intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm non

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non được hoàn thành với một số biện pháp như: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể phù hợp với điều kiện của trường; Công tác tuyên truyền phối hợp; Chỉ đạo xây dựng trường môi trường bên ngoài lớp học; Chỉ đạo xây dựng trường môi trường bên trong lớp học;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm non

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc  dân, chịu trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ  từ 0 đến 6 tuổi. Mục tiêu của  ngành học là hình thành cho trẻ  những cơ  sở  đầu tiên của nhân cách con  người mới xã hội chủ  nghĩa, tạo những tiền đề  cần thiết để  chuẩn bị  cho  trẻ  bước vào trường phổ  thông. Muốn vậy, người làm công tác  ở  bậc học  mầm non phải biết xây dựng môi trường cho trẻ  hoạt động phù hợp với   tâm, sinh lý lứa tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, nhận   thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và quan hệ xã hội.   Khác với trường phổ  thông, môi trường lớp học  ở  trường mầm non  với các mảng tường, các góc chơi, đồ  chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật   nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa,  gần gũi giữa cô và trẻ. Đơn giản là thế  nhưng việc thực hiện không hoàn  toàn dễ  dàng. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ  hội cho trẻ  tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong   cuộc sống, trẻ  được tự  lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một   cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ  năng  ở  trẻ  dần được hình thành. Môi   trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng   giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực  hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt, từ  khi Bộ  Giáo dục và  Đào tạo triển khai Chương trình Giáo dục mầm non mới, thì vấn đề  xây  dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt ra ngày càng cấp thiết   hơn.  Trong thực tế hiện nay  ở trường tôi, đa số  giáo viên đã biết cách xây  dựng môi trường giáo dục cho trẻ  hoạt động, trẻ  tích cực tham gia vào các  hoạt động giáo dục do cô tổ chức. Trường đã đạt được một số kết quả đáng  kể, song việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại đơn vị  vẫn còn những vấn đề  bất cập,  hạn chế: môi trường cho trẻ  hoạt động  chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố  trí các góc hoạt động chưa   linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ  dùng đồ chơi … Làm thế nào khắc phục tình trạng đó và thực hiện tốt hơn   các phong trào thi đua của ngành? Trước câu hỏi và những khó khăn thách   1
  2. thức đó, là cán bộ  quản lý trường Mầm non, Tôi suy nghĩ, trăn trở, tìm tòi,  nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, cách làm sao cho hiệu quả nhất, phù hợp  với   điều   kiện   tình   hình   thực   tế   của   trường.   Tôi   manh ̣   dan ̣   chọn   đề   tài:  “Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm   ở trường Mâm non”  ̀ làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm học 2017­2018.  1.2. Điểm mới của đề tài:  Năm học 2017­2018 Phòng GD&ĐT Lệ  Thủy tiếp tục chỉ  đạo  nội  dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư  số  28/2016/TT­BGDĐT đồng thời triển khai có hiệu quả các nội dung hoạt   động của chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn  2016­2020   theo   Kế   hoạch   số   396/KH­SGDĐT   ngày   06/3/2017   của   Sở  GD&ĐT  Quảng Bình. Phòng GD&ĐT Lệ  Thủy tập trung chỉ  đạo có hiệu  quả  mô hình điểm các cấp để  tham quan, học tập, chia sẻ  kinh nghiệm và  nhân rộng, đồng thời tổ  chức và chỉ  đạo các trường MN tham gia cuộc thi  “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các trường MN”  cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Vì vậy người CBQL&GV   phải   tập   trung   giải   quyết   dứt   điểm   những   yếu   kém   về   CSVC,   thiết   bị  trường học, tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ vào các hoạt  động học tập, vui chơi, sinh hoạt; Phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo  viên trong việc tìm tòi, đổi mới phương pháp CSGD phù hợp với đặc điểm   tâm sinh lý của trẻ; Huy động sự  tham gia của các bậc phụ  huynh, các tổ  chức, cá nhân trong việc hỗ trợ khai thác học liệu, phương tiện giáo dục văn  hóa truyền thống, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tập thể sư phạm   nhà trường đoàn kết, xây dựng mối quan hệ giữa trường mầm non, giáo viên  và phụ  huynh; tạo được không khí giao tiếp tích cực , kích thích hứng thú  hoạt động của trẻ ở trường mầm non. “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm” là xây dựng  một môi trường giáo dục mà trẻ  thực sự  được khám phá, trãi nghiệm, vui   chơi, phát huy được tính sáng tạo, tính chủ  động, tích cực, tự  giác, tăng  cường sự  nhiệt huyết của giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.   Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của phụ huynh, thu hút sự quan tâm,   hỗ   trợ   cả   vật   chất   lẫn  tinh  thần   của  các   bậc   cha   mẹ,  chính   quyền  địa  phương và các nguồn lực đóng góp hỗ trợ trên địa bàn. 2
  3. * Phạm vi áp dụng đề tài: Đề  tài  “Biện pháp chỉ  đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ   làm trung tâm  ở  trường Mâm non” ̀  được  áp dụng trong phạm vi trường   mầm non của Tôi trong năm học 2017 ­ 2018 và những năm tiếp theo. Đề tài  này cũng có thể  áp dụng cho các trường Mầm non   trong và ngoài huyện,  tỉnh.                              2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng.   ́ ục mầm non cả nước nói chung, của huyện Lệ Thủy nói riêng  Giao d đã và đang thực hiện theo hướng đổi mới phương pháp giáo dục, thực hiện   nâng cao chất lượng chuyên đề  “Giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm”, đòi hỏi   nhà trường cần phải đẩy mạnh công tác xây dựng môi trường giáo dục phù   hợp, xây dựng các điều kiện để đảm bảo công tác chăm soc giao duc tre đ ́ ́ ̣ ̉ ạt   hiệu quả cao. Nhờ  sự  quan tâm chỉ  đạo sâu sát của Phòng GD&ĐT Lệ  Thủy, bậc  học Mầm non đã triển khai thực hiện chuyên đề  “Xây dựng trường mầm   non lấy trẻ  làm trung tâm”. Trường Tôi là một trong những đơn vị  thuộc   vùng khó khăn của huyện, nhưng với sự nổ lực phấn đấu hết mình của Ban  giám hiệu, sự đồng thuận của đội ngũ chị em trong nhà trường đã thực hiện   chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm khá tích cực và   quyết liệt. Một trong những yếu tố  để  thực hiện tốt việc “Xây dựng môi  trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm” là nội dung “xây dựng môi trường  xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện” phù hợp với đặc điểm hoạt động và  tâm sinh lý trẻ  đã được Phòng GD­ĐT chỉ  đạo tích cực và nhà trường đã   hưởng ứng thực hiện nội dung này, kết quả đạt được đáng ghi nhận.  Tuy nhiên với nguồn kinh phí nhà trường có hạn, nên người cán bộ  quản lí cần phải có những giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực  tế cua nha tr ̉ ̀ ương, cua đia ph ̀ ̉ ̣ ương để  góp phần nâng cao hiệu quả công tác  xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mâm non. ̀ Quá trình thực hiện đề tài này, bản thân Tôi đã gặp phải những thuận  lợi và khó khăn sau:          2.1.1. Thuận lợi:             Trường được Phòng GD – ĐT Lệ  Thủy, lãnh đạo Đảng và chính   quyền địa phương luôn quan tâm chỉ  đạo giúp đỡ  trong các hoạt động của   nhà trường. 3
  4.   Được nhiều phụ  huynh quan tâm trong việc phối hợp với nhà trường  thực hiện các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ.            Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình trong   công tác, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đoàn kết   cùng quyết tâm phấn đấu xây dựng trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.               Đội ngũ Ban giám hiệu năng động, vững vàng về chính trị, có năng  lực, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình với công việc, có kỹ năng điều hành  đội ngũ tốt và được đào tạo cơ bản về chuyên môn. 2.1.2. Khó khăn: Điều kiện kinh tế  của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, việc đầu  tư  kinh phí để tăng trưởng CSVC và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm gặp nhiều khó khăn hơn. Khuôn viên nhà trường hẹp, vị  trí các khu vui chơi bố  trí chưa được   hợp lý, các giàn cây leo, giàn hoa leo chưa có, vị trí nhà xe chưa phù hợp... Trang thiết bị  ở các nhóm lớp qua hàng năm, đồ  dùng, đồ  chơi CSVC  nhà trường được tăng trưởng nhưng để  đáp  ứng yêu cầu thiết bị  dạy học  hiện nay và theo chuẩn của Bộ GD&ĐT quy định thì vẫn còn thiếu.  Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú; cách bố  trí các góc hoạt động chưa linh hoạt; chưa khai thác hiệu quả  sử  dụng của  các góc; hình  ảnh trên các mảng tường chủ yếu để  trang trí, giáo viên chưa  tận dụng các hình trang trí làm phương tiên dạy học; ít sử  dụng các nguyên  vật liệu mở để làm đồ dùng  đồ chơi cho trẻ hoạt động, chưa biết tận dụng   các nguyên vật liệu dễ kiếm để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động mà   chỉ  sử  dụng những đồ  dùng sẵn có chưa chịu khó dưu tầm tìm kiếm vật   liệu, chưa biết vận dụng huy động phụ huynh hỗ trợ, giúp đõ trung việc xây  dựng môi trường.  Năng lực chuyên môn trong đội ngũ chuyên môn không đồng đều. Một   bộ phận giáo viên khi tổ chức các giờ hoạt động còn mang tính áp đặt chưa   chú trọng vào tâm lý trẻ, chưa tạo nhiều cơ hội để phát huy tính tích cực chủ  động ở trẻ. Nhận thức của một số  phụ  huynh chưa cao, chưa thực sự  phối hợp   với giáo viên để cùng chăm sóc giáo dục trẻ. 4
  5. Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của Phòng GD   ­ĐT Lệ Thủy, sự  giúp đỡ  của chính quyền, sự  phối hợp của các ban ngành  đoàn thể   ở  địa phương, sự  đồng thuận và quan tâm nhiệt tình của các bậc   phụ huynh trong việc triển khai thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy  trẻ  làm trung tâm. Tập thể  cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Tôi đã cố  gắng khắc phục mọi khó khăn để  xây dựng một môi trường giáo dục phù  hợp thực sự là môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Để đạt được điều  này, nhà trường đã tập trung thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:           2.2. Các biện pháp.           2.2.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể phù hợp với điều kiện   của trường:            Để  xây dựng kế  hoạch phù hợp, sát thực, việc đầu tiên là Tôi tiến   hành khảo sát môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện  ở  cac nhom, ́ ́   lơp và các khu v ́ ực của trường.             Kết quả khảo sát môi trường như sau: Nội dung khảo sát Hiện trạng 1. Môi trường bên ngoài ­ Có quy hoạch hợp lý Hệ   thống   bồn   hoa   cây   cảnh   săp   xếp  chưa khoa học, chưa hợp lý, chưa có các  khu vui chơi dưới giàn cây leo bóng mát.  Vị trí nhà xe chưa phù hợp. ­ Môi trường tạo được cơ hội cho  Khu vui chơi phát triển vận động chưa  trẻ  hoạt động, trải nghiệm, phát  được rải thảm có. Đồ  chơi tự  làm để  triển vận động giúp trẻ  phát triển vận động còn ít, chủ  yếu là đồ chơi mua sắm..  ­ Sân vườn có cây xanh, cây bóng  Các   loai   cây   cảnh,   các   loại   hoa   chưa  mát,   bồn   hoa,   cây   cảnh,   vườn  phong phs đa dạng, đa số  là cây cho lá  rau...bố trí phù hợp còn cây có hoa ít, giàn hoa, giàn cây leo  chưa   có.   Vườn   rau   nhỏ,   các   loại   rau  chưa phong phú ­ Hệ thống đồ chơi ngoài trời. Đồ  chơi tự  làm còn ít, 40% đồ  chơi hư  hổng, chưa có mái che. Hệ thống bảng biểu tranh  ảnh, áp phích  tuyên truyền 2. Môi trường bên trong ­ Phòng nhóm, lớp, cách sắp xếp  Cách sắp xếp, bố trí không gian lớp học  5
  6. bố trí không gian lớp học..  chưa hợp lý, thiếu thẩm mỹ.  Đồ  dùng  đồ chơi sắp xếp chưa khoa học.  ­ Các góc hoạt động Các góc chơi còn đơn điệu, chưa mang  tính mỡ, chưa thực sự thân thiện với trẻ.  ­ Đồ dùng đồ chơi Đồ   dùng   đồ   chơi   chưa   phong   phú   về  chủng loại, tính thẫm mỹ còn thiếu, sắp  xếp chưa hợp lý, chưa thuận tiện cho  hoạt động của trẻ. ­ Công tác vệ sinh. Chưa đảm bảo vệ  sinh  ở  một số  khu   vực khó như trần nhà, phòng kho... ­ Số lớp xếp loại Tốt. 3/6 lớp. 3.   Xây dựng môi trường xã hội Tập   thể   sư   phạm   nhà   trường  ­ Nhận thức của một số phụ huynh chưa  đoàn kết. Xây dựng mối quan hệ  cao, chưa thực sự phối hợp với giáo viên  giữa trường mầm non, giáo viên  để cùng chăm sóc giáo dục trẻ. và phụ huynh;  Các danh hiệu của trường Năm   học   2016­2017:   đạt   tập   thể   lao  động xuất sắc, được công nhận đơn vị  văn hóa, đơn vị  lá cờ  đầu cấp học MN   vùng khó khăn.  Có   bảng,   góc   tuyên   truyền   với  Cố bảng góc tuyên truyền song nội dung  phụ huynh  tuyên truyền  chưa  phong phú, trang trí  chưa đẹp, chưa thu hút được phụ huynh. 3. Mức độ hứng thú của trẻ (khảo sát trên 164 trẻ ở các độ  tuổi khác  nhau) ­ Trẻ  tích cực hứng thú tham gia  112/164 tỷ lệ 68,3% vào hoạt động. ­ Trẻ  mạnh dạn tự  tin trong giao   107/164 tỷ lệ 65,2% tiếp. ­Trẻ   biết   giữ   gìn   vệ   sinh   môi  113/164 tỷ lệ 68,9% trường.           Khảo sát nhằm mục đích làm cơ sở đánh giá và quan trọng hơn là để  xây dựng kế hoạch thật phù hợp và sát đúng với khả năng của trẻ và thực tế  của đơn vị. Qua đó tôi lên kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm  trung tâm, xây dựng kế hoạch hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm”: Xây dựng kế hoạch tổng thể cả năm, kế hoạch học kỳ, kế  hoạch tháng, ngày thực hiện.  6
  7.         Việc xây dựng kế hoạch đã khó, nhưng việc thực hiện được kế hoạch   và tạo ra kết quả của kế hoạch càng khó hơn, Tôi phải chú ý đến việc sau:            + Tôi đặt ra câu hỏi nhà trường có những điều kiện gì? Nhà trường có   khả  năng làm được gì? Nhà trường có những điểm  gì chưa đạt được (hay  chưa phù hợp)? Những việc gì chưa đạt hiệu quả  cao? Nguyên nhân chưa   đạt là gì? Ai là người thực hiện công việc này có hiệu quả nhất?            + Bản thân Tôi xác định công việc:                ­ Xác định việc làm cần thiết là gì?                ­ Xác định sản phẩm của mỗi việc làm là gì?               ­ Ước tính thời gian cần thiết cho mỗi việc làm là bao nhiêu?               ­ Ước tính giá thành cho mỗi việc làm?               ­ Ai là người chịu trách nhiệm cho mỗi việc làm?               ­ Ai tổ chức, thực hiện việc làm?             + Sau khi lên kế hoạch công việc được Hiệu trưởng phê duyệt. Tôi  tiến hành giao việc cho từng người, Tôi giải thích công việc được giao, giải  thích lý do giao việc, làm rõ các  ưu tiên và hạn chót, kiểm tra xem người  được giao việc đã hiểu chưa.           + Trong quá trình thực hiện công việc, Tôi luôn quan tâm ủng hộ các   cá nhân để họ thực hiện tốt hơn công việc được giao. Quan tâm tích cực đến  họ, động viên khi họ  cần sự giúp đỡ, lịch sự  chu đáo, không ngạo mạn. Tỏ  ra thông cảm khi người đó lo lắng.  Sau khi khảo sát thực trạng của trường xong, chúng Tôi nắm bắt kịp   thời những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện môi trường bên   trong và môi trường bên ngoài nhóm lớp cũng như  tâm tư  nguyện vọng của  đội ngũ giáo viên. Ban Giám hiệu phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong  nhà trường, đội ngũ giáo viên để tiến hành thực hiện kế hoạch. 2.2.2. Công tác tuyên truyền phối hợp: Tuyên truyền để  CB, GV, NV hiểu rõ về  mục đích, ý nghĩa của phong   trào, đồng thời để nắm chắc hơn các nội dung của phong trào thông qua các   hình thức như:  Quán triệt  đầy  đủ  các công văn hướng dẫn chỉ   đạo của  ngành; Tổ  chức thảo luận và tham gia góp ý kiến vào kế  hoạch của nhà  trường, giao chỉ tiêu phấn đấu cho từng bộ phận, cá nhân.   Tuyên truyền với các bậc cha mẹ  học sinh về  kế  hoạch thực hiện  phong trào thi đua của nhà trường thông qua các hình thức: Tuyên truyền qua   buổi khai giảng, họp phụ  huynh, họp ban đại diện hội cha mẹ  học sinh,  7
  8. niêm yết “Bộ  tiêu chí giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm”, các công văn hướng   dẫn về “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trên các bảng  thông tin, tuyên truyền của nhà trường được đặt ở những vị trí thuận lợi cho  cha mẹ trẻ tiện tham khảo, tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi đón, trả  trẻ, tuyên truyền trên trang Web của trường… Để làm tốt điều này chúng ta   có thể trao đổi, gặp gỡ với các bậc cha mẹ qua những giờ đón hoặc trả trẻ,   có thể gặp riêng để trao đổi, hoặc trao đổi qua các buổi họp phụ huynh. Tất  cả các nội dung họp bàn với cha mẹ trẻ phải được sự thống nhất, cân nhắc  của hiệu trưởng, phải được bàn bạc kỹ lưỡng để phụ huynh thêm tin tưởng   và ủng hộ nhà trường một cách tuyệt đối. Ta cũng biết, sự  tham gia vào cuộc của các tổ  chức chính trị  ­ xã hội,  các đoàn thể  đóng vai trò rất quan trọng, góp phần đẩy mạnh và nâng cao  chất lượng phong trào thi đua. Với cương vị là một cán bộ quản lý, Tôi tham  mưu với Ban giám hiệu nhà trường để phối hợp vận động tuyên truyền đoàn  thanh niên, hội phụ  nữ, lãnh đạo các thôn, hội rễ  của trường, các doanh  nghiệp, các bậc phụ huynh... trên địa bàn đóng góp hỗ  trợ, giúp đỡ  tùy điều  kiện của họ có thể là hỗ trợ về cây xanh, về công lao động, về lá cọ, lốp xe   máy, xe ô tô, các loại chai lọ phế thải... Cụ thể Nhà trường đã tuyên truyền  và nhận được sự hỗ trợ của Hội phụ nữ ủng hộ 03 cây xanh, hội rễ ủng hộ  làm nhà xe, đoàn thanh niên giúp công lao động, các thôn hỗ  trợ  cây xanh,  một xe đất… các doanh nghiệp nhà nước, tư  nhân đóng trên địa bàn hỗ  trợ  tiền 5,000,000đ, phụ  huynh  ủng hộ  lốp ô tô, lốp xe máy, giỏ  hoa, công lao  động giúp các cô làm đồ dùng, đồ chơi, ủng hộ cây sanh làm được 2 nhà chòi  bằng cây…  Tiến hành họp phụ huynh để thông qua kế hoạch thực hiện việc “Xây  dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm” trong trường mầm non.  Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, nhà trường đã thông qua công tác kiểm  tra môi trường, cơ  sở  vật chất, trang thiết bị để  thực hiện chuyên đề  “Xây  dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Nhà trường đã trình bày những  thuận lợi, khó khăn của nhà trường được đông đảo phụ  huynh đồng tình  giúp đỡ.            2.2.3. Chỉ đạo xây dựng trường môi trường bên ngoài lớp học.           Ngoài nhiệm vụ là chăm sóc và giáo dục trẻ  thì việc giữ  gìn, tôn tạo   cảnh quan, vệ  sinh môi trường và bảo vệ  tài sản của nhà trường là một  trong những nhiệm vụ  được nhà trường, bản thân Tôi rất quan tâm vì nó  8
  9. không chỉ  tạo cho trẻ  một sân chơi bổ  ích mà còn tạo góp phần xây dựng   môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện với trẻ, an toàn cho trẻ  hướng tới  môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Để làm được điều đó nhà trường  đã tham mưu UBND huyện, UBND xã quy hoạch sân vườn với hệ thống cây   xanh, cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh bố trí một cách hợp lý theo hướng tận  dụng mọi không gian cho trẻ hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.  Nhà trường rất chú trọng xây dựng các góc chơi ngoài trời phong phú, đa  dạng   như:   Góc   bé   vui   chơi,   Thư   viện   xanh   của   bé,   góc   Khám   phá   trải  nghiệm, Khu vui chơi phát triển vận động… ­ “Gian hàng bé yêu”:  “Gian hàng bé yêu” được thiết kế bằng nhà cây các loại cây này được  Ban giám hiệu cùng các cô giáo bỏ  công sức đến các bờ  khe suối đem về;   hội rễ  và đoàn thanh niên xã qua giúp sức, tạo thành một nhà hình lục giác  với rất nhiều sản phẩm, hàng hóa mà các cô giáo tự  làm bằng các nguyên  vật liệu rẻ tiền khác nhau như xốp, nhựa, giấy, ni long… Đó là một thế giới  ẩm thực với nhiều loại đồ  ăn, thực phẩm, hoa, quả, đôi dép bé yêu với  nhiều kiểu dép đẹp, các loại hàng hóa khác và nhiều trang phục của bé…tất  cả  được trang trí bày biện rất đẹp mắt. Đến đây, trẻ  thỏa sức trải nghiệm  và tập làm người lớn như người mua, người bán, được khám phá với nhiều  loại đồ dùng đồ chơi, màu sắc...Qua đó giúp trẻ biết yêu quý nét văn hóa của  dân tộc nói chung và của địa phương nói riêng, hình thành cho trẻ  kỹ  năng  sống, tích hợp được nhiều hoạt động như MTXQ, toán, tạo hình, hoạt động  góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều; qua đó giúp trẻ  phát triển tình  cảm và quan hệ xã hội. ­ “Thư viện xanh của bé”: Cũng với các cây sanh với sự  giúp sức của hội rể  đã tạo được một   ngôi nhà rong có tên là “Thư viện xanh của bé” bên trong được trang trí bày  biện bởi các góc sách, báo chí, tranh ảnh, tập san…bên cạnh là những bộ bàn   ghế tự tạo bằng chai côca, bằng lốp để  trẻ  vào khám phá, trải nghiệm.  Để  thu hút trẻ  đến với thư  viện xanh, nhà trường thường xuyên thay đổi sách,   truyện với các hình  ảnh tranh vẽ  hấp dẫn, giáo viên thường xuyên tổ  chức   giới thiệu với trẻ và phụ huynh đến với thư  viện. Để  trẻ được xem va lam ̀ ̀   quen vơi nhi ́ ều loại sách, giáo viên hướng dẫn trẻ  chọn sách đúng ý thích;  tuyên truyền và vận động cha mẹ  trẻ  đến đọc sách cho trẻ  nghe trong giờ  đón, trả trẻ hàng ngày. Qua đó, không những phát triển “văn hóa đọc” trong  9
  10. nhà trường, tạo cho khuôn viên trường luôn xanh ­ sạch ­ đẹp mà càng gắn   chặt hơn nữa sự  gắn bó giữa gia đình và nhà trường. Đồng thời, góp phần  không nhỏ trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện ­ học sinh tích  cực” và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. ­ Góc “Khám phá trải nghiệm”: Tôi đã chỉ  đạo và cùng các cô giáo tìm kiếm các nguyên vật liệu sẵn   có ở địa phương như chai lọ, tre trúc, ống nhựa, gáo dừa … khéo léo thiết kế  nên hệ  thống chơi với cát, nước một cách sáng tạo với những trò chơi hấp   dẫn, lôi cuốn. Trong góc khám phá trải nghiệm thiết kế một vườn  ươm, trẻ  vào đó thỏa thích chăm sóc, tưới nước, vun trồng các loại cây, tự tay gieo hạt  và quan sát sự  nảy mầm, trẻ  được vui chơi, được trải nghiệm, được khám  phá khoa học, khám phá tự nhiên,.....nhằm hỗ trợ cho các hoạt động như môi  trường xung quanh, toán, âm nhạc, tạo hình...giúp trẻ  phát triển về  óc sáng  tạo, trí tưởng tượng, phát triển năng khiếu và phát triển toàn diện cho trẻ. ­ Khu vui chơi phát triển vận động: Tôi cùng với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường đã tích cực tham mưu  với   các  cấp lãnh  đạo nhằm  hỗ   trợ  tăng  trưởng cơ   sở  vật  chất cho  nhà  trường và đã được UBND huyện đã hỗ trợ 200 triệu đồng để xây dựng khu  vui chơi phát triển vận động..  Khu vận động được che bằng mái tôn kiên cố  với diện tích 200m²,  phía dưới được lát cỏ  nhân tạo, chia làm 2 khu:  một nửa để  đồ  dùng vận  động, còn một nửa sân làm sân bóng đá mi ni cho trẻ. Bên trong sân có các đồ  dùng, vật dụng được các cô giáo phối kết hợp tốt với phụ  huynh để  sưu  tầm, tìm kiếm nguyên vật liệu như lốp xe, chai, tre, nứa... tạo ra những đồ  chơi vận động như  cổng chui, xích đu, bập bênh, gôn bóng...để  trẻ  chơi và  hoạt động thể  dục, giúp trẻ  phát triển về  thể  chất, kích thích sự  vận động  của trẻ, trẻ hứng thú tập luyện cho đôi tay khéo léo, đôi chân khỏe mạnh, cơ  thể dẻo dai, cao lớn.  Ngoài ra, cũng từ  các nguyên vật liệu đó, dưới bàn tay khéo léo của  giáo viên, những hình  ảnh ngộ  nghĩnh, những lẵng hoa xinh xắn, dây xúc  xích, các dây trang trí lồng đèn bằng loong bia, dây bằng hộp sữa chua…đây   là điểm nhấn hấp dẫn, mang tính thẩm mỹ cao của khu vận động. Đến đây   trẻ  được thỏa thích vui chơi, chạy nhảy, rèn luyện vận động, qua đó trẻ  được phát triển khả  năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo, sáng tạo... Khu   phát triển vận động không những là nơi trẻ học và chơi mà còn là nơi rất lý  trưởng để nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể  như: vui tết trung thu,   10
  11. ngày hội đến trường của bé, vui tết thiếu nhi ... và các ngày hội khác đã đem  lại hiệu quả cao. ­ Xây dựng mô hình “Vườn cổ tích”:  Vườn cổ tích được thiết kế rất rộng và thoáng mát với một màu xanh   trải dài. Đó là công sức của phụ huynh, đoàn thanh niên và tập thể sư phạm   đã xây dựng được vườn cổ tích như bây giờ. Để thiết thiết kế v ườn cổ tích,  chúng tôi sử  dụng  rất  nhiều chất liệu khác nhau, với nhiều hình  ảnh sóng  động, có hòn non bộ, khu nước sỏi, cây xanh, các nhân vật, con vật, có nhiều  loại   đồ   chơi,   góc   dân   gian...Trẻ   đến   “Vườn   cổ   tích”   được   nghe   cô   kể  chuyện, được ngắm nhìn thỏa thích, được làm quen với những nhân vật  trong truyện cổ  tích, được khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn... Trong   vườn cổ  tích còn có hai gian nhà chòi làm góc dân gian.  Ở  đây được trưng  bày vô số  các dụng cụ  nhà nông, các đồ  dùng dân gian để  trẻ  đến chơi,   khám phá về  các dụng cụ  đó, giúp trẻ  hiểu biết thêm công việc của người   nông dân, về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đến với vườn cổ tích, trẻ  được vui chơi, trải nghiệm; được làm quen với các nhân vật trong các câu  chuyện, được khám phá cầu khỉ, sỏi nước, được đóng kịch  ở  khu vườn cổ  tích, đặc biệt là thư giãn ở mọi lúc mọi nơi… ­ Vườn rau của bé: Vườn rau được thiết kế hệ thống đường đi lối lại khoa học, đẹp mắt,  với rất nhiều loại rau, quả quen thuộc như rau khoai, rau ngót, rau muống, cà  chua, lá lốt, bù, bí… phục vụ cho việc ăn bán trú tại trường. Đây là nơi cung   cấp trên 40% lượng rau sạch trong từng bữa ăn của trẻ. Ngoài cung cấp rau   sạch cho bữa  ăn  của  trẻ, vườn rau còn  là nơi trẻ   được  tham  quan, trải   nghiệm, tìm hiểu quá trình phát triển của cây, cùng nhau chăm sóc các loại   rau trong vườn, cùng khám phá sự nảy mầm, đơm hoa, kết quả của cây. Đây  còn là nơi để trẻ phát huy được tính tò mò, học hỏi và giúp trẻ hiểu biết hơn  những thứ  xung quanh mà trẻ  thấy và biết yêu công việc của người nông  dân. 2.2.4. Chỉ đạo xây dựng trường môi trường bên trong lớp học.  Không chỉ xây dựng môi trường vật chất bên ngoài, nhà trường còn chỉ  đạo  giáo viên  xây dựng môi trường vật chất cho trẻ  hoạt động trong lớp   đảm bảo, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ học bằng  chơi, chơi bằng học. Các cô giáo tận dụng mảng cầu thang để  trang trí góc  tạo hình để trẻ đến vẽ, nặn, xé, dán, xếp hình, đan lát...Các phòng học đảm  bảo quy định, sắp xếp không gian hợp lý, khoa học, đẹp mắt và thân thiện.   11
  12. Bên trong lớp học có các các góc chơi đầy đủ theo quy định và có những góc  sáng tạo, ở các góc có các đồ  dùng đồ  chơi luôn được thay đổi làm mới để  phù hợp với từng chủ đề tránh tình trạng nhàm chán nhằm kích thích tính tò  mò, ham hiểu biết của trẻ, qua trải nghiệm khám phá, trẻ  đã phát triển các   kỹ năng giao tiếp ứng xử và kỹ năng xã hội của bản thân. Cụ thể đã chỉ đạo   giáo viên xây dựng các góc bên trong lớp học như: ­ Góc sân khấu âm nhạc “Ươm mầm tài năng nhí”: Tôi đã chỉ  đạo giáo viên các lớp trang trí sân khấu âm nhạc vô cùng  hấp dẫn, mỗi lớp có góc âm nhạc kgacs nhau không trùng lặp, chỉ  đạo giáo  viên làm nhiều đồ dùng âm nhạc cho trẻ để sử dụng và các trang phục biểu  diễn như  mũ múa, đàn, trống cơm, trống ra, xắc xô, phách gõ, quạt múa,  micro ...gắn vào sân khấu hoặc để   ở  góc có thể  tháo ra lắp vào rất thuận  tiện cho trẻ... Qua sân khấu âm nhạc cô có thể  tổ  chức trong các giờ  hoạt  động âm nhạc, các buổi biểu diễn văn nghệ, tổ  chức sinh nhật, hoạt động  vui chơi và sử  dụng sân khấu kể  chuyện, thơ  giúp  trẻ  sẽ  mạnh dạn hơn  trong giao tiếp, ứng xử, giúp trẻ phát triển về mọi mặt: thẩm mỹ­ tình cảm­   kỹ  năng xã hội, đạo đức. Từ  đó khơi dậy cho trẻ  tình yêu với cái đẹp, yêu  âm nhạc, tình yêu cuộc sống, gia đình, thiên nhiên, biết bảo vệ  môi trường  và giữ gìn sức khỏe. ­ Góc xây dựng: Tôi đã chỉ đạo giáo viên làm góc xây dựng với nhiều  đồ dùng đồ chơi như các loại cây, hoa, ngôi nhà, tháp nước, bãi biển, ao hồ,   hàng rào được làm từ  các vật liệu khác nhau mà cô đã tìm kiếm...để  trẻ  dễ  di chuyển, tự  lắp ráp, gắn kết theo trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ, từ  đó tạo cho trẻ hứng thú và tập trung vào sản phẩm của mình.  Các đồ  dùng  chuẩn bị cho trẻ rất dễ di chuyển đến các vị trí theo ý muốn của các bé. Cô   giáo đã thiết kế, sắp xếp đồ  dùng đồ  chơi một cách tự  nhiên vừa đặt dưới  nền nhà theo mô hình, vừa bố  trí trên tường nhưng vừa tầm mắt của trẻ.   Những mảnh ghép, hình, khối cho trẻ hòa mình vào thế  giới lắp, ghép, xếp  thành các sản phẩm theo ý thích. Từ những nguyên vật liêu đó trẻ  xây dựng  lên các công trình theo các chủ để như ”Ngôi nhà của bé”, “Trường mầm non  của bé”, “Vườn hoa mùa xuân”, “Vườn bách thú”...  Đây là góc mà trẻ  thể  hiện được mối liên hệ với nhau đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tạo nên một sản   phẩm chung. ­ Góc thiên nhiên:  Chỉ  đạo các lớp xây dựng “Góc thiên nhiên” bên  hành lang lớp học với rất nhiều loại cây, hoa khác nhau, có đất, cát, nước,  làm hệ thống nước chảy bằng các loại ống nhựa, quả dừa, chai lọ… .. Mục  12
  13. đích là cho trẻ được khám phá các loại cây, loại hoa, trẻ được phám phá với   đất, cát, nước, được xới đất, được đong nước, đong cát,  nhổ  cỏ, bắt sâu,  tưới nước cho cây tươi tốt… ­ Goc phân vai: ́  Tôi đã chỉ đạo giáo viên tận dụng những nguyên liệu  tìm kiếm được tạo nên những chiếc kệ xinh xắn để đựng những đồ dùng tự  làm phục vụ  cho góc chơi, phục vụ  chủ  đề  trẻ  đang học, giáo viên đã làm  các loại đồ  dùng như: Bô âm chen, bô ban nghê ̣ ́ ́ ̣ ̀ ́, phích,  ấm, ca, cốc, bát dĩa  cùng thế giới ẩm thực, môt sô trang phuc và các m ̣ ́ ̣ ặt hàng khác dễ dàng tháo   lắp …. Đây là môi trường xã hội thu nhỏ, giúp trẻ được trải nghiệm với các   đồ dùng qua trò chơi nấu ăn, bán hàng, làm bác sỹ khám bệnh,…giúp trẻ phát  triển nhận thức, ngôn ngữ, phát triển kỹ năng giáo tiếp, phát triển tình cảm  và quan hệ  xã hội,  tích hợp các nội dung như  MTXQ, toán, tạo hình, hoạt  động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều….                         ­  Góc cô tich ̉ ́ :  Chỉ  đạo giáo viên tận dụng một góc của lớp để  xây  dựng, trang trí thành một sân khấu chuyện có cây cổ  thụ, mây mưa con suôi, ́  ̣ ời và các nhân vật trong chuyện. Đặc biệt, cac nhân vât trong ông măt tr ́ ̣   ̣ truyên và các hình  ảnh được gắn vào, tháo ra một cách dễ  dàng. giup tre k ́ ̉ ể  chuyện sáng tạo, phat âm chinh xac ro rang, phát tri ́ ̉ ́ ́ ̃ ̀ ển ngôn ngữ cho trẻ, phát   triển tình cảm và quan hệ xã hội. Môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp được chúng tôi chỉ đạo   thay đổi thường xuyên theo tháng theo chủ  đề. Đồ  dùng đồ  chơi trong lớp  luôn được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ những đồ  dùng đồ  chơi hỏng. Chú ý đồ  chơi phải đảm bảo an toàn có tác dụng giáo dục phù hợp với từng chủ điểm  và có tính thẩm mỹ  cao, hài hoà về  màu sắc, hình dáng hấp dẫn giúp trẻ  hứng thú và tiện lợi trong sử dụng. Lôi cuốn sự tham gia tích cực của trẻ vào  hoạt động làm đồ dùng dạy học với giáo viên. Qua đó, hình thành ở các cháu   một số kỹ năng cần thiết như: sự phối hợp làm việc theo nhóm, sự khéo léo  của đôi bàn tay, sự phối hợp tinh tế giữa mắt và tay... đây là những kỹ năng  cần thiết chuẩn bị cho việc học tập của các cháu ở lớp trên.      Người cán bộ quản lý muốn chỉ đạo tốt phải có quyết tâm cao, phải  linh hoạt, sáng tạo, phải tâm huyết, nhiệt tình, nhẫn nại, kiên trì mới hoàn  thành được công việc, mới chỉ  đạo được giáo viên “Xây dựng được môi  trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. 2.2.5. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Hiểu và tạo điều kiện để  đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong  nhà trường phát huy khả  năng của mình Để  xây dựng được khối đoàn kết  13
  14. trong tập thể sư phạm nhà trường, trước hết Tôi phải nắm chắc lực lượng   cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về  trình độ, năng lực, hoàn  cảnh, thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn của từng người để  tham mưu bố trí công tác hợp lý, tạo niềm tin để họ phấn đấu (phù hợp với  năng lực, sở  trường). Nếu không hiểu được tâm tư, nguyện vọng, những   mong muốn của từng cá nhân trong tập thể nhà trường thì rất khó mang lại   thành công, vì vậy đòi hỏi phải có sức mạnh tổng hợp của tập thể, mang   tính quyết định cho mọi công việc. Thường xuyên tổ chức các buổi họp hội   đồng sư phạm, họp chuyên môn, nêu rõ mục đích yêu cầu của cuộc họp, tạo   ra không khí buổi họp như các buổi trò chuyện cởi mở, chân tình để cán bộ,  giáo viên được trao đổi thẳng thắn những suy nghĩ, những vấn đề chưa vừa  ý trong nhà trường, những vấn đề  cần đề  xuất cụ  thể, từ  đó bàn bạc về  những biện pháp khắc phục, giải tỏa những mâu thuẩn nội bộ   để  cùng  thống nhất yêu cầu, trách nhiệm của từng bộ  phận, cá nhân trong việc xây  dựng, giữ gìn khâu đoàn kết trong các mối quan hệ công tác và sinh hoạt tập  thể, cùng giúp đỡ  nhau tiến bộ  về  mọi mặt. Qua các hoạt động tổ  chức  trong trường, tôi chú ý quan sát tinh thần, thái độ của cán bộ, giáo viên, nhân  viên, khi thấy các biểu hiện và chuyển biến tốt trong các mối quan hệ công  tác của tập thể, tôi nhận xét, khích lệ để họ kịp thời thấy được những điểm  tốt đó để phát huy. Điều này thúc đẩy mỗi người tự  tin hơn, thích thể  hiện  những cái tốt, cái đẹp về nhân cách của mình; thích làm việc tốt mang lại lợi   ích chung và sự tiến bộ của nhà trường. Ngoài công tác chuyên môn, chúng   tôi phối hợp với công đoàn tổ  chức các ngày hội, ngày lễ, những nội dung   sinh hoạt chuyên đề, những cuộc vui chơi văn hóa, văn nghệ, thể  dục­thể  thao, những buổi thăm hỏi gia đình…giúp tình cảm mọi người trong tập thể  nhà trường gần gũi, gắn bó với nhau hơn.  Vì vậy,  trong năm học vừa qua  không có hiện tượng giáo viên khiếu nại, tố cáo, trường, nhờ xây dựng được   khối đoàn kết đã tạo được những điều kiện thuận lợi cho cán bộ  quản lý  đầu tư chỉ đạo công việc nhiều hơn, cụ thể hơn, thiết thực hơn và hiệu quả  hơn, được chính quyền địa phương, nhân dân, hội phụ huynh, các cấp quản  lý ghi nhận và đánh giá cao. Xây dựng mối quan hệ giữa trường mầm non,   giáo viên và phụ  huynh; tạo được không khí giao tiếp tích cực , kích thích   hứng thú hoạt động của trẻ ở trường mầm non Xây dựng bảng, góc tuyên truyền hướng dẫn phụ  huynh trong chăm  sóc, giáo dục trẻ, về xây dựng môi trường và phương pháp giáo dục lấy trẻ  14
  15. làm trung tâm; tuyên truyền dịch bệnh, tuyên truyền phòng chống đuối nước  cho trẻ; thông tin về sự phát triển của trẻ, tạo mối quan hệ khăng khích giữa   nhà trường và gia đình trẻ.  Nhờ  tạo được sự  đoàn kết trong hội đồng sư  phạm nhà trường, sự  đồng thuận của phụ  huynh, sự  quan tâm giúp đỡ  của lảnh đạo địa phương   nên trường luôn đạt tập thể  lao suất sắc, được công nhận đơn vị  văn hóa  nhiều năm liền. 2.2.6. Thực hành việc khai thác, sử dụng có hiệu quả môi trường  giáo dục trong việc tổ chức thực hiện Chương trình GDMN  Chỉ  đạo khai thác sử  dụng có hiệu quả  môi trường giáo dục đã xây  dựng trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phù hợp với   nội dung và đáp  ứng mục tiêu giáo dục, phát huy tính tích cực, chủ  động,  sáng tạo của trẻ. Để  phát huy tối đa hiệu quả  sử  dụng của các góc hoạt động, tôi chỉ  đạo giáo viên cho trẻ  được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực.  Bởi vì, một môi trường vật chất dù được xây dựng phong phú, nhưng chỉ để  trưng bày cho đẹp mắt, không cho trẻ chạm vào vì sợ phá hỏng bao công sức   trưng bày thì môi trường đó giống như  những  ảo  ảnh trong sa mạc không  giúp ích được gì cho cô và trẻ. Do đó, giáo viên phải thiết lập môi trường  giao tiếp hòa đồng, cởi mở, thân thiện, khuyến khích trẻ  tham gia vào các  hoạt động của lớp. Bố  trí môi trường phù hợp với hoạt động chủ  đạo của từng lứa tuổi,   tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, quan tâm đến sự phát triển của   từng cá nhân trẻ đảm bảo trẻ "học bằng chơi, chơi mà học". Đối với những  trẻ  thụ  động hoặc các độ  tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé giáo viên khuyến khích  trẻ chơi bằng cách nhập cuộc vào trò chơi trong thời gian ngắn. Ví dụ ở cửa  hàng ăn uống (lớp mầm), giáo viên đóng vai khách hàng và nói với trẻ đóng  vai người bán hàng: “Hôm nay cửa hàng bác có những món ăn nào? Bác bán   cho tôi một tô phở  mang về  nhé!” Sau khi được phục vụ, giáo viên lại nói:  “Bao nhiêu tiền vậy bác? cảm ơn bác!”. Khi thấy cô làm như vậy trẻ sẽ bắt   chước làm theo, biết cách xưng hô và lễ phép trong giao tiếp. Đối với trẻ ở  các độ  tuổi lớn hơn, giáo viên chỉ  cần gợi mở  để  trẻ  triển khai các hoạt  động chơi trong góc. Hoặc nhập cuộc vào trò chơi với tư cách là người trung  gian quan sát. Chẳng hạn: “Các chú công nhân định xây công trình gì? Trong   công trình có những khu vực nào?... 15
  16. Thường xuyên gợi mở, khuyến khích trẻ  mở  rộng mối quan hệ  qua  lại với các góc chơi làm cho nội dung chơi thêm phong phú. Ví dụ  các chú  công nhân mua vật liệu xây dựng, mua thức ăn, hoặc khám bệnh, các góc  khác có thể tham quan công trình xây dựng, hoặc tham quan triển lãm các tác   phẩm tạo hình ở góc nghệ thuật…Trong quá trình hoạt động giáo viên phải  bao quát, chú ý đến hứng thú và tôn trọng ý thích cá nhân, không áp đặt trẻ. Chỉ  đạo giáo viên sử  dụng phương pháp hỗ  trợ  theo hướng mở  rộng,  khuyến khích trẻ  sáng tạo, làm thay đổi và cá thể  hóa đối với những trẻ  thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết  khả  năng của riêng mình; giáo viên tổ  chức, điều khiển hỗ  trợ  đúng lúc,  khuyến khích tương tác Việc sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục trong việc tổ chức các  hoạt động cho trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt  động của lớp. Thông qua các hoạt động chơi, trẻ học được cách sử dụng đồ  dùng đồ chơi một cách khéo léo, biết cách cư xử trong giao tiếp, vốn từ ngữ  được mở  rộng góp phần phát triển ngôn ngữ  mạch lạc cho trẻ, phát triển  thể chất, phát triển trí tuệ, tình cảm và quan hệ xã hội.          2.2.7. Chú trọng công tác kiểm tra đánh giá.            Phải nói rằng công tác kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong   việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hoạt động xây   dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả nói riêng. Kiểm tra  vừa là một biện pháp về  mặt quản lý, vừa là động lực thúc đẩy và là hình  thức góp phần nâng cao chất lượng hoạt động. Do vậy, công tác kiểm tra  phải khoa học, nghiêm túc và thực chất. Nếu tổ  chức một hoạt động mà  không có kiểm tra, đánh giá thì coi như  bằng không. Qua kiểm tra đánh giá   giúp giáo viên rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giáo dục trẻ. Từ  đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường Mầm non.           Công tác kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau: Tự kiểm tra, đánh  giá, kiểm tra báo trước, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo  giữa các lớp.             Kiểm tra việc thực hiện xây dựng môi trường bên trong, bên ngoài  nhóm lớp là trách nhiệm của cán bộ  quản lý. Qua kiểm tra, Tôi nắm được  đầy đủ  những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện công tác xây dựng  môi trường bên trong và bên ngoài nhóm lớp; Đồng thời, thông qua kiểm tra,  Ban Giám hiệu đánh giá đúng năng lực của mỗi giáo viên, phát hiện những  16
  17. lệch lạc, thiếu sót để  kịp thời bổ  sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên,  nhằm nâng cao hiệu quả  trong việc cải thiện môi trường bên trong và bên  ngoài nhóm lớp. Kiểm tra nhằm tác động đến hành vi của giáo viên, nâng   cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, nâng cao ý thức tự giác, phấn đấu   hoàn thành công việc được giao.    Để công tác kiểm tra có hiệu quả, Ban Giám hiệu đã lên  kế hoạch cụ  thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kì, tháng, tuần, ngày. Kiểm tra  những ai? Kiểm tra cụm nào? Kiểm tra việc gì? Đánh giá lần kiểm tra đó ra   sao? Hàng tháng, nhà trường có kế  hoạch kiểm tra lần lượt các nội dung  trong việc thực hiện kế hoạch cải thiện môi trường bên trong và bên ngoài   nhóm lớp đã được triển khai. Trong công tác kiểm tra, phải  luôn chú ý đến  tính đảm bảo khách quan và công khai công bằng và dân chủ. Sau kiểm tra, nhà trường tổ  chức nhận xét đánh giá chính xác, phân  ́ ểm tồn tại trong quá trình thực hiện việc xây dựng môi trường  tích các yêu đi xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả  trong nhà trường để  giúp giáo viên   phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế và tiếp tục quan  tâm làm tốt công tác hơn. Đồng thời cuối đợt thi đua nhà trường có một số  biểu dương khen thưởng động viên giáo viên kịp thời. 2.2.8. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, các hội thi. Giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường thông qua các phong trào thi   đua,   tổ   chức   các   hội   thi,   giúp   giáo   viên   có   kiến   thức   về   xây   dựng   môi  trường, đồng thời có kỹ  năng, kỹ  xảo trong trang trí, làm đồ  dùng đồ  chơi.   Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ  làm cho khí thế  thi đua trong  nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh. Thực hiện theo kế hoạch năm học của bậc học Mầm non. Năm học   này nhà trường tổ chức các hội thi: hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục   lấy trẻ làm trung tâm”  cấp trường và tham gia thi cấp huyện, cấp tỉnh. Tổ  chức hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường. Tổ chức tốt các hội giảng như  thao giảng chào mừng các ngày lễ  ngày hội: 20/10; 20/11; 8/3; 30/4; 1/5   nhằm thực hành cho trẻ hoạt động, khám phá trải nghiệm trong môi trường  thân thiện đã xây dựng. Để  các hội thi thành công và có kết quả  tốt đẹp, tôi tham mưu với   đồng chí Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ  thể cho từng tháng, thông báo  17
  18. tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ nắm được nội dung, thời gian   thi. Ví dụ:  Tháng 9:  Xây dựng kế hoạch các hội thi. Tháng 10: Triển khai kế  hoạch các hội thi tới toàn thể  CBGVNV,   đăng kế hoạch hội thi lên trang Web của trường. Tháng 11:  Phát động chào mừng 20/11, tổ  chức BDCM, thao giảng,   dự giờ bồi dưỡng giáo viên. Tháng 12: Tổ  chức hội thị  “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ  làm  trung tâm” cấp trường.. Thao giảng chào mừng ngày 22/12. Tháng 1:   Thi giáo viên dạy giỏi cấp Trường. Tháng 2: Tham gia hội thi “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ  làm  trung tâm” cấp huyện Tháng 3: Tham gia hội thi “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ  làm  trung tâm” cấp Tỉnh  Tháng 4:   Tham gia hội thi “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ  làm  trung tâm” cấp Quốc gia (Nếu có) Tháng 5: Tổng kết năm học, tổng kết các phong trào thi đua, các cuộc  vận động.   Trong các đợt thi, giáo viên trường tôi luôn có sự  chuẩn bị và nổ  lực   phấn đấu để  đạt kết quả  cao nhất. Sau hội thi trường tôi có tổng kết rút   kinh nghiệm, khen thưởng tập thể và các cá nhân có thành tích xuất sắc.             Qua quá trình thực hiện và áp dụng các giải pháp  phù hợp, cùng với  việc vận dụng nhẹ  nhàng, linh hoạt không máy móc, không rập khuôn các  phương pháp. Đưa ra nội dung tích hợp phù hợp với từng chủ đề. Cùng với  những biện pháp, những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, bản thân Tôi  đã thu được những kết quả đáng phấn khởi: 2.3. Kết quả đạt được:              Môi trường có sự  thay đổi lớn, bộ  mặt nhà trường trở  nên khang   trang hơn. Đồ  dùng đồ  chơi được sắp xếp và bố  trí phù hợp, khoa học. Đồ  chơi ngoài trời giáo viên và phụ  huynh tự  làm phong phú hơn phù hợp với   đặc điểm tâm lý của trẻ. Đã tạo được môi trường bên trong lớp học với  nhiều góc chơi, đồ chơi phong phú đa dạng và môi trường bên ngoài lớp học   18
  19. gần gủi thân thiên với trẻ như “Vườn cổ tích”, “Khu vui chơi phát triển vận   động”, “Góc khám phá”, “Thư viện xanh”, “Gian hàng bé yêu”…             Đội ngũ giáo viên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết cố gắng  cùng nhau vượt qua khó khăn để xây dựng trường lớp sạch đẹp, khang trang   hơn. Giáo viên gần gũi thân thiện với trẻ, tạo được niềm tin cho cha mẹ khi  gửi trẻ đến trường.            Chất lượng chăm sóc ngày càng được nâng cao. Cụ thể:             ­ Huy động 100% trẻ ra lớp, không có trẻ bỏ học giữa chừng.              ­ 100% trẻ mạnh dạn, tự tin, lễ phép trong giao tiếp.             ­ 100% trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoat động.              ­ 100% trẻ được an toàn khi ra lớp.             ­ 100% trẻ hứng thú khi đến trường.             ­ 100% nhóm lớp thực hiện nghiệm túc kế hoạch.             ­ 100% phụ huynh các lớp đồng tình ủng hộ.           Phong trào thi đua đã tạo nên được một bầu không khí thi đua sôi nổi,   thân thiện gần gũi trong lòng giáo viên và phụ  huynh. Tạo sự  hòa nhã trong   tập thể  hội  đồng sư  phạm. Mối liên hệ  gắn bó giữa nhà trường và địa  phương ngày càng chặt chẽ.  Trong năm học qua vơi  ́ “Biện pháp chỉ  đạo giáo viên xây dựng môi   trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mâm non” ̀ cùng sự đông ̀   ̣ thuân thông nhât cao cua đ ́ ́ ̉ ội ngũ giáo viên đã đưa trường đạt những kết quả  đáng ghi nhận, dặc biệt hưởng  ứng các phong trào thi đua đạt giải cao như  tham gia hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp   huyện đạt giải nhất, cấp tỉnh đạt giải nhì.         Kết quả sau khi thực hiện đề tài này: Nội dung khảo sát Hiện trạng 1. Môi trường bên ngoài ­ Có quy hoạch hợp lý Có  quy hoạch hợp lý, các khu vực trong  nhà   trường   được   quy   hoạch   theo   hướng  tận dụng các không gian để  cho trẻ  hoạt  động, đảm bảo an toàn cho trẻ   Hệ  thống  bồn hoa cây cảnh được săp xếp khoa học,  chưa hợp lý, có các khu vui chơi dưới giàn  cây leo bóng mát. Vị  trí nhà xe được xoay  chuyển phù hợp. 19
  20. ­ Môi trường tạo được cơ  hội  Có   khu   vui   chơi   khám   phá   cát,   đất,   sỏi,  cho   trẻ   hoạt   động,   trải  nước,   có   khu  cổ   tích   với   những  con   vật  nghiệm,  khám   phá,  phát  triển  ngộ nghĩnh, nàng bạch tuyết, bảy chú lùn...  vận động có   góc   “Thư   viện   xanh”,   “Gian   hàng   bé  yêu”, “Góc dân gian”… cho trẻ  được vui  chơi và trải nghiệm. Có khu “Bé tham gia  giao thông” với những mô hình xe ô tô, xe  đạp, xe máy... Khu vui chơi phát triển vận động được rải  thảm có với nhiều đồ  chơi tự  làm để  giúp  trẻ   phát   triển   vận   động   phong   phú,   an  toàn.. ­   Sân   vườn   có   cây   xanh,   cây  Sắp xếp cây cảnh phù hợp, trồng lại các  bóng mát, bồn hoa, cây cảnh,  loại hoa phong phú  đa dạng, bồn hoa có  vườn rau...bố trí phù hợp gạch bao quanh. Có đường đi lối lại thuận  tiện cho trẻ khám phá. Tạo được giàn hoa,  giàn cây leo, vườn rau với nhiều loại rau   phong phú, đa dạng. ­ Hệ thống đồ chơi ngoài trời. Đồ  chơi ngoài trời được tăng trưởng đáng  kể,   làm   mới   10   bộ   như:   Ống   chui,   bập  banh, đường dích dắc, đích ném, đường gồ  gề... 100%   đồ   chơi   ngoài   trời   có   mái   che   và  được sắp xếp khoa học, có giàn cây, bóng  râm cây lớn...sử  dụng an toàn, hiệu quả.  Hệ   thống  bảng  biểu  tranh  ảnh,  áp  phích  tuyên truyền....được thiết kế  đẹp phù hợp  với tâm sinh lý của trẻ, được bố  trí, sắp  xếp hợp lý đảm bảo tiện dụng, rõ thông  tin.  2. Môi trường bên trong ­  Phòng   nhóm,   lớp,   cách   sắp  Diện tích đảm bảo, bố  trí, sắp xếp không  xếp bố trí không gian lớp học..  gian lớp học  hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện.  ­ Các góc hoạt động Các góc hoạt động trong lớp mang tính mở,  được bố  trí thuận tiện, linh hoạt dễ  thay  đổi, tạo điều kiện cho trẻ  dễ  dàng tự  lựa  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2