QUY CHẾ CHUNG<br />
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN<br />
HỢP TÁC VIỆT NAM - LIÊN HỢP QUỐC<br />
(HPPMG)<br />
<br />
Hà Nội, tháng 5 năm 2010<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Các tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) bắt đầu hỗ trợ cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa<br />
Việt Nam từ năm 1976. Sự trợ giúp này đã góp phần quan trọng cho công cuộc phát triển của<br />
Việt Nam, đặc biệt vào thời kỳ sau chiến tranh khi nguồn lực cho phát triển từ trong và ngoài<br />
nước còn nhiều khó khăn. Hiện nay, công cuộc phát triển của Việt Nam đã sang một giai đoạn<br />
mới ở trình độ cao hơn và các nguồn lực cho phát triển cũng đa dạng hơn. Các tổ chức LHQ và<br />
Chính phủ Việt Nam đang cùng phối hợp thực hiện ‘Sáng kiến Một LHQ’ nhằm đổi mới phương<br />
thức hợp tác để đóng góp được nhiều nhất cho công cuộc phát triển và mang lại nhiều ích lợi hơn<br />
cho người dân Việt Nam, phù hợp với tinh thần của Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ. Văn<br />
bản ‘Quy chế chung Quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc (HPPMG)’<br />
này là một thành tố trong quá trình đổi mới đó.<br />
Trong quá trình hợp tác, Việt Nam và LHQ luôn coi trọng vai trò làm chủ của nước chủ<br />
nhà, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc quản lý và sử dụng viện trợ. Chính vì vậy, Chính phủ<br />
Việt Nam và các tổ chức LHQ không ngừng hoàn thiện các quy trình, thủ tục và quy định về<br />
quản lý của mình để làm công cụ quản lý hữu hiệu cho các chương trình, dự án. Tuy nhiên,<br />
những hướng dẫn đó thường nằm ở nhiều văn bản khác nhau, chưa mang tính hệ thống và toàn<br />
diện, chưa thể hiện sự hài hoà và phù hợp chung giữa các tổ chức LHQ và giữa các tổ chức này<br />
với Chính phủ Việt Nam. Đến những năm cuối thập kỷ trước, một vài tổ chức của LHQ và các<br />
cơ quan đối tác Việt Nam mới cùng tiến hành xây dựng những cuốn sổ tay hướng dẫn công tác<br />
quản lý dự án có tính chất hệ thống và toàn diện, nhưng sổ tay của tổ chức LHQ nào thì cũng chỉ<br />
áp dụng cho dự án do tổ chức đó hỗ trợ. Tuy nhiên, việc ra đời những cuốn sổ tay như vậy cũng<br />
đã giúp Cơ quan thực hiện dự án của phía Việt Nam và tổ chức LHQ đối tác rất nhiều trong công<br />
tác quản lý dự án vì các cán bộ có liên quan bắt đầu áp dụng những chuẩn mực chung về quản lý<br />
được cả hai bên cùng xây dựng.<br />
Năm 2006, LHQ chọn Việt Nam làm nước thí điểm thực hiện ‘Sáng kiến Một LHQ’,<br />
trong đó chú trọng phối hợp hài hòa giữa các Chương trình của các tổ chức thành viên. Một kết<br />
quả quan trọng của quá trình này là văn bản Kế hoạch chung được 14 tổ chức LHQ hoạt động tại<br />
Việt Nam và Chính phủ Việt Nam cùng phê duyệt và ký kết. Đặc biệt, ngày 09/11/2006, Chính<br />
phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP kèm theo Quy chế quản lý và sử dụng<br />
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Do vậy, nhu cầu cần có một hệ thống chuẩn mực hài hòa giữa<br />
các quy định, quy trình, thủ tục quản lý ở cấp chương trình và cấp dự án của các tổ chức khác<br />
nhau của LHQ tại Việt Nam và của Chính phủ Việt Nam trở nên cấp bách. Các cơ quan quản lý<br />
viện trợ của Chính phủ, Văn phòng Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc và các Văn phòng<br />
Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP), Quỹ Dân số của LHQ (UNFPA) và Quỹ Nhi đồng<br />
của LHQ (UNICEF) tại Việt Nam đã cùng phối hợp biên soạn văn bản HPPMG để hướng dẫn<br />
việc điều hành và thực hiện chương trình, dự án liên quan đến Phương thức quốc gia thực hiện<br />
(NIM) và về trách nhiệm phối hợp giữa các bên khi áp dụng phương thức khác cho các cơ quan,<br />
tổ chức liên quan của Việt Nam và LHQ áp dụng, đặc biệt là những đối tượng sau đây :<br />
- Các cơ quan quản lý viện trợ của Chính phủ (CQQLVT);<br />
- Cơ quan thực hiện chương trình, dự án (IP), bao gồm cả Cơ quan thực hiện quốc gia<br />
(NIP) và Cơ quan thực hiện quốc tế (IIP);<br />
- Cơ quan đồng thực hiện (CIP);<br />
- Ban quản lý chương trình, dự án (PMU);<br />
- Văn phòng UNDP, UNFPA và UNICEF tại Việt Nam;<br />
- Văn phòng Điều phối viên LHQ (UNRCO) tại Việt Nam.<br />
HPPMG này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2010, được áp dụng cho tất cả các chương<br />
trình, dự án mới và đang thực hiện. Các quy định trong HPPMG khi được áp dụng, sẽ thay thế<br />
<br />
2<br />
<br />
hoàn toàn các quy định tương ứng trước đây trong quản lý và thực hiện chương trình, dự án hợp<br />
tác giữa Việt Nam và từng tổ chức thành viên ExCom (UNDP, UNICEF và UNFPA).<br />
Dự kiến các tổ chức LHQ khác nếu lựa chọn áp dụng phương thức quốc gia thực hiện dự<br />
án, sẽ được khuyến khích áp dụng cuốn HPPMG này theo lộ trình được thống nhất với các cơ<br />
quan hữu quan của Chính phủ Việt Nam.<br />
Trong trường hợp Cơ quan thực hiện quốc tế trực tiếp thực hiện toàn bộ hay một phần<br />
dự án do LHQ hỗ trợ, họ có thể áp dụng các phương thức thực hiện của mình hoặc phương thức<br />
khác mà không phải là quốc gia thực hiện. Khi đó, các tổ chức LHQ hỗ trợ dự án cùng các tổ<br />
chức thực hiện dự án tương ứng và cơ quan tiếp nhận viện trợ của Việt Nam sẽ thống nhất<br />
phương thức áp dụng khi xây dựng DPO.<br />
HPPMG bao gồm nội dung chính và phần phụ lục, trong đó có Sổ tay Kế toán.<br />
Trong phần nội dung chính, HPPMG đã nêu rõ những nguyên tắc và định hướng chỉ đạo<br />
làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện HPPMG, mô tả và hướng dẫn quy trình xây dựng,<br />
quản lý, theo dõi và đánh giá các Chương trình quốc gia, Kế hoạch chung (One Plan) và các dự<br />
án của LHQ hỗ trợ cho Việt Nam cũng như vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan.<br />
Trong phần phụ lục, nhằm hỗ trợ cho người sử dụng trong các tác nghiệp cụ thể,<br />
HPPMG đã cung cấp một số mẫu văn bản và biểu bảng chính cũng như danh mục các văn bản và<br />
nguồn thông tin chính thức đã được tham chiếu khi xây dựng HPPMG để sử dụng cho các vấn đề<br />
cụ thể liên quan. Sổ tay Kế toán được xây dựng chủ yếu dựa trên quy định hiện hành của Việt<br />
Nam về kế toán với một số hướng dẫn bổ sung về một số yêu cầu đặc thù đối với các dự án hỗ<br />
trợ kỹ thuật do các tổ chức LHQ hỗ trợ.<br />
Vì lẽ đó, HPPMG sẽ là một công cụ tiện lợi và hữu ích giúp quá trình quản lý và thực<br />
hiện Kế hoạch chung và dự án được LHQ trợ giúp được minh bạch và hiệu quả hơn. Đồng thời,<br />
HPPMG sẽ góp phần vào nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ nói chung của Chính phủ và các đối<br />
tác phát triển trong khuôn khổ Cam kết Hà Nội về nâng cao hiệu quả viện trợ.<br />
Tuy nhiên, do việc phối hợp hài hòa giữa các quy định quản lý Chương trình quốc gia và<br />
dự án của các tổ chức LHQ với nhau và với các quy định của Chính phủ Việt Nam vẫn còn đang<br />
trong giai đoạn thí điểm nên có thể vẫn còn tồn tại một số khác biệt nhất định giữa những quy<br />
định trong HPPMG này với quy định của một tổ chức LHQ nào đó hoặc của Chính phủ Việt<br />
Nam. Do vậy, HPPMG sẽ được xem xét và cập nhật sau hai năm thực hiện thí điểm để phản ánh<br />
kết quả từ sáng kiến hài hòa của LHQ cũng như bài học rút ra từ việc thực hiện HPPMG. Bên<br />
cạnh đó, trong quá trình áp dụng và thực hiện HPPMG, nếu có các văn bản quy phạm pháp luật<br />
đã được tham chiếu khi xây dựng HPPMG này thay đổi thì các bên liên quan sẽ thông báo cho<br />
nhau để xem xét áp dụng sự thay thế theo quy định. Vì vậy, những phản hồi kịp thời của người<br />
sử dụng về các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện HPPMG và gợi ý những thay đổi cần<br />
thiết để hoàn thiện công cụ quản lý này luôn được đánh giá cao và xem xét nghiêm túc.<br />
<br />
ĐIỀU PHỐI VIÊN THƯỜNG TRÚ<br />
LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
BỘ TRƯỞNG<br />
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ<br />
<br />
John Hendra<br />
<br />
Võ Hồng Phúc<br />
<br />
3<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ<br />
<br />
PHẦN I – CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO<br />
Chương 1 – CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ................... ........................................................ 12<br />
Chương 2 – CÁC NGUYÊN TẮC ĐẶC THÙ ............... ........................................................ 14<br />
<br />
PHẦN II – QUẢN LÝ CẤP CHƯƠNG TRÌNH<br />
Chương 1 – CƠ CHẾ QUẢN LÝ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN<br />
VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC ................................... ........................................................ 16<br />
I.<br />
CHU TRÌNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC .............. 16<br />
II.<br />
CƠ CHẾ QUẢN LÝ KẾ HOẠCH CHUNG .............................................................. 21<br />
Chương 2 – THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO VỀ KẾ HOẠCH CHUNG<br />
I.<br />
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .................................................................................. 27<br />
II.<br />
THEO DÕI KẾ HOẠCH CHUNG ............................................................................. 28<br />
III.<br />
ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH CHUNG ............................................................................ 31<br />
<br />
PHẦN III – QUẢN LÝ CẤP DỰ ÁN<br />
Chương 1- XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN .................................................... 34<br />
I.<br />
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .................................................................................. 34<br />
II.<br />
XÂY DỰNG DPO VÀ DANH MỤC YÊU CẦU LHQ HỖ TRỢ ............................. 34<br />
Chương 2 – KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN ................................. ........................................................ 38<br />
I.<br />
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ................................................................................. 38<br />
II.<br />
TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN .................................................................................. 38<br />
III.<br />
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM ĐẦU CỦA DỰ ÁN ......................... 41<br />
IV.<br />
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC VÀ CHUYỂN TIỀN CHO QUÝ ĐẦU<br />
CỦA DỰ ÁN .............................................................................................................. 41<br />
V.<br />
THÔNG BÁO VIỆC KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN BỊ TRỄ ................................................ 41<br />
Chương 3 - XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ KÝ KẾT KẾ HOẠCH<br />
CÔNG TÁC NĂM (AWP) VÀ VĂN KIỆN DỰ ÁN ..... ........................................................ 42<br />
I.<br />
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .................................................................................. 42<br />
II.<br />
QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT AWP ........................ 43<br />
III.<br />
QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT<br />
VĂN KIỆN DỰ ÁN.................................................................................................... 47<br />
IV.<br />
KÝ KẾT VĂN KIỆN DỰ ÁN VÀ AWP ................................................................... 48<br />
V.<br />
THÔNG BÁO KẾT QUẢ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN HOẶC AWP ................................ 48<br />
VI.<br />
ĐIỀU CHỈNH VĂN KIỆN DỰ ÁN HOẶC AWP ..................................................... 48<br />
Chương 4 – XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÔNG TÁC QUÝ (QWP) ....... 50<br />
I.<br />
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ................................................................................. 50<br />
<br />
4<br />
<br />
II.<br />
<br />
III.<br />
IV.<br />
<br />
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYỆT QWP CHO QUÝ ĐẦU<br />
CỦA DỰ ÁN ..................................................................................................................<br />
................................................................................................................................... 51<br />
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYỆT QWP (TỪ QUÝ THỨ HAI<br />
CỦA DỰ ÁN) ............................................................................................................ 52<br />
ĐIỀU CHỈNH QWP ................................................................................................... 52<br />
<br />
Chương 5 – TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ DỰ ÁN .................................................................... 54<br />
I.<br />
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .................................................................................. 54<br />
II.<br />
TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH HỖ TRỢ QUẢN LÝ DỰ ÁN ............. 56<br />
III.<br />
TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA DỰ ÁN TRONG NƯỚC ........................................ 59<br />
IV.<br />
TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA QUỐC TẾ............................................................... 63<br />
Chương 6 – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA DỰ ÁN ........................................ 64<br />
I.<br />
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .................................................................................. 64<br />
II.<br />
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC ............................................ 64<br />
III.<br />
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGOÀI NƯỚC ............................................. 70<br />
Chương 7 – MUA SẮM HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CHO DỰ ÁN..................................... 76<br />
I.<br />
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .................................................................................. 76<br />
II.<br />
MUA SẮM TRONG NƯỚC ...................................................................................... 77<br />
III.<br />
MUA SẮM NGOÀI NƯỚC ....................................................................................... 82<br />
IV.<br />
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CHO PHÍA VIỆT NAM ................. 85<br />
Chương 8 – QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ......................................................................... 87<br />
I.<br />
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ................................................................................. 87<br />
II.<br />
CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN .............................. 88<br />
III.<br />
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CƠ QUAN THỰC<br />
HIỆN DỰ ÁN ............................................................................................................. 89<br />
IV.<br />
LẬP VÀ PHÊ DUYỆT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH .................................................... 91<br />
V.<br />
CHUYỂN TIỀN CHO CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN ......................................... 94<br />
VI.<br />
QUẢN LÝ THUẾ VÀ TÀI SẢN................................................................................ 95<br />
VII.<br />
THANH QUYẾT TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................. 98<br />
VIII. KIỂM SÓAT TÀI CHÍNH NỘI BỘ ........................................................................... 99<br />
IX.<br />
KẾT THÚC DỰ ÁN VỀ MẶT TÀI CHÍNH ............................................................ 102<br />
X.<br />
KIỂM TOÁN CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN ..................................................... 102<br />
Chương 9 – THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO DỰ ÁN ........................................... 108<br />
I.<br />
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ................................................................................ 108<br />
II.<br />
THEO DÕI DỰ ÁN .................................................................................................. 109<br />
III.<br />
ĐÁNH GIÁ CÁC DỰ ÁN ....................................................................................... 112<br />
IV.<br />
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA DỰ ÁN .......................................................................... 113<br />
Chương 10 – KẾT THÚC DỰ ÁN ......................................................................................... 115<br />
I.<br />
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ................................................................................ 115<br />
II.<br />
QUY TRÌNH KẾT THÚC DỰ ÁN .......................................................................... 115<br />
<br />
Danh mục các tài liệu tham khảo........................................................................................... 117<br />
<br />
5<br />
<br />