắt là GOPA) do Đan Mạch hỗ trợ đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt tháng 12 năm 2007, nhằm nâng cao lĩnh vực quản trị nhà nước và cải cách hành chính cấp tỉnh và cấp trung ương

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH PHÁP LUẬT VÀ TƯ PHÁP

  1. QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH PHÁP LUẬT VÀ TƯ PHÁP Danida hô trơ quan ly nha nươc hiêu qua va chông tham nhung  ̃ ̣ ̉ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̀ ́ ̃ Lăng Hô Chu Tich ơ Quang trương Ba Đinh, Ha Nôi. ̀ ̉ ̣ ̉ ̉ ̀ ̀ ̀ ̣ Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính (gọi tắt là GOPA) Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính (gọi tắt là GOPA) do Đan Mạch hỗ trợ đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tháng 12 năm 2007, nhằm nâng cao lĩnh vực quản trị nhà nước và cải cách hành chính cấp tỉnh và cấp trung ương và nâng cao năng lực của các cơ quan học thuât trong việc nghiên cứu và giáo dục về Quyền con người. Chương trình được chia thành hai trụ cột, một trụ cột hỗ trợ thực hiện cải cách hành chính tại cấp tỉnh và trụ cột kia hỗ trợ nỗ lực quản lý nhà nước hiệu quả của Quốc hội và các học viện và trường đại học giảng dạy và nghiên cứu quyền con người Trong trụ cột CCHC, chương trình sẽ hỗ trợ các tỉnh vùng xa như Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu và Đăk Nông thực hiện cải cách nhằm giảm tệ quan liêu, tăng cường năng lực cán bộ công chức, giới thiệu phương pháp quản lý hiện đại và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Trụ cột Quản trị Nhà nước sẽ thúc đẩy các mối quan hệ đối tác mới giữa các cơ quan Việt Nam và Đan Mạch, bao gồm giữa một bên là Quốc hội Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
  2. (VASS), Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và một bên là Nghị viện Đan Mạch, Cơ quan Ombudsman Đan Mạch và Viện nghiên cứu quyền con người Đan Mạch. Các hoạt động của trụ cột Quản trị Nhà nước sẽ tập trung vào thiết lập mối quan hệ đối tác giữa hai nghị viện, hỗ trợ phát triển cơ quan chuyên trách khiếu nại của Quốc hội, thiết lập một hệ thống nghiên cứu giáo dục quyền con người và trung tâm nghiên cứu quyền con người tại hai trường đại học. Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính sẽ kéo dài trong bốn năm từ 2008 đến 2011 và có ngân sách 70 triệu Ku-ron Đan Mạch (tương đương 12.7 triệu USD) Đến 2010 hỗ trợ của Đan Mạch sẽ bao gồm hỗ trợ cải cách hành chính tại tỉnh Đắc Lắc, lúc ấy giai đoạn thứ hai của dự án CCHC sẽ kết thúc. Hỗ trợ CCHC tại tỉnh Đắc Lắc bắt đầu năm 1997 và hiện đang phân cấp các quyết định hành chính; gia tăng dịch vụ của các đơn vị công cộng; cải thiện và phân cấp quản lý tài chính. Hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp tại Việt Nam Đan Mạch đã hỗ trợ lĩnh vực luật pháp ở Việt Nam từ năm 1997, khi đó chương trình hỗ trợ cho Văn Phòng Quốc Hội (VPQH), Tòa Án Nhân Dân Tối Cao và Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao được tiến hành thông qua UNDP. Từ năm 2001, sự hỗ trợ này được tiếp tục dưới hình thức chương trình hợp tác song phương cho các cơ quan nói trên, và đến cuối năm 2005 thì giai đoạn 3 cũng là giai đoạn hiện tại của chương trình đã được bắt đầu và lúc đó có thêm Bộ Tư Pháp là một đối tác mới. Chương trình hiện nay (2005-2009) có tổng ngân sách là 45,5 triệu Cua-ron Đan Mạch (tương đương 9 triệu USD). Khoản hỗ trợ này cho Bộ Tư Pháp được đồng tài trợ bởi Thụy Điển (tương đương 1 triệu USD). Chương trình này được hỗ trợ bởi một cố vấn quốc tế và một cố vấn trong nước. Mục tiêu tổng quát của chương trình hiện tại là tăng cường sự tiếp cận công lý thông qua việc thúc đẩy nhà nước pháp quyền, quản trị nhà nước hiệu quả, dân chủ hóa, bảo vệ quyền con người và những quyền lợi pháp lý và tạo điều kiện cho công chúng tham gia. Mục tiêu cụ thể là nhằm tăng cường sự tiếp cận công lý thông qua sự tham gia của công chúng vào việc lập pháp, thông qua việc cải thiện hoạt động của tòa án và viện kiểm sát và thông qua việc tăng cường sử dụng các luật sư chuyên nghiệp hành nghề cả trong cả hai lĩnh vực dân sự và hình sự. Các hoạt động chính của 4 hợp phần như sau: 1. Văn Phòng Quốc Hội: Hỗ trợ việc tổ chức của các ủy ban của quốc hội, các hoạt động tập huấn cho cán bộ VPQH và đại biểu quốc hội, bao gồm đào tạo thạc sĩ và đào tạo tiếng Anh cho các cán bộ VPQH đã được tuyển chọn, tập huấn về bình đẳng giới, và cung cấp trang thiết bị tin học và cơ sở dữ liệu cho
  3. các văn phòng cấp tỉnh của Quốc Hội. 2. Tòa Án Nhân Dân Tối Cao: Hỗ trợ nhằm thiết lập một hệ thống công bố các phán quyết của tòa án, hỗ trợ công nghệ thông tin cho quản lý việc tố tụng và thống kê tội phạm, hỗ trợ công nghệ thông tin cho ba tỉnh thí điểm bao gồm tất cả các tòa án cấp huyện. Các hoạt động tập huấn bao gồm việc thiết lập cơ sở vật chất tập huấn Tòa Án Mô Phỏng, đào tạo thạc sĩ và tập huấn tiếng Anh cho cán bộ tòa án, và các hoạt động xúc tiến bình đẳng giới trong hệ thống tòa án. 3. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Cung cấp môt hệ thống trong toàn quốc về quản lý việc tố tụng và thống kê tội phạm, hỗ trợ nghiên cứu tội phạm học, tập huấn cán bộ Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao về các vấn đề pháp lý bao gồm tập huấn liên quan đến hướng dẫn và thực hiện giam giữ, đào tạo thạc sĩ và tập huấn tiếng Anh và tập huấn bình đẳng giới. 4. Bộ Tư Pháp: Hỗ trợ thành lập một hội luật sư trong nước, các khóa tập huấn cho luật sư, bao gồm tập huấn bình đẳng giới, hỗ trợ việc phát triển khung pháp lý cho các luật sư đang hành nghề, và hỗ trợ việc xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn cho nghề nghiệp của luật sư Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2