-1-<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh, đấu tranh với thiên<br />
nhiên, đấu tranh chống giặc ngoại xâm... để có được một Việt Nam hòa bình, độc<br />
lập, thống nhất. Trong giai đoạn hiện nay độc lập dân tộc là của nhân dân, mọi<br />
quyền lợi đều thuộc về nhân dân. Nhằm đảm bảo quyền dân chủ cho mọi công dân<br />
cũng như phát huy sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trên mọi lĩnh<br />
vực Đảng và Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều đường lối, chủ trương, chính sách.<br />
Trong đó xác định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu.<br />
Theo nhu cầu đổi mới toàn diện của nền giáo dục hiện nay, lựa chọn phương<br />
pháp dạy học phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bộ môn là vấn đề cơ bản<br />
không thể thiếu của sự nghiệp giáo dục. Cùng với các phương pháp dạy học tích<br />
cực trong quá trình giảng dạy tôi đã lựa chọn phương pháp “Gắn nội dung giảng<br />
dạy vào thực tiễn và kết hợp giáo dục tư tưởng qua bộ môn” ở một số đơn vị kiến<br />
thức của chương trình GDCD trung học phổ thông.<br />
Học đi đôi với hành là mục tiêu quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Chúng ta<br />
không thể đưa vào chương trình một lượng kiến thức vừa mới, vừa khó để nâng cao<br />
trình độ học sinh bắt nhịp cùng thời đại. Trong quá trình dạy và học, học sinh có<br />
thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời là cơ sở của quá<br />
trình nhận thức cao hơn. Do yêu cầu giảng dạy của bộ môn đòi hỏi giáo viên phải<br />
chọn lọc các kênh thông tin từ thực tiễn kết hợp với lồng ghép giáo dục tư tưởng<br />
đúng thời điểm cũng như khi có cơ hội. Thông qua ví dụ, hình ảnh minh họa thiết<br />
thực, sinh động, ít nhiều sẽ làm cho người học không nhàm chán, nặng nề và không<br />
cảm thấy kiến thức trong sách vở tồn tại ở dạng lý thuyết; mà trái lại liên hệ thực<br />
tiễn đạt hiệu quả luôn thu hút được sự hiếu kỳ, chủ động tìm đến kiến thức, nắm bắt<br />
kiến thức, có thể áp dụng một phần kiến thức nào đó đã học vào cuộc sống của bản<br />
thân khi cần thiết.<br />
<br />
-2-<br />
<br />
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:<br />
1/ Phạm vi nghiên cứu:<br />
“Gắn nội dung giảng dạy vào thực tiễn và kết hợp giáo dục tư tưởng qua<br />
bộ môn” ở đơn vị kiến thức: dấu * thứ nhất, điểm b, mục 2, bài 4 “Quyền bình<br />
đẳng của công dân trong một số lĩnh vực” - Chương trình GDCD lớp 12.<br />
2/ Đối tượng nghiên cứu:<br />
Ứng dụng giảng dạy ở học sinh các lớp 12A1, 12A15 trường THPT Trần<br />
Văn Bảy.<br />
3/ Mục đích nghiên cứu:<br />
Ứng dụng phương pháp “Gắn nội dung giảng dạy vào thực tiễn và kết hợp<br />
giáo dục tư tưởng qua bộ môn” nhằm:<br />
- phát huy thái độ chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập; giúp các em<br />
luôn nhận định kiến thức không phải là cái có sẵn và không thể chủ động tìm đến<br />
người học, muốn có được kiến thức, tri thức người học phải trải qua quá trình tìm<br />
hiểu, đầu tư và phải biết vượt khó trong mọi hoàn cảnh.<br />
- Khi tìm đến kiến thức môn GDCD, người học phải có niềm tin đối với chủ<br />
trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng với việc<br />
biết và hiểu về quyền lợi, nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng<br />
đất nước trong mọi thời đại; là động lực để người học phát huy mạnh mẽ các ưu<br />
điểm, khắc phục các hạn chế trong học tập, lao động, hoàn thiện bản thân.<br />
- Nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách, tác phong cho học sinh và hiệu<br />
quả giáo dục của môn học.<br />
- Giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề thực tiễn sau đó hoàn<br />
thiện phẩm chất đạo đức cá nhân, hiểu bài và hứng thú học tập hơn.<br />
- Có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, xác<br />
định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập.<br />
<br />
-3-<br />
<br />
4/ Tính mới mẻ (cấp thiết) của đề tài:<br />
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy rằng hiện nay tình trạng đạo đức học sinh ở<br />
các trường nói chung và học sinh ở trường THPT Trần Văn Bảy đã có chiều hướng<br />
đi xuống, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nước ta.<br />
Vì vậy việc “Gắn nội dung giảng dạy vào thực tiễn và kết hợp giáo dục tư tưởng<br />
qua bộ môn” sẽ giúp các em hiểu được tình hình thực tiễn điều gì là đúng, điều gì<br />
là sai, để từ đó bản thân có suy nghĩ, thái độ và hành vi đúng đúng đắn sao cho phù<br />
hợp chuẩn mực đạo đức mà xã hội công nhận.<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:<br />
Hiện nay, đất nước đã trải qua chặng đầu tiên của tiến trình hội nhập quốc tế<br />
với nhiều cam go vất vả và đã đạt được những thành tựu nhất định trong một số<br />
lĩnh vực. Quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật đã đặt nước ta trước<br />
những vận hội mới và thử thách mới, đó là để đưa đất nước đạt đến những yêu cầu<br />
phát triển toàn diện, chúng ta phải có những con người phẩm chất đạo đức, có trình<br />
độ, năng lực, trí tuệ để thực hiện thành công quá trình hội nhập. Để thực hiện được<br />
điều đó thì cần phải có sự đóng góp của tất cả các ngành nghề trong xã hội và<br />
ngành Giáo dục luôn giữ vị trí hàng đầu trong việc đào tạo con người xã hội chủ<br />
nghĩa vừa hồng vừa chuyên.<br />
Đối với học sinh phổ thông việc “ Gắn nội dung giảng dạy vào thực tiễn và kết<br />
hợp giáo dục tư tưởng qua bộ môn” được thực hiện nhằm giáo dục cho học sinh<br />
đạo đức, lối sống, rèn luyện hành vi tích cực và phù hợp mà không bị dư luận xã<br />
hội phê phán. Xuất phát từ tầm quan trọng này, bản thân tôi từ lâu đã thực hiện đề<br />
tài và mang lại hiệu quả đáng kể.<br />
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
<br />
-4-<br />
<br />
Nhà trường phổ thông xã hội chủ nghĩa đào tạo những con người phát triển<br />
toàn diện; có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có học vấn phổ thông vững chắc,<br />
có những hiểu biết về kỹ thuật phổ thông và được trang bị để đi vào nghề nghiệp<br />
một cách có ý thức, có sức khỏe, có óc thẩm mỹ. Môn GDCD trong trường phổ<br />
thông cũng như tất cả các môn học khác là cung cấp kiến thức cho học sinh, hơn<br />
thế nữa môn GDCD còn góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giúp hoàn thiện nhân<br />
cách cho học sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở:<br />
“ Có tài mà không có đức là người vô dụng<br />
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”<br />
Thế nhưng thực tế môn GDCD chưa được đánh giá đúng vai trò, vị trí của nó, bị<br />
xem nhẹ từ nhiều phía.<br />
1.Thuận lợi:<br />
- Học sinh trường THPT Trần Văn Bảy đa số đều cư trú trong khu vực phạm<br />
vi huyện Thạnh Trị, điều kiện rất thuận lợi cho việc học tập. Đối với những em có<br />
ý thức kỷ luật cao, có ý chí phấn đấu vươn lên nên thành tích học tập luôn đạt được<br />
như ý muốn.<br />
- Việc chủ động tiếp nhận các thông tin đa chiều của học sinh hiện nay rất tốt<br />
nên cũng phần nào thuận lợi cho giáo viên khi đề cập những tình huống thực tế<br />
ngoài xã hội...<br />
2. Khó khăn<br />
- Bên cạnh đó còn khá nhiều học sinh xem môn GDCD là môn phụ, không<br />
cần thiết. Vì thế giáo viên giảng dạy môn GDCD luôn gặp phải thái độ lơ là trong<br />
học tập của học sinh. Nhất là học sinh khối 12 các em chỉ quan tâm đến các kỳ thi<br />
tốt nghiệp THPT hay thi đầu vào đại học, việc học môn GDCD như thế nào là phụ<br />
thuộc rất lớn ở học sinh. Trong khi đó nội dung chương trình GDCD 12 gắn liền<br />
với kiến thức pháp luật và cuộc sống. Ở độ tuổi sắp trưởng thành, bước vào cuộc<br />
sống mới, các em cần phải biết mình được hưởng gì, được làm gì, phải làm gì và<br />
<br />
-5-<br />
<br />
không được làm gì. Đó là những quyền lợi, nghĩa vụ mà trách nhiệm mỗi công dân<br />
phải biết và thực hiện đúng khi được sống trong một chế độ xã hội mọi quyền lợi<br />
đều của dân, do dân và vì dân. Các em học môn GDCD rất qua lo, sơ sài nhưng yêu<br />
cầu điểm số rất cao.<br />
- Kết quả của xu thế hội nhập phát triển đã đáp ứng rất nhiều lợi ích chính<br />
đáng cho những ai sống tốt, sống đẹp. Tuy nhiên những cách sinh hoạt, những hoạt<br />
động vui chơi, giải trí không lành mạnh đã lôi kéo số ít học sinh chạy theo tư tưởng<br />
sống ỷ lại, chủ quan, thích hưởng thụ, lười lao động, bỏ bê việc học tập. Việc giáo<br />
dục tư tưởng cho học sinh đã khó lại càng khó hơn.<br />
- Không chỉ dừng lại ở vấn đề học sinh không muốn học hoặc học không<br />
nghiêm túc ở môn GDCD mà ngay cả gia đình và xã hội, luôn có cách nhìn phân<br />
biệt đối với môn học này. Thực tế trước mắt môn GDCD không góp phần quyết<br />
định kết quả tốt nghiệp, kết quả tuyển sinh vào các ngành nghề, về lâu dài xã hội<br />
cũng rất cần những người có đức, có tài, gia đình cũng rất cần những người con<br />
ngoan và chắc rằng một xã hội phát triển bền vững cần phải hạn chế những hành vi<br />
sai trái xảy ra. Việc dạy và học môn GDCD thật sự chưa nhận được sự quan tâm<br />
của gia đình và xã hội .<br />
Từ những thực tế trên đã làm cho giáo viên môn GDCD gặp không ít khó<br />
khăn trong công tác giảng dạy cho nên việc lựa chọn phương pháp dạy học hợp lí,<br />
tạo nên sự hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh không phải là chuyện đơn<br />
giản. Đồng hành cùng những người thực hiện giảng dạy môn GDCD rất mong<br />
trong thời gian sắp tới, từ nhiều phía sẽ có cách nhìn thực tế và công bằng hơn giữa<br />
các môn học. Để giáo viên dạy môn GDCD có điều kiện phấn đấu và hoàn thành<br />
tốt nhiệm vụ của mình.<br />
III. CÁC GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN:<br />
Thứ nhất, giáo viên phải xác định rõ bài học có những yêu cầu gì, yêu cầu nào<br />
là trọng tâm, xác định những nội dung cần truyền đạt, nội dung nào phù hợp với<br />
phương pháp nào, từ đó mới xác định và xây dựng nội dung vận dụng cho hợp lí.<br />
<br />