Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng một số kĩ thuật đọc giúp phát triển kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Anh tại trường CĐSP Lạng Sơn
lượt xem 6
download
Mục tiêu của sáng kiến là nhằm nghiên cứu các kĩ thuật đọc giúp người học phát triển kĩ năng đọc; Tìm hiểu thực trạng học và khả năng đọc hiểu của SV chuyên ngành tiếng Anh năm thứ 2; Áp dụng một số kĩ thuật đọc đối với SV chuyên ngành tiếng Anh năm thứ hai tại trường CĐSP Lạng Sơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng một số kĩ thuật đọc giúp phát triển kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Anh tại trường CĐSP Lạng Sơn
- 1 PL2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CĐSP LẠNG SƠN =***= BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐỌC GIÚP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO SINH VIÊN NĂM THỨ HAI CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG CĐSP LẠNG SƠN Lĩnh vực sáng kiến: Khoa học xã hội Tác giả: Phạm Thanh Mai Trình độ chuyên môn:Ths tiếng Anh Nơi công tác: Khoa Ngoại ngữ Điện thoại liên hệ: 0988523262 Địa chỉ thư điện tử: phamthanhmai@lce.edu.vn Lạng Sơn, tháng 4 năm 2023
- PL1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục & Đào tạo Lạng Sơn Tôi là: Phạm Thanh Mai Ngày, tháng, năm sinh: 21/ 01/ 1977 Nơi công tác: Khoa Ngoại ngữ, trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn Chức danh: Giảng viên Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Tiếng Anh Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Áp dụng một số kĩ thuật đọc giúp phát triển kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Anh tại trường CĐSP Lạng Sơn. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thanh Mai - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khoa học xã hội - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2022-2023 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến được thực hiện dựa trên thực trạng dạy và học HP Đọc hiểu của SV cũng như đặc điểm của SV khối Giáo dục nghề nghiệp theo học song song 2 chuyên ngành ngoại ngữ, tiếng Anh và tiếng Trung, với mục đích phát triển kĩ năng Đọc hiểu cho SV thông qua các kĩ thuật đọc. Các kĩ thuật này đã được tác giả nghiên cứu rất tỉ mỉ các nội dung liên quan đến cơ sở lí luận như: Đặc điểm, cách thức thực hiện, … từ đó điều chỉnh và áp dụng một cách phù hợp với thực tế giảng dạy, trình độ SV và đặc thù môn học. Thông qua các số liệu thu thập, các phản hồi từ SV cũng như kết quả áp dụng các giải pháp, sáng kiến được đánh giá là đã mang lại hiệu quả nhất định, đặc biệt là với đối tượng SV tham gia sáng kiến, giúp hình thành thói quen, kĩ thuật Đọc nhằm phát triển kĩ năng Đọc hiểu và các kiến thức ngôn ngữ cho các em. - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Cơ sở lí luận liên quan đến nội dung nghiên cứu: loại hình và kĩ thuật đọc + SV năm thứ 2 chuyên ngành tiếng Anh đã hoàn thành HP Đọc1, và đang theo học 2 HP Đọc 2 và Đọc 3.
- - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả6: - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Sáng kiến đã hệ thống hoá một cách khoa học các nội dung nghiên cứu của sáng kiến bao gồm (1) các loại hình Đọc, (2) các kĩ thuật Đọc, … là cơ sở nghiên cứu cho các tác giả có ý định thực hiện các nội dung liên quan trong các sáng kiến tiếp theo. + Cách thức đưa ra các giải pháp của sáng kiến khoa học, hợp lí, phù hợp với đặc thù bộ môn và đối tượng người học, có thể thực hiện nhiều lần, liên tục đối với các bài đọc khác thuộc các HP khác nhau. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)7: + Đối tượng SV được áp dụng sáng kiến hình thành được thói quen Đọc, cải thiện được kiến thức ngôn ngữ , giúp các em phát triển kĩ năng Đọc hiểu không chỉ đối với tiếng Anh, mà còn đối với các thứ tiếng khác, đặc biệt là môn tiếng Trung + Nếu được triển khai rộng rãi, sáng kiến sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho giảng viên và SV, giúp họ hạn chế thời gian và chi phí trong việc tìm kiếm, nghiên cứu, soạn thảo các kĩ thuật, hình thức Đọc nhằm phát triển kĩ năng Đọc nói riêng và các kĩ năng ngôn ngữ nói chung. + Sáng kiến có thể áp dụng với nhiều đối tượng SV, ở nhiều môn học khác nhau, tại các thời điểm khác nhau. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn và Bản mô tả sáng kiến (kèm theo đơn) là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Lạng Sơn, ngày 12 tháng 04 năm 2023 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thanh Mai
- MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 1 1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………….. 1 2. Mục tiêu của sáng kiến …………………………………………………. 2 3. Phạm vi của sáng kiến ………………………………………………….. 2 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN ………………………………. 2 1. Cơ sở lí luận ……………………………………………………………. 2 1.1. Khái niệm đọc ………………………………………………………... 2 1. 2. Các loại hình đọc ……………………………………………………. 3 1.3. Các kĩ thuật đọc ……………………………………………………… 4 1.3.1. Vận dụng ngữ cảnh ( Using “Context clues” ) …………………..… 4 1.3.2. Suy luận (Making Inference) ………………………………………. 5 1.3. 3. Xem trước bài đọc (Previewing) ………………………………….. 6 1.3. 4. Xác định chủ đề và ý chính ( Identifying the topic and the main idea) 7 1.3.5 .Tóm tắt, Kết luận (Summarizing) ………………………………….. 7 2. Cơ sở thực tiễn ………..………………………………………………… 8 2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến …………………………………. 8 2.2. Đối tượng người học và giáo trình ……………………………………. 8 2.3. Thực trạng vấn đề ……………………………………………………… 10 III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN ……………………………………………… 11 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến ………………….. 11 1.1. Thực trạng SV trước khi thực hiện sáng kiến………………………….. 11 1.2. Áp dụng các kĩ thuật đọc ………………………………………………. 13 2. Đánh giá kết quả thu được ………………………………………………. 19 2. 1. Tính mới, tính sáng tạo ………………………………………………. 19 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến ……… 20 IV. KẾT LUẬN …………………………………………….……………… 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………...…………. 22 PHỤ LỤC …………………………………………………………………. 23
- TÓM TẮT SÁNG KIẾN Trong quá trình giảng dạy, nhận thấy những tồn tại trong thực trạng học học phần Đọc của SV chuyên ngành Anh tại trường CĐSP Lạng Sơn, với mong muốn cải thiện được chất lượng học ngoại ngữ nói chung và phát triển kĩ năng Đọc hiểu nói riêng cho các em, tác giả đã thực hiện sáng kiến bằng cách tiến hành nghiên cứu thực trạng và thực hiện các giải pháp. Liên quan đến cơ sở thực tiễn, sáng kiến tập trung vào tìm hiểu thực trạng học của SV: thói quen, cách thức, thái độ, quan điểm của SV với bộ môn. Từ đó, các giải pháp đề xuất thực hiện thông qua các hình thức và kĩ thuật đọc đã được nghiên cứu, hệ thống và đúc kết lại từ các quan điểm, lí lẽ và phương pháp của các nhà giáo học pháp. Các nội dung này liên quan đến: (1) các loại hình đọc, (2) các kĩ thuật đọc, được trình bày cụ thể trong phần cơ sở lí luận. Với tính ưu việt và tính hiệu quả của các kĩ thuật đọc trong việc phát triển kĩ năng đọc cho sinh viên, sáng kiến đã thực hiện áp dụng kĩ thuật vận dụng ngữ cảnh, suy luận, xem trước bài, xác định chủ đề và ý chính, tóm tắt/ kết luận trong học phần Đọc 2, Đọc 3 trong 2 học kì III, IV dành cho sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành tiếng Anh. Sáng kiến đã mang lại hiệu quả nhất định đối với việc phát triển kĩ năng đọc và trang bị kiến thức ngôn ngữ cho các em cả về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, và hiểu biết xã hội thông qua các bài đọc. Sáng kiến có khả năng áp dụng đối với các đối tượng người học khác nhau khi học các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Trung.
- DANH BẠ CHỮ VIẾT TẮT Bộ LĐTB& XH Bộ Lao động thương binh & Xã hội CĐSP Cao đẳng sư phạm GDNN GDNN HP Học phần SV Sinh viên
- 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm qua, giảng dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp là phương pháp chủ đạo được áp dụng rộng rãi cho nhiều cấp, lớp học ngoại ngữ. Tuy nhiên, giao tiếp không chỉ thông qua các kênh khẩu ngữ (nghe và nói) mà còn thông qua cả các kênh bút ngữ (đọc và viết). Do đó, đọc hiểu không còn là kỹ năng thụ động đòi hỏi kỹ năng tiếp nhận (receptive skill) theo các quan niệm trước đây mà bộ môn này đã và đang trở thành kỹ năng chủ động, trong đó người học đóng vai trò tích cực của người tham dự vào thông tin được đọc, xử lý thông tin, hiểu và giải mã được thông tin để đưa ra những phản hồi về thông tin đó. Tại trường CĐSP Lạng Sơn, việc đào tạo SV khối GDNN chuyên ngành Tiếng Anh đã và đang được chú trọng, đảm bảo mục tiêu SV sau khi tốt nghiệp có những kĩ năng ngôn ngữ cần thiết, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại đặt ra. Do đó chương trình đào tạo các môn học nói chung và môn Đọc nói riêng được nghiên cứu và xây dựng, bám sát yêu cầu cũng như mục tiêu của Bộ LĐ - TB và XH cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Chính vì vậy, mục đích các chương trình đào tạo của nhà trường đều hướng tới bộ chương trình đào tạo tiếng Anh Bậc 1 - Bậc 4, bao gồm các chương trình giúp sinh viên được đào tạo tại trường đạt được chuẩn tiếng Anh theo đăng ký chuẩn đầu ra của Nhà trường. Cụ thể, sinh viên hệ CĐ tiếng Anh đạt mức năng lực Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương ứng trình độ B2 của Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ). Tuy nhiên, thói quen truyền thống trong việc dạy và học môn đọc hiểu cùng với những khó khăn trong quá trình học đọc đã gây nhiều trở ngại cho việc phát triển kỹ năng này cho sinh viên. Trong quá trình giảng dạy học phần Đọc, cá nhân tôi nhận thấy vẫn tồn tại rất nhiều SV chưa thành thạo trong việc luyện tập và ứng dụng các kĩ thuật đọc khi tiếp nhận các bài đọc, các em quen và rất khó thay đổi cách đọc dịch một đoạn văn ngắn để trả lời câu hỏi trong SGK tại cấp học Phổ thông cũng như làm các bài tập một cách đơn giản. Thói quen này đã hình thành sâu, trong một thời gian dài, và rất khó có thể thay đổi do các em chưa có chiến lược phân bố thời gian hay áp dụng được các thủ thuật, chiến lược, kĩ thuật đọc hiểu nhằm phát triển kĩ năng này một cách phù hợp và hiệu quả. Từ các lí do trên, sáng kiến hướng tới việc Áp dụng một số kĩ thuật giúp phát triển kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Anh tại trường CĐSP Lạng Sơn. Thông qua sáng kiến này, tôi mong muốn được cùng bạn bè đồng nghiệp trao đổi, tham khảo để xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho Sinh viên chuyên ngành tiếng Anh của nhà trường trong quá
- trình học nói riêng cũng như trong khi làm bài thi chuẩn quốc gia hoặc quốc tế nói chung. Trong quá trình nghiên cứu, ghi chép về lí luận thực tiễn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. 2. Mục tiêu của sáng kiến - Nghiên cứu các kĩ thuật đọc giúp người học phát triển kĩ năng đọc. - Tìm hiểu thực trạng học và khả năng đọc hiểu của SV chuyên ngành tiếng Anh năm thứ 2 - Áp dụng một số kĩ thuật đọc đối với SV chuyên ngành tiếng Anh năm thứ hai tại trường CĐSP Lạng Sơn 3. Phạm vi của sáng kiến (đối tượng, thời gian, không gian) - Áp dụng một số kĩ thuật đọc đối với SV chuyên ngành tiếng Anh năm thứ hai tại trường CĐSP Lạng Sơn thuộc các học phần Đọc 2 (từ tuần 2 đến tuần 14 – học kì I) và học phần Đọc 3 (từ tuần 2 đến tuần 13 – Học kì II ), năm học 2022- 2023. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm đọc “Đọc” là một quá trình ngôn ngữ học tâm lý qua đó, độc giả - người sử dụng ngôn ngữ kiến tạo theo cách tốt nhất có thể, nhằm lĩnh hội một thông điệp được người viết nhập mã qua sự thể hiện bằng văn tự “ (Goodman, 1971:135). Ở khía cạnh khác, Harmer nhận định: “Đọc là một quá trình cơ học trong đó mắt thu nhận thông điệp còn não tìm ra ý nghĩa thông điệp. “ (Harmer, 1989:153) Từ những định nghĩa trên, có thề thấy rằng kỹ năng đọc là một kỹ năng ngôn ngữ phức tạp mà yêu cầu cao nhất là khả năng hiểu và tiếp nhận toàn bộ những thông điệp của văn bản viết. Kỹ năng đọc hiểu là cầu nối giữa việc đọc một cách thụ động (passive reading) đến đọc một cách chủ động, tích cực (active reading), từ ký tự và từ vựng sang ngữ cảnh và ngôn bản. Kỹ năng đọc hiểu kém sẽ làm cho người đọc mất nhiều thời gian và công sức trong việc giải mã từ vựng hơn là hiểu chúng. Một định nghĩa khác được cho là dễ hiểu và đầy đủ của William G. được viết trong cuốn Reading in a second language (2009: 14) như sau: Đọc lá quá trình tiếp nhận và giải mã thông tin đã được mã hoá trong các cấu trúc ngôn ngữ thông qua các phương tiện in ấn. Tuy nhiên, tác giả này cũng cho rằng, kiến thức nền của người đọc là một trong những yếu tố cơ bản giúp việc thông hiểu bài đọc trở nên hiệu quả hơn: Sự thông hiểu diễn ra khi người đọc biết trích lọc và giải thích các thông tin trong bài đọc và gắn kết chúng với kiến thức cùng những hiểu biết của bản thân.” (William G. 2009)
- Thông qua các định nghĩa trên, ta thấy rõ ràng đọc là một kĩ năng tổng hợp không đơn giản. Ở đó, người đọc cần có vốn từ, có kiến thức ngôn ngữ, sự hiểu biết nhất định về một nội dung hay chủ đề cụ thể nào đó kết hợp với việc sử dụng các kĩ thuật đọc cần thiết và thích hợp, giúp phát triển kĩ năng đọc một cách hợp lí và hiệu quả. 1. 2. Các loại hình đọc 1.2.1. Đọc to Đọc to bao gồm sự hiểu biết các dấu hiệu in trên trang giấy và sản sinh ra những âm thanh lời nói đúng. Theo nhiều nhà giáo học pháp ngoại ngữ, đa phần, đọc to chú trọng vào việc luyện âm hơn là để đọc hiểu vì trong khi đọc to, nguời đọc có khuynh hướng quan tâm đến âm thanh nhiều hơn là ý nghĩa của văn bản. Loại hình đọc này không có tác dụng giúp phát triển kĩ năng đọc và đọc hiểu 1.2.2. Đọc thầm Đọc thầm bao gồm việc nhìn vào các câu và hiểu thông điệp chúng truyền đạt, nói cách khác, đọc thầm bao gồm việc hiểu ý của văn bản viết. Theo cách hiểu này, đọc thầm là kỹ năng đọc có hiệu quả nhất. Do đó, trong khi dạy đọc hiểu, đọc thầm là kỹ năng cần phải được rèn luyện nhiều để học sinh có thể hiểu nội dung văn bản sâu hơn và tự làm việc tích cực hơn. Đọc thầm là mốt trong các yếu tố của đọc hiểu nhưng chỉ áp dụng riêng loại hình này sẽ không đủ để 1.2.3. Đọc lướt (skimming) Mục đích của đọc lướt là để lấy ý chính của văn bản. Bản chất của đọc lướt là xác định ý chính của từng đọan văn trong một bài đọc để có thể tổng hợp chúng bằng cách khái quát hóa. Phần lớn, ý chính của đọan văn có kết cấu chặt chẽ thường nằm ở câu đầu hay câu cuối của đọan văn. Amita B (2004) cho rằng để khuyến khích người học đọc lấy ý chung của bài, việc chú ý đến tốc độ đọc là hết sức cần thiết và đọc lướt cần được áp dụng để đáp ứng yêu cầu này. Nhằm mục đích nhằm khai thác ý tổng quát và tìm hiểu ý chính của bài đọc, Linda Lee & Erik G. hướng dẫn người đọc thực hiện đọc lướt bằng các yêu cầu cụ thể sau: (1) không đọc tất cả các từ trong bài đọc. Để mắt lướt thật nhanh qua văn bản. (2) Đọc các tiêu đề chính và các tiêu đề nhỏ của văn bản. (3) Đọc lời giới thiệu hoặc đoạn đầu của văn bản. (4) Đọc câu đầu và câu cuối mỗi đoạn trong văn bản. (5) Đọc đoạn cuối của văn bản. Với các hướng dẫn cụ thể này, người đọc cần áp dụng ngay từ khi tiếp cận môn học nhằm dễ dàng hình thành thói quen và việc rèn kĩ năng đọc hiểu sẽ diễn ra đơn giản và thuận lợi. 1.2.4. Đọc quét (Scanning) Đọc quét là kỹ năng đọc nhằm xác định đơn vị hay thông tin cụ thể mà người đọc cần. Đối với loại hình đọc này, người đọc thường tập trung vào việc tìm kiếm thông tin họ muốn, đưa mắt nhanh giữa những dòng chữ. Theo Williams
- (1996), đọc quét xảy ra khi người đọc đọc qua một văn bản rất nhanh để tìm một thông tin cụ thể nào đó. Đọc quét được sử dụng rộng rãi trong đọc hiểu và được cho là hữu ích bởi nó giúp người đọc hiểu được ý của văn bản thông qua các thông tin cụ thể có trong bài. Khác với đọc lướt, đọc quét được áp dụng với mục đích tìm thông tin cụ thể, nhận biết và hiểu các từ ngữ/ cụm từ cụ thể hoặc trả lời cho một câu hỏi cụ thể của bài đọc. Với mục đích này, Linda Lee & Erik G gợi ý người đọc cần thực hiện các cách thức sau: (1) Nghĩ tới các cách trả lời có thể cho từng câu hỏi cụ thể. Liệu nó là con số? là ngày tháng? là tên người ? … (2)Tự đặt ra những câu hỏi cho riêng mình trong quá trình quét. (3) Quét mắt thật nhanh qua nhiều dòng của bài đọc cùng một lúc (2011: 28). Như vậy, đọc quét đòi hỏi người đọc có tốc độ đọc tương đối nhưng vẫn nắm bắt và hiểu được những thông tin, nội dung cụ thể xuất hiện trong bài. Hai loại hình đọc lướt (skimming) và đọc quét (scanning) được áp dụng phổ biến, rộng rãi và đã trở thành dấu hiệu và bản chất của quá trình đọc hiểu. Chính vì vậy, trong nhiều giáo trình giáo học pháp, chúng còn được nhiều chuyên gia phương pháp giảng dạy dùng với thuật ngữ “kĩ năng” (skill) đốivới hai loại hình đọc này: kĩ năng đọc lướt, kĩ năng đọc quét. Chính vì vậy, 2 loại hình này cần được duy trì áp dụng thường xuyên, gắn kết với các kĩ thuật đọc phù hợp sẽ giúp người học phát triển và nâng cao kĩ năng đọc hiểu của bản thân. 1.3. Các kĩ thuật đọc 1.3.1. Vận dụng ngữ cảnh ( Using “Context clues” ) Ngữ cảnh là những thông tin, gợi ý được tìm thấy trong một câu, một đoạn văn mà người đọc có thể sử dụng để suy đoán nghĩa của những từ mới hoặc những từ ngữ không quen thuộc. Đầu mối ngữ cảnh đóng một vai trò quan trọng đối với việc luyện kĩ năng đọc hiểu. Dựa vào ngữ cảnh, người đọc có thể liên tưởng, hình dung, suy đoán những từ, ngữ, ý tứ xung quanh một cách rõ ràng, đúng đắn. Linda Lee & Erik nhấn mạnh: Khi đọc hiểu một bài đọc, yếu tố hết sức quan trọng chính là sử dụng được ngữ cảnh (đó là những từ, những câu, những ý xung quanh) để đoán và hiểu được nghĩa, ý tứ của từ/ nội dung cần tìm (2011: 8). Tác giả này cũng khẳng định rằng bạn có thể không đoán được ý nghĩa chính xác của từ, nhưng bạn có thể hiểu được ý tứ chung của từ một cách sát thực nhất được dùng trong bài đọc. Với kĩ thuật này, người đọc có thể tìm một ví dụ minh hoạ trong ngữ cảnh được dùng để giải thích cho từ mới (unfamiliar word). Ví dụ như trong câu sau, các ví dụ gạch chân có thể giúp xác định nghĩa của từ aspiration Eg: An interviewer does not want to hear that your five- year aspiration is to be sailing in the Caribbean or working in different industry. Linda Lee & Erik (2011: 8)
- Bên cạnh đó, những thông tin trái ngược hoặc lời giải thích trong ngữ cảnh cũng có thể giúp người đọc hiểu được từ specifics như trong câu dưới đây: The key to answering the key to answering any question about you versus your competition is using specifics. "Everybody is going to speak in generalities, so you need something that will make you stand out a bit,” said Linda, a teacher in Springfield, Ohio. Give real examples that show them you are best-suited for the job. Vận dụng ngữ cảnh có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên ra cho rằng, ngữ cảnh là yếu tố không thể thiếu được đối với việc phát triển kĩ năng đọc. Chính vì vậy, việc áp dụng đầu mối ngữ cảnh để suy đoán và hiểu nghĩa của từ cần được thực hiện thường xuyên, đều đặn để trở thành thói quen cho người đọc, giúp họ cải thiện vốn từ và kĩ năng đọc hiểu như mong muốn. 1.3.2. Suy luận (Making Inference) Brenda V. Rollins (2010) nêu ra một kĩ thuật quan trọng trong đọc hiểu - đó là Suy luận. Chuyên gia giáo học pháp này cho rằng: Đôi khi người viết muốn cho bạn biết một điều gì nhưng lại không viết trực tiếp, mà ngụ ý nội dung đó thông qua các gợi ý, hoặc các cách diễn đạt khác. Nếu hiểu những gì tác giả viết, bạn có thể đưa ra suy luận, kết luận chúng. Tác giả của các bài đọc hiểu thường sử dụng phương pháp này, rằng thông qua một gợi ý hay một nội dung nào đó của bài, tuỳ thuộc vào người đọc sẽ suy luận, hình dung hay liên tưởng tới ý tứ của nó. Theo Linda Lee & Erik, suy luận chính là dự đoán hoặc kết luận hay mà người đọc có thể tạo ra từ những thực tế có trong bài đọc ( 2002: 37). Một ví dụ về suy luận trong bài đọc How to be a successful businessperson (Chapter 4, p 32) được hai tác giả này minh hoạ như sau: Fact Inference Mr. Kazi own 168 restaurants He’s probably very busy. He has a lot of employees Fact Inference Mr. Kazi wanted a job in the airplane He probably couldn’t industry but he took a job with a car find a jobin the airplane rental company industry Suy luận cũng có nghĩa là lựa chọn những giải thích xác thực nhất từ những thông tin hoặc gợi ý mà tác giả đã đưa ra trong bài đọc. Brenda Vance Rollins còn gọi nó là “đọc giữa các dòng” (reading between the lines). Tác giả lấy ví dụ, giả sử bạn đọc những câu sau "James licked the final square, posted it at the top corner of the envelope and dropped it in the large blue box. He hoped it would get there in time. Nobody likes a late birthday message.". Vậy bạn nghĩ James đang làm gì? Nếu bạn cho là cậu ấy đang gửi tấm thiệp sinh nhật thì bạn đã
- suy luận đúng. Bạn có thể sử dụng các gợi ý sau "licked the final square", "posted it", "envelope". "large blue box", "birthday message" để suy ra rằng Jame đang gửi thiệp sinh nhật. Nói cách khác, suy luận là cách sử dụng các dữ liệu, gợi ý có trong bài, dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để tìm ra những điều mà tác giả muốn gửi đến bạn. Suy luận cho phép người đọc sử dụng trí tưởng tượng thông qua việc đọc các thông tin lụa chọn trong từng dòng (between the lines), chứ không nhất thiết phải đọc tất cả các dòng. Tuy nhiên, một điều thú vị của kĩ thuật suy luận là người đọc cần phải sử dụng kiến thức và đánh giá của mình đối với những gì đọc được. và đây được cho là một kĩ năng có giá trị khi bạn tương tác với bài đọc. 1.3. 3. Xem trước bài đọc (Previewing) Pre nghĩa là trước, view là xem, nhìn. Như vậy, trước khi đọc bài đọc, điều quan trọng là bạn cần xem qua, xem trước bài (Amita B. 2004). Khi xem trước bài đọc, bạn hãy thực hiện 3 điều cần thiết sau: i) Xác định chủ đề bài đọc ii) Nghĩ đến những gì bạn đã biết về chủ đề bài đọc iii) Tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân liên quan đến chủ đề bài đọc (Linda L. & Erik G. 2002: 27) Vận dụng theo những bước này sẽ giúp bạn hiểu bài đọc tốt hơn. Việc xem trước bài học có thể tiến hành bằng nhiều cách như: xem tiêu đề, tranh, ảnh, đề mục,.. trước khi đọc bài. Và như vậy, bạn đã sẵn sàng hiểu được bài đọc. Đối với kĩ thuật này, có thể đặt ra các yêu cầu (instructions) về tiêu đề đoạn văn như: Look at the title of the paragraph below. Don’t read the paragraph. Base on the title only, what do you think the paragraph is about? Hoặc cũng có thể liên quan đến từ chìa khóa (từ lặp lại nhiều lần trong bài đọc): Key words are the words that appear several times in the text. In the reading below, the key words are underlined. Base on the key words only, what do you think the paragraph is about? Dựa vào tiêu đề, tranh ảnh, yêu cầu có thể là: (1)Read the title. Look at the picture. What will you read about? (2) Write three facts about …. Như vậy, xem qua trước bài đọc giúp độc giả hình dung, định hướng được chủ đề và nội dung bài học, từ đó thực hiện các hoạt động của bài đọc sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn 1.3. 4. Xác định chủ đề và ý chính ( Identifying the topic and the main idea) Chủ đề và ý chính của bài đọc đóng vai trò cốt lõi, cần được người đọc khai thác và tìm hiểu. Đây có thể được coi là yêu cầu xuyên suốt đối với kĩ năng đọc hiểu. William G. phân biệt ngắn gọn và cụ thể về giữa chủ đề và ý chính trong bài đọc của kĩ thuật này như sau: Để nhận biết chủ đề của bài đọc, hãy đặt câu hỏi: Bài đọc nói về điều gì? Để nhận biết ý chính của bài đọc, thì câu hỏi cần đặt
- ra là: Điều gì quan trọng nhất mà tác giả muốn nói về chủ đề của bài đọc? (2009:80). Đồng quan điểm với William G., trong cuốn Select Readings Intermediate, Linda L. & Erik G. viết: Chủ đề của một văn bản là những gì văn bản đó đề cập tới, nhưng ý chính của văn bản lại là thông điệp của tác giả về chủ đề của văn bản đó. Hai tác giả này cũng đề cập tới ý chính của văn bản như sau: Ý chính, đôi khi (không phải mọi lúc), được nêu ra một cách trực tiếp trong văn bản và người đọc cũng thường có thể suy ra được ý chính từ một số câu văn trong bài đọc (2011: 58). Gợi ý được đưa ra: Khi bạn cần nhận biết ý chính của đoạn văn, việc hữu ích đầu tiên là nên nhận biết chủ đề và sau đó tự đặt câu hỏi Thông điệp tác giả muốn truyền tải là gì? Việc giúp và luyện cho người học nhận biết và xác định được chủ đề (topic) và ý chính (main idea) của đoạn văn cần phải được thục hiện thường xuyên, người học cần được hướng dẫn và luyện tập tỉ mỉ. Ngay từ đầu, các em cần được giúp phân biệt rõ chủ đề và ý chính cũng như sử sụng kĩ thuật này bằng cách bám sát các gợi ý (câu hỏi) liên quan đã nêu ở trên. 1. 3.5 .Tóm tắt, Kết luận (Summarizing) Với kĩ thuật tóm tắt (summarizing), người đọc cần kể lại được những thông tin quan trọng của bài đọc bằng cách sử dụng ngôn ngữ, từ vựng của bản thân. Kĩ thuật này giúp người đọc ghi nhận và lưu nhớ nội dung của bài đọc mà anh ta vừa tiếp cận (Brenda V. 2010: 70). Linda L. & Erik G. nhấn mạnh một thông tin hiển nhiên rằng: Nội dung kết luận luôn phải ngắn hơn thông tin gốc. Điều này người đọc nhất thiết phải lưu ý vì nó khác hẳn với kĩ thuật Paraphrasing- ở đó người đọc vận dụng kiến thức ngôn ngữ của họ để trung chuyển và diễn đạt lại ý ban đầu, mà không lo đến độ dài của diễn đạt đó. Hai chuyên gia này hướng dẫn người đọc thực hiện kĩ thuật tóm tắt bao gồm các bước: - Tập trung vào các ý chính của bài đọc. - Không sử dụng/ bao gồm các chi tiết cụ thể và các ví dụ, dẫn chứng, minh hoạ … - Sử dụng từ ngữ của bản thân - Bám sát các quan điểm của tác giả (Linda L. & Erik G. 2011: 118) Tóm tắt là kĩ thuật được thực hiện sau khi người đọc đã hoàn thành hoạt động đọc và đã hiểu bài đọc ở một mức độ nhất định. Một mẹo nhỏ nhưng cũng rất hữu hiệu mà Linda & Erik (2011) mách nhỏ là bạn cũng có thể tóm tắt bằng cách sáng tạo câu chủ đề để tóm tắt thông tin từ sự kết hợp nhiều luận điểm của bài đọc. Áp dụng được kĩ thuật này để có những tóm tắt phù hợp, đúng ý với nội dung gốc và thông điệp của tác giả chứng tỏ người đọc đã có kĩ năng đọc hiểu nhất định và tương đối.
- Tóm lại, với cơ sở lý luận liên quan đến loại hình, kĩ năng, đặc biệt là một số kĩ thuật đọc cùng với những đặc điểm và ưu thế của chúng, người viết muốn muốn hướng tới việc xây dựng và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cần thiết nhằm giúp sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành tiếng Anh phát triển được kĩ năng đọc hiệu quả trong thời gian các em học các học phần Đọc hiểu tại nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến Trường CĐSP Lạng Sơn gồm 2 cơ sở đóng trên địa bàn TP Lạng Sơn, có nhiệm vụ đào tạo đa ngành, đa cấp học. Ngoại đào tạo cấp học phổ thông, nhiệm vụ chính của nhà trường là đào tạo các bậc học trung cấp, cao đẳng thuộc các khối Sư phạm Mầm non và Giáo dục nghề nghiệp nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh lạng Sơn và các tỉnh lân cận. Chính vì vậy, việc đào tạo sinh viên có trình độ Ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh và tiếng Trung được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để xây dựng thương hiệu cho nhà trường, hàng năm thu hút một số lượng lớn sinh viên đăng kí dự tuyển và theo học. 2.2. Đối tượng người học và giáo trình Sáng kiến được thực hiện dựa trên thực tế học tập các học phần tiếng Anh nói chung và học phần Đọc nói riêng của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh khối giáo dục nghề nghiệp tại trường CĐSP Lạng Sơn. Đối tượng tham gia sáng kiến bao gồm 20 sinh viên năm thứ 2, các em đã hoàn thành học phần Đọc 1 trong học kì II của năm thứ nhất và đã có cái nhìn tổng thể về đặc điểm và cách thức thực hiện môn học. Những sinh viên này có nhu cầu theo học 2 ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của một số công ty thường niên vẫn tuyển SV của nhà trường vào làm việc. Tuy nhiên, tiếng Trung Quốc được nhiều em trong lớp coi là thứ ngôn ngữ chủ yếu và tiếng Anh là ngôn ngữ thứ yếu. Chính vì vậy, bước vào năm thứ 2, 100% SV của lớp tiếng Anh đăng kí theo học thêm chương trình tiếng Trung và các em phải theo học song song 2 chuyên ngành cùng một lúc. Đây là khoá học tiếng Anh thứ 3, sau gần 10 năm giãn đoạn, SV được đào tạo chuyên ngành tiếng Anh theo khối ngoài sư phạm, do mục đích, yêu cầu học của các em không giống như SV khối sư phạm. Việc giao tiếp và hiểu các nội dung thông tin của văn bản bằng tiếng Anh là một trong các yêu cầu quan trọng mà nhà tuyển dụng đòi hỏi. Vì thế, việc rèn kĩ năng giao tiếp và kĩ năng đọc hiểu, hơn bao giờ hết, rất cần thiết với những đối tượng SV này. Trước khi theo học chuyên ngành tiếng Anh tại nhà trường, toàn bộ SV đã được học môn học tiếng Anh tại trường Phổ thông. Song, theo tìm hiểu hồ sơ, kết quả học tiếng Anh (theo học bạ) và kết quả thi tiếng Anh (theo điểm thi THPT quốc gia) của các em tương đối thấp. Nhiều em ở mức trung bình hoặc dưới trung bình. Điều này chứng tỏ, kiến thức nền của các em liên quan đến môn học tiếng Anh cần được chú trọng bồi dưỡng và cải
- thiện đáng kể - và đây quả thật là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với giảng viên lên lớp cho các em vào các thời điểm đầu tiên của khoá học. Chương trình đạo tạo học phần Đọc cho SV năm thứ 2 chuyên Anh khối GDNN bao gồm 3 học phần: Đọc 1, Đọc 2, Đọc 3, trong đó, học phần Đọc 1 được giảng day vào học kì II. Các học phần Đọc 2, Đọc 3 lần lượt được giảng dạy vào các kì III, IV. Sau khi kết thúc khoá học, SV có trình độ tiếng Anh tương đương bậc B2 (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Đề cương môn học được biên soạn theo yêu cầu của Bộ LĐTB& XH và đây là lần đầu tiên được áp dụng với khối lớp CĐ tiếng Anh tại trường CĐSP Lạng Sơn. Mỗi học phần bao gồm 5 bài, với thời lượng 8 tiết/ bài. Mỗi bài học bao gồm một bài đọc chính theo chương trình môn học, và một bài đọc bổ trợ giúp SV luyện tập và cải thiện kĩ năng đọc hiểu của mình. Các bài đọc thuộc chương trình Đọc 1 thuộc trình độ Element, bao gồm các bài đọc đơn giản, dễ hiểu, được áp dụng để củng cố các kiến thức ngôn ngữ cơ bản và hình thành vốn từ nhất định cho các em. Học phần Đọc 2 gồm 5 bài thuộc trình độ Pre- Intermediate với các chủ đề chính sau: (1) Sức khoẻ (Health); (2) Kinh doanh (Business); (3) Khoa học (Science facts); (4) Tình yêu (Love); (5) Môi trường (Environment). Các chủ đề bài đọc thuộc HP Đọc 2 được cho là khá thân thuộc, phù hợp với nhận thức và trình độ của sinh viên. Bước sang học phần Đọc 3, SV bắt đầu làm quen với các bài đọc dài hơn, khó hơn, với số lượng từ mới nhiều hơn, lạ hơn. Cấu trúc bài đọc cũng khác so với các bài đọc thuộc HP Đọc 1, Đọc 2. Điều này đòi hỏi SV phải vận dụng kĩ thuật, thủ thuật đọc nhằm phát triển kĩ năng đọc hiểu một cách hiệu quả và chất lượng. Các bài đọc thuộc HP Đọc 3 mang một diện mạo mới về cả cấu trúc và nội dung, sát với các yêu cầu định hướng nghề nghiệp cho SV khi tiếp cận với các cơ hội việc làm bao gồm các bài đọc: (1) Answering 6 Common Interview Questions; (2) Young Women Changing the World; (3) Students Learning Teams; (4) How to Make a Speech; (5) Letters of Application. Các bài đọc không theo cố định một giáo trình nhất định mà được lồng ghép, chọn lựa từ nhiều giáo trình rèn luyện kĩ năng đọc hiểu khác nhau. Ngoài ra, GV cũng cung cấp thêm một số bài đọc bổ trợ nhằm hỗ trợ thêm các em phát triển kĩ năng đọc hiểu, giúp giảm thiểu độ khó, độ phức tạp của bài đọc. Từ đó, các em có thể giải quyết các hoạt động của bài đọc hiểu một cách nhẹ nhàng, dễ dàng, nhanh gọn và hiệu quả hơn. 2.3. Thực trạng vấn đề 2.3.1. Thuận lợi - Khoa Ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà trường với trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc thù bộ môn, tạo thuận lợi cho việc dạy và học
- - Các giảng viên tiếng Anh đều có chuyên môn vững vàng, luôn tận tình, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, đổi mới phương pháp pháp giảng phù hợp với đối tượng sinh viên. - Một số SV chăm chỉ, có trách nhiệm, có tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ thành viên khác trong các hoạt động học tập 2.3.2. Khó khăn Kỹ năng đọc hiểu là một yêu cầu bắt buộc cho các kỳ thi chuẩn quốc gia hay quốc tế về ngoại ngữ . Trong hầu hết các chương trình giảng dạy tiếng Anh, đọc hiểu là một trong những kỹ năng được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, nếu quan sát có thể thấy rằng việc luyện tập kĩ năng đọc hiểu cho SV hầu như chỉ dừng lại ở các dạng bài tập đọc hiểu truyền thống: T/ F, Multiple choice, question answering… mà chưa hoặc rất ít áp dụng các kĩ thuật, thủ thuật giúp phát triển kĩ năng đọc hiểu. Trên thực tế, việc dạy và học học phần Đọc chưa được chú trọng đúng mức và chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Khi tiến hành một bài đọc hiểu dài, cấu trúc phức tạp, từ vựng đa dạng, đòi hỏi khả năng xử lý bài đọc tốt trong thời gian hạn chế, sinh viên thường tỏ ra rất lúng túng, e dè dẫn đến việc xử lý thông tin trong bài đọc hiểu còn vụng về, thiếu quyết đoán. Mặt khác, tâm lý của người học, ngán ngại những bài đọc dài, nhiều từ vựng mới, cũng là một trở ngại lớn khi học đọc. Ngoài ra, những yếu tố quen thuộc của SV như: thiếu vốn từ vựng, hạn chế kiến thức nền, mơ hồ về nhiều cấu trúc câu ,… nên các em thấy khó hiểu một số nội dung của văn bản gốc. Xuất phát từ những lý do đó, người viết nhận thấy, người giáo viên cần nắm chắc kỹ thuật, thủ thuật, kỹ năng xử lý và phương pháp đọc tích cực để rút ra những ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy. Từ đó, việc dạy và học học phần đọc hiểu sẽ đạt kết quả cao. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN Căn cứ vào tầm quan trọng của kĩ năng Đọc hiểu, vào đặc điểm, bản chất, vai trò, tiến trình, cách thức vận dụng kĩ thuật Đọc, vào trình độ và đặc điểm của sinh viên cũng như thực tế giảng dạy bộ môn Đọc tại đơn vị, tác giả tiến hành áp dụng một số kĩ thuật đọc với hy vọng giúp SV phát triển kĩ năng đọc hiểu ngày một tốt hơn. Các vấn đề nghiên cứu và số liệu khảo sát được thực hiện với 2 học phần Đọc 2, Đọc 3, đối với 21 SV lớp K3TA, các em là SV chuyên Anh năm thứ 2 khối GDNN tại trường CĐSP Lạng Sơn,. 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến 1.1. Thực trạng tiếp cận và học học phần Đọc của SV trước khi thực hiện sáng kiến.
- Trước khi sáng kiến được thực hiện, các SV đã được tiếp cận với một số bài đọc hiểu trong sách giáo khoa phổ thông. Tuy nhiên, các bài đọc đều ở mức độ đơn giản về độ dài và nội dung, được thực hiện lồng ghép trong các tiết học tổng hợp nhiều nội dung khác nhau. Vì thế kĩ năng Đọc chưa được hình thành rõ rệt và nhiều thói quen thường nhật đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc rèn luyện kĩ năng này của các em. Bước vào bậc học chuyên nghiệp, sau một thời gian được trang bị và củng cố kiến thức cơ bản ở học kì I, SV bắt đầu được làm quen với kĩ năng Đọc được giảng dạy thông qua học phần Đọc 1. Đây là thời gian các em bắt đầu được rèn luyện và có cái nhìn khái quát về đặc thù của bộ môn. Các bài đọc đã có những hoạt động cụ thể nhằm khai thác kiến thức của các em về nội dung, củng cố cấu trúc và hoàn thiện vốn từ cơ bản. Vì vậy, những bài tập hỗ trợ hoạt động đọc đã bắt đầu giúp phát triển kĩ năng đọc nhưng còn ở mức độ hạn chế. Từ thực tế này, sáng kiến tiến hành khảo sát: (1) Thái độ và nhận thức của SV đối với bộ môn, (2) Mức độ và tần suất các em áp dụng các hình thức đọc đối với các bài đọc, (3) Các hoạt động, bài tập thường xuyên áp dụng trước, trong và sau khi đọc. Kết quả cụ thể như sau: Liên quan đến thái độ và nhận thức của SV đối với môn học, số liệu thống kê cho thấy SV chưa thực sự hứng thú với bộ môn này. Thực tế, không có SV nào cảm thấy yêu thích và hứng thú với học phần Đọc hiểu. Có tới 13/ 21 SV chiếm 61. 9 % số SV cho biết các em ít hứng thú thậm chí không yêu thích môn học. Điều này có thể là do phương pháp truyền đạt của giáo viên, có thể kiến thức nền để tiếp cận bài đọc của các em còn hạn chế, có thể các hoạt động của bài đọc còn tẻ nhạt hoặc nhàm chán, cũng có thể các em chưa nhận thấy được vai trò, tác dụng của kĩ năng Đọc và khả năng áp dụng của nó trong thực tế. Tất cả nhận định này mới chỉ là dự đoán, và cần được tìm hiểu nguyên nhân để trước hết có thể tạo động lực, tạo hứng thú cho người học, giúp các em có thái độ tích cực với bộ môn. Từ đó có thể thiết kế các hoạt động đọc, áp dụng các kĩ thuật đọc một cách đồng bộ, nhuần nhuyễn và phù hợp. Mức độ Số lượng % Rất hứng thú 0 0 Hứng thú 8 38.1 Ít hứng thú 10 47.6 Không hứng thú 3 14.3 Bảng 1. Thái độ của SV đối với học phần Đọc Số lượng SV thường xuyên sử dụng các hình thức đọc được nghiên cứu để nhận định tầm ảnh hưởng của thói quen đọc tới việc phát triển kĩ năng đọc hiểu của SV. Qua đó, tác giả nhận thấy rằng, các thuật ngữ đọc quét, đọc lướt tại thời điểm khảo sát dường như vẫn xa vời đối với các em. Tới thời điểm hiện tại, vẫn
- 20 15 Đọc to 10 Đọc thầm Đọc lướt 5 0 Biểu đồ 1. Số lượng SV áp dụng các loại hình đọc có tới 16 SV (76.2%) sử dụng hình thức đọc to khi đọc hiểu. Các em nói rằng, các em muốn luyện phát âm và quen với việc làm này từ khi còn học phổ thông. Như đã nêu trong phần cơ sở lí luận, đây hoàn toàn là hình thức phản tác dụng đối với việc rèn kĩ năng đọc hiểu. Đọc lướt và đọc quét chỉ có lần lượt 5 và 4 SV áp dụng. Tuy nhiên, với 2/ 5 SV nắm được đặc thù và mục đích của 2 hình thức đọc này. Số còn lại chưa hiểu chính xác nên việc áp dụng đọc lướt hay đọc quét cũng cần được hướng dẫn một cách kĩ lưỡng và tường xuyên hơn. Bên cạnh đó, 12/21 SV áp dụng các hình thức đọc khác. Khi được yêu cầu cụ thể hoá các hình thức đọc khác, hầu hết số SV này cho rằng hình thức đọc dịch: vừa đọc, vừa tra từ và dịch nội dung sang tiếng mẹ đẻ được các em. Điều này làm cho các em cảm thấy dễ hiểu bài và thuộc được nhiều từ hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, các em sẽ không khắc sâu và lưu giữ từ vựng, không nắm bắt được ý tổng quát, ý chính hay các thông tin cụ thể của bài đọc. Và hơn hết, tốc độ đọc - một tiêu chí quan trọng của đọc hiểu - sẽ không được kiểm soát và luyện tập. Các loại hình hoạt động, bài tập được áp dụng trước, trong và sau khi đọc được SV đánh giá là phong phú, đa dạng hơn so với phổ thông. Các dạng bài tập đọc hiểu (Reading Comprehension) thường là các dạng bài tập: đúng/ sai, chọn đáp án đúng, trả lời câu hỏi,… Về bản chất, đây là các dạng bài quen thuộc, song về nội dung, các bài tập này cũng đã một phần được thiết kế phù hợp với đặc thù của môn học hướng tới mục tiêu phát triển triển kĩ năng. 1.2. Áp dụng các kĩ thuật đọc 1.2.1. Vận dụng ngữ cảnh (Using “Context clues”) Như đã trình bày trong phần cơ sở lí luận, ngữ cảnh trong các bài đọc mang ý nghĩa hoàn toàn quan trọng, nó có khả năng cung cấp ý tứ và nghĩa xác thực của từ/ cụm từ. Do đó, việc vận dụng ngữ cảnh đã được chú trọng ngay từ học phần Đọc 1 thông qua các dạng bài tập khác nhau. Tuy nhiên, số lượng từ mới ở HP này chưa nhiều, các thông tin đưa ra trong bài đọc còn dễ hiểu, nên SV chưa thấy rõ được biểu hiện của việc vận dụng ngữ cảnh. Bước sang học phần Đọc 2, Đọc
- 3, nội dung bài đọc ở mức khó hơn, SV được gợi ý và hướng dẫn vận dụng ngữ cảnh ở hầu hết các bài đọc với tần suất dày đặc hơn, thể hiện qua bảng 2 dưới đây: Học phần Bài (Unit) Tần suất Unit 1 2 Unit 2 1 Đọc 2 Unit 3 2 Unit 4 3 Unit 5 2 Extra Reading 3 Unit 1 1 Đọc 3 Unit 2 1 Unit 3 2 Unit 4 3 Unit 5 2 Bảng 2. Tần suất áp dụng kĩ thuật vận dụng đầu mối ngữ cảnh ở các học phần Đọc Với 13 lượt áp dụng kĩ thuật này trên 21 SV đối với riêng HP Đọc 2, tổng số phản hồi sáng kiến thu được là 211/273 (62 lượt SV không nộp sản phẩm, vắng mặt trong một số giờ học, hoặc không đưa ra câu trả lời khi được GV hỏi). Trong 211 lượt sản phẩm của SV, có 142 lượt sử dụng ngữ cảnh chính xác hoặc tương đối chính xác. Đối với 142 (lượt này, kết quả được chấp nhận trong các bài đọc hiểu. Song con số này cho thấy khả năng vận dụng đầu mối ngữ cảnh của SV còn ở mức khiêm tốn. Trường hợp những bài đọc khó hơn, lượng từ nhiều hơn, khả năng vận dụng ngữ cảnh là cần thiết hơn, nên nếu sinh viên gặp bế tắc ở kĩ thuật này, chắc chắn là việc khai thác vã lĩnh hội bài đọc hiểu sẽ không mang lại nhiều thuận lợi cho người học. 1.2.2. Suy luận (Making Inference) Sáng kiến thực hiện 05 lượt kĩ thuật suy luận đối với các bài mở đầu, bài 2, 4, 5 (HP Đọc 2) và 06 lượt đối với các bài 1,3,5 (HP Đọc 3). Kĩ thuật này được áp dụng sau khi SV đã hoàn thành bài đọc và đòi hỏi người đọc có suy nghĩ sâu sắc hơn, thấu đáo hơn và sẵn sàng liên tưởng tới một ý tứ, một thông điệp từ thông tin ban đầu nào đó trong bài đọc. Kĩ thuật suy luận bao gồm nhiều cấp độ khó, dễ khác nhau. Ngay phần đầu tiên của HP Đọc 2, SV đã được luyện kĩ thuật suy luận từ những thông tin đơn lẻ thông qua dạng bài tập chọn ý đúng (chọn suy luận đúng cho thông tin ban đầu) như bản handouts phát cho SV (Phụ Lục 1). Hoạt động này, SV đưa ra nhiều suy luận không giống nhau. Ví dụ với Handout 1 gồm 4 câu hỏi, có 6 SV lựa chọn đúng 4/4 câu. Đó là những SV khá, luôn có ý thức trong học tập và nghiêm túc
- đói với tất cả hoạt động của bài học. Ngoài ra, 5 SV đúng ¾ câu, 7 SV đúng 2/4 câu, 2 SV chỉ chọn 1 câu đúng và thậm chí có 1 SV không tìm được ý đúng cho bất kì 1 câu nào. Qua tìm hiểu, một số SV không hiểu từ (như frown hay stare ở câu số 2) nên không hiểu rõ ý của thông tin gốc. Những SV này đã dự đoán hoặc lựa chọn một cách ngẫu nhiên nhưng đã không thể có được câu trả lời chính xác. Thực hiện lại lần thứ 2 với sự phân tích, gợi ý, hướng dẫn của GV, toàn bộ SV có câu trả lời sai (13/ 21 SV) và 02 SV có câu trả lời đúng một cách may mắn, đã hiểu được nội dung và có điều chỉnh về phương án trả lời, giúp các em nắm được vấn đề, làm quen và biết cách vận dụng kĩ thuật này sao cho hiệu quả. Các dạng câu hỏi mở cũng được cho là yếu tố đặc trưng của kĩ thuật này như trong bài 1 về sức khoẻ (Unit 1. Health), tác giả đã yêu cầu SV trả lời câu hỏi như sau: (1) Do you thinks Daniel spent much money in healthy food? What line(s) in the text help you to know? (2) What reasons do you think the young like beverage and junk food? Đến đây, SV được yêu cầu trích dẫn thông tin gợi ý hay chứng minh cho câu trả lời của các em để kiểm chứng rằng suy luận của các em là có cơ sở và hạn chế những lựa chọn ngẫu nhiên. Thông qua 11 lượt áp dụng kĩ thuật suy luận xuyên suốt 2 HP Đọc hiểu, được thực hiện ở các cấp độ khác nhau: suy luận từ câu, từ ý, từ đoạn, từ bài, SV đã có những tiến triển ở mức độ nhất định. Kĩ thuật suy luận thuộc bài 4 (Tình yêu), bài 5 (Môi trường) của HP Đọc 2 được các em thực hiện sôi nổi, và đưa ra các suy luận khá thuyết phục với các dẫn chứng chính xác. Như vậy, kĩ thuật suy luận được đánh giá là có hiệu quả khi số lượng SV đưa ra những suy luận chính xác có chiều hướng tăng theo thời gian đối với các bài học cụ thể (Introduction, Bài 2,4,5 - HP Đọc 2 và Bài 1,2,3,5 - HP Đọc 3) của từng học phần thông qua biểu đồ dưới đây: 14 Introduction/ 2 12 Unit 2/2 10 8 Unit 4/ 2 6 Unit 5/2 4 Unit 1/3 2 Unit 3/3 0 Unit 5/3 Biểu đồ 2. Số lượng SV có suy luận đúng trong từng bài học 1.2.3. Xem trước bài đọc (Previewing) Đây là kĩ thuật được thực hiện trước khi đọc toàn bộ bài. Người đọc được yêu cầu dựa vào các bức tranh, hình ảnh, tiêu đề, đề mục, câu đầu tiên của mỗi đoạn, từ khoá… để nhận biết một số nội dung nào đó của bài đọc. Việc xem trước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường tiểu học
17 p | 494 | 64
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài tập tĩnh điện
41 p | 304 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn
13 p | 116 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng một số phương pháp dạy kỹ năng viết trong môn học tiếng Anh khối 10 THPT
15 p | 134 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng hình thức dạy học ngoài lớp để nâng cao năng lực học Ngữ Văn cho học sinh
33 p | 113 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng kiến thức phần hệ thức lượng trong tam giác để giải một số bài toán thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Như Thanh II
22 p | 129 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng một số dạng bài tập theo định hướng năng lực để rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh lớp 10
23 p | 125 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng các phương pháp mới trong dạy học vật lý 9
28 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài Clo – lớp 10 – THPT thuộc chương trình nâng cao
13 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong trường mẫu giáo
7 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng yếu tố khích lệ, động viên trong dạy học Ngữ văn (2018 - 2019)
24 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học
17 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giải pháp Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường Tiểu học Đồng Doãn Khuê
21 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của đồ thị hàm số bậc hai để biện luận số nghiệm của phương trình đại số lớp 10
23 p | 40 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng số phức để giải một số bài toán hình học và lượng giác
19 p | 48 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế một số trò chơi giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái
29 p | 18 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm áp dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi tại trường Mầm Non
39 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn