intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Luyện kỹ năng viết bài thuyết minh cho học sinh lớp 8

Chia sẻ: Sinh Sinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

165
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khác với các văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính - công vụ, văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Việc đưa văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi chính xác, rạch ròi. Muốn làm được văn bản thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu học hỏi tri thức. Trong bài viết này sẽ đi sâu vào rèn luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 8.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Luyện kỹ năng viết bài thuyết minh cho học sinh lớp 8

  1. ĐỀ TÀI LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÀI THUYẾT MINH CHO HỌC SINH LỚP 8 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương   trình tập làm văn THCS  ở Việt Nam. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm   vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng,  cùng lý do phát sinh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật nhằm cung cấp tri   thức, hướng dẫn cách sử  dụng cho con người. Văn bản thuyết minh được sử  dụng rất rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần đến. Ví dụ: Mua một cái ti vi, máy  giặt, tủ  lạnh... đều phải kèm theo bản thuyết minh để  ta hiểu được tính năng,  cấu tạo, cách sử  dụng, cách bảo quản. Mua một hộp bánh, trên đó cũng có ghi  xuất xứ, thành phần các chất làm nên bánh, ngày sản xuất, hạn sử  dụng, trọng   lượng tính... Đến danh lam thắng cảnh ta bắt gặp các bảng quảng cáo giới thiệu  lai lịch, sơ  đồ  thắng cảnh. Ra ngoài phố, ta bắt gặp các bảng quảng cáo giới   thiệu sản phẩm. Cẩm quyển sách, ở bìa sau có thể có lời giới thiệu tóm tắt nội  dung. Trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự  kiện  lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn, giới thiệu tác phẩm được trích... Tất cả đều là  văn bản thuyết minh. Hai chữ  “thuyết minh”  ở   đây bao hàm cả  ý nghĩa giải   thích, trình bày, giới thiệu cho được rõ hơn. Khác với các văn bản nghị  luận, tự  sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính ­  công vụ, văn bản thuyết minh chủ  yếu trình bày tri thức một cách khách quan,   giúp con người hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự  vật, hiện tượng và biết   cách sử  dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Việc  đưa văn bản  1
  2. thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi chính xác, rạch ròi. Muốn  làm được văn bản thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu học hỏi tri   thức. Việc đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học sinh  một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kỹ  năng trình bày các tri thức có tính   chất khách quan, khoa học, nâng cao năng lực tư  duy và biểu đạt cho học sinh.   Bài giảng của các thầy, cô giáo thuộc tất cả các bộ môn đều là bài thị phạm tốt   cho văn bản thuyết minh. Chỉ  cần có ý thức hướng dẫn học sinh có thể  làm   được. Loại văn bản này giúp cho học sinh quen với lối làm văn có tri thức, có   tính khách quan, khoa học, chính xác. Trong bài viết này tôi sẽ  đi sâu vào rèn  luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 8. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để đảm bảo nguyên tắc giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn với   thực tiễn” thì học sinh phải nắm vững phương pháp thuyết minh, biết vận dụng   các phương thức thuyết minh một cách hợp lý  ở  mỗi lĩnh vực đời sống, khoa  học. Giáo viên phải cho học sinh thấy đây là một loại văn bản khác hẳn với tự  sự  (vì không có sự việc, diễn biến), khác với miêu tả  (vì không đòi hỏi miêu tả  cụ thể cho người đọc “cảm thấy” mà cốt là làm cho người ta hiểu), khác với văn  bản nghị luận (vì ở đây cái chính là trình bày nguyên lý, quy luật, cách thức... chứ  không phải là luận điểm, suy luận, lý lẽ...), khác với văn bản hành chính ­ công   vụ  (là văn bản trình bày quyết định, nguyện vọng, thông báo của ai đối với ai);  nghĩa là văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản riêng, mà các loại văn bản ấy  không thay thế được. Học sinh đã học cách giải thích trong nghị  luận. Nhưng nghị  luận giải  thích chủ  yếu là dùng luận điểm, luận cứ  để  làm sáng tỏ  vấn đề.  Ở  văn bản   thuyết minh lại là giải thích bằng cơ  chế, quy luật của sự  vật, cách thức sử  2
  3. dụng và bảo quản đồ  vật. Đây là một kiểu giải thích bằng tri thức khoa học  khác với giải thích trong nghị luận nhằm phát biểu quan điểm. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh học sinh cần nắm vững các yêu cầu  quan sát phương pháp thuyết minh và tuân thủ  các bước: Tìm hiểu đề  bài, xây  dựng bố cục và nội dung, viết bài văn. 1. Yêu cầu Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cần   thuyết minh. Không có tri thức thì không thể làm bài văn thuyết minh được. Tri   thức bắt nguồn từ việc học tập, tích luỹ hàng ngày từ sách báo, đặc biệc từ việc  quan sát, tìm hiểu của học sinh. Nói kiến thức về  đối tượng tức là hiểu biết đối tượng thuyết minh (sự  vật, hiện tượng, phương pháp...) là cái gì, có ý nghĩa gì đối với con người, nghĩa  là nắm bắt được bản chất, đặc trưng của sự vật. 2. Quan sát Muốn có tri thức về  đối tượng thì trước hết phải biết quan sát. Quan sát   không phải đơn giản là nhìn, xem mà còn phải xét để  phát hiện đặc điểm tiêu  biểu của sự vật, phân biệt cái chính, phụ. Đặc điểm tiêu biểu là đặc điểm có ý  nghĩa phân biệt sự vật này với sự vật khác, ví dụ: cao, thấp; dài, ngắn; to, nhỏ;  vuông, tròn; nóng, lạnh... phải biết và trở  thành thói quen tra cứu từ  điển, sách  giáo khoa, đặc biệt là phải biết phân tích, chẳng hạn: Đối tượng có thể chia làm   mấy bộ  phận, mỗi bộ  phận có đặc điểm gì, quan hệ  giữa các bộ  phận  ấy với  nhau ra sao. Làm được như vậy các em sẽ có tri thức để thuyết minh. 3. Phương pháp Phương pháp thuyết minh là một vấn đề  then chốt của bài văn thuyết   minh. Nắm được phương pháp học sinh biết sẽ phải ghi nhận thông tin nào, lựa   3
  4. chọn những số  liệu nào để  thuyết minh một sự vật, hiện tượng. Nếu hiểu cấu   tạo của sự  vật thì phải trình bày sự  vật theo các thành phần cấu tạo đó. Nếu  hiểu sự  vật theo quá trình hình thành của nó thì phải trình bày theo quá trình đó  từ  trước đến sau. Nếu sự  vật có nhiều bộ  phận và phương diện thì lần lượt   trình bày từng bộ phận, phương diện cho đến hết. Như thế là trình bày theo trình  tự đặc trưng của bản thân sự vật. Một số phương pháp thuyết minh cụ thể thường gặp mà yêu cầu học sinh  phải nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt. Đó là: * Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Học sinh phải xác định được đối tượng thuyết minh thuộc loại sự  vật,  hiện tượng gì và chỉ rõ đặc điểm riêng nổi bật của đối tượng trong loại sự vật,   hiện tượng đó. Đây là phương pháp mà các em phải luyện tập nhiều để  tránh những lỗi   thường gặp như   định nghĩa quá rộng, quá hẹp hay trùng lặp không làm cho   người đọc nhận thức được sự vật. Ví dụ: “Ngữ văn là môn dạy học và viết văn”, hay “Bão là một hình thức  vận động của không khí...” đều là những định nghĩa không phù hợp, quá hẹp   hoặc quá rộng. * Phương pháp liệt kê: là kể ra các thuộc tính, biểu hiện cùng loại * Phương pháp nêu ví dụ: là phương pháp thuyết minh có sức thuyết phục   được sử  dụng phổ  biến. Yêu cầu ví dụ  được chọn phải khách quan, trình bày  phải có thứ tự. * Phương pháp nêu số liệu: là một loại ví dụ dùng vào trường hợp các sự  vật có biểu hiện đặc trưng ở số lượng. Ví dụ: Nói một tượng phật lớn, thì phải  nói cáo bao nhiêu, vai rộng bao nhiêu, Chẳng hạn: Một tượng phật ở Nhạc Sơn ­  4
  5. Tứ  Xuyên ­ Trung Quốc cao 71m, rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể  để  20 chiếc xe con. Thế  là người đọc hình dung được quy mô to lớn của tượng  phật. * Phương pháp so sánh: Cũng là một phương pháp sử dụng phổ biến. Ví dụ: thuyết minh cờ vua có  thể so sánh với cờ tướng: Cờ vua và cờ  tướng đều dùng quan tướng đứng đầu,   chia 2 phe đối mặt nhau. Tướng và vua khi đã bị  “chiếu tướng” thì đều thua.   Nhưng cờ vua khác cờ tướng là con “Vua” có uy lực, mạnh mẽ, khi cờ tàn nó có  thể ra trận giết đối phương, còn “Tướng” trong cờ  tướng thì chỉ  được đi loanh  quanh trong cung cấm. * Phương pháp phân loại, phân tích: Đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên phân loại để trình bày cho rõ   ràng. Một đối tượng có nhiều bộ  phận, nhiều mặt thì phân ra từng bộ  phận,   từng mặt mà trình bày lần lượt. Sau khi nắm vững được yêu cầu, cách quan sát và phương pháp thuyết  minh, học sinh phải tuân thủ  các bước để  làm một bài văn thuyết minh: Tìm  hiểu đề bài; tìm ý, dàn ý; viết đoạn văn. III. CÁC BƯỚC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI THUYẾT MINH 1. Tìm hiểu đề, tìm ý Việc tìm hiểu đề bài trong quá trình làm bài tập làm văn là việc đầu tiên và  rất quan trọng để  tìm ý cho bài văn, đảm bảo cho bài văn không lạc đề, đủ  ý.  Việc làm này có ý nghĩa quyết định đối với kết quả bài làm. Riêng đối với văn   thuyết minh đọc kỹ đề và tìm ý vô cùng quan trọng. Các em phải nắm được yêu  cầu của đề bài. Đề nêu gì? (Đối tượng thuyết minh), đối tượng đó có đặc điểm,  5
  6. hình dáng, cấu tạo... đặc biệt là phải nắm vững tính chất của đề. Bởi đề  văn  thuyết minh nêu các đối tượng người làm bài trình bày tri thức về chúng. Để làm  bài văn thuyết minh cần tìm hiểu kỹ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi   tri thức về đối tượng đó. Ví dụ 1: Khi dạy bài thuyết minh về một thứ đồ  dùng. Đối tượng thuyết  minh rất gần gũi với các em nhưng nếu các em không biết quan sát, không tìm   hiểu, nghiên cứu về  đối tượng thuyết minh thì các em không thể  có tri thức để  làm rõ đối tượng đó. Vì thế, trước khi dạy bài này tôi cho các em tìm hiểu ở nhà  về  các đối tượng: Các em quan sát, đọc tài liệu, hỏi những người hiểu biết về  đối tượng đó. Để có kiến thức sâu và phong phú về các đối tượng tôi chia nhóm  để các em hoạt động: Nhóm 1: Tìm hiểu về cái phích nước Nhóm 2: Tìm hiểu về chiếc xe đạp Nhóm 3: Tìm hiểu về chiếc bút bi Nhóm 4: Tìm hiểu về chiếc bút máy Nhóm 5: Tìm hiểu về chiếc nón lá Việt Nam Nhóm 6: Tìm hiểu về chiếc áo dài Việt Nam Để tạo điều kiện cho các em tìm hiểu sâu về đối tượng, có tri thức về đối   tượng thuyết minh, tôi ra cho các em hệ  thống câu hỏi về  từng đối tượng. Các  em tìm hiểu bằng cách trả lời các câu hỏi vào sổ tích luỹ. Ví dụ: Thuyết minh về cái phích nước. Có các câu hỏi sau: ­ Phích có vai trò gì trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi gia đình? ­ Hình dáng phích như thế nào? ­ Phích nước được cấu tạo mấy phần? ­ Do những bộ phận nào tạo thành? Và được làm bằng những chất liệu gì? 6
  7. ­ Bộ phận nào của phích là quan trọng nhất? (Ruột phích) ­ Ruột phích được cấu tạo như thế nào để giữ nhiệt? ­ Hiệu quả giữ nhiệt? ­ Bộ phận vỏ  phích được làm bằng gì? Có tác dụng bảo quản ruột phích   như thế nào? ­ Bộ phận miệng phích, quai phích được làm như thế nào, bằng chất liệu   gì? ­ Cách bảo quản phích như thế nào? Ví dụ 2: Khi dạy thuyết minh về một thể loại văn học tôi yêu cầu các em  học thuộc một số  bài thơ  đã học trong chương trình lớp 6, 7, 8. Và cũng chia  nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một thể loại thơ hoặc văn xuôi. Nhóm 1: Thuyết minh đặc điểm thơ thất ngôn bát cú Nhóm 2: Thuyết minh đặc điểm thơ lục bát Nhóm 3: Thuyết minh về thơ song thất lục bát Nhóm 4: Thuyết minh về thơ thất ngôn tứ tuyệt Nhóm 5: Thuyết minh về thơ ngũ ngôn Nhóm 6: Thuyết minh về thơ tám chữ Tôi gợi ý cho các em tìm bằng một số hệ thống câu hỏi Ví dụ: Thuyết minh về đặc điểm thơ thất ngôn bát cú. ­ Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng)? ­ Số  dòng, số  chữ   ấy có bắt buộc không? Có thể  tuỳ  ý thêm bớt được  không? ­ Bài thơ  như  thế  nào thì chuẩn về  luật? Như  thế nào thì thất luật? Thế  nào là chuẩn niêm? Thế nào là thất niêm? ­ Bài thơ được gieo vần kiểu gì? Vần chân hay vần lưng? 7
  8. ­ Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ? Ví dụ  3: Khi tìm ý cho dạng bài thuyết minh về  một phương pháp (cách   làm) tôi cũng đưa ra hệ thống câu hỏi để  giúp các em tìm ý cho bài văn và cũng  chia mỗi nhóm 1 đề để các em có kiến thức phong phú. Nhóm 1: Giới thiệu cách làm và chơi diều Nhóm 2: Thuyết minh trò chơi kéo co Nhóm 3: Thuyết minh trò chơi ô ăn quan Nhóm 4: Thuyết minh trò chơi rồng rắn lên mây. Chẳng hạn: Giới thiệu cách làm và chơi thả diều tôi đưa ra một hệ thống   câu hỏi sau: ­ Nguyên liệu làm được một cái diều gồm những gì? ­ Trước đây ông cha ta thường làm diều bằng những nguyên liệu gì? Hiện   nay chất liệu gồm những gì? ­ Có những loại diều nào? ­ Cách làm như thế nào? Cái gì làm trước, cái gì làm sau? ­ Màu sắc, hình dáng chiếc diều? ­ Yêu cầu thành phẩm như thế nào? ­ Cách chơi thả diều ra sao? Số lượng người chơi, sân chơi? ­ Ý nghĩa của việc chơi thả diều? Ví dụ 4: Khi tìm ý cho dạng bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh   hoặc một si tích lịch sử? Tôi cũng giúp các em tìm ý bằng một hệ thống câu hỏi  và yêu cầu đến tận nơi danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử   ấy để  tham  quan, ngoài ra giới thiệu cho các em tìm đọc một số tài liệu về các danh thắng và   di tích lịch sử. Để  các em học tập lẫn nhau và có kiến thức phong phú, tôi cũng  chia nhóm để các em tìm hiểu, mỗi nhóm tìm hiểu một đề. 8
  9. Nhóm 1: Thuyết minh về khu danh lam thắng cảnh Sầm Sơn Nhóm 2: Thuyết minh về khu di tích lịch sử Đền Nhà Lê Nhóm 3: Thuyết minh về khu di tích Lam Kinh Nhóm 4: Thuyết minh về khu di tích cầu Hàm Rồng Ví dụ câu hỏi tìm ý của đề như sau: ­ Khu danh lam thắng cảnh Sầm Sơn thuộc địa phận nào của tỉnh Thanh  Hoá? Từ Thành phố Thanh Hoá đi về phía đông khoảng bao nhiêu km? ­ Khu danh thắng có diện tích khoảng bao nhiêu km2? ­ Đặc điểm về cảnh quan thiên nhiên? ­ Bờ biển? Bãi cát? Nước biển? Các công trình kiến trúc? ­ Đền Độc Cước có từ bao giờ? Kiến trúc như thế nào? Ý nghĩa tâm linh? ­ Hòn Trống Mái nằm ở đâu? Đặc điểm như thế nào? Ý nghĩa? ­ Chùa Cô Tiên nằm trên dãy núi Trường Lệ  cách Đền Độc Cước bao   nhiêu km? Nguồn gốc của chùa? Chùa được kiến trúc như thế nào? Ý nghĩa tâm  linh ra sao? Các đề khác cũng có một hệ thống câu hỏi tương tự như vậy để tạo điều  kiện thuận lợi cho các em tìm đủ ý. 2. Lập dàn ý: Là công việc cần thiết trong quá trình làm một bài văn. Dàn ý là hệ thống các ý được sắp xếp mạch lạc, hợp lý, khoa học, nhằm   giải quyết những yêu cầu mà đề  bài đặt ra. Các ý đó được thể  hiện dưới dạng   các hình thức tiêu đề ngắn gọn. Dàn ý có thể ví như  cái khung, cái sườn của bài văn. Vì thế, làm dàn ý là   khâu vô cùng quan trọng trước khi làm bài văn. 9
  10. Muốn có kỹ năng này phải kết hợp sự hiểu biết về đặc điểm dàn ý và sự  rèn luyện thành thạo các thao tác dàn ý. Các thao tác rèn luyện để  hình thành kỹ  năng làm dàn ý bài văn thuyết minh có thể có các thao tác sau: ­ Thao tác xác định nội dung, tính chất của đề ­ Thao tác lựa chọn tri thức, các tư liệu cần thiết để làm dàn ý ­ Thao tác hệ thống hoá để  sắp xếp các ý đã có theo một trình tự  hợp lý,  chặt chẽ, khoa học. ­ Thao tác trình bày từng bộ phận, từng mặt của đối tượng Thao tác trên gắn liền với hoạt động tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Vì   thế, rèn luyện các thao tác trên cũng chính là rèn luyện các thao tác tư duy và khả  năng sử dụng ngôn ngữ. Để có kỹ năng làm dàn ý, điều quan trọng là phải luyện   tập thực hành các thao tác đó nhiều lần từ đơn giản đến phức tạp, từ  thấp đến  cao, khắc phục dần sự  lúng túng ban đầu để  dần dần đạt sự  thuần phục. Bí   quyết dẫn đến sự thuần thục là kiên trì, bền bỉ, say mê luyện tập. Làm dàn ý cho các kiểu bài nói chung và dàn ý cho bài văn thuyết minh nói  riêng thường có 3 phần: Mở  bài, thân bài và kết bài. Quan trọng nhất là phần  thân bài. Nghĩa là chia thành ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.   Tuỳ từng dạng bài mà có cách sắp xếp ý khác nhau và lựa chọn các phương pháp  thuyết minh cho phù hợp. Chẳng hạn,  ở  dạng bài thuyết minh về  một thứ  đồ  dùng ta có thể  lựa   chọn và sắp xếp các ý theo đặc điểm, cấu tạo, cách sử  dụng, cách bảo quản, ý  nghĩa của đồ dùng đối với cuộc sống con người. Dạng bài thuyết minh về một thể loại văn học ta lại lựa chọn và sắp xếp  các ý theo một trình tự khái quát đặc điểm về thể loại sau đó đến từng đặc điểm  cụ thể rồi khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của thể loại trong nền văn học. 10
  11. Khi làm dàn ý cho dạng bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm) ta  lựa chọn và sắp xếp các ý theo trình tự: Nguyên liệu ­ cách làm ­ yêu cầu thành  phẩm. Còn đối với dạng bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di   tích lịch sử thì việc làm dàn ý, cách sắp xếp các ý thường theo không gian, từ xa   đến gần, những đặc điểm nổi bật của từng cảnh quan, kiến trúc... Ví dụ 1: Thuyết minh về một chiếc bút bi. Ta có thể xây dựng dàn ý như  sau: a. Mở  bài: Giới thiệu khái quát về  chiếc bút bi (có thể  sử  dụng phương   pháp nêu định nghĩa) b. Thân bài: (Dùng phương pháp phân loại, phân tích) ­ Đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc hoa văn của chiếc bút bi ­ Cấu tạo bút gồm hai phần: Vỏ bút và ruột bút ­ Vỏ bút được làm bằng chất liệu gì? Gồm bộ phận? Công dụng của từng  bộ phận? ­ Ruột bút được cấu tạo như  thế  nào? Làm bằng chất liệu gì? Có những  bộ phận nào? Chức năng công dụng của từng bộ phận? ­ Để  sử  dụng và bảo quản bút bi được tốt người ta đã dùng bộ  phận gì?  Cách dùng? ­ Cách bảo quản bút như thế nào? c. Kết luận: Ý nghĩa của chiếc bút bi trong đời sống mọi người đặc biệt   trong tầng lớp sinh viên, học sinh Ví dụ 2: Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật a. Mở  bài: Nêu một định nghĩa chung về  thể  thơ  thất ngôn bát cú đường   luật 11
  12. b. Thân bài:  ­ Nêu đặc điểm của thể thơ + Số câu, số chữ trong mỗi bài + Quy luật bằng trắc của mỗi thể thơ + Cách gieo vần của mỗi thể thơ + Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ c. Kết luận: Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ Ví dụ 3: Giới thiệu cách làm và chơi thả diều a. Mở bài: Giới thiệu chung về thú chơi thả diều b. Thân bài: ­ Nguyên liệu để làm diều: + Trước đây diều được làm bằng những nguyên liệu: tre, nứa, giấy bồi,   keo dán, dây thừng... + Ngày nay diều được làm bằng nhiều nguyên liệu + Tuỳ từng loại diều mà sử dụng các chất liệu khác nhau ­ Cách làm diều: + Làm khung diều + Dán giấy hoặc nilon vào khung ­ Yêu cầu thành phẩm: Diều nhẹ đẹp, bay cao, dây diều nhỏ, bền ­ Cách chơi thả diều ­ Ý nghĩa của thú chơi thả diều c. Kết bài ­ Cảm nghĩ về thú chơi thả diều ­ Liên hệ với các lễ hội chơi thả diều Ví dụ 4: Giới thiệu về khu danh lam thắng cảnh Sầm Sơn 12
  13. a. Mở bài: Giới thiệu về khu danh lam thắng cảnh Sầm Sơn b. Thân bài: ­ Trình bày về những nét nổi bật của khu danh thắng Sầm Sơn ­ Vị trí địa lý: Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn ­ Đi theo đường số 8 ­ cách Thành phố Thanh Hoá về phía đông 16m ­ Cảnh quan:  + Bãi cát chạy dài bao nhiêu km? + Nước biển, sóng biển (Đan xen yế tố miêu tả) + Bờ biển, các công trình kiến trúc (Đan xen yếu tố miêu tả) + Cảnh mọi người tắm biển (Đan xen yếu tố miêu tả) + Cảnh môi trường sinh thái + Đi về phía Nam là dãy núi Trường Lệ (miêu tả) + Trên dãy núi Trường Lệ  có Đền Độc Cước: Giới thiệu về  nguồn gốc,   cảnh quan và ý nghĩa tâm linh của ngôi đền + Cách Đền Độc Cước chừng 300m, có hòn Trống Mái. Giới thiệu ý nghĩa  và đan xen miêu tả cảnh quan? + Du khách đi về  phía Tây Nam của dãy núi Trường Lệ  khoảng 1km sẽ  chiêm ngưỡng ngôi chùa Cô Tiên (Giới thiệu nguồn gốc ngôi chùa? Kiến trúc  chùa? Cảnh quan và ý nghĩa tâm linh) c. Kết bài: Tình cảm của người viết và ý nghĩa bảo vệ khu danh lam thắng cảnh Sầm   Sơn Các đề khác, cách xây dựng dàn ý cũng tương tự  nhằm luyện cho các em   có kỹ năng xây dựng dàn ý và tạo điều kiện để các em viết bài văn đủ ý, trình tự  thuyết minh hợp lý, khoa học, bố cục rõ ràng, mạch lạc. 13
  14. 3. Viết các đoạn văn Đây là một khâu thể hiện năng lực tư  duy, sự hiểu biết và khả  năng viết   văn của các em. Bởi vì, văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ  ràng, chặt chẽ và hấp dẫn về những tri thức mang tính khách quan, hữu ích cho   con người. Khi viết bài văn, các em cần linh hoạt sử  dụng phối hợp nhiều phương   pháp thuyết minh và đan xen các yếu tố  miêu tả, bình luận thì bài văn sẽ  hấp  dẫn hơn, có sức thuyết phục cao hơn. Các em dựa vào dàn ý để  viết thành các   đoạn văn. Dàn ý được ví như  bộ  khung, sườn, cật của một ngôi nhà; còn câu  chữ, cách hành văn trong một bài văn là sự trang trí, hoa văn, màu sắc, kiểu dáng  bên ngoài của ngôi nhà. Bài văn đủ  ý, có sức thuyết phục cao, người đọc dễ  hiểu. Điều đó yêu cầu người viết phải biết vận dụng các từ ngữ chính xác, gợi  tả, gợi cảm, câu văn ngắn gọn, ý hàm súc. Sau khi lập xong dàn ý, mỗi dạng bài, tôi đều luyện cho các em viết các  đoạn văn. Chia nhóm để viết, mỗi nhóm viết một đoạn, một phần trong bài văn.  Học sinh tự  viết, trình bày trước nhóm. Chọn những đoạn văn hay trình bày  trước lớp. Cách hoạt động theo nhóm có nhiều ưu điểm để các em được học tập   lẫn nhau. Giáo viên cho học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, bổ sung, sửa chữa   những thiếu sót của các em. Từng dạng bài tôi đưa ra một số  đoạn văn để  các   em tham khảo, học tập. Chẳng hạn: Thuyết minh về chiếc bút bi Nhóm 1: Viết phần thân bài 14
  15. Nhóm 2: Viết đoạn 1. Về  hình dáng, kích thước, màu sắc, hoa văn của  chiếc bút bi Nhóm 3: Viết đoạn 2. Cấu tạo và công dụng của chiếc bút bi Nhóm 4: Cách sử dụng và bảo quản Nhóm 5: Viết phần kết bài Các dạng đề khác như thuyết minh về một thể loại văn học; về cách làm  và chơi một trò chơi dân gian; về  một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử,  cách tổ chức dạy học, tôi cũng vận dụng hoạt động nhóm như trên, nhưng có sự  đảo đổi để nhóm nào các em cũng được viết phần mở bài, thân bài, kết bài. Sau đây là một số đoạn văn để các em tham khảo: Ví dụ: Thuyết minh về chiếc bút bi Ta có thể vận dụng phương pháp nêu định nghĩa để viết phần mở bài như  sau: * Mở  bài: Bút bi là một trong những đồ  dùng học tập của học sinh, sinh  viên là một phương tiện để viết. Hiện nay, có nhiều hãng sản xuất bút bi nhưng  được  ưa chuộng và nổi tiếng trên thị  trường là hãng bút bi Thiên Long và Bến   Nghé. Bút bi gọn nhẹ, tiện lợi, dễ sử dụng và không làm rây mực. * Thân bài: Có thể vận dụng phương pháp phân tích, phân loại để phân tích phần thân  bài. Ví dụ: Bút bi có cấu tạo 2 phần: Phần vỏ và phần ruột. Phần vỏ được làm  bằng nhựa có hệ  thống ren ngăn cách có thể  tháo ra lắp vào dễ  dàng. Càng về  phía ngòi bút đường kính càng nhỏ  lại vừa đủ  để  ngòi bút chia ra. Phía trên có  một cái bấm bút, khi viết ta nhấn tay vào cái bấm bút để  ngòi chui ra, còn khi  không viết nữa ta nhấn ngay vào cái bấm bút để ngòi thụt vào trong vỏ, mực sẽ  15
  16. lưu thông không tốt nếu để  ngòi bút trơ  ra không khí làm mực khô bút sẽ  bị  tắc  mực Khi thuyết minh dạng bài danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thì yêu  cầu lời văn trang trọng gợi cảm Ví dụ: Thuyết minh về di tích lịch sử cầu Hàm Rồng có thể viết một đoạn  thân bài như sau: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cầu Hàm Rồng   là mạch máu giao thông quan trọng của đất nước. Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (5­ 8­1964) giặc Mỹ  điên cuồng tiến hành chiến tranh phá hoại Miền Bắc trên quy  mô rộng lớn từ  tỉnh Quảng Bình trở  ra. Đứng đầu nhà trắng Jôn ­ Sơn và Bộ  trưởng Quốc phòng Mắc ­ Ma ­ Na ­ Ra đã chọn cầu Hàm Rồng là mục tiêu để  cắt đứt con đường huyết mạch, đốt xương sống trên quốc lộ  1A nhằm ngăn  chặn sự chi viện của nhân dân Miền Bắc cho quân dân Miền Nam ruột thịt. Thế  nhưng chúng đã gặp sức chống cự  của cây cầu hiên ngang và của nhân dân   Thanh Hoá anh hùng. Đối với dạng bài thuyết minh về  một trò chơi dân gian, yêu cầu người   viết ngoài việc hiểu đặc điểm, tính chất của trò chơi, luật chơi còn phải hiểu  sâu sắc ý nghĩa của trò chơi. Khi viết lời văn cần truyền cảm, giàu hình  ảnh,   giàu cảm xúc. Chẳng hạn, có thể  viết phần kết bài cho đề  bài thuyết minh về  một trò   chơi dân gian như  sau: Trò chơi nhảy dây không chỉ  luyện cho người chơi sức   khoẻ dẻo dai, nhanh nhẹn, hoạt bát mà còn mang lại niềm vui cùng quan hệ hoà  đồng, thân thiện cho tuổi thơ. Sau này dẫu có đi bốn phương trời thì mỗi khi nhớ  lại thời thơ   ấu, chắc chắn chúng ta sẽ  chẳng thể  nào quên trò chơi dân dã như  nhảy dây, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, thả  diều, chọi dê... bởi chúng như  16
  17. những sợi dây vô hình đan dệt nên tình bạn trong sáng hồn nhiên và đã trở thành   những kỷ niệm đẹp đẽ, in sâu vào ký ức của mỗi người. Bài minh hoạ: Thuyết minh về cầu Hàm Rồng bằng một văn bản ngắn. Là mỗi người con xứ Thanh, chúng ta đều mang trong mình niềm tự hào   thiêng liêng, sâu thẳm về  quê hương “địa linh nhân kiệt”, nơi “Rồng vờn hạt   ngọc, Hạc bơi chân thành”. Càng tự hào biết bao bởi quê ta là chiếc nôi văn hoá  của nhân loại, là bảo tàng đồ sộ với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh   có giá trị  đến muôn đời! Trong bảo tàng đồ  sộ  đó, chúng ta   xúc động, tự  hào  nhắc tới cây cầu Hàm Rồng lịch sử! Cầu Hàm Rồng được xây dựng từ  năm 1901 đến năm 1904, nằm  ở  cửa  ngõ phía Bắc của thành phố  Thanh Hoá. Đây là cây cầu sắt nhẹ  nhất, có một  nhịp duy nhất  và đẹp nhất Đông Dương ở đầu thế kỉ XX. Mang dáng hình nửa  vầng trăng khuyết, vươn ra từ núi Ngọc, núi Rồng, vắt mình soi bóng lung linh  trên dòng sông Mã thơ  mộng, hữu tình, cây cầu không chỉ  là huyết mạch giao   thông cho những dòng người xuôi ngược, mà còn là chứng nhân sống động của  lịch sử quê nhà. Dù rất xót đau, nhưng để  tiêu thổ  kháng chiến, năm 1947 ta đành phải  đánh sập cầu. Và năm 1963, cầu được xây dựng lại với một tuyến đường sắt   chạy giữa và hai làn dành cho đường bộ hai bên. Trong cuộc đọ sức với đế quốc Mỹ xâm lược, cầu Hàm Rồng đã khiến cả  thế giới ngạc nhiên bởi thế đứng bất diệt của nó. Đây là huyết mạch giao thông   nối liền tiền tuyến Miền Nam và hậu phương Miền Bắc. Với vị trí chiến lược   vô cùng quan trọng ấy, cây cầu thân yêu của chúng ta đã trở thành “toạ độ  lửa”,  thành “túi bom”, thành mục tiêu bắn phá của không quân Hoa Kỳ. 17
  18.    Ôi! Thật là tàn bạo và dã man! Bởi, để đánh sập cầu, đế quốc Mỹ đã huy động   tới 2.857 lần chiếc máy bay hiện đại đủ  loại, kể  cả  pháo đài B52 và khoảng 7   tấn bom dội xuống khu vực Hàm Rồng. Chỉ riêng trong hai ngày mùng 3 và mùng  4 tháng tư năm 1965, kẻ thù đã huy động hàng trăm máy bay, cắt bom bắn phá 80   lần, ném 350 quả bom, bắn 149 quả Rốc­két… xuống khu vực cầu. Hàm Rồng  sôi lên trong lửa đạn!  Nhưng, “Quyết không để sập cầu”! Quân dân Hàm Rồng  đang ngày đêm bám trụ, đối mặt với quân thù. Cảm động và khâm phục biết bao,  có những chiến sĩ, bom phạt ngang mình, máu loang đỏ  áo mà vẫn bám sát trận   địa đến hơi thở cuối cùng. Và kia là cô dân quân thân hình bé nhỏ, vác trên vai 2   hòm đạn nặng gấp đôi cơ  thể    mà vẫn chạy phăng phăng trong bão đạn mưa  bom… Tất cả họ, những anh Cảu, chị Tuyển, chị Hằng... đều đã góp phần bảo   vệ cầu, góp phần  làm nên chiến thắng Hàm Rồng oanh liệt, biến dòng sông Mã  trở thành vực thẳm “chôn máy bay thù rụng kín lòng sông”, để cây cầu của ta đó   vẫn sừng sững hiên ngang, đảm bảo ngày đêm thông xe, thông tuyến. Nhưng, đế  quốc Mỹ  đã không từ  một thủ  đoạn nào để  đánh sập cầu.  Ngày 6/10/1972, cả xứ Thanh lặng người, quặn thắt khi biết tin kẻ thù đã dùng   bom laze đánh hỏng cầu. Trước sự man rợ của chúng, con người xứ Thanh vẫn   không chịu lùi bước. Cầu hỏng tới đâu, sửa ngay tới đó. Năm 1973, cầu được   dựng lên trong niềm vui tươi, phấn khởi của mọi người. Đất nước hoà bình, thống nhất, nhịp cầu lại nối những bờ  vui đón từng   đoàn quân chiến thắng trở về. Cây cầu lại lung linh soi bóng, chứng kiến sự thay  da đổi thịt từng ngày, từng giờ của quê hương. Ngày nay,Thành phố trẻ của chúng ta đang vươn mình tới những tầm cao   mới. Nhưng, chúng ta không thể  để  sự  khắc nghiệt của thiên nhiên và lớp bụi  thời gian vùi lấp đi ánh hào quang chói lọi của một thời máu lửa, không thể biến  18
  19. di tích thành hoang tích, phế tích. Giữ gìn, bảo vệ cầu là trách nhiệm của tôi, của  bạn và của tất cả mọi người. IV. KẾT QUẢ Qua việc luyện cho học sinh các kỹ  năng cơ  bản để  viết bài văn thuyết   minh như: Tìm hiểu đề bài, tìm ý; lập dàn ý; viết các đoạn văn ở  phần mở  bài,  thân bài, kết bài. Tôi nhận thấy các em rất hứng thú học văn thuyếtt minh, không  còn ngại và sợ làm văn. Bởi trong các giờ học ở các môn, các em được cung cấp  các kiến thức. Qua hướng dẫn của tôi, các em sưu tầm các tài liệu viết về  các  đối tượng thuyết minh, hơn nữa các em được luyện tập thực hành nhiều; được  độc lập suy nghĩ và thể hiện kết quả của mình trong bài viết. Các em đã tự tin và  đã biết huy động được vốn kiến thức trong sách vở, tài liệu và trong cuộc sống.   Vì thế qua 02 bài viết kiểu bài thuyết minh đạt kết quả như sau: Bài viết Lớp sĩ số Giỏi Khá Trung Bình Yếu số 3 8D 45 9 21 15 0 số 5 8D 45 10 16 19 0 V. RÚT KINH NGHIỆM Qua thời gian 01 năm giảng dạy môn Ngữ  Văn ở lớp 8D, năm học 2010 ­   2011, tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: Dạy học môn Ngữ văn cũng như các môn học khác chúng ta phải tuyệt đối   tuân thủ quan điểm dạy học theo hướng tích cực, thích hợp. Bởi môn Ngữ  văn,  19
  20. đặc biệt là phân môn tập làm văn đòi hỏi trí thông minh, sáng tạo, ý thức độc   lập, tinh thần chủ động trong học tập của học sinh. Ngoài ra, còn đòi hỏi các em  thành thạo các thao tác và kỹ năng làm bài. Để học sinh có thể viết tốt kiểu bài   văn thuyết minh cũng như các kiểu bài khác, trước hết người giáo viên cần cho   học sinh thích học môn Ngữ  văn giáo viên giới thiệu các tài liệu tham khảo, ý   thức đọc có ghi chép vào sổ  tích luỹ  văn học và học sinh có kế  hoạch đi tham  quan một số  di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, có ghi chép lại dùng làm tư  liệu. Các em phải tạo được thói quen thường xuyên rèn luyện các kỹ  năng trên   và yêu thích môn Ngữ văn, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu mới trong dạy   và học. Trên đây là một số việc làm, là sáng kiến tôi đã áp dụng. Rất mong sự góp  ý của đồng nghiệp để  giúp cho việc giảng dạy môn Ngữ  văn đạt kết quả  cao   hơn. Thanh Hoá, ngày 15 tháng 3 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Thu Hà 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2