Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài Tác giả Nguyễn Du
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài Tác giả Nguyễn Du" nhằm phát triển được năng lực đọc hiểu, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực thuyết trình và năng lực phản biện của học sinh. Đồng thời phát huy vai trò chủ động lĩnh hội kiến thức của các em. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài Tác giả Nguyễn Du
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO --------------------------------- SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ TƯƠNG TÁC KHI THUYẾT TRÌNH CHO HỌC SINH TRONG VIỆC ĐỌC HIỂU BÀI “ TÁC GIẢ NGUYỄN DU” Tác giả : Tống Thị Thu Hường Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chức vụ: Giáo viên Ngữ văn Nơi công tác: Trường THPT Trần Hưng Đạo Nam Định, tháng 6 năm 2018
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài “Tác giả Nguyễn Du” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học – Bộ môn Ngữ văn – Phân môn Đọc văn / Văn học sử 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Bắt đầu từ năm học 2017 - 2018 4. Tác giả Họ và tên: Tống Thị Thu Hường Năm sinh: 1981 Nơi thường trú: Số nhà 02 – ngõ 49 – đường Lưu Hữu Phước - Phường Hạ Long – TP Nam Định – Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chức vụ công tác: Giáo viên Ngữ văn Địa chỉ liên hệ: Số nhà 02 – ngõ 49 – đường Lưu Hữu Phước - Phường Hạ Long – TP Nam Định – Tỉnh Nam Định Điện thoại: 0946244024 Nơi làm việc: Trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Nam Định 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Nam Định Địa chỉ: Số 75/203 đường Trần Thái Tông – Phường Lộc Vượng – TP Nam Định Điện thoại: 0350.3.847.042
- I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 1. Cơ sở thực tiễn: 1.1. Căn cứ trên thực tiễn dạy – học văn: HS hiện nay không hứng thú với việc học văn, nhất là học văn theo hình thức giáo viên thuyết giảng, HS nghe và ghi chép. Giờ học văn theo phương pháp truyền thống trở nên nặng nề và gây ra tâm lí nhàm chán, buồn ngủ trong giờ học của các em. Đề HS sử dụng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình trong giờ học văn tức là đặt HS làm trung tâm của giờ học, và có thể khắc phục những nhược điểm của giờ học văn truyền thống. 1.2. Căn cứ vào đời sống thực tế: Sự bùng nổ của công nghệ thông tin từ cuối thế kỉ XX đã chi phối mọi hoạt động, lĩnh vực trong cuộc sống của con người. Đặc biệt công nghệ thông tin có tác động sâu sắc tới giới trẻ. Tuy nhiên giới trẻ còn sử dụng công nghệ thông tin một cách lãng phí như: dành quá nhiều thời gian cho việc tự sướng, đăng ảnh và bình luận trên trang mạng xã hội facebook, chơi trò chơi điện tử, … Vì vậy nếu giáo viên định hướng đề HS có thể sử dụng công nghệ thông tin trong các giờ học bằng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình trên cơ sở xây dựng các slide powerpoint, các hình ảnh, âm thanh, video sưu tầm hay các video tự tạo, các file word thì sẽ tiếp thêm lửa đam mê và khơi gợi sự sáng tạo cho các em đối với môn học đồng thời giúp các em sử dụng công nghệ thông tin một cách hữu ích. 2. Phương pháp dạy học văn: 2.1. Dạy học văn đổi mới: chuyển từ dạy học nội dung (giáo viên chủ yếu truyền thụ kiến thức, mục tiêu sau khi học là học sinh học được cái gì ) sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực ( giáo viên chú ý vào cách học của học sinh và mục đích sau khi học là học sinh làm được cái gì ). Sự đổi mới này đòi hỏi giáo viên phải sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Nhóm học sinh và cá nhân học sinh cần phải tương tác với đối tượng và nội dung học tập. HS là chủ thể, tự mình lĩnh hội, kiến tạo và lí giải tri thức. Quá trình học là quá trình tự điều khiển, học sinh làm việc theo nhóm trên tinh thần tương tác theo tình huống. 2.2. Đọc hiểu là năng lực đặc thù của môn Ngữ văn, gồm một quá trình đi từ đọc văn bản đến đọc hiểu văn bản đến hiểu văn bản. Đọc hiểu là một năng lực tiếp nhận văn bản, thông qua hoạt động đọc chữ, xem các kí hiệu bảng biểu, hình ảnh trong nhiều văn bản khác nhau nhằm xử lí thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích cụ thể của học tập hoặc để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Trong quá trình này, GV chịu trách nhiệm thiết kế những hoạt động hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản như : Xây dựng câu hỏi tập hợp thành một bài tập/ nhiệm vụ lớn, tổ chức các hoạt động kích thích khám phá sáng tạo, …
- Vì vậy định hướng cho HS sử dụng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình trong giờ học văn là phù hợp với yêu cầu đổi mới mang tính đặc trưng của bộ môn. 3. Ưu điểm của việc sử dụng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình trong giờ đọc hiểu văn học sử: 3.1. Phát triển được năng lực đọc hiểu, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực thuyết trình và năng lực phản biện của học sinh. Đồng thời phát huy vai trò chủ động lĩnh hội kiến thức của các em 3.2. Tạo không khí học tập sôi nổi, gây hứng thú cho giờ học văn và hiệu quả tối đa hoạt động làm việc nhóm. 3.3. Xây dựng cách thức làm việc tập thể và giáo dục lối sống biết sẻ chia đồng thời rèn luyện cho HS sự tự tin 4. Đặc điểm bài học “Tác giả Nguyễn Du” : 4.1. Kiến thức về tác giả văn học thường được trình bày thành văn bản trong SGK. Vì vậy, đầu tiên HS phải đọc hiểu văn bản trong SGK, từ đó có thể tự trình bày lại theo khả năng hiểu của bản thân. 4.2. Đây là một bài học khó, vì tác giả Nguyễn Du là một tác giả lớn của văn học trung đại. Hơn nữa những yếu tố cuộc đời của tác giả này có một mối liên hệ mật thiết với sự nghiệp văn học, chi phối và tác động mạnh mẽ tới hiệc hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo nhà thơ. Bài học này đòi hỏi học sinh phải đọc hiểu nhiều tài liệu thì mới có thể hiểu sâu sắc, thấu đáo về tác giả này. 4.3. Kiến thức của bài học này không quá xa lạ, vì ở lớp 9, học sinh đã tiếp cận qua một bài học về tác giả Nguyễn Du và học một số trích đoạn Truyện Kiều; học kì I lớp 10 học sinh cũng đã tìm hiểu một tác phẩm chữ Hán của nhà thơ là Đọc Tiểu Thanh kí. Vì vậy , chọn phương pháp hoạt động nhóm, sau đó HS đại diện của mỗi nhóm sẽ thuyết trình về phần làm việc của nhóm đồng thời khơi gợi sự tương tác từ HS các nhóm khác sẽ đảm bảo được nội dung và mục tiêu bài học. 5. Sáng kiến được tạo ra từ kết quả khả quan thu được sau khi chúng tôi tiến hành cho HS sử dụng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình khi đọc hiểu bài học “Tắc giả Nguyễn Du” ở lớp 10B1 – Trường THPT Trần Hưng Đạo trong năm học 2017 – 2018.
- Chúng tôi đề xuất thành sáng kiến kinh nghiệm mong nhận được sự chia sẻ, trao đổi, thảo luận, góp ý của đồng nghiệp và các chuyên viên, lãnh đạo cấp trên để cóthêm động lực và niềm tin thực hiện nhiệm vụ cũng như đam mê nghề nghiệp của mình. II. Thực trạng (trước khi tạo ra sáng kiến) 1. Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học văn được Bộ Giáo dục – Đào tạo và Sở giáo dục – Đào tạo Nam Định chỉ đạo và hướng dẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên các thầy cô giáo vẫn còn e ngại, rụt rè khi đổi mới, vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau: 1.1. Giáo viên chưa nhìn thấy được hiệu quả cụ thể và hữu ích từ việc đổi mới khi cho rằng đổi mới sẽ khiến GV mất nhiều thời gian để soạn giáo án, 45 phút của một tiết học sẽ khó giảng dạy một bài học theo tinh thần đổi mới, HS cũng mất nhiều thời gian để tự học ở nhà mà kết quả thi của HS vẫn không cao,... 1.2. Giáo viên còn lúng túng khi tiếp cận với những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới hoặc chưa cập nhật được những phương pháp, kĩ thật này do không được đào tạo một cách chính thống mà phải tự tìm hiểu. 1.3. Giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin. 1.4. Giáo viên chưa tin tưởng vào năng lực của HS, nhất là năng lực ICT ( năng lực sử dụng công nghệ thông tin) và năng lực thuyết trình trước đám đông. Vì vậy, nhiều GV vẫn duy trì phương pháp giảng dạy truyền thống, nghĩa là giáo viên thuyết giảng, HS nghe và ghi chép. 2. Việc đọc hiểu bài “Tác giả Nguyễn Du” thường chỉ dừng lại ở việc GV đặt câu hỏi, HS tìm câu trả lời trong SGK, sau đó GV cho HS ghi những ý chính vào trong vở; hoặc giáo viên tự mình soạn giảng một giáo án powerpoint, trình chiếu với hình ảnh khá sinh động nhưng HS lại rơi vào tình trạng nhìn, ghi, chép. Với cách dạy học này, HS không phải trung tâm và chủ thể sáng tạo của giờ học, đồng thời GV không phát hua được năng lực của HS mà đầu tiên là năng lực đọc hiểu. 3. Học sinh ngày nay rất thông minh, nhạy bén với cái mới, đặc biệt là năng lực CNTT (ICT). Các em có khả năng độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và luôn muốn khẳng định cái tôi của mình. Vì thế việc để HS thuyết trình kiến thức khi trình chiếu các slide powerpoint hoặc các video sưu tầm hay tự tạo sẽ phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học. 4. Kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình đòi hỏi tính độc lập, tự chủ trong hoạt động của HS rất cao, phát huy được năng lực tự kiến tạo và lí giải kiến thức của HS, phù hợp với yêu cầu đổi mới việc dạy học văn và phù hợp với xu thế thời đại. 5. Kiến thức về tác giả Nguyễn Du không khó tìm kiếm, HS có thể dễ dàng tra cứu trên Google. Nhưng vấn đề là từ kho tài liệu phong phú trên mạng Internet, HS phải sử dụng kiến thức, hình ảnh, âm thanh sao cho phải chuẩn định hướng kiến thức SGK mà bài
- thuyết trình vẫn sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn. Đồng thời khi tương tác trong quá trình thuyết trình, HS phải bảo vệ thành công những kiến thức nhóm xây dựng trước những câu hỏi phản biện. III. Các giải pháp (trọng tâm) Sáng kiến chúng tôi đề xuất là Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài “Tác giả Nguyễn Du” nên phần giải pháp trọng tâm, trước hết tôi xin trình bày cơ sở lí luận, tiếp theo tôi xin trình bày hình thức thực hiện và nội dung thực hiện trong thực tế. 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Khái niệm thuyết trình: 1.1.1. Thuyết trình (theo từ điển Tiếng Việt) là trình bày một cách hệ thống và sáng rõ một vấn đề trước đông người. 1.1.2.Thuyết trình: là hoạt động trình bày và giải thích nội dung của một chủ đề nào đó đến người nghe hoặc người học; là dùng lời nói của mình để nói cho mọi người nghe về những điều mình biết rất rõ và nắm rất sâu sắc để người khác có thể hiểu vấn đề như mình và tạo ra hành động như chúng ta mong muốn vì những mục đích tốt đẹp, cao quý. Đây là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện. 1.1.3. Kỹ năng thuyết trình: là quy trình có tổ chức nhằm trình bày, giải thích một chủ đề đến người nghe một cách hiệu quả. 1.2. Khái niệm tương tác: 1.2.1. Tương tác (theo từ điển Tiếng Việt) là tác động qua lại lẫn nhau, có sự trao đổi thông tin qua lại liên tục giữa người này với người kia, giúp liên kết mọi người 1.2.2. Ai cũng biết “tương tác” là một yếu tố không thể thiếu giúp bài thuyết trình trở nên sinh động và thú vị hơn, đưa người nói và người nghe lại gần nhau hơn. Vậy thì thế nào là sự tương tác? Sự tương tác không gì khác chính là đi vào lòng người nghe, đánh động tâm trí của người nghe, để hòa quyện thông điệp người nói muốn truyền tải vào cảm xúc của người nghe và người nghe sẽ có những phản hồi tích cực tới người nói. Mục đích là giúp người nghe ghi nhớ thông điệp đó dễ dàng hơn. Nói cách khác, tương tác khi thuyết trình có thể được tái hiện trong mô hình sau:
- 2. Hình thức thực hiện: 2.1. Chuẩn bị: 2.1.1. Bước 1: GV soạn một bộ câu hỏi để HS tìm hiểu kiến thức theo 4 nội dung: Cuộc đời, các tác phẩm chính, nội dung thơ văn và nghệ thuật thơ văn đồng thời chia lớp thành 4 nhóm làm việc. Sau đó GV giao việc cho các nhóm theo hình thức bốc thăm 2.1.2. Bước 2: Về nhà, các nhóm HS chuẩn bị nội dung kiến thức vào file powerpoint ( hoặc chuẩn bị video clip ) và file word trong khoảng thời gian là 5 ngày. Những file powerpoint và file word của các nhóm có thể chưa hoàn hảo cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện vì đây là kết quả làm việc của HS. Sự lệch chuẩn về kiến thức sẽ tạo tình huống cho HS tương tác với nhau trong quá trình đặt câu hỏi phản biện và bảo vệ của các nhóm. Đây chính là quá trình HS tự kiến tạo kiến thức. Sau 5 ngày, HS gửi các file này vào email của GV. 2.1.3. Bước 3: Sau khi kiểm tra nội dung, GV sẽ chuyển phần làm việc của mỗi nhóm cho 3 nhóm còn lại. Mỗi nhóm sẽ đọc nội dung kiến thức của các nhóm khác trên cơ sở đối chiếu với hệ thống câu hỏi GV đã cung cấp để tìm ra câu hỏi phản biện trong khoảng thời gian là 2 ngày. Câu hỏi phản biện sẽ xoay quanh 2 vấn đề: Một là những kiến thức khó, HS đọc nhưng chưa hiểu; Hai là những phần kiến thức lệch chuẩn định hướng trong SGK với mục đích giúp HS nắm vững kiến thức về tác giả. 2.2. Trình bày sản phẩm: 2.2.1. GV sử dụng từ 1- 2 tiết học theo phân phối chương trình để tổ chức cho HS trình chiếu sản phẩm 2.2.2. Mỗi nhóm sẽ cử 1 HS đại diện lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình ( sản phẩm là các slide powerpoint hoặc các video clip)
- 2.2.3. Sau khi HS thuyết trình xong, HS các nhóm còn lại nêu câu hỏi phản biện. Thành viên của nhóm thuyết trình sẽ làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để đưa ra câu trả lời nhằm mục đích bảo vệ phần làm việc của nhóm. Đây chính là quá trình HS lí giải kiến thức bằng cách tương tác với nhau sau khi thuyết trình. Quá trình này có tác dụng khắc sâu kiến thức bài học. 2.2.4. Cuối mỗi phần nêu và trả lời câu hỏi phản biện, GV sẽ định hướng kiến thức chuẩn cho HS nếu phần làm việc và phần phản biện của nhóm đó còn sai sót. Trên cơ sở định hướng ấy, HS mỗi nhóm sẽ về nhà sửa lại kiến thức chưa đúng trên file word của nhóm rồi gửi lại hòm thư của GV. GV sẽ tổng hợp kiến thức và in thành một tập tài liệu, photo và phát cho HS cả lớp. 2.3. Đánh giá: GV tổ chức cho HS đánh giá sản phẩm của chính mình dựa tên 3 tiêu chí: 1. Phần kiến thức chuẩn bị ở nhà của mỗi nhóm 2. Nội dung các câu hỏi phản biện của mỗi nhóm 3. Năng lực trả lời câu hỏi phản biện của mỗi nhóm Cứ 3 nhóm sẽ chấm điểm cho nhóm còn lại dựa trên phiếu điểm GV phát cho cả lớp: Tiêu chí Nhận xét Điểm Phần kiến thức chuẩn bị ở nhà của mỗi nhóm Nội dung các câu hỏi phản biện của mỗi nhóm Năng lực trả lời câu hỏi phản biện của mỗi nhóm 3. Nội dung thực hiện: HS sử dụng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình trong tiết học về tác giả Nguyễn Du. 3.1. Ngày 04/04/2018 giáo viên chia bài học thành 4 phần làm việc khác nhau và cho HS đại diện các nhóm của lớp 10B1 bốc thăm. Kết quả như sau: - Nhóm 1 (Học sinh Vân Chi bốc thăm) sẽ tìm hiểu nội dung thơ văn Nguyễn Du. - Nhóm 2 ( Học sinh Tố Quyên bốc thăm) sẽ tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Du - Nhóm 3 ( Học sinh Phương Trang bốc thăm) sẽ tìm nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du - Nhóm 4 ( Học sinh Phương Anh bốc thăm) sẽ tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Du. 3.2. Sau đó giáo viên sẽ phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm. Phiếu học tập này chính là hệ thống các câu hỏi giáo viên đã biên soạn hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức.
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Làm việc trước giờ lên lớp Các tổ đã bốc thăm phần kiến thức phải tìm hiểu) Trường: THPT Trần Hưng Đạo Lớp: 10 B1 Bài học: Truyện Kiều. Phần 1: Tác giả Nguyễn Du I. Tổ 2: Tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Du Trả lời các câu hỏi sau: 1. Hãy giới thiệu về năm sinh – năm mất; gia đình và quê hương của Nguyễn Du. Yếu tố gia đình, quê hương đã tác động như thế nào đến sự nghiệp thơ văn của ông ? 2. Thời đại Nguyễn Du sống có gì đặc biệt ? Thời đại ấy đã ảnh hưởng tới sự nghiệp thơ văn của nhà thơ như thế nào? 3. Cuộc đời Nguyễn Du có thể chia làm mấy giai đoạn chính? Đó là những giai đoạn nào? Nêu những mốc sự kiện chính của từng giai đoạn? Những mốc sự kiện này tác động như thế nào đến sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Du? 4. Từ cuộc đời nhà thơ, hãy tìm ra điểm tương đồng giữa cuộc đời Nguyễn Du và cuộc đời Tiểu Thanh. Vì sao đại thi hào lại nhận mình là cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh trong hai câu thơ: Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kì oan ngã tự cư ( Độc Tiểu Thanh kí ) mặc dù ông khác Tiểu Thanh về thời đại, giới tính? II. Tổ 4: Tìm hiểu các tác phẩm chính của Nguyễn Du Trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu các sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du ? Giới thiệu sơ qua về những tác phẩm này? Nêu nội dung chính của những sáng tác ấy ? 2. Nêu các sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du ? Giới thiệu đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của từng sáng tác ? III. Tổ 1: Tìm hiểu nội dung thơ văn Nguyễn Du Trả lời các câu hỏi sau: 1. Nội dung thơ văn Nguyễn Du bao gồm những đặc điểm nào ? Lấy VD minh họa. 2. Theo em, đặc điểm nào là nổi bật nhất ? Vì sao?
- 3. Nguyễn Du đem đến vấn đề mới nào cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại ? Lấy VD minh họa IV. Tổ 3: Tìm hiểu nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du Trả lời câu hỏi sau: Nguyễn Du đem đến những đóng góp gì về nghệ thuật cho thơ ca? Lấy VD minh họa cho sự đóng góp ấy ? Học sinh các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập này và chuẩn bị nội dung kiến thức vào file powerpoint ( hoặc chuẩn bị video clip ) và file word trong khoảng thời gian là 5 ngày. Sau 5 ngày, HS gửi các file này vào email của GV (địa chỉ email là huongthdnd@gmail.com ) 3.3. GV kiểm tra email vào ngày 09/04/2018 và nhận được những sản phẩm sau: 3.3.1. Sản phẩm của nhóm 2: một file powerpoint, một video clip sưu tầm và một file word giới thiệu về cuộc đời Nguyễn Du từ địa chỉ email thuyanhtien123@gmail.com và buitranthuhai186@gmail.com
- 3.3.2. Sản phẩm của nhóm 4: một file powerpoint và một file word giới thiệu về sự nghiệp thơ văn Nguyễn Du từ địa chỉ email linhtrangvu@gmail.com
- 3.3.3. Sản phẩm của nhóm 1: một file powerpoint và một file word giới thiệu về nội dung thơ văn Nguyễn Du từ địa chỉ email nguyenjenny1811@gmail.com 3.3.4. Sản phẩm của nhóm 3: một file powerpoint và một file word giới thiệu về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du Sản phẩm của nhóm 4: một file powerpoint và một file word giới thiệu về sự nghiệp thơ văn Nguyễn Du từ địa chỉ email tieunainhuocha02@gmail.com
- 3.4. Sau khi kiểm tra nội dung, GV chuyển phần làm việc của mỗi nhóm cho 3 nhóm còn lại. Mỗi nhóm sẽ đọc nội dung kiến thức của các nhóm khác trên cơ sở đối chiếu với hệ thống câu hỏi GV đã cung cấp để tìm ra câu hỏi phản biện trong khoảng thời gian là 2 ngày. Câu hỏi phản biện sẽ xoay quanh 2 vấn đề: Một là những kiến thức khó, HS đọc nhưng chưa hiểu; hai là những phần kiến thức lệch chuẩn định hướng trong SGK. (GV đôn đốc HS làm việc qua messenger facebook)
- 3.5. Trình bày sản phẩm: 3.5.1. Ngày 12/04/2018 GV sử dụng tiết học thứ 4 theo thời khóa biểu để tổ chức cho HS trình chiếu sản phẩm tại phòng tương tác của tổ Văn. Tiết học này có cô Vũ Thị Quỳnh Anh – tổ trưởng tổ Văn, cô Mai Thị Liễu – giáo viên tổ Văn, cô Nguyễn Thị Toan – giáo viên tổ Văn, cô Đào Thị Ngọc Phương – giáo viên tổ Văn tham dự. 3.5.2. Sau phần GV tổ chức trò chơi ô chữ để khởi động giờ học, mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình - Nhóm 2 cử em Đinh Ngọc Quỳnh Anh thuyết trình giới thiệu về cuộc đời Nguyễn Du. Dưới đây là các slide powerpoint đã được trình chiếu của nhóm 2:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
13 p | 500 | 103
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý cho học sinh khối 9
20 p | 267 | 52
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Văn Thuỷ
16 p | 727 | 49
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp khai thác những nội dung chủ yếu phần lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 trong bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 môn Lịch sử
13 p | 286 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh lớp 6
20 p | 327 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng một số kỹ năng biện luận tìm công thức hóa học cho học sinh giỏi
15 p | 201 | 23
-
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp áp dụng về xây dựng, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ của trường THPT Hoàng Hoa Thám, tỉnh Hưng Yên
20 p | 103 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 12 THPT
21 p | 19 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tại Trường THCS Phạm Hồng Thái, huyện EA Kar, tỉnh Đăk Lăk
30 p | 61 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khi dạy học chuyên đề Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
34 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Tân Uyên
19 p | 117 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại trong dạy học dự án và các bài thực hành Lịch sử 11 cho học sinh THPT
76 p | 4 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn