Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm,từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Tên nội dung<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
2. Thực trạng<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
a. Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa<br />
b. Nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa<br />
c. Dựa vào yếu tố từ loại để giúp học sinh phân biệt được từ đồng<br />
âm và từ nhiều nghĩa.<br />
d. Tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều<br />
nghĩa<br />
e. Tập hợp nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa,<br />
bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa<br />
g. Tự tích lũy một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa<br />
trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
4. Kết quả<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
2. Kiến nghị<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Giáo viên : Võ Thị Kim Yến - Đơn vị : Trường TH Trần Phú<br />
<br />
Trang<br />
2<br />
2<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
4<br />
7<br />
7<br />
7<br />
7<br />
9<br />
12<br />
14<br />
15<br />
15<br />
17<br />
18<br />
18<br />
18<br />
19<br />
19<br />
21<br />
<br />
1<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm,từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức<br />
của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế dạy Tiếng Việt có<br />
vai trò cực kì quan trọng, những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội,<br />
văn hóa giáo dục đòi hỏi những yêu cầu mới trong dạy môn Tiếng Việt nói chung<br />
và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của<br />
dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt<br />
giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ cực mạnh để học sinh tiếp cận, rèn luyện và<br />
phát triển khả năng sử dụng từ tiếng Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt<br />
động học tập trong môn Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm, chú ý. Ngôn<br />
ngữ tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội<br />
dung khó đó là phần nghĩa của từ. Dân gian có câu: „„Phong ba bão táp không bằng<br />
ngữ pháp Việt Nam”.<br />
Thật vậy, trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ<br />
được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Nhiều năm liền<br />
trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được<br />
các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không mấy khó khăn, tuy nhiên<br />
khi học xong từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và<br />
khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng không được như mong đợi<br />
của giáo viên. Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hai mảng kiến thức quan trọng<br />
trong phân môn Luyện từ và câu – chương trình Tiếng Việt lớp 5. Trong thực tế thì<br />
đa số học sinh kể cả học sinh giỏi và không ít giáo viên nhầm lẫn giữa từ đồng âm<br />
và từ nhiều nghĩa. Trăn trở về vấn đề này, qua nhiều năm dạy học lớp 5, tôi đã rút<br />
ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ<br />
nhiều nghĩa. Vì thế, tôi đã chọn đề tài: Giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ<br />
nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
- Mục tiêu:<br />
Thực hiện đề tài này nhằm giúp học sinh hiểu nghĩa từ, sử dụng từ đúng,<br />
chính xác và vận dụng trong khi nói, viết, làm Tập làm văn…Chính vì vậy, tôi phải<br />
tự trang bị cho mình kiến thức Tiếng Việt vững vàng nhằm đáp ứng nhu cầu học<br />
tập của học sinh, giúp các em hiểu đúng nghĩa của từ và hiểu từ trong từng văn<br />
cảnh cụ thể.<br />
- Nhiệm vụ:<br />
Giáo viên : Võ Thị Kim Yến - Đơn vị : Trường TH Trần Phú<br />
<br />
2<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm,từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5<br />
<br />
Trường Tiểu học Trần Phú đóng trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp. Thành phần<br />
học sinh rất đa dạng, con em tư thương, con em nhà nông, con em cán bộ viên<br />
chức, con em các dân tộc thiểu số…. Phần đông học sinh là con em của địa<br />
phương. Nhờ sự quan tâm của các cấp, các bậc phụ huynh và đặc biệt là được sự<br />
quan tâm của lãnh đạo nhà trường cùng với đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình có<br />
nhiều kinh nghiệm, nên tỷ lệ học sinh khá giỏi tương đối cao. Trường đã nhiều năm<br />
được đánh giá là trường tiên tiến cấp tỉnh. Trường là nơi hội tụ của những học sinh<br />
từ nhiều miền quê khác nhau, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều tín ngưỡng<br />
khác nhau. Nhiệm vụ chung của nền giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục học<br />
sinh Tiểu học nói riêng là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đầy đủ phẩm<br />
chất đạo đức, năng lực và trí tuệ đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn<br />
mới. Trong đó giáo dục Tiểu học giữ vai trò vô cùng quan trọng. Giáo dục học sinh<br />
ở Tiểu học là đặt nền móng, là tạo tiền đề cho sự phát triển trí tuệ và phẩm chất ở<br />
giai đoạn tiếp theo.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Học sinh lớp 5 trường Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5A trường Tiểu<br />
học Trần Phú nói riêng<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu, lớp 5 và một<br />
số tài liệu hướng dẫn có liên quan.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp quan sát.<br />
- Phương pháp điều tra.<br />
- Phương pháp đàm thoại.<br />
- Phương pháp đối thoại.<br />
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
- Phương pháp đọc sách và tham khảo tài liệu.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Tạp chí Thế giới trong ta - Chuyên đề 62 + 63 số ra trong tháng 4 + 5 năm<br />
2007 có đăng bài viết đề cập đến nội dung “Giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng<br />
âm và từ nhiều nghĩa. Đây là một vấn đề không bao giờ được coi là cũ, là thừa<br />
trong “Kho tri thức nghiệp vụ dạy học”. Sách Tiếng Việt 5 tập Một, sách giáo viên<br />
5 tập Một, sách Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học.<br />
<br />
Giáo viên : Võ Thị Kim Yến - Đơn vị : Trường TH Trần Phú<br />
<br />
3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm,từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5<br />
<br />
- Công văn 5842/BGDĐT-VP, v/v Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học<br />
GDTH, ngày 01 tháng 9 năm 2011 của BGDĐT<br />
- Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo<br />
dục và Đào tạo, về việc ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học.<br />
Các nguyên tắc đặc thù của phương pháp dạy – học Tiếng Việt bao gồm :<br />
Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy; Nguyên tắc hướng<br />
hoạt động vào giao tiếp. Nguyên tắc chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học<br />
sinh. Nguyên tắc so sánh và hướng tới hai kĩ năng nói và viết và nguyên tắc đảm<br />
bảo mối quan hệ hữu cơ giữa dạy học tri thức và rèn luyện kỹ năng.<br />
Trước hết, nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy.<br />
Ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là sản phẩm của tư duy và tư duy là hiện thực trực<br />
tiếp của ngôn ngữ. Quá trình người học nhận thức các khái niệm và qui tắc của<br />
ngôn ngữ, vận dụng nó vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của giao tiếp cũng chính<br />
là quá trình người học tiến hành các thao tác tư duy theo một định hướng. Quá trình<br />
này không chỉ hình thành các kỹ năng ngôn ngữ mà còn hình thành các kỹ năng và<br />
phẩm chất tư duy. Quá trình hoạt động tư duy và hoạt động ngôn ngữ là hai quá<br />
trình có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ tới mức “Tuy hai mà một, tuy một mà<br />
hai”. Nói một cách khác, muốn rèn luyện ngôn ngữ thì tất phải rèn luyện tư duy và<br />
ngược lại. Để hai quá trình được thực hiện một cách có ý thức, có kế hoạch, có tính<br />
toán, nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với tư duy được cụ thể hoá thành các<br />
yêu cầu sau đây:<br />
- Dạy học tiếng phải gắn liền với phương pháp rèn luyện tư duy.<br />
- Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất tư duy, tư duy hình<br />
tượng và tư duy logic.<br />
- Dạy học tiếng phải làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa các đơn vị ngôn<br />
ngữ gắn chúng với nội dung hiện thực mà chúng phản ánh, đồng thời phải thấy<br />
được giá trị của chúng trong hệ thống tiếng Việt. Phải chuẩn bị tốt nội dung các đề<br />
tài cho các bài tập luyện nói, liên kết gần gũi với đời sống của các em.<br />
2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
- Thuận lợi :<br />
Khi thực hiện đề tài này bản thân tôi có những thuận lợi chiếm ưu thế. Đó là<br />
nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 5 và đã trải nghiệm thực tế, sự quan tâm của các<br />
bậc phụ huynh và đặc biệt là được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường cùng với<br />
đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm, nên tỷ lệ học sinh khá giỏi<br />
tương đối cao. Trường đã nhiều năm được đánh giá là trường tiên tiến cấp tỉnh.<br />
Giáo viên : Võ Thị Kim Yến - Đơn vị : Trường TH Trần Phú<br />
<br />
4<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm,từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5<br />
<br />
Trường lại đóng ở trung tâm thị trấn nên rất thuận lợi cho việc đi lại, học tập của<br />
học sinh.<br />
- Khó khăn :<br />
Trường cũng là nơi hội tụ của những học sinh từ nhiều miền quê khác nhau,<br />
đồng thời là nơi tập trung nhiều tín ngưỡng khác nhau. Kết hợp phân môn luyện từ<br />
và câu với các phân môn khác trong môn Tiếng Việt để giúp các em có vốn từ đa<br />
dạng, phong phú. Từ đó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo.<br />
Hầu hết học sinh lớp 5 khi học các tiết luyện từ và câu về từ đồng âm, từ<br />
nhiều nghĩa đều gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn:<br />
- Học sinh còn giải nghĩa từ sai, lúng túng...<br />
- Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn mơ hồ, định tính<br />
- Đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: chưa chính xác, chưa hay,<br />
chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu.<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
- Thành công:<br />
Trong những năm gần đây, chất lượng đào tạo từng bước ổn định và đem lại<br />
những hiệu qua thiết thực. Học sinh biết sử dụng từ ngữ có chọn lọc trong nói, viết,<br />
vận dụng dùng từ đặt câu trong bài Tập làm văn tương đối hay, đặc biệt là những<br />
HS khá giỏi.<br />
- Hạn chế :<br />
Việc dạy học tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và việc dạy học phân môn<br />
Luyện từ và câu ở lớp 5 nói riêng, bên cạnh những điểm tốt, mang lại một số kết<br />
quả nhất định còn khá nhiều khiếm khuyết. Khuyết điểm lớn nhất, dễ thấy nhất là<br />
bệnh rập khuôn, máy móc, thiếu tính chân thực trong cả cách dạy và cách học .<br />
Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được học khái niệm về từ<br />
đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ<br />
đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm bài luyện tập về từ đồng âm đã được<br />
giảm tải, vì thế thời lượng còn ít.<br />
Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được học<br />
khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa<br />
gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nêu các nét nghĩa khác nhau của một<br />
từ. Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không có, trong khi đó<br />
khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
- Mặt mạnh :<br />
Giáo viên : Võ Thị Kim Yến - Đơn vị : Trường TH Trần Phú<br />
<br />
5<br />
<br />