intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Đổi mới việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động lễ hội. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực giáo dục của nhà trường và giáo viên. Trẻ được trang bị kiến thức làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó và hiệu quả giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Đổi mới việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến tỉnh Ninh Bình Chúng tôi gồm: Trình độ Tỷ lệ ( %) T Năm Chức Họ và tên Nơi công tác chuyên đóng góp tạo T sinh danh môn ra sáng kiến Hiệu Đại học sư 1 Vũ Thị Quyên 1965 40% trưởng phạm MN Trường MN Phó Đại học sư 2 Nguyễn Thu Thảo 1976 Nam Bình- Hiệu 40% phạm MN TPNB trưởng Đại học sư 3 Lã Thị Ngọc Tú 1981 CTCĐ 20% phạm MN Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Đổi mới việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm” LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Quản lý giáo dục. THỜI GIAN ÁP DỤNG: Từ tháng 08/2017. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Nội dung của giải pháp Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn học mẫu giáo, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Kỹ năng sống của trẻ được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy vào môi trường sống và giáo dục... Giáo dục kỹ năng sống là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu không được trang bị kỹ 1
  2. năng sống, trẻ sẽ không có đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi: Giờ đón trả trẻ “ tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về”. Lồng ghép tích hợp nhiều kỹ năng sống cần thiết qua những hoạt động ngoài trời. Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động học“ qua những câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát…bồi dưỡng cho trẻ về kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp”. Kỹ năng sống trong hoạt động vui chơi, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trẻ được chơi với đồ vật, được trải nghiệm thực tế, là cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển, rèn luyện và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ được rèn luyện, giáo dục hàng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần được thực hiện hiệu quả thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm, đây được coi là điều kiện phù hợp để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Sự hấp dẫn của các hoạt động lễ hội và trải nghiệm sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc nhất đối với trẻ, làm cho trẻ có cơ hội nhận thức và ghi nhớ lâu. Qua đây cũng là hình thức ôn luyện, củng cố các nội dung kiến thức trẻ đã được học, trẻ được giao tiếp với mọi người: cô giáo, bạn bè trong lớp, khác lớp, với cô bác ở mọi lứa tuổi và ngành nghề khác nhau, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. 1.1. Giải pháp cũ Trong những năm học trước việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa được chú trọng lồng ghép đưa vào các hoạt động lễ hội và trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống chủ yếu được truyền lại qua các tình huống, kinh nghiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thông qua các hoạt động chơi, tập trên nhóm lớp hoặc lồng ghép trong hoạt động học, bài giảng tình huống lý thuyết qua hoạt động buổi chiều… Hoạt động lễ hội trong một năm học được tổ chức với quy mô toàn trường còn hạn chế, thường tổ chức các lễ hội như: “Ngày hội đến trường của bé; Giao lưu các trò chơi vận động; Ngày tết thiếu nhi 1-6 và chia tay ra trường cho trẻ 5 tuổi”. Các lễ hội còn lại trong chương trình như “ Tết trung thu; Tết cổ truyền; Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; Ngày quốc tế phụ nữ 8/3;…” được giáo viên tổ chức cho trẻ múa hát chào mừng tại nhóm, lớp. Hình thức tổ chức chỉ là một vài tiết mục biểu diễn văn nghệ của nhóm trẻ năng khiếu nhà trường, số lượng trẻ được hoạt động ít, còn lại số đông trẻ 2
  3. phải ngồi lâu làm khán giả, không được tham gia hoạt động, trẻ nhàm chán, mệt mỏi, thiếu sự tập chung chú ý. Các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường chưa được quan tâm đầu tư, một năm học chỉ tổ chức cho trẻ khối 3-4 tuổi, 4-5 tuổi thăm quan công viên Thúy Sơn và trẻ khối 5-6 tuổi thăm quan đền Vua Đinh, Vua Lê. Tổ chức còn nặng về nội dung tham quan, chưa quan tâm đến lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo từng chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non. Cách làm trên còn bộc lộ một số hạn chế: - Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn nặng về lý thuyết, giáo điều mà chưa quan tâm đến các bài tập thực hành, các kĩ năng thích nghi với mọi tình huống sảy ra trong cuộc sống. - Khi tổ chức lễ hội giáo viên còn áp đặt, bắt trẻ thực hiện theo kịch bản có sẵn, nặng về hình thức, quan tâm tập luyện các tiết mục văn nghệ chọn lọc cho trẻ có năng khiếu chưa chú ý đến phát triển đồng trà và tạo một sân chơi thực sự có ý nghĩa với số đông trẻ. Chưa chú ý lồng ghép các hoạt động mang tính tập thể vào lễ hội “trò chơi dân gian, trò chơi vận động”, chưa có sự gắn kết với các chủ đề và các sự kiện nổi bật trong năm học. - Hoạt động trải nghiệm thường tổ chức nặng về hình thức cho trẻ đi tham quan du lịch, vui chơi nhưng chưa có sự gắn kết đến các chủ đề trong chương trình giáo dục, trẻ không được thực hành kĩ năng làm việc, sử lý các tình huống khi tham gia các hoạt động tập thể. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tổ chức hoạt động lễ hội và trải nghiệm cho trẻ. Trẻ mẫu giáo cần được rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản để đối phó với cuộc sống thực tế và môi trường xung quanh. Trẻ cần được trang bị các kỹ năng cần thiết như rèn luyện và phát triển thể chất, tự nhận thức bản thân, xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để hoàn thiện nhân cách,…hay các kỹ năng xã hội khác như: giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm,… Do đó, nếu không có sự trang bị tốt về kỹ năng sống cho trẻ hay có sự định hướng không đúng đắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các em. 1.2. Giải pháp mới Nhận thức được vấn đề này là những người quản lý chúng tôi đã áp dụng sáng kiến “Đổi mới việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm” và đã thu được những thành công nhất định. Các giải pháp cụ thể như sau: 3
  4. * Mô hình hóa: Trẻ cảm thụ nghệ thuật, tự tin trước đám đông, chủ động điều chỉnh bản thân, phối hợp với bạn bè nêu cao tinh thần tập thể Giải pháp 1: Giáo dục kĩ Trẻ hiểu được ý nghĩa sâu sắc của từng lễ hội năng sống cho giáo dục cho trẻ tình cảm đạo đức, tình yêu trẻ thông qua Quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức Nhận được sự quan tâm hơn của chính hoạt động lễ quyền địa phương, các lực lượng XH, Đổi mới hội. việc giáo tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ trong nhà trường. dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo Xác định rõ mục tiêu, tổ chức các hoạt thông qua động được bám sát chủ đề, chủ điểm trong chương trình giáo dục mầm non. hoạt động lễ hội và Giải pháp 2: trải nghiệm Phát triển kinh nghiệm cá nhân, trẻ sử Giáo dục kĩ dụng tổng hợp các giác quan, để tăng năng sống cho khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận trẻ thông qua được lâu hơn, tối đa hóa khả năng sáng việc đổi mới tạo, tính năng động và sự thích ứng của nội dung, hình trẻ với môi trường xung quanh. thức tổ chức hoạt động trải Gắn kết mối quan hệ giữa Cha mẹ trẻ với nghiệm. cô giáo phối hợp cùng tổ chức các hoạt động, cung cấp kiến thức, giáo dục kĩ năng sống mọi lúc, mọi nơi, qua các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. - Nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực giáo - Trẻ mạnh dạn, tự tin dục của nhà trường và và khéo léo hơn khi giáo viên. sử lý các tình huống, - Trẻ được trang bị kiến Đổi mới kỹ năng giao tiếp thức làm chủ bản thân, cách Từ đó trong sinh hoạt hàng ứng xử phù hợp với giáo ngày. cộng đồng và xã hội. dục này - Cha mẹ, yên tâm tin - Xây dựng mối quan hệ tưởng gửi con em đến chặt chẽ, gắn bó và hiệu trường hơn. quả giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội. 4
  5. * Mô tả giải pháp: Giải pháp 1: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động lễ hội Việc tổ chức lễ hội cho trẻ ở trường Mầm Non là rất quan trọng nên trong năm học nhà trường đã tổ chức được các ngày hội như: Ngày hội đến trường của bé; Lễ hội trăng rằm (tết trung thu) với chủ đề “ Hội chợ quê”; Chào mừng ngày hội của cô giáo “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”; Lễ hội mùa xuân; Chào mừng ngày hội của bà, của mẹ; Ngày hội thể dục thể thao với chủ đề “ Kỉ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt”, Vui tết thiếu nhi 01/06 và chia tay ra trường cho trẻ 5 tuổi. Qua việc tổ chức lễ hội trẻ có khái niệm gần gũi, thể hiện tình cảm thái độ của mình và hiểu được ý nghĩa sâu sắc của từng lễ hội, giáo dục trẻ tình cảm đạo đức, tình yêu Quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc mình.. Việc thể hiện các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động mang tính giáo dục cao, trẻ biết cảm thụ nghệ thuật, tự tin trước đám đông, chủ động điều chỉnh bản thân, phối hợp với bạn bè nêu cao tinh thần tập thể. 1. Đổi mới về nội dung Nội dung các hoạt động lễ hội được đổi mới lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Chương trình văn nghệ được phân công theo nhóm, lớp, số lượng trẻ được tham gia biểu diễn đông hơn, trẻ được giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự tin biểu diễn trên sân khấu, kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ mạch lạc với bạn bè, cô giáo, ngôn ngữ biểu cảm qua phần giao lưu văn nghệ, kể chuyện, đọc thơ. Lễ hội được lồng ghép đan xen các trò chơi dân gian, trò chơi vận động tập thể, các bài nhảy dân vũ toàn trường qua đây giáo dục kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết tập thể … Trong những năm học trước hoạt động lễ hội thường hay chú trọng đến chương trình văn nghệ chào mừng, số lượng trẻ được tham gia hoạt động còn hạn chế, chỉ là lựa chọn trẻ có năng khiếu đại diện cho toàn trường biểu diễn văn nghệ, trẻ phải biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ trong một buổi lễ, dễ bị mệt mỏi. Trẻ ngồi dưới xem không được hoạt động dễ bị nhàm chán, dẫn đến không chú ý, nói chuyện mất chật tự ảnh hưởng đến chất lượng ngày hội. Vì vậy cần phải đổi mới lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. 2. Đổi mới hình thức tổ chức Tổ chức hoạt động lễ hội trong trường mầm non là những hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó có vai trò quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động lễ hội là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa nhất để giáo dục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ. Bên cạnh đó, thông qua việc tham gia vào các hoạt động lễ hội trẻ được ôn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng đã học; rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, kỹ năng hợp tác, chia sẻ cùng bạn bè. 5
  6. * Tổ chức: Ngày hội đến trường cuả bé ( Hình ảnh minh họa phụ lục 3) Đối với trẻ cũng như các bậc phụ huynh đây là ngày quan trọng nhất, đánh dấu mốc sự trưởng thành đầu tiên về nhận thức của trẻ qua từng độ tuổi. Sự vui vẻ chào đón của bạn bè cô giáo sẽ giúp trẻ đỡ ngượng ngùng, rụt rè, sợ sệt và khoảng cách giữa bạn cũ, bạn mới tạo bầu không khí thân mật để trẻ cảm thấy yêu trường, mến lớp thích đi học. Chỉ đạo các nhóm lớp lựa chọn tiết mục văn nghệ có nội dung phù hợp với chủ đề, chú ý số lượng trẻ tham gia, tạo cơ hội cho nhiều trẻ được phát triển khả năng của bản thân. Cho trẻ cùng cô giáo tham gia trang trí nhóm lớp, sân trường, sân khấu biểu diễn tạo tâm thế phấn khởi chào đón năm học mới. Trẻ tham gia giao lưu trò chuyện cùng các vị đại biểu, cô giáo, bạn bè, trẻ múa hát, đọc thơ, kể chuyện, nhảy dân vũ, tập aerobic…chào mừng ngày hội. Trẻ chơi trò chơi dân gian cùng các bạn, bố mẹ. Điều đặc biệt nhà trường phối hợp với hội chữ thập đỏ của phường tặng quà cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp năm học mới “ Quần áo mới, đồ dùng, đồ chơi...” qua đó giáo dục trẻ biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh mình. * Tổ chức Tết Trung thu với chủ đề “Hội Chợ quê” ( Hình ảnh minh họa phụ lục 04) Tổ chức ngày tết dưới nhiều hình thức, giao lưu văn nghệ, múa lân, hội chợ, giao lưu các trò chơi vận động, trò chơi dân gian…Tạo không khí vui tươi, sôi nổi, cuốn hút trẻ vào hoạt động một cách hết sức thoải mái, tự nhiên. Trẻ tham gia cùng cô giáo, bố mẹ dán xúc xích, đèn lồng, câu đối…trang trí lớp học, sân khấu, các gian hàng hội chợ quê. Tham gia chương trình “Vui hội trăng rằm”. Trẻ được xem hoạt cảnh “Sự tích chú Cuội và chị Hằng Nga” từ trên cung trăng xuống chơi, trò chuyện giao lưu múa hát cùng trẻ các nhóm, lớp. Trẻ xem và tham gia múa lân cùng các nghệ sĩ, tham gia vào các trò chơi dân gian “Bịt mắt đánh còng, Ném loong bia, Ném vòng cổ chai, Kéo co, Nhảy bao bố, Phi ngựa, Câu cá…” Tham gia phiên chợ của làng quê Việt Nam, trẻ được thực hành kĩ năng tập làm người lớn: mua bán, chuyện trò, giao lưu một cách thật thoải mái tại các gian hàng ẩm thực, món ăn quê, sản vật của quê hương, đồ chơi trung thu đèn lồng, đèn ông sao, đầu sư tử, được trải nghiệm kĩ năng “ nhào bột, nặn bánh, tô tượng,…được nghệ nhân đến từ Hà Tây - Hà Nội dạy nặn tò he”. * Kỉ niệm ngày nhà giáo VN 20-11( Hình ảnh minh họa phụ lục 05) Tổ chức các hoạt động múa hát mừng ngày hội của cô, kể chuyện, đóng kịch, đọc thơ, trẻ được tự mình sáng tạo ra các sản phẩm tạo hình làm hoa, làm bưu thiếp... tặng cô giáo. Giáo dục trẻ biết về ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11. Mỗi nhóm lớp chuẩn bị một tiết mục văn nghệ đặc sắc, tham gia biểu diễn chúc mừng, trẻ nói lời tri ân chúc mừng, bày tỏ cảm xúc, lòng biết ơn sâu 6
  7. sắc và tặng hoa cho các cô giáo trong lễ kỉ niệm, qua đó trẻ được rèn luyện kĩ năng sống, sự tự tin khi biểu diễn múa hát trên sân khấu. * Ngày Tết nguyên đán tổ chức theo chủ đề " Lễ hội mừng xuân" ( Hình ảnh minh họa phụ lục 06) Trẻ cùng cô giáo tham gia chuẩn bị lễ hội: trang trí nhóm lớp, khu vực sân khấu, bày mâm ngũ quả, treo đèn lồng, cờ hoa, trang trí cây đào, cây mai,...giúp trẻ cảm nhận được không khí vui tươi, phấn khởi khi ngày tết cổ truyền đang đến gần. Các nhóm lớp tham gia thi múa hát, văn nghệ, các tiết mục có nội dung về chủ đề “Tết và mùa xuân” để chào đón lễ hội. Quyên góp gây quỹ từ thiện mua quần áo mới tặng cho các bạn trong trường có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các bạn nhỏ đang được nuôi dưỡng tại trung tâm Bảo trợ tỉnh Ninh Bình. Qua đó giáo dục trẻ tình yêu thương, sự quan tâm, lòng cảm thương với con người về những hoàn cảnh khó khăn, biết quan tâm chăm sóc những người xung quanh mình, trẻ cảm nhận được sự hạnh phúc của bản thân với cuộc sống hiện tại, . Trẻ được trải nghiệm gói bánh chưng, giúp cô giáo, ông bà, bố mẹ lau lá, lấy lạt, tự gói những chiếc bánh rùa...Tham gia làm bánh chôi chay “Nhào bột, nặn bánh, luộc bánh, thưởng thức món bánh do trẻ làm ra”. * Ngày hội thể dục thể thao “Kỉ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt” ( Hình ảnh minh họa phụ lục 07) Ngày hội thể dục thể thao được tổ chức nhân dịp quê hương Ninh Bình tổ chức “Kỉ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt”. Trẻ cùng cô giáo tham gia chuẩn bị ngày hội: làm hoa, dán dây xúc xích, treo cờ hoa, bóng bay…trang trí khu vực sân khấu, sân tập, đồ dùng giáo cụ của các bài tập đồng diễn, trò chơi vận động giúp trẻ cảm nhận được không khí vui tươi, phấn khởi khi ngày hội đang đến gần. Tổ chức chương trình văn nghệ đặc sắc trẻ múa hát, kể chuyện về quê hương Ninh Bình, các hoạt động thi đấu thể dục, thể thao. Tham gia diễu hành, chào cờ, tập thể dục đồng diễn, tập Aerobic, giao lưu các trò chơi vận động giữa các nhóm, lớp, tổ khối, trẻ tham gia trò chơi liên hoàn cùng bố mẹ. * Vui tết thiếu nhi 1- 6, tổng kết chia tay trẻ 5 tuổi ( Hình ảnh minh họa phụ lục 08) Tổ chức liên hoan văn nghệ vui tết thiếu nhi 1-6, lồng ghép xen kẽ các tiết mục múa hát, đọc thơ, kể chuyện, trẻ tham gia các trò chơi tập thể, dân gian. Trẻ 5 tuổi giao lưu trò chuyện cùng cô giáo và các em lớp dưới, trẻ nói lời cảm ơn, thể hiện tình cảm khi phải tạm biệt ngôi trường mầm non thân yêu, tạo tâm thế cho trẻ bước vào học lớp một ở ngôi trường Tiểu học. Qua mỗi hoạt động lễ hội trẻ được giáo dục, rèn luyện kĩ năng sự tự tin khi giao tiếp với bạn bè, cô giáo, kĩ năng âm nhạc tự tin biểu diễn trên sân khấu, kĩ năng sử lý tình huống khi hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, kỹ 7
  8. năng chấp hành ý thức tổ chức kỉ luật, trẻ có hành vi văn minh nơi đông người, trẻ biết xếp hàng chờ đến lượt. Kỹ năng tự phục vụ bản thân, trẻ biết tự chuẩn bị trang phục, trang điểm, đi giày dép, cài nơ, hoa múa... Kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi tham gia các trò chơi trong lễ hội, khi nhảy, múa những động tác nhào lộn, uốn dẻo. Kỹ năng hợp tác cùng bạn bè cô giáo tham gia nhảy múa, chơi trò chơi, đoàn kết tuân thủ luật chơi , cách chơi, chia sẻ tình yêu thương cho các bạn thiếu sự may mắn hơn mình, qua phần tặng quà cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, nhân dịp khai giảng, trung thu, tết nguyên đán… 3. Công tác tham mưu, phối kết hợp với các lực lượng xã hội và cha mẹ trẻ tham gia tổ chức lễ hội. Ban giám hiệu làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, cộng đồng, các tổ chức xã hội, đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Trưởng phố, Bí thư các phố xóm, Hội chữ thập đỏ của phường, về một số nội dung cần sự phối hợp, tham gia tổ chức hoạt động lễ hội. Hỗ trợ về con người, cơ sở vật chất, tinh thần như: Đoàn thanh niên phường cùng với cô giáo quản trẻ, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ trong các lễ hội. Hội phụ nữ, Trưởng phố, Bí thư giúp nhà trường tuyên truyền sâu rộng về kế hoạch, nội dung lễ hội đến phụ huynh trong phố xóm. Giáo viên các nhóm, lớp làm tốt công tác tuyên truyền, thông báo, trao đổi tới từng phụ huynh về kế hoạch tổ chức lễ hội, mời phụ huynh tham gia các hoạt động cùng nhóm lớp và các con, cùng với nhà trường, cô giáo chuẩn bị trang phục biểu diễn, đồ dùng tham gia trò chơi, trang trí khánh tiết lễ hội, góp phần tạo nên sự thành công của các lễ hội. Phối hợp để giáo dục cung cấp nội dung, kiến thức, các kĩ năng về chủ đề lễ hội. Giải pháp 2: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm Để rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo có hiệu quả chúng tôi đã vận dụng thông qua hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường. Thói quen hành vi và kĩ năng chỉ được hình thành thuận lợi khi các em có điều kiện tham gia các hoạt động. Trong khi tham gia các hoạt động các em sẽ gặp những tình huống cụ thể của cuộc sống buộc phải tự tìm cách giải quyết bằng trí tuệ và sức lực của mình. Từ đó giúp các em hiểu, biết cách làm và cách tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp điều kiện thực tế. 1. Nội dung Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành khảo sát địa điểm thuận lợi cho trẻ đi thực hành trải nghiệm. Cụ thể hóa xác định rõ mục tiêu, lựa chọn nội dung, hình thức các hoạt động được bám sát chủ đề, chủ điểm theo chương trình giáo dục mầm non. Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động này trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả; đảm bảo tính chặt chẽ và hệ thống trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ. Do vậy, hàng tháng ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên chủ động lên kế hoạch và kết hợp với đoàn thanh niên, hội phụ 8
  9. huynh của nhóm lớp, nhà trường, để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của từng nhóm lớp, phụ huynh và nhu cầu của trẻ. Các hoạt động này được thực hiện đồng bộ từ lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi đến lớp 5 - 6 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non, trong năm học vừa qua nhà trường đã tổ chức được một số hoạt động trải nghiệm cho trẻ: - Chủ đề “Nghề nghiệp” trải nghiệm tại làng nghề mộc phường Ninh Phong và doanh trại bộ đội Quân đoàn I, tại thành phố Tam Điệp. - Chủ đề “ Thực vật” cho trẻ đi trải nghiệm tại vườn rau, vườn hoa,...Chủ đề “ Tết và mùa xuân” trải nghiệm tại vườn hoa đào, vườn quất tại phố Bắc Phong, phường Nam Bình. - Chủ đề “Giao thông” tổ chức cho trẻ được trải nghiệm tham gia giao thông trên đường phố theo sự điều khiển củ cô chú cảnh sát và đèn tín hiệu tại Ngã tư Cầu Lim. - Chủ đề “ Quê hương đất nước” tổ chức cho trẻ trải nghiệm tìm hiểu về di tích lịch sử, cảnh đẹp của quê hương Ninh Bình. - Chủ đề “Trường tiểu học” Trẻ 5-6 tuổi thăm quan trường tiểu học Quang Trung, phường Nam Bình. Mỗi một nội dung của chủ đề đều có những hình thức thể hiện riêng, tạo nên sự phong phú đa dạng cho các hoạt động trải nghiệm. Trẻ thoải mái tự do, thỏa sức tìm hiểu, khám phá, hòa mình vào thiên nhiên cỏ cây hoa lá. Ở bất cứ hình thức nào giáo viên đều gần gũi với trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Nội dung cô giới thiệu với trẻ ngắn gọn, xúc tích, chuyền tải kiến thức đến trẻ một cách tốt nhất, không gây căng thẳng và sử dụng ngôn ngữ khó hiểu. 2. Hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng sống, từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục mới. Dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật. Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành 9
  10. vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống để trẻ trải nghiệm, sử lý tình huống. Cụ thể trẻ được giáo dục, rèn luyện các kỹ năng trong hoạt động trải nghiệm theo từng chủ đề trong chương trình giáo dục. Thực hiện chủ đề “Nghề nghiệp” tổ chức cho trẻ đi trải nghiệm tại làng nghề mộc phường Ninh Phong: Trẻ được khám phá tìm hiểu về công việc của thợ mộc, làm quen với một số dụng cụ làm nghề như, cưa, đục, máy bào..., các sản phẩm được tạo ra như bàn ghế, giường tủ....Trẻ được giao lưu nói chuyện tìm hiểu về nghề thợ mộc. Trẻ được thực hành làm thợ mộc đánh bóng, sơn gỗ... qua đó giáo dục trẻ biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm, yêu quý nghề thợ mộc. ( Hình ảnh minh họa phụ lục 09) Kỉ niệm ngày thành lập Quân dội nhân dân Việt Nam ngày 22-12. Tổ chức cho Trẻ đi trải nghiệm tại doanh trại bộ đội, quan sát công tác huấn luyện, trò chuyện giao lưu về nhiệm vụ của các chú bộ đội. Trẻ tập làm chú bộ đội tham gia huấn luyện đi, chạy, nhảy, vác súng đi một hai, hành quân, tập võ...Tham gia hoạt động múa hát, đọc thơ, kể chuyện, giao lưu các trò chơi vận động cùng các chú, trẻ gần gũi yêu mến, biết ơn các chú bộ đội, qua đó trẻ được giáo dục kĩ năng giao tiếp mạch lạc, vận động, sử lý tình huống. (Hình ảnh minh họa phụ lục 10) Chủ đề “ Thực vật, Tết và mùa xuân” tổ chức cho trẻ đi trải nghiệm tại vườn hoa, vườn rau...tại phố Bắc Phong, phường Nam Bình. Trẻ được trực tiếp khám phá tìm hiểu về công việc của nghề nông, quan sát tìm hiểu vườn rau, vườn hoa, mà trước kia trẻ chỉ được cô giáo dạy trên lớp thông qua tranh ảnh. Trẻ được trải nghiệm quan sát và cùng các bác nông dân thực hành kĩ năng làm đất, trồng cấy, chăm sóc bắt sâu, nhổ cỏ, thu hoạch vườn rau, vườn hoa. (Hình ảnh minh họa phụ lục 11) Chủ đề “Giao thông” Nhà trường phối kết hợp với Đội cảnh sát giao thông thành phố Ninh Bình tổ chức tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông, trẻ được các cô chú cảnh sát giao thông trực tiếp giới thiệu về một số biển báo và quy định an toàn giao thông đường bộ. Trẻ được trải nghiệm tham gia giao thông trên đường phố theo sự điều khiển của cô chú cảnh sát giao thông và đèn tín hiệu tại Ngã tư Cầu Lim. Trẻ thực hành đi bộ trên vỉa hè, đi xe đạp trên lòng đường, quan sát nhận xét về các biển báo, phương tiện tham gia giao thông trên đường phố. Trẻ múa hát, chơi trò chơi, giao lưu với cô chú cảnh sát giao thông. ( Hình ảnh minh họa phụ lục 12) Chủ đề “ Quê hương đất nước” tổ chức cho trẻ trải nghiệm bên dòng Sông Vân thơ mộng nằm ngay trên địa bàn phường Nam Bình. Trẻ dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu. Trẻ trải nghiệm tại công viên Thúy Sơn, hòa mình vào thiên nhiên để tìm hiểu khám phá hệ thống cây xanh, bóng mát, tiếng gió thổi, tiếng lá cây xào xạc, 10
  11. tiếng chim hót...trẻ được tham gia vào các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian, nhảy dân vũ ngoài trời....qua đó trẻ biết cách hòa đồng, làm việc theo nhóm, tận dụng sức mạnh, ưu thế của tập thể để đạt được kết quả tốt nhất trong các hoạt động, trẻ tự tin hơn, hoàn thiện và phát triển tốt hơn kĩ năng giao tiếp, thích nghi với thế giới xung quanh. ( Hình ảnh minh họa phụ lục 13) Chủ đề “Trường tiểu học” Tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi đi thăm quan trường tiểu học Quang Trung, phường Nam Bình, bước đầu trẻ được làm quen dần với quang cảnh trường lớp, phòng học, bàn ghế xếp ngay ngắn thẳng hàng, bảng đen, phấn trắng, cặp sách và một số đồ dùng học tập của các anh chị lớp 1. Trẻ được giao lưu trò chuyện, tham gia các trò chơi dân gian cùng các anh chị, giúp trẻ làm quen, chuẩn bị tâm thế khi bước vào học lớp 1 tại trường tiểu học. ( Hình ảnh minh họa phụ lục 14) Tổ chức cho trẻ đi trải nghiệm vấn đề đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu. Bởi ở lứa tuổi mầm non, các bé chưa ý thức được mức độ của những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong thực tế nên rất dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc. Điều này đặt ra yêu cầu cho nhà trường, đặc biệt là giáo viên trực tiếp phải có kỹ năng trong điều hành, quản lý hoạt động tại địa điểm công cộng. Khi trẻ tham gia các hoạt động ở môi trường bên ngoài sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn, bởi vậy, trước mỗi hoạt động trải nghiệm, phải lên kế hoạch tỉ mỉ, khảo sát địa hình, phối hợp với đơn vị sở tại để có sự hỗ trợ khi cần; đồng thời, tập huấn cho giáo viên, huy động đội ngũ nhân viên phục vụ, nhân viên y tế cùng tham gia; trẻ được giáo dục sử lý các tình huống mất an toàn có thể sảy ra để trẻ biết cách phòng tránh, đeo bảng tên có số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm đề phòng trường hợp đi lạc. Trong thời gian hoạt động diễn ra, giáo viên luôn phải bao quát, kiểm soát trẻ, thiết lập hàng rào an ninh và đảm bảo trẻ luôn nằm trong tầm kiểm soát, trẻ được theo dõi, giám sát và hướng dẫn kịp thời những kỹ năng để trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ mất an toàn. Sau các buổi đi trải nghiệm trẻ về nhóm lớp, giáo viên tổ chức hệ thống lại các kiến thức trẻ biết thông qua buổi trải nghiệm, cô đưa ra các câu hỏi mở để trẻ tư duy nhớ lại những gì đã nhìn thấy, kể lại các hoạt động trực tiếp tham gia, các kĩ năng sử lý tình huống và nêu cảm nhận ý nghĩa về chuyến đi. 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: a) Những giải pháp “ Đổi mới việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm” đã được áp dụng hiệu quả trong trường Mầm non nam Bình và được các cấp lãnh đạo ngành, địa phương, phụ huynh nhà trường đánh giá rất cao. b) Qua thực tế chỉ đạo, chúng tôi có thể khẳng định: Sáng kiến có thể áp dụng hiệu quả đối với các trường Mầm non trên địa bàn thành phố Ninh Bình và toàn Tỉnh Ninh Bình. 11
  12. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Các giải pháp “Đổi mới việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm” có thể áp dụng đối với mọi điều kiện của các trường mầm non và không đòi hỏi nhiều đến điều kiện sở vật chất, trình độ năng lực của giáo viên. Sáng kiến sẽ được áp dụng hiệu quả hơn khi: Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường Mầm non phải năng động linh hoạt và sáng tạo, đổi mới nội dung và hình thức, phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo, có kế hoạch phù hợp, chủ động phối kết hợp với cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội để tổ chức lễ hội và hoạt động trải nghiệm cho trẻ. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, muốn cho trẻ phát triển trước hết trẻ phải có sức khỏe, kinh nghiệm, kỹ năng sống về những kiến thức cơ bản tạo nền tảng tốt cho quá trình học hỏi, phát triển sau này. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động lễ hội, trải nghiệm, trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn hơn trong cuộc sống. Một số hiệu quả của sáng kiến 1) Nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực giáo dục của nhà trường và giáo viên. Phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cán bộ quản lý và giáo viên khi đổi mới việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm. Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội để tổ chức hoạt động lễ hội, các buổi thực hành trải nghiệm cho trẻ. Giúp cha mẹ trẻ, các tổ chức xã hội hiểu hơn về tầm quan trọng cần phải trang bị cho trẻ mẫu giáo những kiến thức về tính tự lập, kĩ năng sử lý các tình huống trong cuộc sống. Giáo viên được định hướng, linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc lồng ghép tổ chức trò chơi dân gian, các hoạt động sinh hoạt tập thể, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong các hoạt động lễ hội và trải nghiệm, giúp trẻ được thực hành nhiều hơn, củng cố khắc sâu những kiến thức đã được cung cấp vào cuộc sống hàng ngày. 2) Trẻ mạnh dạn, tự tin và khéo léo hơn khi sử lý các tình huống, kỹ năng giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Trẻ mẫu giáo trực tiếp tham gia vào các hoạt động lễ hội và trải nghiệm, trẻ tự tin vào bản thân mình, biết mình là ai. Từ đó giúp trẻ tự tin khi tham gia biểu diễn văn nghệ trên sân khấu, thể hiện mình trước đám đông và biết được những gì mình còn thiếu để rèn luyện nó, trẻ có cơ hội được sáng tạo, chia sẻ ý tưởng, kiến thức về cuộc sống của người lớn, Trẻ có Kỹ năng giao tiếp tốt biết diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng cho người khác hiểu. Trẻ lễ phép vâng lời, lễ phép với người lớn… biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, những lời nói quan tâm và yêu thương với người khác. Trẻ biết phân biệt những nơi 12
  13. nguy hiểm, bị ngã thì nên làm thế nào, xử lý vết thương đơn giản và đặc biệt trẻ biết tránh xa những người lạ và những nơi nguy hiểm. (Kết quả khảo sát kỹ năng sống của trẻ, phụ lục 02) 3) Xây dựng mối quan hệ gắn bó hơn giữa các lực lượng giáo dục Gia đình – Nhà trường – Xã hội Các giải pháp của sáng kiến đã góp phần xây dựng mối liên hệ gắn bó, chặt chẽ hơn giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các đoàn thể trên địa bàn và cha mẹ trẻ. Trên đây là sáng kiến “Đổi mới việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm” chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng thành công tại trường mầm non Nam Bình trong năm học vừa qua, chúng tôi tin rằng sáng kiến này khi được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non trên toàn thành phố và toàn tỉnh, chắc chắn sẽ được đông đảo cán bộ quản lý, giáo viên hào hứng đón nhận, đồng tình áp dụng vào tổ chức hoạt động lễ hội và trải nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến ( Phụ lục 01) Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị. TP. Ninh Bình, ngày 10 tháng 9 năm 2018. NHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠN Vũ Thị Quyên Nguyễn Thu Thảo Lã Thị Ngọc Tú TRƯỜNG MẦM NON NAM BÌNH XÁC NHẬN 13
  14. Phụ lục 02: Kết quả khảo sát kỹ năng sống của trẻ 1. Kết quả khảo sát trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Kết quả Nội dung khảo sát Trước khi áp dụng SK Sau khi áp dụng SK Số lượng % Số lượng % - Kỹ năng tự tin trước 73 45 73 60 đám đông - Kỹ năng tự tin khi giao 73 58 73 75 tiếp. - Kỹ năng tự lập 73 55 73 65 - Kỹ năng tự bảo vệ bản 73 45 73 60 thân - Kỹ năng làm việc nhóm 73 50 73 65 2. Kết quả khảo sát trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Kết quả Nội dung khảo sát Trước khi áp dụng SK Sau khi áp dụng SK Số lượng % Số lượng % - Kỹ năng tự tin biểu diễn 88 55 88 75 trước đám đông - Kỹ năng tự tin khi giao 88 65 88 80 tiếp. - Kỹ năng tự lập 88 70 88 83 - Kỹ năng tự bảo vệ bản 88 70 88 85 thân - Kỹ năng làm việc nhóm 88 65 88 80 - Kỹ năng tự phục vụ bản 88 67 88 85 thân 3. Kết quả khảo sát trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Kết quả Nội dung khảo sát Trước khi áp dụng SK Sau khi áp dụng SK Số lượng % Số lượng % - Kỹ năng tự tin biểu diễn 125 65 125 90 trước đám đông - Kỹ năng tự tin khi giao 125 70 125 95 tiếp. - Kỹ năng tự phục vụ bản 125 85 125 98 thân - Kỹ năng tự lập 125 75 125 95 - Kỹ năng tự bảo vệ bản 125 70 125 97 thân - Kỹ năng làm việc nhóm 125 75 125 95 - Kỹ năng hợp tác, chia sẻ 125 75 125 96 14
  15. Phụ lục 01: Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến T Họ và tên Năm Nơi Chức Trình Nội dung hỗ T sinh công tác danh độ CM trợ Đại học 1 Quách T. Lan Hương 1980 GV SPMN Đại học 2 Lê Thị Nương 1986 GV SPMN Đại học 3 Nguyễn Thị Thu Hà 1984 GV SPMN - Thực hiện các giải pháp Đại học 4 Bùi Thị Lan 1981 Trường GV “Đổi mới việc SPMN MN giáo dục kĩ Đại học 5 Nguyễn T. Hồng Phượng 1988 Nam GV năng sống SPMN Bình - cho trẻ mẫu Đại học 6 Lã Thị Ngọc Tú 1981 TP GV giáo thông SPMN Ninh qua hoạt Đại học 7 Vũ Thị Thu Thủy 1983 Bình GV động lễ hội SPMN và trải Đại học nghiệm” 8 Trương Quỳnh Linh 1986 GV SPMN Đại học 9 Bùi Thị Vui 1985 GV SPMN Đại học 10 Trần Thị Hợp 1989 GV SPMN 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0