intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh sử dụng ký hiệu bàn tay (Hand Signs) trong các bài Tập đọc nhạc chương trình Âm nhạc lớp 4 ở Trường TH&THCS Lê Quý Đôn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Hướng dẫn học sinh sử dụng ký hiệu bàn tay (Hand Signs) trong các bài Tập đọc nhạc chương trình Âm nhạc lớp 4 ở Trường TH&THCS Lê Quý Đôn" nhằm khảo sát thực trạng dạy học môn Âm nhạc lớp 4 theo chương trình hiện hành. Trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh sử dụng ký hiệu bàn tay để đọc các bài đọc nhạc. Từ đó các em nhớ tên các nốt nhạc, nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh sử dụng ký hiệu bàn tay (Hand Signs) trong các bài Tập đọc nhạc chương trình Âm nhạc lớp 4 ở Trường TH&THCS Lê Quý Đôn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Hướng dẫn học sinh sử dụng ký hiệu bàn tay (Hand Signs) trong các bài Tập đọc nhạc chương trình Âm nhạc lớp 4 ở Trường TH&THCS Lê Quý Đôn Lĩnh vực sáng kiến: Khoa học xã hội và nhân văn Tác giả: Hoàng Ngọc Anh Thơ Trình độ chuyên môn: Ths Âm nhạc Chức vụ: Tổ trưởng tổ Âm nhạc - Múa Nơi công tác: Trường CĐSP Lạng Sơn Điện thoại liên hệ: 0939.396.396 Địa chỉ thư điện tử: hoangleminhanh3103@gmail.com Lạng Sơn, năm 2023
  2. 2 MỤC LỤC Trang Tóm tắt sáng kiến 3 Các từ viết tắt 4 Danh mục bảng biểu 4 I. MỞ ĐẦU 5 1. Lí do chọn sáng kiến 5 2. Mục tiêu của sáng kiến 5 3. Phạm vi của sáng kiến 5 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 6 1. Cơ sở lý luận 6 2. Cơ sở thực tiễn 9 III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 11 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến 11 1.1. Quy trình dạy sử dụng ký hiệu bàn tay 11 1.2. Sử dụng ký hiệu bàn tay vào các bài đọc nhạc trong chương 11 trình Âm nhạc lớp 4 2. Thảo luận, đánh giá kết quả thu được 16 2.1. Tính mới, tính sáng tạo 16 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến 17 IV. KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 PHỤ LỤC 23
  3. 3 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Năm học 2022 - 2023, lớp 4 vẫn thực hiện theo chương trình SGK hiện hành. Nếu GV không có sự cải tiến trong dạy học đối với các môn trong đó có môn Âm nhạc lớp 4, 5 các em sẽ bị chậm một bước so với việc tiếp cận chương trình GDPT 2018 khi mà SGK cấp THCS theo định hướng phát triển năng lực cũng sẽ bắt đầu được đưa vào giảng dạy từ năm học 2021 – 2022. Để đạt hiệu quả trong giảng dạy và nâng cao hứng thú của học sinh trong các hoạt động âm nhạc, chúng tôi kết hợp áp dụng các nội dung và PPDH theo chương trình GDPT 2018 vào dạy học cho các em lớp 4, cụ thể là hướng dẫn các em sử dụng ký hiệu bàn tay (hand signs) vào các bài tập đọc nhạc nhằm giúp học sinh hào hứng tiếp cận đón đầu các nội dung mới cũng như cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái thiện trong âm nhạc bằng cách tự do khám phá dưới sự định hướng của giáo viên. Từ đó, các em ngày càng yêu thích, say mê với bộ môn, yêu nghệ thuật, hướng tới chân – thiện – mĩ và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sáng kiến mang lại những hiệu quả về xã hội, tạo hứng thú cho người dạy và người học và góp phần nâng cao hiệu quả tiết học âm nhạc. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong dạy học môn Âm nhạc tại Trường TH&THCS Lê Quý Đôn.
  4. 4 CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐSP: Cao đẳng sư phạm GDPT 2018: Giáo dục phổ thông 2018 GV: Giáo viên PPGD âm nhạc: Phương pháp giáo dục âm nhạc PPDH: Phương pháp dạy học SGK: Sách giáo khoa TH&THCS: Tiểu học và Trung học cơ sở DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH STT Tên Nội dung Trang 1 Bảng 1 Tổng hợp kết quả môn Âm nhạc năm học 2021 – 2022, cuối 10 HK1 và giữa học kỳ 2 năm học 2022 – 2023 2 Bảng 2 Tổng hợp kết quả thực nghiệm ở nhóm Thực nghiệm và 18 nhóm Đối chứng 3 Hình 1 Quy định ký hiệu bàn tay theo các nốt nhạc 9 4 Hình 2 Học sinh sử dụng ký hiệu bàn tay trong giờ học âm nhạc 19
  5. 5 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Năm học 2022 - 2023, là năm thứ ba sử dụng bộ sách mới cho cấp Tiểu học đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3, trong đó có môn Âm nhạc. Tuy nhiên, trong năm học này, lớp 4, 5 vẫn thực hiện theo chương trình SGK hiện hành. Nếu giáo viên không có sự cải tiến trong dạy học đối với môn âm nhạc lớp 4, 5 các em sẽ bị chậm một bước so với việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 khi mà SGK cấp THCS theo định hướng phát triển năng lực đã bắt đầu được đưa vào giảng dạy từ năm học 2021 - 2022. Vì vậy, để đạt hiệu quả trong giảng dạy các hoạt động âm nhạc giáo viên có thể kết hợp áp dụng các nội dung và PPDH theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào dạy học cho các em ngay từ lớp 4. Qua đó, một mặt để học sinh hào hứng tiếp cận đón đầu các nội dung mới, mặt khác, với cách áp dụng đó học sinh sẽ cảm nhận được cái hay cái đẹp cái thiện trong âm nhạc bằng cách tự do khám phá dưới định hướng của giáo viên Từ đó các em ngày càng yêu thích say mê với bộ môn yêu nghệ thuật hướng tới chân thiện mỹ và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài Hướng dẫn học sinh sử dụng ký hiệu bàn tay trong các bài tập đọc nhạc chương trình âm nhạc lớp 4 ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục tiêu của sáng kiến Khảo sát thực trạng dạy học môn Âm nhạc lớp 4 theo chương trình hiện hành. Trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh sử dụng ký hiệu bàn tay để đọc các bài đọc nhạc. Từ đó các em nhớ tên các nốt nhạc, nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn. 3. Phạm vi của sáng kiến - Đối tượng nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh sử dụng ký hiệu bàn tay (hand signs) trong các bài tập đọc nhạc chương trình âm nhạc lớp 4 ở Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn. - Thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.
  6. 6 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Một vài đặc điểm của học sinh lớp 4 1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý Học sinh lớp 4 thường vào khoảng 9 - 10 tuổi và được xem như giai đoạn giáo dục quan trọng. Trong độ tuổi này, học sinh thường có khả năng tiếp thu kiến thức bài học rất nhanh. Các kiến thức, kỹ năng xã hội cũng dần hoàn thiện. Lúc này tri giác phát triển nhanh và dần hoàn thiện, trí nhớ và khả năng ghi nhớ có sự tiến bộ rõ rệt, tư duy phát triển, trí tưởng tượng cũng trở nên phong phú hơn, tư duy trừu tượng và khả năng khái quát vấn đề dần hoàn thiện, khả năng ngôn ngữ phát triển hơn hẳn so với giai đoạn trước. 1.1.2. Đặc điểm âm nhạc Ở lứa tuổi học sinh lớp 4, tai nghe các em khá tinh, tay chân mềm mại thuận lợi cho làm các động tác múa, vận động theo nhạc. Tuy nhiên, sự hứng thú, năng lực tiếp thu và hoạt động âm nhạc của các em trong cùng một lớp không hoàn toàn giống nhau. Cũng như các lứa tuổi khác ở cấp học tiểu học, ca hát là một nhu cầu không thể thiếu được đối với các em học sinh lớp 4. Về giọng hát: Bộ phận phát thanh phát triển còn chậm, dung lượng không khí chứa trong phổi của các em nam và nữ tương đương nhau. Tầm cữ giọng hát các em nam và nữ gần giống nhau. Đặc điểm giọng hát học sinh lớp 4 có thể tạm chia các loại: - Giọng vang, sáng, khỏe, đôi khi hơi chói. - Giọng vang, êm, nhẹ, có nhạc cảm, âm sắc dễ chịu. - Giọng tối, mờ, nhỏ, hay rung. - Giọng rè, khàn, kém chuẩn xác. Tầm cữ giọng hát: Giọng hát của học sinh lớp 4 đẹp ở tầm âm từ nốt Son (quãng tám nhỏ) tới nốt Si giáng ở quãng tám thứ nhất.
  7. 7 1.2. Vài nét về chương trình giáo dục âm nhạc lớp 4 hiện hành 1.2.1. Nội dung Về khung chương trình quy định môn Âm nhạc lớp 4 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung môn Âm nhạc lớp 4 theo chương trình hiện hành bao gồm hai mảng: Học hát và Phát triển khả năng âm nhạc. * Nội dung học hát: - Học hát Quốc Ca Việt Nam, học 10 bài hát âm vực trong phạm vi quãng 9 đến quãng 10, nhịp 2/4, 3/4, 3/8, 4/4. Các bài hát có nội dung phù hợp với độ tuổi lớp 4, trong đó có thể chia thành các nhóm: Nhóm các bài hát thiếu nhi (gồm 6 bài) , các bài dân ca (gồm 3 bài), bài hát nước ngoài (1 bài). - Tập các kỹ năng ca hát đã học. Tập hát diễn cảm theo tốc độ và sắc thái tình cảm của bài. - Tập hát kết hợp vận động phụ họa hoặc trò chơi âm nhạc. * Nội dung phát triển khả năng âm nhạc: - Thường thức âm nhạc (Nghe nhạc; Kể chuyện âm nhạc; Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc; Giới thiệu một số hình thức trình bày bài hát). - Tập đọc nhạc (8 bài TĐN) 8 bài Tập đọc nhạc trong chương trình Âm nhạc lớp 4 hiện hành bao gồm: STT Tên bài Tập đọc nhạc Tác giả 1 TĐN số 1: Son La Son Nhóm tác giả sách Âm nhạc 4 2 TĐN số 2: Nắng vàng Nhóm tác giả sách Âm nhạc 4 3 TĐN số 3: Cùng bước đều Phạm Kim 4 TĐN số 4: Con chim ri Nhóm tác giả sách Âm nhạc 4 5 TĐN số 5: Hoa bé ngoan (trích) Hoàng Văn Yến 6 TĐN số 6: Múa vui (trích) Lưu Hữu Phước 7 TĐN số 7: Đồng lúa bên sông Nhóm tác giả sách Âm nhạc 4 8 TĐN số 8: Bầu trời xanh (trích) Nguyễn Văn Quỳ 1.2.2. Mức độ cần đạt - Học sinh biết tên bài bài tên tác giả, có thái độ chăm chú vào hứng khi hát và nghe nhạc.
  8. 8 - Học sinh biết kể tóm tắt nội dung câu chuyện. - Học sinh biết hình dáng và được nghe âm thanh của một số nhạc cụ dân tộc được giới thiệu. - Biết tên gọi nốt nhạc và biết vị trí nốt nhạc trên khuông. 1.3. Mục tiêu việc và quy trình dạy Tập đọc nhạc ở Tiểu học 1.3.1. Mục tiêu - Học sinh hiểu bản chất của Tập đọc nhạc là quá trình khám phá ra giai điệu bản nhạc. - Học sinh nắm vững tên nốt nhạc, có kĩ năng giải mã về cao độ và trường độ của nốt nhạc để đọc đúng giai điệu, biết đọc bài Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp. - Giúp học sinh phát triển tai nghe, cảm thụ về âm thanh, tư duy sáng tạo, hỗ trợ việc học hát và phát triển năng khiếu âm nhạc của các em. 1.3.2. Quy trình dạy Tập đọc nhạc ở Tiểu học Hiện nay, đa số giáo viên thường dạy Tập đọc nhạc với quy trình gồm 8 bước sau: - Giới thiệu bài Tập đọc nhạc - Tập nói tên nốt nhạc - Luyện tập cao độ - Luyện tập tiết tấu - Tập đọc từng câu - Tập đọc cả bài - Ghép lời ca - Củng cố, kiểm tra Trong đó bước 3 và bước 4 có thể đổi cho nhau mà không ảnh hưởng gì đến kết quả. 1.4. Sử dụng ký hiệu bàn tay trong âm nhạc Hệ thống ký hiệu bàn tay trong âm nhạc này do John Curwen – một mục sư nhạc sĩ người Anh, sáng tạo từ thế kỷ 19, cho đến nay vẫn còn nhiều nước sử dung trong dạy học âm nhạc, tiêu biểu như hệ thống giáo dục theo phương pháp Kodaly (Mỹ, Nhật và một số nước khác). Mỗi âm trong hàng âm được ký hiệu bằng một
  9. 9 dấu hiệu tay nhằm giúp trẻ em dễ nhớ các quan hệ cao thấp giữa các nốt cũng như quan hệ quãng giữa các âm cơ bản khi xướng âm hoặc tư duy âm nhạc. Bên cạnh đó, khi học xướng âm với ký hiệu tay, trẻ em được tăng cường thêm một hệ thống tư duy biểu tượng kết hợp với tư duy âm thanh. Nhờ đó, các em đọc cao độ chính xác hơn. Có thể coi ký hiệu bàn tay là một phương pháp hỗ trợ cho giáo dục âm nhạc phổ thông ở cấp Tiểu học khi học sinh chưa cần dùng đến bản nhạc. Đây là phương pháp được sử dụng khi người chỉ huy/giáo viên muốn diễn viên/học viên/học sinh hát những cao độ nào đó mà không nhìn theo bản nhạc. Ký hiệu bàn tay giúp người hướng dẫn không cần dùng đến bảng hay máy chiếu mà vẫn có thể điều khiển được diễn viên/học viên hát các nốt nhạc theo chỉ đạo của mình. Phương pháp này cũng có thể được dùng trong các lớp học sinh mới bắt đầu hoặc để kết hợp vận động khi nghe nhạc. Chủ yếu sử dụng hiệu bàn tay để hướng dẫn đọc cao độ, không thích hợp với các tiết tấu nhanh hoặc phức tạp. Ở Việt Nam, phương pháp này cũng đã được sử dụng cho một số lớp học cảm thụ âm nhạc của trẻ em. Có thể coi ký hiệu bàn tay là một phương pháp hỗ trợ cho giáo dục âm nhạc phổ thông ở cấp Tiểu học khi học sinh chưa cần dùng đến bản nhạc. Ký hiệu các nốt nhạc theo ký hiệu bàn tay: Hình 1. Quy định ký hiệu bàn tay theo các nốt nhạc 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Về cơ sở vật chất đội ngũ giáo viên giảng dạy môn âm nhạc và kết quả học tập môn âm nhạc của khối lớp 4 Ngay từ khi mới thành lập vào năm 2019, Trường TH&THCS Lê Quý Đôn được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho bộ môn Âm nhạc.
  10. 10 - Phòng học: 01 phòng học âm nhạc riêng biệt được trang bị máy chiếu. Ngoài ra, nhà trường còn được trang bị đầy đủ các nhạc cụ cần thiết và thiết yếu phục vụ cho việc dạy và học bộ môn Âm nhạc: 02 đàn PSR YAMAHA 710, 01 đàn CASIO, các bộ nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, tambourine, triangle, trống con; Các phòng học văn hóa được xây dựng sạch đẹp, gọn gàng và đều được trang bị máy chiếu, mạng internet và điều hòa hai chiều, tủ đựng của GV và tủ đựng đồ dùng học tập cá nhân của HS. Ngoài ra, Trường TH và THCS Lê Quý Đôn còn sử dụng hệ thống các phòng học hiện có tại giảng đường và các phòng học Ngoại ngữ, Tin học, phòng thí nghiệm, thư viện, hội trường nhà đa chức năng, sân giáo dục thể chất… cho các hoạt động giảng dạy và giáo dục của trường. - Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc khối Tiểu học: Hiện nay, khối tiểu học có 01 giáo viên, là giảng viên thuộc Khoa Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch được nhà trường chọn lựa và phân công giảng dạy. - Kết quả học tập môn Âm nhạc khối lớp 4 năm học 2021 – 2022, khối 4 học kỳ 1 và giữa học kỳ 2 năm học 2022 – 2023: Năm học 2021 – 2022 (cả năm) STT Lớp Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Không hoàn thành 1 4A1 33 32 (97%) 1 (3%) 0 2 4A2 30 28 (93%) 2 (7%) 0 Năm học 2022 – 2023 (học kỳ 1) 1 4A1 37 35 (95%) 2 (5%) 0 2 4A2 36 35 (97%) 1 (3%) 0 Giữa học kỳ 2 năm học 2022 - 2023 1 4A1 38 36 (95%) 2 (5%) 0 1 4A2 36 36 (100%) 0 0 Bảng 1. Tổng hợp kết quả môn Âm nhạc năm học 2021 – 2022, cuối HK1 và giữa học kỳ 2 năm học 2022 – 2023 2.3. Hạn chế và nguyên nhân - Giáo viên giảng dạy nhiều lớp, nhiều hệ đào tạo khác nhau trong Trường Cao đẳng Sư phạm nên có nhiều sự chi phối về công việc, hồ sơ sổ sách, giáo án giảng dạy. Mặt khác, giáo viên mới tiếp cận dạy học phổ thông nên phương pháp dạy phổ thông
  11. 11 còn gặp nhiều bỡ ngỡ. - Học sinh lứa tuổi tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 4 do bản tính hiếu động, nhiều khi chưa tập trung vào bài học. - Về chương trình: Chương trình môn Âm nhạc lớp 4 hiện hành chủ yếu là hoạt động dạy hát, các hoạt động âm nhạc xen kẽ còn đơn điệu dễ gây sự nhàm chán cho học sinh. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến 1.1. Quy trình dạy sử dụng ký hiệu bàn tay - Bước 1: Giới thiệu hướng dẫn học sinh thực hiện ký hiệu bàn tay của các nốt nhạc. - Bước 2: Giáo viên vừa đọc nhạc vừa dùng ký hiệu bàn tay thể hiện các nốt nhạc hoặc mẫu âm học sinh lặp lại. - Bước 3: Giáo viên đọc các nốt nhạc hoặc mẫu âm (không làm ký hiệu bàn tay), học sinh đọc lặp lại (kết hợp thể hiện các ký hiệu bàn tay). - Bước 4: Giáo viên thể hiện các nốt nhạc hoặc mẫu âm bằng ký hiệu bàn tay (không đọc nhạc), học sinh đọc nhạc kết hợp thể hiện các ký hiệu bàn tay. Trong quá trình hướng dẫn học sinh luyện tập, giáo viên sử dụng tiếng đàn hay cho việc đọc nhạc mẫu hoặc hỗ trợ cho học sinh lúc ban đầu khi các em còn chưa đọc đúng về cao độ. 1.2. Sử dụng ký hiệu bàn tay vào các bài đọc nhạc trong chương trình âm nhạc lớp 4 1.2.1. Bài Tập đọc nhạc số 1:
  12. 12 Đối với bài TĐN số 1, các bước thực hiện như sau: - Bước 1: Xác định nhịp, cao độ, trường độ (hình nốt) của bài TĐN số 1: + Bài TĐN số 1 được viết ở nhịp 2/4 + Về cao độ: Các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La + Về trường độ (hình nốt): Đen, trắng. + Tiết tấu của bài: - Bước 2: Đàn cao độ thang âm và tập đọc cao độ toàn bài - Bước 3: Giới thiệu hướng dẫn học sinh thực hiện ký hiệu bàn tay của các nốt nhạc trong bài. Cao độ Vị trí trên khuông Ký hiệu bàn tay Đô Rê Mi Son La - Bước 4: Giáo viên vừa đọc nhạc vừa dùng ký hiệu bàn tay thể hiện các nốt nhạc hoặc mẫu âm học sinh lặp lại.
  13. 13 - Bước 5: Giáo viên đọc các nốt nhạc hoặc mẫu âm (không làm ký hiệu bàn tay), học sinh đọc lặp lại (kết hợp thể hiện các ký hiệu bàn tay). - Bước 6: Giáo viên thể hiện các nốt nhạc hoặc mẫu âm bằng ký hiệu bàn tay (không đọc nhạc), học sinh đọc nhạc kết hợp thể hiện các ký hiệu bàn tay. - Bước 7: Đọc toàn bài với tên nốt và ký hiệu bàn tay (GV đàn) - Bước 8: Ghép lời ca. - Bước 9: Thể hiện sắc thái vui tươi của bài. Trong quá trình hướng dẫn học sinh luyện tập, giáo viên sử dụng tiếng đàn hay cho việc đọc nhạc mẫu hoặc hỗ trợ cho học sinh lúc ban đầu khi các em còn chưa đọc đúng về cao độ. 1.2.2. Bài Tập đọc nhạc số 2: Đối với bài TĐN số 2, các bước thực hiện như sau: - Bước 1: Xác định nhịp, cao độ, trường độ (hình nốt) của bài: + Bài TĐN số 2 được viết ở nhịp 2/4 + Về cao độ: Các nốt Đô, Rê, Mi, Son
  14. 14 + Về hình nốt: Đen, trắng, trắng chấm dôi. + Tiết tấu của bài: - Bước 2: Đàn cao độ thang âm và tập đọc cao độ toàn bài - Bước 3: Giới thiệu hướng dẫn học sinh thực hiện ký hiệu bàn tay của các nốt nhạc trong bài. Cao độ Vị trí trên khuông Ký hiệu bàn tay Đô Rê Mi Son - Bước 4: - Các bước sau thực hiện tương tự như bài TĐN số 1 và thể hiện sắc thái của bài là Vừa phải – Nhịp nhàng.
  15. 15 1.2.3. Bài Tập đọc nhạc số 3: Đối với bài TĐN số 3, các bước thực hiện như sau: - Bước 1: Xác định nhịp, cao độ, trường độ (hình nốt) của bài: + Bài TĐN số 2 được viết ở nhịp 2/4 + Về cao độ: Các nốt Đô, Rê, Mi, Fa, Son + Về trường độ (hình nốt): Đen, trắng. + Tiết tấu của bài: - Bước 2: Đàn cao độ thang âm và tập đọc cao độ toàn bài - Bước 3: Giới thiệu hướng dẫn học sinh thực hiện ký hiệu bàn tay của các nốt nhạc trong bài.
  16. 16 Cao độ Vị trí trên khuông Ký hiệu bàn tay Đô Rê Mi Fa Son - Bước 4: Giáo viên vừa đọc nhạc vừa dùng ký hiệu bàn tay thể hiện các nốt nhạc hoặc mẫu âm học sinh lặp lại. Tập đọc nhạc 4,5,6,7,8 (trình bày tại Phụ lục) 2. Thảo luận, đánh giá kết quả thu được 2.1. Tính mới, tính sáng tạo Như trong phần tóm tắt sáng kiến đã trình bày, năm học 2022 – 2023, lớp 4 vẫn thực hiện theo chương trình SGK hiện hành. Nếu GV không có sự cải tiến trong dạy học đối với các môn trong đó có môn Âm nhạc lớp 4 và lớp 5, các em sẽ bị chậm một bước so với việc tiếp cận chương trình GDPT 2018 khi mà SGK
  17. 17 cấp THCS theo định hướng phát triển năng lực đã được đưa vào giảng dạy từ năm học 2021 - 2022. Chương trình môn Âm nhạc lớp 4 hiện hành chủ yếu là hoạt động dạy hát, các hoạt động âm nhạc xen kẽ còn đơn điệu dễ gây sự nhàm chán cho học sinh. Để đạt hiệu quả trong giảng dạy các hoạt động âm nhạc, chúng tôi kết hợp áp dụng các nội dung và PPDH theo chương trình GDPT 2018 vào dạy học cho các em lớp 4 nhằm giúp học sinh hào hứng tiếp cận đón đầu các nội dung mới cũng như cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái thiện trong âm nhạc bằng cách tự do khám phá dưới sự định hướng của GV. Từ đó, các em ngày càng yêu thích, say mê với bộ môn, yêu nghệ thuật, hướng tới chân – thiện – mĩ và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sáng kiến mang lại những hiệu quả về xã hội, tạo hứng thú cho người dạy và người học và góp phần nâng cao hiệu quả tiết học âm nhạc. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong dạy học môn Âm nhạc tại Trường TH&THCS Lê Quý Đôn. 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến a) Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử nhân rộng Trên cơ sở các biện pháp đã trình bày ở trên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm với một số tiết dạy tại lớp 4A1 và 4A2 Trường TH&THCS Lê Quý, với mục đích: Xem xét tính khả thi và hiệu quả của sáng kiến trong dạy học tiết âm nhạc. * Đối tượng thực nghiệm: Lớp 4A1, 4A2; Giáo viên tiến hành thực nghiệm: Hoàng Ngọc Anh Thơ * Nội dung thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn lớp 4A2 là Nhóm Thực nghiệm, lớp 4A1 là Nhóm Đối chứng. Ngay từ đầu năm học 2022 - 2023 chúng tôi đã tiến hành dạy áp dụng các phương pháp trên. Cơ sở để phân chia các nhóm dựa trên kết quả của năm học trước, do giữa hai lớp này có sự tương đồng nhau về mặt khả năng nhận thức. * Thời gian thực nghiệm: Từ học kỳ 1 đến giữa học kỳ 2 năm học 2022 - 2023. * Tiến hành thực nghiệm: Áp dụng các biện pháp dạy học môn Âm nhạc đã được trình bày trong sáng kiến đối với Nhóm Thực nghiệm. Đối với Nhóm
  18. 18 Đối chứng, chúng tôi không sử dụng các cách này mà dạy theo các phương pháp thường áp dụng từ trước đến nay. Sau khi giảng dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra 2 nhóm Thực nghiệm và Đối chứng để đánh giá kết quả của các biện pháp được đưa ra. Bài kiểm tra gồm nội dung cho học sinh đọc các bài Tập đọc nhạc từ bài TĐN số 1 đến bài TĐN số 6, đọc cao độ thang âm đô trưởng, xác định các nốt nhạc trên khuông, đọc nhạc bằng ký hiệu bàn tay. TT Người dạy Nhóm Nội dung bài dạy - Tiết 6: Tập đọc nhạc: TĐN số 1; Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc - Tiết 7: Ôn tập hai bài hát: Em yêu hòa bình và Bạn ơi lắng nghe; 1 Hoàng Ngọc Anh Thơ Ôn TĐN số 1 Thực nghiệm - Tiết 9: Ôn tập bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh; Tập đọc nhạc: TĐN số 2 - Tiết 11: Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em; Tập đọc nhạc: TĐN số 3 - Tiết 13: Ôn tập bài: Cò lả; Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Tiết 17: Ôn tập 3 bài TĐN Hoàng Ngọc Anh Thơ 2,3,4 2 Đối chứng - Tiết 20: Ôn tập bài hát: Chúc mừng; Tập đọc nhạc: TĐN số 5 - Tiết 22: Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ; Tập đọc nhạc: TĐN số 6 - Tiết 24: Ôn tập bài hát: Chim sáo; Ôn tập đọc nhạc số 5, số 6 Bảng 2. Tổng hợp kết quả thực nghiệm ở nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng * Kết quả thực nghiệm: Sau khi tiến hành thực nghiệm và kiểm tra, chúng tôi thấy kết quả học tập của nhóm Thực nghiệm cao hơn nhóm Đối chứng (Bảng 3, Bảng 4 - Phụ lục), đặc biệt là nôi dung đọc cao độ của các nốt nhạc và nhớ vị trí nốt nhạc trên khuông, đây là nội dung gặp nhiều khó khăn nhất trong những năm học trước ở hầu hết các trường tiểu học.
  19. 19 Căn cứ vào số liệu tại Bảng 3, Bảng 4 cho phép chúng tôi khẳng định rằng: Với những biện pháp tác động mà chúng tôi áp dụng trong quá trình dạy môn Âm nhạc lớp 4 theo định hướng chương trình GDPT 2018 thì kết quả học tập cao hơn so với các biện pháp trước đây. Hình 2. Học sinh sử dụng ký hiệu bàn tay trong giờ học âm nhạc Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy tiết học có một số chuyển biến, sôi nổi và tràn đầy màu sắc; giáo viên và học sinh hào hứng dạy và học, giờ học hiệu quả và tràn đầy năng lượng tích cực. Qua đó, sẽ giúp giáo viên thêm yêu công việc giảng dạy môn học, tích cực tìm tòi nghiên cứu các biện pháp mới để ứng dụng vào giảng dạy tốt hơn. Sản phẩm của sáng kiến áp dụng được trong một số tiết học âm nhạc tại khối lớp 4 - Trường TH&THCS Lê Quý Đôn và có thể nhân rộng để dạy cho các khối lớp 5 khi các em vẫn học theo chương trình hiện hành. b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực - Sáng kiến mang lại những hiệu quả về về xã hội. Cụ thể như sau: - Sản phẩm của sáng kiến mở ra những nội dung mới mẻ đối với chương trình môn Âm nhạc hiện hành mà từ trước đến nay GV cũng như học sinh chưa được tiếp cận, bởi chương trình hiện hành chủ yếu là dạy hát, các hoạt động chưa đa dạng nên học sinh dễ bị nhàm chán. - Với những nội dung mới và đa dạng tạo hứng thú cho giáo viên trong nghề nghiệp, bắt buộc GV chủ động nghiên cứu và tìm tòi những tư liệu phù hợp cho các giờ dạy, không ngừng làm mới chính mình và làm mới các giờ dạy bộ môn.
  20. 20 - Tạo hứng thú cho học sinh bởi nội dung giờ học đa dạng, học sinh được nối tiếp từ hoạt động nhiều, loại bỏ cảm giác đơn điệu và nhàm chán khi học bộ môn đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả âm nhạc đối với giờ học âm nhạc. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Âm nhạc và các hoạt động âm nhạc của nhà trường TH&THCS Lê Quý Đôn. III. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và tình hình thực tế về việc dạy môn Âm nhạc, chúng tôi đã đưa giải pháp cụ thể và đã đạt được một số kết quả nhất định. Mục đích cuối cùng của sáng kiến là nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc và các hoạt động âm nhạc ở Trường TH&THCS Lê Quý Đôn, thông qua đó giúp học sinh cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn. Chúng tôi đã và đang rất cố gắng để biện pháp nêu trên phù hợp với những điều kiện cụ thể về đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất… của nhà trường. Qua đó mong muốn quá trình dạy và học âm nhạc trở nên tích cực và hiệu quả hơn. Qua quá trình dạy học và nghiên cứu sáng kiến, chúng tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau: - Đối với nhà trường: + Tăng cường tổ chức các hoạt động âm nhạc và các buổi ngoại khóa âm nhạc để học sinh có nhiều sân chơi âm nhạc bổ ích. + Mở các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ âm nhạc cho học sinh trong trường và ngoài trường. + Tăng cường dạy học âm nhạc theo hướng nâng cao cảm thụ âm nhạc cho học sinh. + Trang bị loa, míc, tăng âm cho các phòng học; sửa chữa máy chiếu kịp thời để phục vụ các giờ học âm nhạc nói riêng và các môn học khác nói chung. - Đối với các giáo viên: Chủ động học hỏi để nâng cao tay nghề trình độ; tích cực tìm tòi, sáng tạo trong dạy học để tìm ra những kỹ thuật và phương pháp phù hợp với học sinh tiểu học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
29=>2