Rèn kĩ năng đàm phán cho con
lượt xem 10
download
Tham khảo tài liệu 'rèn kĩ năng đàm phán cho con', tài liệu phổ thông, mầm non - mẫu giáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rèn kĩ năng đàm phán cho con
- Rèn kĩ năng đàm phán cho con
- Tin năm nay chín tuổi. Tin rất yêu động vật, mơ ước có được một ngôi nhà bé xíu và ấm cúng cho một chú thỏ trắng muốt. Còn nửa năm nữa mới tới sinh nhật, nhưng Tin đã bắt đầu “đề xuất” món quà với mẹ. Mẹ không từ chối, nhưng chưa đồng ý ngay. Mẹ bảo: “Nếu Tin tìm được một chú thỏ nào mà tự chăm sóc được bản thân thì mẹ sẽ cho phép nuôi”. Việc này là không thể, vì Tin đã chín tuổi mà còn phải nhờ mẹ giúp rất nhiều việc. Mong muốn có một chú thỏ đã làm Tin suy nghĩ: Nếu mình nuôi một con thỏ, mẹ phải dọn chuồng, phải vệ sinh cho nó hằng ngày. Vậy là mẹ nuôi thỏ hay Tin nuôi? Suy nghĩ, Tin thấy tội nghiệp mẹ. Muốn có thỏ để chơi chỉ có một cách là mình phải chăm sóc thỏ, mà muốn thuyết phục mẹ đồng ý chỉ có cách chứng minh vớ i mẹ là mình có thể tự chăm sóc được bản thân. Vậy là Tin bắt đầu “chiến dịch” tự lập. Trong một thời gian ngắn, Tin đã tự dọn dẹp phòng, tự giác tắm rửa mỗi buổi đi học về, thậm chí còn tự chà đôi giày đi học trắng tinh. Vì muốn đạt được ước nguyện có một chú thỏ, thay vì kỳ kèo với mẹ, Tin đã chứng minh mình có thể đảm đương vai trò “làm chủ” chú thỏ. Tin
- không chỉ nghĩ đến mình mà còn nghĩ đến mẹ. Cuối cùng, Tin đã có được món quà sinh nhật hằng ao ước. Nhiều bố mẹ có con tuổi teen bây giờ đang rất bối rối với thái độ bất hợp tác của con. Dùng roi vọt hầu như không còn tác dụng, bởi chúng nó thừa hiểu “mình đau ít mà bố mẹ đau nhiều hơn”. Các hình phạt cũng không giúp cải thiện tình hình, không cho ăn cơm thì nhịn, chúng nó đâu thèm ăn; không cho đi chơi thì ngồi nhà và vào mạng chat… Phải làm gì với những đứa trẻ ở tuổi “nổi loạn” này? Phải chăng, bố mẹ và con đều đang thiếu khả năng đàm phán? Nhiều ông bố bà mẹ tự hỏi: “Tại sao lại phải đàm phán với chúng, mình làm bố làm mẹ, mình có quyền bắt chúng nó làm theo ý mình chứ?”… Một trong những kỹ năng quan trọng của đứa trẻ là khả năng thuyết phục người khác; đặc biệt là thuyết phục bố mẹ để đạt được ước muốn của mình và làm cho mối quan hệ trong gia đình vui vẻ, hòa thuận. Để có được khả năng này, trẻ cần có sự hỗ trợ của bố mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Nhiều bố mẹ khi nói chuyện với con, chỉ biết giao trách nhiệm mà không giải thích với trẻ về quyền lợi của mình. Vì vậy, trẻ luôn cảm giác mình bị thiệt thòi, nghĩa vụ của mình quá nặng nề mà mình chẳng được hưởng “thành quả lao động”. Trẻ sẽ không có nhiều hứng thú thực hiện
- những gì bố mẹ dặn dò, mặc dù đó là những việc của mình mà không ai thay thế được. Để trẻ có khả năng đàm phán, ta phải tập cho trẻ biết nghĩ đến người khác. Nếu trẻ chỉ ích kỷ, biết mình mà không biết người khác thì không đ ủ sức thuyết phục người khác và rất khó thành công. Không dạy cho trẻ quá so đo, tính toán, nhưng bố mẹ nên phân tích cho con hiểu, phải nghĩ đến quyền lợi của mình và của người khác. Với một suy nghĩ “cả hai c ùng có lợi”, trẻ sẽ tự nhận thấy sự công bằng và không thấy mình bị ép buộc. Để có được khả năng thuyết phục, trẻ cần có sự hỗ trợ của bố mẹ và những người xung quanh. Người lớn không nên đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ một cách dễ dàng, nhưng cũng không nên áp đặt và phủ nhận mọi sáng kiến của trẻ. Trẻ phải có cơ hội thử thách, phải có lòng kiên nhẫn và mong muốn đạt được mục đích của mình. Khi trẻ đòi quyền lợi, muốn cha mẹ đáp ứng những yêu cầu của mình, cần phân tích cho trẻ hiểu bố mẹ cũng có những “thỏa hiệp”. Nếu con muốn đi chơi với bạn, con phải chứng minh rằng việc đi chơi là cần thiết và an toàn; con làm xong những việc cần làm và việc đi chơi của con không ảnh hưởng đến việc học. Không thể đàm phán qua những lời hứa, mà qua hành động. Tạo cho trẻ một thói quen không năn nỉ, không vòi vĩnh. Phải chứng
- minh rằng con hiểu nhu cầu của mình và có trách nhiệm khi được đáp ứng nhu cầu đó. Đừng bao giờ đáp ứng nhu cầu của con vô điều kiện. Hãy tạo cơ hội cho trẻ phát huy khả năng thuyết phục của mình. Cần tạo cho trẻ nhận biết bản thân, biết mình cần gì và phải biết làm sao để đạt được mong muốn đó. Bên cạnh đó, tập cho trẻ nghĩ về những mong đợi của bố mẹ, những đóng góp và cả sự hy sinh của người khác cho mình. Quan trọng nhất là trẻ biết cân bằng cả hai, như vậy trẻ sẽ quyết định phải làm gì để thuyết phục người khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Tập đọc lớp 3: Đề bài: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
5 p | 692 | 52
-
Giáo án Tập đọc lớp 3: Đề bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
6 p | 496 | 49
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
12 p | 269 | 44
-
Giáo án Tập đọc lớp 3: Đề bài: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
4 p | 598 | 41
-
Bài 9: Hai cây phong - Giáo án Ngữ văn 8
10 p | 1074 | 40
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn tập đọc lớp 2 – chuyện bốn mùa
5 p | 416 | 38
-
Giáo án Tập đọc lớp 3: Đề bài: AI CÓ LỖI
8 p | 490 | 37
-
Giáo án tuần 10 bài LTVC: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 410 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint
25 p | 95 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng kĩ thuật sơ đồ KWL trong dạy học Vật lí
14 p | 36 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng viết phần giải thích trong đề thi Học sinh giỏi THPT môn Ngữ văn
28 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp để nâng cao Thể lực cho học sinh lớp 4
27 p | 68 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non: Một số biện pháp bảo đảm an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi tại lớp mẫu giáo bé 3TA2 - Trường mầm non Văn Yên - Đại Từ - Thái Nguyên, năm học 2021-2022
28 p | 30 | 6
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phan Chu Trinh
5 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thuộc địa bàn khó khăn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học
14 p | 23 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển thể lực để nâng cao sức khỏe cho học sinh lớp 11A1 và lớp 11A4 năm học 2015-2016
21 p | 51 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam
2 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn