Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh
lượt xem 41
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh" trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp; tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mời các bạn cùng tham khảo để tìm hiểu nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh
Sáng kiến kinh ngiệm Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh MỤC LỤC Tên mục Trang I. Phần mở đầu ................................................................................................. 2 I.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 2 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ....................................................................... 2 I.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 I.4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 I.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 II. Phần nội dung .............................................................................................. 3 II.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 3 II.2. Thực trạng................................................................................................... 4 II.3. Giải pháp, biện pháp ................................................................................... 6 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................................................................... 10 III. Phần kết luận, kiến nghị .......................................................................... 12 III.1. Kết luận ................................................................................................. 12 III.2. Kiến nghị ............................................................................................... 13 GV: Phan Thị Thu Hòa Năm học: 2014- 2015 1 Sáng kiến kinh ngiệm Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh I. Phần mở đầu I.1. Lí do chọn đề tài “Môi trường đang kêu cứu !” Đó là thông điệp của Trái Đất gửi tới tất cả mọi người trên hành tinh chúng ta. Loài người đang đứng trước những thách thức to lớn của môi trường do chính các hoạt động của con người gây ra. Vậy, chúng ta phải chủ động làm gì hay chờ đợi một sự thay đổi may mắn nào đó? Câu trả lời chắc chắn không phải là chờ đợi mà phải là “Hành động và hành động ngay từ bây giờ”. Nhiều giải pháp khắc phục và giải quyết các vấn đề môi trường đã được triển khai như : Giải pháp công nghệ, giải pháp quản lý, giải pháp kinh tế và giáo dục môi trường, nhưng giáo dục môi trường vẫn được xem là giải pháp có tính lâu dài, bền vững và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu tục ngữ, thơ ca “ Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, môi trường có tầm quan trọng đối với đời sống con người và phát triển kinh tế văn hóa của đất nước của nhân loại đặc biệt là ở lứa tuổi thanh, thiếu niên việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay và cho cả ngày mai nhằm xây dựng trường học xanh sạch đẹp và xã hội trong lành, giáo viên phải là người làm gương cho học sinh luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh biết yêu quí gần gũi với môi trường . Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống con người càng cao. Chính vì nhu cầu đó con người vận dụng khoa học kỹ thuật cao để phục vụ mình, thậm chí áp dụng khai thác tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng hàng loạt, khai thác mỏ vô tổ chức, khai thác nguồn nước ngầm một cách tự do trái phép, làm cho môi trường sinh thái biến đổi tài nguyên thêm cạn kiệt. Tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường dẫn tới ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm trong sạch môi trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện “ Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nó có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước. Như các bạn đã thấy, môi trường đang bị con người tàn phá và nó sẽ cứ tiếp diễn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. Có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, học sinh vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Trong lớp học, sân trường, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,... Chúng ta phải giáo dục việc bảo vệ môi trường với toàn thể học sinh vì lực lượng này rất năng động, nhận thức lứa tuổi này có hai mặt: Xấu: Tự tàn phá thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường mất cân bằng sinh thái. Tốt: Nếu nhận thức của mỗi GV: Phan Thị Thu Hòa Năm học: 2014- 2015 2 Sáng kiến kinh ngiệm Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh thành viên có ý thức, thực hiện tốt đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sức khỏe con người. Ngày 10/1/1994 Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố luật bảo vệ môi trường (Báo Hà Bắc ngày 16/8/1994) nhà trường là cơ quan giáo dục có vai trò nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực. Do vậy học sinh cần nhận rõ trách nhiệm của mình đóng góp một phần công sức vào hoạt động bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là thực hiện tốt chính sách của Nhà nước. Nhằm góp tiếng nói chung trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh” để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài - Mục tiêu: + Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. + Tìm hiểu những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến ý thức bảo vệ môi trường của học sinh từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Nhiệm vụ: + Vận dụng lý luận, kinh nghiệm để phân tích lý giải những vấn đề thực tiễn về những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh các em. + Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh trường THCS Băng Adrênh. I.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh tại trường THCS Băng Adrênh . I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Lứa tuổi học sinh THCS và nhận thức của các em về môi trường. - Thời gian từ tháng 9 năm 2013 đến nay. I.5. Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm. + Phương pháp điều tra. + Phương pháp tọa đàm trao đổi. + Phương pháp toán học thống kê và sử lí số liệu. + Phương pháp thực tiễn. GV: Phan Thị Thu Hòa Năm học: 2014- 2015 3 Sáng kiến kinh ngiệm Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh II. Phần nội dung: II.1. Cơ sở lý luận * Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta: Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, có tác dụng trực tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội. Các yếu tố tự nhiên xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người. Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người. * Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng môi trường sống của chúng ta; ô nhiễm môi trường làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống; làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp, làm giảm chất lượng cuộc sống của con người. Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hằng ngày và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng. * Giáo dục bảo vệ môi trường là gì? Là tổng hợp các biện pháp nhằm quản lý duy trì sử dụng hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên nhiên có sự hài hòa. II.2. Thực trạng a. Thuận lợi- khó khăn * Thuận lợi: Thực trạng của nhà trường trong những năm qua. Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí xen kẽ với nhà dân, số lượng cây xanh đảm bảo cho bóng mát và môi trường. Diện tích của nhà trường là 2032 m2. Số lớp: 07 lớp. Khu vực nhà trường đóng công tác vệ sinh môi trường của nhân dân địa phương xung quanh có ý thức khá tốt, học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan sư phạm. Chương trình “xanh- sạch- đẹp” trường lớp đã được đưa vào nhà trường. Đa số học sinh năng nổ, nhiệt tình và là những đội viên ưu tú, chăm học, hăng say với công việc, đang tuổi năng động, hiếu học và ham thích vui chơi tiếp cận những cái mới. Tổng phụ trách: Nhiệt tình ham học hỏi luôn thay đổi mọi hình thức sinh hoạt để nâng cao chất lượng hoạt động đội cũng như giáo dục học sinh ý thức gìn giữ và bảo GV: Phan Thị Thu Hòa Năm học: 2014- 2015 4 Sáng kiến kinh ngiệm Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh vệ môi trường sống. Hội đồng nhà trường là một khối đoàn kết, thống nhất bao gồm các đoàn thể: chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội phụ huynh… * Khó khăn: Bên cạnh thuận lợi còn có những khó khăn: Diện tích quy hoạch sân chơi chưa được phù hợp, trồng cây xanh chưa đảm bảo. Đồ dùng dạy học để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường hầu như không có. Đời sống nhân dân ở địa phương phần lớn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung. Phần lớn họ sống chủ yếu là nghề làm nông, đại đa số hộ dân là người dân tộc thiểu số, có những gia đình sinh sống du canh du cư nên khai thác kinh tế bằng cách đốt rừng làm nương rẫy hoặc săn bắn thú rừng….Vì thế, nhận thức và quan niệm của một số cha mẹ học sinh về việc giáo dục con em giữ gìn bảo vệ vệ sinh môi trường là một việc rất xa vời. Thông tin về giáo dục môi trường cũng đã có nhưng chưa có biện pháp xử lý kịp thời và chưa có hiệu quả. b. Thành công- hạn chế - Thành công: + Phát động phong trào trồng chăm sóc cây xanh, các lớp học tổ chức chăm sóc, vun sới khu vực mình phụ trách (bồn hoa cây cảnh). + Tạo được môi trường “xanh- sạch- đẹp”.Tạo được không khí thoáng mát, có bóng râm, cản bụi do tác dụng của xe cơ giới, tạo lượng ôxy cho con người Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cây xanh và trồng cây xanh trong nhà trường và gia đình. + Các em thanh, thiếu niên cảm thấy hứng thú, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại lớp học, trường học và nơi sinh sống, đã thu hút các em mạnh dạn đưa ra những giải pháp phù hợp. Chất lượng môi trường sống được nâng cao. + Phong trào bảo vệ môi trường giữa các lớp có sự thi đua rõ rệt, các ban chấp hành chi đội đã chủ động tìm tòi thêm kiến thức trên sách vở và thông tin đại chúng và áp dụng vào các buổi hoạt động Đội. - Hạn chế: + Trong quá trình hoạt động bảo vệ môi trường vẫn tồn tại sự chênh lệch, chưa đồng đều về ý thức của học sinh trong vấn đề môi trường. + Do điều kiện kinh phí cho hoạt động Đội còn gặp nhiều khó khăn nên cũng hạn chế phần nào đến việc triển khai, tổ chức các hoạt động thực tế. + Một số em còn e dè trong việc thể hiện bản thân, nhiều học sinh dân tộc thiểu số còn ngại ngùng khi tham gia các hoạt động tập thể. + Một số anh chị phụ trách chưa nhiệt tình hỗ trợ cho Ban chấp hành chi đội, còn thờ ơ đối với những khó khăn vướng mắc của ban chấp hành chi đội tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. c. Mặt mạnh- mặt yếu * Mặt mạnh: - Đã áp dụng thành công tại Liên đội THCS Băng ADrênh, phù hợp với đối tượng học sinh, hiệu quả của phong trào bảo vệ môi trường được nâng cao vượt bậc so với các Liên đội khác trên địa bàn xã. GV: Phan Thị Thu Hòa Năm học: 2014- 2015 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm
13 p | 1524 | 310
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 3
13 p | 1069 | 142
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường
8 p | 463 | 130
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học
4 p | 463 | 108
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của GVCN
8 p | 667 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các hàm ở tin học 7
16 p | 395 | 46
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số
8 p | 630 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện
90 p | 239 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp hướng dẫn kĩ năng vẽ các loại biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lí 12
17 p | 164 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Đak Pơ
12 p | 145 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 5-6 tuổi
13 p | 179 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao vai trò công tác Đội trong nhà trường
15 p | 128 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
20 p | 126 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi
20 p | 133 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số
17 p | 54 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp học tốt Tập đọc nhạc
9 p | 164 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi ở trường Mầm Non Hoa Pơ Lang
20 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn