intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại trong dạy học dự án và các bài thực hành Lịch sử 11 cho học sinh THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại trong dạy học dự án và các bài thực hành Lịch sử 11 cho học sinh THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất nội dung, đưa ra các giải pháp để bồi dưỡng phát triển phẩm chất năng lực và phong cách công dân hiện đại cho học sinh, áp dụng vào các loại bài thực hành cụ thể và dạy học dự án chủ đề 4, bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại trong dạy học dự án và các bài thực hành Lịch sử 11 cho học sinh THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHÁT TRIỂN, BỒI DƯỠNG PHẨM1 CHẤT, NĂNG LỰC VÀ PHONG CÁCH CÔNG DÂN HIỆN ĐẠI TRONG DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ CÁC BÀI THỰC HÀNH LỊCH SỬ 11 CHO HỌC SINH THPT. LĨNH VỰC: LỊCH SỬ
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN Đơn vị: Trường THPT Bắc Yên Thành SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHÁT TRIỂN, BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC VÀ PHONG CÁCH CÔNG DÂN HIỆN ĐẠI TRONG DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ CÁC BÀI THỰC HÀNH LỊCH SỬ 11 CHO HỌC SINH THPT. LĨNH VỰC: LỊCH SỬ GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯƠNG TỔ: KHXH ĐIỆN THOẠI: 0979.216.102. NĂM HỌC 2023 - 2024
  3. MỤC LỤC Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Nội dung và mục đích nghiên cứu 2 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Tính mới của đề tài 3 Phần II. NỘI DUNG 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁCH THỨC TỔ 5 CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ THỰC HÀNH LỊCH SỬ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN, BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC VÀ XÂY DỰNG PHONG CÁCH CÔNG DÂN HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINH THPT. 1.Cơ sở lý luận 5 1.1. Ý nghĩa của dạy học dự án và dạy học thực hành vào phát triển, bồi 5 dưỡng phẩm chất, năng lực và xây dựng phong cách công dân hiện đại cho học sinh THPT. 6 1.2. Nội dung việc phát huy lợi thế, năng khiếu học sinh trong dạy học dự án và các bài thực hành Lịch sử 11 nhằm phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và xây dựng phong cách công dân hiện đại cho học sinh THPT. 1.3. Các phẩm chất, năng lực và phong cách định hướng cho học sinh 7 thông qua dạy học dự án và các bài thực hành Lịch sử 11. 8 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về việc phát triển, 9 bồi dưỡng dạy năng lực, phẩm chất và phong cách công dân hiện đại cho HS THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bảng 2.2. Thực trạng mức độ nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của 11 việc phát triển phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại vào dạy học dự án và các bài thực hành lịch sử 11 cho học sinh THPT. 2.2. Thực trạng việc dạy – học dự án và các bài thực hành để xây dựng 11
  4. phong cách công dân cho học sinh ở các trường THPT hiện nay. Chương 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, NĂNG 13 LỰC VÀ PHONG CÁCH CÔNG DÂN HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINH THPT. 2.1. Vị trí dạy học dự án và các bài thực hành trong giáo dục phong cách 13 công dân hiện đại cho học sinh trong chương trình GDPT 2018 14 2.2. Các căn cứ để xây dựng dự án học tập và tiết thực hành Lịch sử lớp 11 trong chương trình giáo dục 2018. 2.3. Xây dựng một số giải pháp, bảng hệ thống nội dung dự án và các 15 bài thực hành vào áp dụng xây dựng phong cách cho học sinh THPT cụ thể qua hoạt động thực tiễn. 2.4. Thiết kế kế hoạch dạy học dự án, bài thực hành của các chủ đề. 24 2.5. Tổ chức triển khai các giải pháp trong dạy học dự án và bài thực 26 hành chú trọng xây dựng phong cách công dân hiện đại cho học sinh lớp 11. 26 2.5.1. Bồi dưỡng phong cách: Hướng nội dung thực hành đến giá trị, hành vi có trách nhiệm cá nhân, tập thể với cộng đồng, xây dựng ý thức công dân 27 2.5.2. Bồi dưỡng phong cách: Phát triển kĩ năng xã hội, giao tiếp và làm việc nhóm 28 2.5.3. Bồi dưỡng phong cách: Phát triển ý thức lịch sử 29 2.5.4. Bồi dưỡng phong cách, kĩ năng: Nghiên cứu và phân tích 30 2.5.5. Bồi dưỡng phong cách, kĩ năng: Giải quyết vấn đề và quyết định 30 2.5.6. Phát triển kĩ năng sử dụng công nghệ, bồi dưỡng phong cách tham gia chính trị và dân chủ 31 2.5.7. Bồi dưỡng phong cách: Tự trọng, tôn trọng đa dạng văn hóa và bản quyền 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 32
  5. 32 3.1. Mục đích của khảo sát. 33 3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát: 33 3.3. Đối tượng khảo sát 33 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ 36 TÀI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN, BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC VÀ PHONG CÁCH CÔNG DÂN HIỆN ĐẠI TRONG DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ CÁC BÀI THỰC HÀNH LỊCH SỬ 11 CHP HỌC SINH THPT. 36 3.1. Đối tượng thực nghiệm. 36 3.2. Phương pháp thực nghiệm: 3.3. Kết quả thực nghiệm 37 37 3.4. Bảng khảo sát thái độ học tập của HS sau khi giáo viên áp dụng các giải pháp thực hành của đề tài. Bảng 3.6. Khảo sát ý kiến giáo viên các môn: 37 Phần III. KẾT LUẬN 39 1. Từ các kết quả thu được ở trên, có thể kết luận đề tài 39 2. Kiến nghị và đề xuất 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC ….
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh DHLS Dạy học Lịch sử DHDA Dạy học dự án KNTH Kĩ năng thực hành THLS Thực hành lịch sử GDPT Giáo dục phổ thông. TH Thực hành CNTT Công nghệ thông tin CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông CBQL Cán bộ quản lý. TLTK Tài liệu tham khảo SGK Sách giáo khoa
  7. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Học sinh THPT là một lực lượng có vai trò quan trọng và đa chiều đối với giáo dục các quốc gia trên thế giới, các em là nhân lực tương lai của đất nước, là những người đang xây dựng nền tảng tri thức..., ngoài ra học sinh THPT còn góp phần vào việc xây dựng văn hóa giáo dục của đất nước, có khả năng tạo ra sự thay đổi xã hội. Nhìn tổng quan, học sinh THPT không chỉ là người học mà còn là người có vai trò xã hội quan trọng góp phần vào sự thịnh vượng của quốc gia. Vì thế chương trình GDPT năm 2018 đã xây dựng mục tiêu giáo dục một cách toàn diện về năng lực, phẩm chất và hướng nghiệp cho học sinh THPT. Tại điều 2 Luật Giáo dục Việt Nam 2019 được Quốc hội ban hành ngày 14/6/2019, cũng đề cập giáo dục những công dân hiện đại như sau: "Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế". Còn Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng xác định: Xây dựng “con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”, coi đó là “một mục tiêu của chiến lược phát triển”, “phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật” Năm học 2023 – 2024 tiếp tục thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa ở lớp 11. Năm nay cũng với thời lượng 20% là dạy thực hành tương đương 10 tiết lên lớp trong tổng thời lượng 100% khi dạy các chủ đề, giáo viên cũng tự sáng tạo nội dung thực hành. Bên cạnh đó dạy học dự án là một nội dung được triển khai rộng trong chương trình dạy học ở trường phổ thông nhằm phát huy hết những ưu điểm mà phương pháp này mang lại. Khi bối cảnh thế giới đang có nhiều bất ổn như chiến tranh, bệnh dịch và sự cạnh tranh giữa các quốc gia, dân tộc để phát triển ngày càng trở nên gay gắt và khi đó, ở Việt Nam nhiều nơi đạo đức xã hội cũng đang có xu hướng suy giảm, thể hiện qua các hành vi, ứng xử thường ngày. Điều này càng cho thấy để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trên con đường xã hội chủ nghĩa thì không có lựa chọn nào khác là xây dựng đất nước dựa trên phát triển nguồn lực con người. Cũng có thể nhận ra, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi về cách sống, cách làm việc trong mối quan hệ tương tác với nhau và sự biến đổi không ngừng của hoàn cảnh xã hội đòi hỏi mỗi con người cần phải liên tục tiếp nhận kỹ năng, hoàn thiện mình để thích ứng với tình hình mới. Cho nên giáo dục càng phải tập trung phát triển 1
  8. toàn diện năng lực của cá nhân dựa trên việc áp dụng các công nghệ đột phá để hoàn thành mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đó là con người hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và thể hiện được phẩm chất năng lực của công dân toàn cầu. Yêu cầu con người Việt Nam phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ đó là có lòng yêu nước nồng nàn bắt đầu từ yêu quê hương, có lòng nhân ái thể hiện từ trong gia đình, nhà trường, quốc gia và xa hơn nữa là quốc tế. Đó còn là người có lý tưởng sống, có ý thức trách nhiệm, có ý chí phấn đấu không ngừng, có lối sống giản dị, ý thức, hành động vì cộng đồng. Với những đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục con người là có đủ sức khỏe thể chất và tâm trí để phát huy trí tuệ, tối đa hóa tiềm năng lao động sáng tạo của bản thân, có năng lực tự học suốt đời. Bên cạnh đó trong xã hội hiện đại học sinh đối mặt nhiều thực tế như "bắt nạt, bạo lực học đường", "tự sát", "không muốn tiếp xúc với xã hội", … những vấn đề trong cuộc sống ở gia đình, xã hội địa phương cần phải trở thành nội dung để học sinh phát hiện, đào sâu, nghiên cứu, điều tra, thảo luận, hợp tác giải quyết theo tư cách là công dân tương lai. Xuất phát từ những thực tiễn giáo dục, với những lợi thế về môn học và khai thác các tiềm năng của học sinh tôi chọn đề tài “Phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại trong dạy học dự án và các bài thực hành Lịch sử 11 cho học sinh THPT” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, để nghiên cứu, thực hiện trong quá trình dạy học. 2. Nội dung và mục đích nghiên cứu: - Nội dung nghiên cứu: Vận dụng, lồng ghép nội dung dạy học dự án và nội dung các bài thực hành vào phát triển, bồi dưỡng phẩm chất năng lực và phong cách công dân hiện đại cho học sinh, đưa ra các giải pháp áp dụng vào bài học. Cách thức tổ chức hoạt động dạy - học các bài thực hành, dự án trong chương trình Lịch sử lớp 11 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Mục đích nghiên cứu: + Đề xuất nội dung, đưa ra các giải pháp để bồi dưỡng phát triển phẩm chất năng lực và phong cách công dân hiện đại cho học sinh, áp dụng vào các loại bài thực hành cụ thể và dạy học dự án chủ đề 4, bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. + Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực và hướng HS đến mục tiêu trở thành những công dân hiện đại của đất nước. + Rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng như: Kĩ năng ứng dụng Tin học, kĩ năng khai thác mạng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đóng thuyết trình, làm video, tổ chức sự kiện, phỏng vấn, điều tra, trình bày bản thảo sách. Các em sáng tạo những sản phẩm phong phú có chất lượng như: Video nội dung Lịch sử, sáng tạo Game, Tập san, poster, infographic, tranh vẽ, hoạt động triển lãm, tuyên truyền... 2
  9. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại cơ sở giáo dục, đó là trường THPT Bắc Yên Thành, trong lĩnh vực môn Lịch sử 11. Đối tượng áp dụng: Tổ chức dạy – học các bài thực hành Lịch sử 11 và Dạy học dự án chủ đề 4, lớp 11 trên cơ sở phát huy các lợi thế các năng khiếu của học sinh khối 11 nhằm phát triển phẩm chất năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Khảo sát, thống kê, phân loại, thực nghiệm: người viết tiến hành khảo sát các tài liệu về các lợi thế, năng khiếu, vận dụng các hoàn cảnh thực tế vào bài dạy cho nội dung giáo dục phẩm chất, phong cách công dân hiện đại và tài liệu hướng dẫn cách thức tổ chức dạy học tiết thực hành cũng như dạy học dự án Lịch sử 11. - Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm đề tài vào thực tiễn dạy học để xem xét hiệu quả đạt được, tính khả thi để đưa ra biện pháp khắc phục, bổ sung và hoàn thiện. - Điều tra, quan sát, khảo sát: - Điều tra số liệu, khảo sát thực tế, phỏng vấn HS, GV tại các trường trên địa bàn một số trường ở Nghệ An. 5. Tính mới của đề tài - Cung cấp một số mô hình thực hành, dạy học dự án cho đồng nghiệp, học sinh, người cần tư liệu Lịch sử, văn hóa ở địa phương. - Là lĩnh vực chuyên môn chưa có đề tài nào thực hiện, áp dụng vào dạy học Lịch sử 11 ở trường phổ thông trên địa bàn do đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình lớp 11. - Được thể hiện trước hết ở nội dung và đối tượng để học sinh tiến hành học thực hành và học dự án dựa trên những lợi thế và năng khiếu của học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, gia đình, trường học, học sinh và giáo viên. - Đề xuất một số hình thức thực hành, xây dựng dự án phù hợp với thực tế hoàn cảnh địa phương cho HS THPT một số trường ở Nghệ An. - Xây dựng bảng thống kê các nội dung thực hành và nội dung phong cách hướng học sinh đến việc hình thành một phong cách mang đậm chất Việt Nam hiện đại có thể áp dụng vào dạy học cho các bài thực hành và dạy học dự án cụ thể. - Đề xuất cách thức, biện pháp tiến hành các bài thực hành và dự án lịch sử 11 và định hướng phong cách Việt Nam hiện đại cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3
  10. - Xây dựng kế hoạch bài dạy cho các bài thực hành cụ thể và dự án cho một số chủ đề của chương trình Lịch sử 11. - Làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn dạy học ở trường THPT, đặc biệt là thiết kế bài dạy gắn với hoàn cảnh, năng khiếu, lợi thế của từng học sinh và tổ chức thực hành để hướng học sinh đến người công dân hiện đại như trong mục tiêu chương trình GDPT 2018. 4
  11. Phần II. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ THỰC HÀNH LỊCH SỬ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN, BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC VÀ XÂY DỰNG PHONG CÁCH CÔNG DÂN HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINH THPT. 1. Cơ sở lý luận 1.1. Ý nghĩa của dạy học dự án và dạy học thực hành vào phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và xây dựng phong cách công dân hiện đại cho học sinh THPT. Để hiểu được ý nghĩa của dạy học dự án và dạy học thực hành vào phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và xây dựng phong cách công dân hiện đại cho học sinh THPT, trước hết ta phải biết Thế nào là dạy học dự án và dạy học thực hành trong dạy học Lịch sử. Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên của chương trình ETEP năm 2020 “Dạy học dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS thực hiện nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày.” Cũng theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên của chương trình ETEP năm 2020 “Thực hành là hoạt động áp dụng lý thuyết vào thực tế để hình thành năng lực ở người học – thành phần quan trọng của NL. Thực hành là cơ sở để hình thành NL” Trong các nguyên tắc dạy học và phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình GDPT 2018 quy định: Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại; tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS. Bởi vì thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm dự án, HS có cơ hội để huy động và vận dụng kiến thức, kĩ năng trong môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các tình huống có thực trong học tập và trong cuộc sống, từ đó hs hình thành phát triển các PC, NL. Còn qua các tình huống trong dạy học dự án là những tình huống giả định một phần công việc thực sự ngoài cuộc sống được đưa vào bài học, đặt ra cho HS phải tự lực hoàn thành kế hoạch, tạo ra được sản phẩm có chất lượng, có thể sử dụng, có thể giới thiệu bằng nhiều hình thức, nhiều nền tảng khác nhau và quy mô khác nhau. Dạy học dự án và thực hành học sinh được khuyến khích tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng kiến thức vào các dự án, các bài thực hành cụ thể. Điều này giúp cho các em hiểu sâu hơn về chủ đề được học, tạo hứng thú, giúp HS phát huy sở thích của mình và được khám phá trải nghiệm, có khả năng liên hệ và vận dụng vào thực tiễn khi các em phải tự đặt, giải đáp hàng loạt các vấn đề về lịch sử về truyền thống… HS có vai trò chủ động, quyết định lựa chọn, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau, sau đó tổng hợp, phân tích, tích lũy kiến thức từ quá trình 5
  12. làm việc của chính mình. Đây là ý nghĩa trong việc phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức. Thực hành và thực hiện dự án còn thúc đẩy việc hợp tác, giáo tiếp và phân công công việc trong nhóm. Điều này giúp HS phát triển kĩ năng xã hội quan trọng là bồi dưỡng kĩ năng làm việc nhóm. Ý nghĩa thứ ba của hai phương pháp dạy học hiện đại này là tăng cường sự sáng tạo và tự chủ. Đó là việc cho phép HS lựa chọn cách tiếp cận và giải quyết vấn đề trong dự án cũng như nội dung thực hành giúp các em phát triển sự sáng tạo và tự quản lý. Ngoài ra cả hai phương pháp còn có ý nghĩa là tạo cơ hội trải nghiệm, khuyến khích tư duy phản biện và phê phán, bởi vì thay cho việc học thông qua sách vở, học sinh được tham gia vào các hoạt động thực tế như thăm các địa điểm, lịch sử, thực hiện các nghiên cứu về các sự kiện quan trọng, hoặc tham gia vào tái hiện lại các trận đánh lịch sử. Hơn nữa các phương pháp này thường đòi hỏi HS suy luận, phân tích và đánh giá các tài liệu lịch sử nên tư duy phản biện và khả năng đánh giá thông tin của HS được phát triển. Thông qua việc nghiên cứu và thực hiện bài dự án hoặc thực hành về các dân tộc và văn hóa khác nhau, HS được tăng cường sự nhận thức và sự tôn trọng về đa dạng văn hóa, có cơ hội hiểu sâu hơn về sự đa dạng và tôn trọng sự khác biệt đó. Như vậy, dạy học dự án và dạy học thực hành đề là những phương pháp giáo dục hiệu quả giúp phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại cho HS 1.2. Nội dung việc phát huy lợi thế, năng khiếu học sinh trong dạy học dự án và các bài thực hành Lịch sử 11 nhằm phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và xây dựng phong cách công dân hiện đại cho học sinh THPT. Năm học 2023 – 2024 tiếp tục thực hiện Thông tư 13/2022/TT – BGDĐT thì thời lượng dành cho tiết thực hành khối 11 là 20% trong tổng số 52 tiết. Nội dung cốt lõi dạy học trong 35 tuần có 10 tiết thực hành và được bố trí sau mỗi chủ đề dạy học. Vậy HS cần được TH những gì khi học các chủ đề và chuyên đề trong dạy học lịch sử 11 trong khi sách giáo khoa vẫn không hề có tiết thực hành lịch sử?! TH những gì? HS sẽ tạo ra sản phẩm gì khi THLS để qua các sản phẩm thực hành học sinh được rèn luyện phẩm chất và phong cách của công dân hiện đại? Những bài học hôm nay sẽ góp ích gì cho thực tiễn ở tương lai. Qua một năm thực hiện chương trình Lịch sử lớp 10 nhưng không ít giáo viên vẫn lúng túng khi thực hiện các tiết THLS chất lượng và đúng nghĩa thực hành như chương trình yêu cầu, sở dĩ như vậy vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện cụ thể lớp học, năng lực thực hiện và vật chất, cả giáo viên và HS đều đang lần đầu vận hành chương trình giáo dục mới…. Tuy nhiên phải công nhận ưu điểm vượt trội của chương trình 2018 là phát trển toàn diện HS, học sinh nào không rèn luyện, phát triển theo định hướng thì tụt lại rất xa bạn học và sự phân 6
  13. hóa này rất rõ ràng, đây là giá trị của sự chọn lọc công dân ở giai đoạn hướng nghiệp. Mặc dù nội dung việc phát huy thế mạnh, năng khiếu học sinh trong dạy học dự án và các bài thực hành Lịch sử 11 nhằm phát triển phẩm chất năng lực và xây dựng phong cách công dân hiện đại cho học sinh THPT có sự khác biệt rõ nét giữa các trường ở địa phương các huyện, thị khác nhau trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhưng việc lựa chọn nội dung mà tất cả học sinh có thể áp dụng được vào cuộc sống ở tương lại để vận dụng vào bài thực hành phải đảm bảo các yêu cầu như sau: - Nội dung áp dụng phải phù hợp với bài dự án, chủ đề bài thực hành, phù hợp chương trình giáo dục hướng nghiệp THPT. - Nội dung áp dụng để làm dự án, làm THLS phải gần gũi, dễ thực hiện, phù hợp với trình độ nhận thức của HS. - Nội dung dự án, TH đa dạng, phong phú, để các em lựa chọn theo sở thích, mơ ước, năng khiếu và gây hứng thú học tập không nhàm chán, đối phó, ép buộc. - Nội dung áp dụng dự án, TH phải là một phần thực tiễn cuộc sống để HS có những bài học giá trị ngay khi còn học tập, là vốn sống trước khi trở thành công dân trưởng thành. - Nội dung áp dụng TH phải lựa chọn mang tính súc tích, đặc sắc, có tính giáo dục cao trên cơ sở đó phát huy tính sáng tạo, sẵn sàng ứng phó của HS để tạo ra sản phẩm chất lượng, tâm huyết, có giá trị thực tiễn cao. - Nội dung giáo dục được lựa chọn bảo đảm tính khoa học, chính xác 1.3. Các phẩm chất, năng lực và phong cách định hướng cho học sinh thông qua dạy học dự án và các bài thực hành Lịch sử 11. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn của thế giới Người cũng từng là nhà giáo, nhà văn, thông thạo các ngoại ngữ chính của thế giới …, Người đã khẳng định rằng “Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Người đặc biệt quan tâm xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục. Điều Người hướng tới là tất cả vì một mục tiêu cao cả là vì con người, cho con người, đặc biệt là “một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, vì thế xuyên suốt mục tiêu dạy học của Việt Nam qua các thời kì là đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ và xây dựng đất nước, vừa có khả năng hội nhập vừa bảo toàn bản sắc dân tộc của riêng mình. Trong dạy học thực hành và dạy học dự án Lịch sử 11, HS được phát triển các phẩm chất chủ yếu một cách rõ rệt, cụ thể bao gồm Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm qua từng nội dung thực hành, dự án. Các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù được khai thác triệt để qua hoạt động học, làm ra 7
  14. sản phẩm dự án và thực hành. Khi thực hiện thực hành và các dự án, các em được định hướng từ thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp thực tiễn đời sống nhằm gắn việc học tập gần hơn với thực tiễn đời sống xã hội. Ngoài định hướng thực tiễn, các bài THLS và dự án còn bồi dưỡng năng lực định hướng hành động vì thông qua hoạt động thực hành và thực hiện dự án có sự kết hợp giữa vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn thực hành. Thông qua đó rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn. Để làm ra sản phẩm thực hành và sản phẩm dự án người học phải có kiến thức nhiều môn học khác để giải quyết nhiệm vụ hoặc vấn đề yêu cầu, người học cũng cần tích cực tự học, tự lực tham gia vào việc hoàn thành sản phẩm vì thế biểu hiện được tính trách nhiệm, sự sáng tạo và học hỏi lẫn nhau trong nhóm. Thể loại dạy học dự án và bài thực hành có đặc điểm giống nhau là sản phẩm tạo ra thường phải có sự cộng tác các thành viên trong nhóm, cả hai phương pháp cũng rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác giữa nhiều lực lượng khác nhau như giữa HS với HS, giữa GV và HS hay với các tổ chức cá nhân khác liên quan trong sản phẩm. Ngày nay thế giới đang phổ biến về dạy học phát triển PC, N, cách dạy học này hướng người học sau quá trình học sẽ làm được gì vì thế người dạy tìm phương pháp dạy học phù hợp nhằm rèn luyện, bồi dưỡng PC, NL và phong cách công dân phù hợp với chuẩn mực đạo đức, phong cách của dân tộc và thời đại là điều đặc biệt lưu tâm để phù hợp xu hướng. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về việc phát triển, bồi dưỡng dạy năng lực, phẩm chất và phong cách công dân hiện đại cho HS THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hiện nay CNTT bùng nổ nhanh chóng, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo AI đã có thể làm thay con người nhiều hoạt động nên việc áp dụng các thiết bị hiện đại để phục vụ công việc giảng dạy, học tập được đầu tư đẩy mạnh. Bên cạnh đó các loại hình thương mại dịch vụ trong giáo dục như bán- mua các loại giáo án, bài dạy, tư liệu dạy học ... cũng đa dạng, giáo viên có thể đầu tư tham khảo. Cho nên khi CTGDPT 2018 được thực hiện, việc thực hiện các mục tiêu giáo dục cũng còn tùy thuộc vào trách nhiệm của từng giáo viên khi lên lớp. Mặc dù học sinh mỗi nơi có những ưu thế nhất định, mức độ nhận thức khác nhau, dựa vào những năng khiếu, phẩm cất của học sinh để thực hiện các mục tiêu giáo dục. Để thực hiện được các mục tiêu giáo dục đa dạng khác nhau đó thì người giáo viên vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại cho HS. Để có những kết luận đúng thực tế, tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV và HS về việc phát triển phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại cho học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát như sau: 8
  15. Đối tượng khảo sát: 50 GV, trong đó 16 cán bộ quản lý, 34 giáo viên, bao gồm giáo viên giảng dạy Lịch sử, Ngữ văn, Kinh tế pháp luật, Địa lý, Tiếng Anh và giáo viên chủ nhiệm của 5 trường THPT ở địa bàn huyện Yên Thành, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên. Khảo sát 170 HS THPT của 5 trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành. Phương pháp khảo sát: gửi phiếu điều tra qua các phần mềm zalo, mesenger, email, facebook kết hợp với phỏng vấn. Xử lý số liệu khảo sát theo cách sau: Số liệu thu được từ phiếu tôi tiến hành sắp xếp theo thứ bậc Xác định điểm số cho các mức độ, thang điểm đánh giá để lượng hóa các mục tiêu: Cách tính điểm được thực hiện theo bảng hỏi sau: Các mức độ Điểm 1 2 3 4 Mức độ nhận Không quan Bình thường Quan trọng Rất quan thức trọng trọng Mức độ thực hiện Không bao Đôi khi Thường Rất thường giờ xuyên xuyên. Công thức tính điểm cho các mức độ tương ứng với các cấp độ như sau: Điểm = cấp độ: 1 x 4 + cấp độ 2 x 3 + cấp độ 3 x 2 + cấp độ 4 x 1. Nội dung: Phiếu khảo sát phụ lục 1: Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc phát triển phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại trong dạy học các bài thực hành và dạy học dự án Lịch sử 11 cho học sinh THPT. Nhận thức được ý nghĩa này là cơ sở quan trọng để cán bộ, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học có rèn luyện phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại trong nhà trường. Bảng 2.1. Thực trạng mức độ nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của việc phát triển phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại vào dạy học dự án và các bài thực hành lịch sử 11 cho học sinh THPT. 9
  16. Stt Nội dung Ý kiến đánh giá Rất Quan Bình Không Điểm Thứ quan trọng thường quan tự trọng trọng 1 Phát triển PC yêu nước, 42 8 0 0 192 1 chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, nhân ái, năng lực tương tác, sử dụng công nghệ, có trách nhiệm với cộng đồng từ hoạt động tạo ra sản phẩm TH, dự án. 2 GD cho HS chú trọng đến 40 10 0 0 190 2 tính nhân văn, phát triển kĩ năng xã hội và giao tiếp 3 GD ý thức xây dựng, bảo vệ 35 15 0 0 185 4 đặc sắc và đa dạng văn hóa, bảo vệ môi tường và phát triển bền vững con người. 4 Rèn luyện cho HS tất cả các 37 12 1 0 186 3 kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng đưa thực tiễn cuộc sống vào bài học Lịch sử. 5 Góp phần xây dựng thế giới 32 15 3 0 179 5 quan và tư duy biện chứng cho HS 6 Góp phần phát triển kĩ năng 30 17 3 0 177 6 nghiên cứu và phê phán, tạo môi trường học tập tích cực Từ kết quả khảo sát qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp cho thấy: cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đánh giá cao về ý nghĩa các nội dung dạy học dự án và thực hành Lịch sử 11 có phát triển PC, NL và phong cách công dân hiện đại cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều giáo viên còn chưa thực sự quan tâm 10
  17. đúng mức, chưa thấy được vị trí, vai trò, ý nghĩa, về sự sáng tạo và phát triển tối đa các năng lực, phẩm chất và phong cách công dân tương lai mà tiết THLS cũng như dạy học dự án mang lại. 2.2. Thực trạng việc dạy – học dự án và các bài thực hành để xây dựng phong cách công dân cho học sinh ở các trường THPT hiện nay. Thực trạng thực hiện tiết thực hành lịch sử lớp 11và dạy học dự án có giáo dục phong cách công dân hiện đại cho học sinh: Bảng 2.2. Thực trạng mức độ thực hiện tiết thực hành lịch sử lớp 11 và dạy học dự án có phát triển, bồi dưỡng PC, NL và giáo dục phong cách công dân hiện đại cho học sinh THPT. Stt Nội dung Ý kiến đánh giá Rất Thường Thỉnh Không Điểm Thứ thường xuyên thảng bao giờ tự xuyên 1 Phân tích tác động, vẽ sơ đồ 3 8 5 34 80 5 tư duy, liên hệ bằng hành động thực tế tạo sự liên kết giữa lịch sử với thế giới hiện tại và tương lai. 2 Làm video, trò chơi, hình 2 9 9 30 83 4 ảnh tương tác để phát triển kĩ năng sử dụng công nghệ, chọn lọc tư liệu, tăng sự tham gia. 3 Nghiên cứu, giới thiệu, tạo ra 0 3 15 32 71 7 các sản phẩm chú trọng phát triển nhân văn. 4 Dùng bài thực hành thiết kế 40 7 3 0 187 1 Powerpoint sẵn. 5. Đóng vai, sân khấu hóa biểu 2 3 17 38 89 3 diễn tái hiện các sự kiện trong lịch sử để xây dựng ý 11
  18. thức công dân, tham gia chính trị và dân chủ. 6 Dùng vật liệu có sẵn, tái chế 3 12 15 20 98 2 để tạo thành sản phẩm thủ công mô phỏng các di sản, di vật lịch sử, hướng tới tự trọng, tôn trọng đa dạng và bản quyền. 7 Đóng vai là nhà nghiên cứu, 2 2 17 29 77 6 diễn viên dựng lại các kịch bản lịch sử,…phát triển kĩ năng xã hội, giao tiếp, chú trong đến tâm lý, kích thích tư duy độc lập. Qua bảng khảo sát chúng ta thấy rõ việc dạy tiết THLS theo phân phối chương trình được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhưng các giáo viên chủ yếu sử dụng các bài thực hành thiết kế powerpoint có sẵn để hoàn thành nội dung thực hành như trả lời trắc nghiệm, các trò chơi, viết bài tự luận nêu lên ý kiến cá nhân…. Tuy nhiên lồng ghép trọng tâm là phát triển, bồi dưỡng các kĩ năng và phong cách cho HS còn ít được thực hiện và thực hiện không đồng đều không thường xuyên. Với tiết THLS được tổ chức bởi hình thức đơn giản như vậy không đánh giá được năng lực HS, không có tính hấp dẫn, các kĩ năng chưa được phát triển đúng quan điểm dạy học hiện nay, thui chột dần tính muốn khám phá bản thân của học sinh. Kết quả khảo sát học sinh Nhận thức của học sinh về những sở trường bản thân, những giá trị giáo dục cho phong cách hiện đại hướng tương lai qua môn lịch sử. Để biết được nhận thức của học sinh về lợi thế, kĩ năng của bản thân, những phương pháp tiếp cận của môn học nhằm đào tạo một công dân hiện đại trong tương lai, tôi đã tiến hành điều tra 160 em học sinh trường tôi công tác như sau: Với câu hỏi 1: Em hiểu thế nào là phong cách công dân hiện đại? Có 127/160 HS (79,4%) trả lời được 3/6 tập hợp các giá trị của công dân thời hiện đại, 92 HS (57,5%) kể được 2/6, còn lại không phân biệt được các giá trị, hành vi nào là cái mình cần hướng đến. 12
  19. Với câu hỏi 2: Em hãy cho biết để trưởng thành, ra đời lập nghiệp em cần những kĩ năng, phẩm chất và có những trách nhiệm gì đối với gia đình và xã hội? Có 130 HS (81%) nêu được 4, có 79 HS phân tích được 3 PC, NL (49,4%) và 68 HS (43%) kể được 2 PC, hành vi. Với câu hỏi 3. Hãy kể tên các phẩm chất, năng lực và các phong cách mà em cần giáo viên bồi dưỡng? Kết quả: 100 HS (100%) đều trả lời rất cần được rèn luyện, bồi dưỡng. Với câu hỏi 4. Trong các tiết học thực hành và dự án học tập Lịch sử, em có thích những chủ đề nhằm rèn luyện các PC, NL và định hướng các phong cách cần có trong tương lai mà giáo viên định hướng và gợi ý không? Có 157/160 (98%)HS trả lời thích, 3 em không có ý kiến. Qua khảo sát trên và phỏng vấn trực tiếp HS một cách khách quan, tôi nhận thấy các em rất hứng thú khi hỏi về các hành vi, thái độ, trách nhiệm và kinh nghiệm thực tiễn mà các em được rèn luyện, bồi dưỡng qua các bài thực hành lịch sử và dự án học tập bộ môn này, hầu hết đều tự hào chính mình và các thành viên tạo ra được những sản phẩm có tính sáng tạo, có tính lan tỏa cảm hứng cũng như giá trị về kinh nghiệm thực tiễn qua việc các em tự làm. Một công dân trong tương lai có đầy đủ phẩm chất, năng lực và phong cách cần có khi trưởng thành là mục tiêu lớn nhất của sáng kiến trong các bài thực hành và dự án học tập của tôi và đó cũng là thực tiễn cuộc sống mà các bài học hướng đến để rèn luyện cho các em một tư duy biện chứng. Chương 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC VÀ PHONG CÁCH CÔNG DÂN HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINH THPT. 2.1. Vị trí dạy học dự án và các bài thực hành trong giáo dục phong cách công dân hiện đại cho học sinh trong chương trình GDPT 2018 Trong chương trình Giáo dục 2018 của Việt Nam các phương pháp được coi là phương pháp giáo dục quan trọng giúp phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và phong cách công dân hiện đại cho học sinh. Cụ thể vị trí của các phương pháp này là Đối với dạy học dự án: phương pháp này được thúc đẩy như một phương pháp giảng dạy tiêu biểu, nhằm thúc đẩy sự tích hợp giữa kiến thức học thuật và kĩ năng thực hành. Dạy học dự án có thể được sử dụng trong nhiều môn học khác nhau, từ tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ, nghệ thuật… Tuy nhiên được ưu tiên hơn ở các môn khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Nghệ thuật, Kĩ thuật và Công nghệ thông tin. Còn dạy học thực hành cũng được xem là một phần quan trọng trong việc giảng dạy và học tập môn Lịch sử, đặc biệt trong chương trình GD 2018 dạy học thực hành có vị trí chiếm gần 20% số giờ dạy trong tổng số 52 tiết cả năm học. Bởi vì phương pháp dạy học này thúc đẩy sự tương tác giữa học sinh và vật liệu lịch sử thông qua các hoạt động thực tế như thăm các địa điểm lịch sử, phân tích tài liệu 13
  20. hoặc tham gia vào các hoạt động tái hiện lịch sử. Ngoài ra phương pháp này còn giúp học sinh phát triển kĩ năng nghiên cứu, phản biện và hiểu biết sâu sắc về quá trình lịch sử và ảnh hưởng của nó đối với thế giới hiện đại. Dạy hoc dự án và THLS cả hai phương pháp này đều được coi là công cụ quan trọng giúp học sinh phát triển những kĩ năng sống và năng lực cần thiết để trở thành công dân tích cực, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm xã hội trong xã hội hiện đại. Với tầm quan trọng của các phương pháp này đã phản ánh sự chú trọng của Chương trình Giáo dục 2018 vào việc phát triển toàn diện cho học sinh. 2.2. Các căn cứ để xây dựng dự án học tập và tiết thực hành Lịch sử lớp 11 trong chương trình giáo dục 2018. Khi thiết kế bài dạy tiết thực hành, giáo viên chúng ta cần có những tiêu chí để xây dựng đó là: - Căn cứ vào những quy định cứng mang tính chỉ đạo của cấp trên và thực tiễn dạy học: + Trên cơ sở mục tiêu giáo dục chương trình GDPT (2018 và 2022 môn Lịch sử), tức là chương trình tổng thể quy định và chương trình chi tiết quy định là dành 20% cho tiết TH trên tổng số 52 tiết khối 11 bắt buộc và 35 tiết chuyên đề nếu HS lựa chọn. Đối với môn Lịch sử, mục tiêu có thể bao gồm việc phát triển khả năng hiểu biết về quá trình lịch sử, kỹ năng phân tích và đánh giá tài liệu, cũng như tư duy lịch sử và ý thức về văn hóa, lịch sử dân tộc Việt Nam. + Dựa vào nhiệm vụ trong năm học của Sở Giáo dục Nghệ An, của chuyên viên bộ môn Lịch sử, của nhà trường, …riêng nhiệm vụ này có thể điều chỉnh, nếu năm học điều chỉnh thì chúng ta theo điều chỉnh theo định hướng năm học. + Dựa vào những văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo như công văn 5512, công văn 5555, công văn 4612, công văn 2613...v.v + Giáo viên xác định phương pháp dạy phù hợp để thúc đẩy sự học tập và hiểu biết của HS. Cân nhắc khi sử dụng các phương pháp như thảo luận nhóm, thực hành nghiên cứu, hoạt động tương tác hoặc sử dụng các công nghệ giáo dục. + Tạo ra các hoạt động thực hành phù hợp với nguyên tắc học tập hiện đại, bao gồm việc kích thích sự tò mò, khuyến khích học sinh làm việc nhóm, cung cấp phản hồi xây dựng và tạo ra cơ hội học tập tích cực. + GV chọn lựa, xác định các tài nguyên học liệu: Sử dụng một loạt các tài nguyên học liệu như SGK, TLTK, tài liệu trực tuyến và các nguồn sử liệu khác nhau. Đảm bảo tất cả các tài nguyên được lựa chọn phù hợp với nội dung, mục tiêu và yêu cầu cần đạt. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2