intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rà soát chiến lược của Doanh nghiệp lớn nhằm vượt cơn suy thoái kinh tế

Chia sẻ: Nguyen Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

110
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học từ khủng hoảng trong quá khứ và hiện tại cho thấy khó khăn kinh tế và khủng hoảng nhiều khả năng sẽ tác động tiêu cực trước và thậm chí quật ngã trước những doanh nghiệp phát triển quá đa dạng, phát triển và cạnh tranh không dựa trên năng lực cốt lõi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rà soát chiến lược của Doanh nghiệp lớn nhằm vượt cơn suy thoái kinh tế

  1. Rà soát chiến lược của Doanh nghiệp lớn nhằm vượt cơn suy thoái kinh tế (P1) Bài học từ khủng hoảng trong quá khứ và hiện tại cho thấy khó khăn kinh tế và khủng hoảng nhiều khả năng sẽ tác động tiêu cực trước và thậm chí quật ngã trước những doanh nghiệp phát triển quá đa dạng, phát triển và cạnh tranh không dựa trên năng lực cốt lõi. Lựa chọn được ngành kinh doanh cốt lõi, phát triển nó dựa trên những năng lực cốt lõi và tay nghề / kỹ năng chuyên môn là chìa khóa cho sự phát triển doanh nghiệp bền vững. Bối cảnh Thế giới vẫn đang bị bao phủ bởi của cuộc suy thoái kinh tế được đánh giá là nghiêm trọng nhất kể từ Đại suy thoái trong thập niên 30 của thế kỷ trước. Việc chính phủ Mỹ phải ra tay giải cứu tập
  2. đoàn Citigroup và mới đây thôi là hãng bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ American International Group (AIG) là sự cảnh báo cho thấy thị trường tín dụng và tài chính vẫn còn rất nhiều khó khăn. Theo dự báo của tổ chức Quỹ tiền tệ Quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2009 chỉ ở mức 0,5%, kéo theo khoảng 51 triệu người trên thế giới bị mất việc làm. Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (bao gồm cả Việt Nam) năm 2009 sẽ chỉ khoảng 3,25%, bằng ½ con số của năm 2008 mà nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm của nhu cầu đối với hàng xuất khẩu, giá hàng hóa và giá dầu thô cũng như sự eo hẹp về các nguồn tài chính. Trung Quốc, nền kinh tế đã được cho là ít phải chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, hiện cũng đang chịu những tác động tiêu cực mạnh mẽ và tốc độ tăng trưởng cũng khó có thể vượt quá 7,5% trong năm nay. Tại Việt Nam, cơn bão khủng hoảng đã làm trầm trọng hơn những yếu kém trong nội tại bản thân nền kinh tế vốn được tích lũy từ trước đó. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 được dự báo trung
  3. bình chỉ ở mức 5%, kết quả kinh doanh của những công ty kinh doanh hàng và dịch vụ xuất khẩu sẽ sụt giảm rất rõ nét. Trong số 500 công ty lớn nhất Việt Nam theo xếp hạng của VNR, hiện có 81 công ty đang được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Hình 1 cho thấy trong năm 2008, đa số các công ty đều có mức lợi nhuận tuyệt đối và lợi tức trên cổ phiếu (EPS) thấp, điển hình có những công ty bị lỗ khá lớn, có các mã KLS, PPC, GMD, TYA, SAM, FPC, và BHS. Hình 1. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lớn niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, 2008
  4. Nguồn: tính toán của tác giả theo số liệu của Công ty Chứng khoán Quốc tế Một trong những bài học có thể rút ra từ khủng hoảng, đó là nhiều doanh nghiệp đã phải chịu những rủi ro lớn hơn nhiều (thể hiện ở mức lợi nhuận sụt giảm nhanh) khi thực hiện định vị và đa dạng hóa kinh doanh ra ngoài những năng lực cốt lõi của mình để cố tận dụng những cơ hội ngắn hạn tăng trưởng nóng trên thị trường bất động sản và chứng khoán. Xếp hạng doanh nghiệp theo tiêu chí hiệu quả hoạt động (ví dụ: lợi nhuận) sẽ thấy ngay sự thay đổi thứ hạng trong những doanh nghiệp lớn nhất xếp theo tiêu chí tổng tài sản. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (mã VNM) không phải là một công ty có quy mô lớn nhất về tài sản, nhưng nhờ xây dựng và phát triển kinh doanh trên năng lực lõi của mình, vẫn đạt được kết quả tốt trong khủng hoảng – đạt lợi nhuận trên 2.500 tỷ đồng trong năm 2008, cao nhất trong số các công ty VNR500 niêm yết. Có thể tìm ra rất nhiều ví dụ về những công ty đã phải cắn răng chịu những khoản lỗ lớn, hoặc trích dự
  5. phòng lỗ lớn cho những khoản đầu tư ra ngoài năng lực cốt lõi của mình vào thị trường bất động sản và chứng khoán, và đã không đủ kinh nghiệm và năng lực để “thoát ra” trước khi những thị trường này tụt dốc không phanh. Kinh nghiệm từ khủng hoảng 1997 trong quá khứ Ba tập đoàn Daewoo, Samsung và Mitsubishi đã bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 do thực thi chính sách kinh doanh cơ hội ngắn hạn dưới sự trợ giúp của ngân sách và hỗ trợ đặc biệt của chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản. Samsung hoạt động theo kiểu đa ngành nghề bao gồm đóng tàu, dệt may, lò vi sóng, chíp điện tử, bảo hiểm, hóa chất, tài chính, truyền thông, xây dựng, vv… Dawoo kinh doanh đa dạng hơn, gồm thêm cả sản xuất xe ô tô, du lịch và khách sạn. Mitsubishi thậm chí còn kinh doanh bao trùm hơn nữa, gồm thêm cả nhiên liệu, dầu khí và bia. Sự đa dạng hóa quá mức này đã làm cho họ không thể có đủ nguồn lực để chống đỡ nổi những
  6. đòn chí tử của khủng hoảng: Samsung phải sa thải tới hơn 10% công nhân (30.000 người), nợ chồng chất gấp gần 3 lần tài sản doanh nghiệp; Daewoo lỗ 21 tỷ đô la ngay trong vòng 4 tháng đầu tiên của khủng hoảng; và Mitsubishi khai báo mức lỗ lên tới 118 tỷ đô la. Tất cả những tập đoàn này đều có quy mô, và kinh nghiệm quản trị lớn hơn rất rất nhiều lần những công ty được liệt kê trong danh sách những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam hiện nay, VNR500. Tuy nhiên, cũng trong cuộc khủng hoảng đó, có thể nhận thấy hai tập đoàn khác là Sony và Honda lại không gặp phải các vấn đề trầm trọng do họ chỉ phát triển kinh doanh dựa trên những năng lực cốt lõi và tay nghề chuyên môn của mình. Sony hầu như chỉ tập trung kinh doanh và phát triển mảng điện tử phục vụ thông tin và giải trí còn Honda chuyên về sản xuất động cơ. Khủng hoảng năm 1997, dù chỉ mang tính khu vực, đã làm cho các tập đoàn thực thi chiến lược kinh doanh quá đa dạng và không dựa trên năng lực cốt lõi và tay nghề chuyên môn của
  7. mình bị thiệt hại rất nặng nề. Các yếu kém đã rất dễ dàng bị bộc lộ, và tác động thẳng thừng tới thị trường và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngay cả khi khủng hoảng chưa diễn ra, các sản phẩm của Dawoo, Samsung và Mitsubishi cũng đã không thể cạnh tranh nổi với những sản phẩm trong tay nghề chuyên môn và năng lực cốt lõi của Sony và Honda. Bài học từ khủng hoảng trong quá khứ và hiện tại cho thấy khó khăn kinh tế và khủng hoảng nhiều khả năng sẽ tác động tiêu cực trước và thậm chí quật ngã trước những doanh nghiệp phát triển quá đa dạng, phát triển và cạnh tranh không dựa trên năng lực cốt lõi. Lựa chọn được ngành kinh doanh cốt lõi, phát triển nó dựa trên những năng lực cốt lõi và tay nghề / kỹ năng chuyên môn là chìa khóa cho sự phát triển doanh nghiệp bền vững. Các doanh nghiệp, ngay cả khi có nguồn lực tương đối dồi dào, vẫn cần phải rất thận trọng với những quan điểm “nắm bắt mọi thời cơ ngắn hạn trong kinh doanh”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2