intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi" được hoàn thành với mục tiêu nhằm cung cấp cho trẻ kiến thức một cách đầy đủ, chính xác giúp trẻ hiểu biết về hoạt động khám phá khoa học. Tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp, trải nghiệm thực tế với thế giới xung quanh bé góp phần hình thành và rèn luyện vốn hiểu biết cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi

  1. 1 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức. 3. Tác giả Họ và tên: Lê Thị Loan Ngày tháng năm sinh: 26/8/1979 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Trung lập Điện thoại: DĐ: 0394892397 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến. Tên đơn vị: Trường mầm non Trung Lập Địa chỉ: Thôn Áng Dương xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng Điện thoại: II. Mô tả giải pháp đã biết II.1. Thực trạng giải pháp đã biết Trong năm học trước tôi tự nhận thấy khi áp dụng một số giải pháp trong các giờ khám phá khoa học tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa cao. Khác với các giờ học khác giờ học khám phá theo hướng trải nghiệm là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ được có cảm giác thoải mái tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng, đồ dùng, đồ chơi, mối quan hệ được chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. Do đó khi tổ chức một giờ khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm cho trẻ giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp, phương pháp tổ chức hấp dấn, đồ dùng đẹp, kết hợp âm nhạc phù hợp để tạo không khí thích tìm tòi khám phá cho trẻ.Tổ chức cho trẻ thực hiện khám phá trải nghiệm dưới nhiều hình thức đa dạng hấp dẫn, sưu tầm lựa chọn những bài dạy, trò chơi mới để thu hút nhiều trẻ tham gia. Nhiều GV đã có những biện pháp năng cao chất lượng của hoạt động giáo dục khám phá cho trẻ nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Khi thực hiện đề tài này tôi đã nghiên cứu một số sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học của tác giả Trần Thị Kim Loan, trường Mầm non Hoa Cúc. Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám
  2. 2 phá xã hội cho trẻ 5-6 tuổi của tác giả Ngô Bích Ngọc trường mầm non Hoa Hồng quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Qua nghiên cứu tôi nhận thấy một số những ưu điểm và hạn chế sau: II.2. Ƣu điểm Sáng kiến giúp giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội với trẻ 5-6 tuổi. Đã cung cấp cho trẻ kiến thức một cách đầy đủ, chính xác giúp trẻ hiểu biết về hoạt động khám phá khoa học. Tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp, trải nghiệm thực tế với thế giới xung quanh bé góp phần hình thành và rèn luyện vốn hiểu biết cho trẻ. Trẻ hứng thú, tích cực và được chủ động tham gia hoạt động để từ đó hình thành vốn hiểu biết, sự tò mò, sáng tạo cho trẻ II.3. Tồn tại Hình thức tổ chức của giáo viên chưa linh hoạt chưa kích thích trẻ hoạt động Lớp phòng học chật nên khó khăn trong việc rèn k năng và phát triển các kĩ năng vận động cho trẻ. Một số giáo viên nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ còn hạn chế. Việc lập kế hoạch chưa có nhiều khoa học Kinh phí mua vật thật cho trẻ chưa có. Một số trẻ nhút nhát, thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động, một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của giáo viên, vốn hiểu biết của trẻ còn nhiều hạn chế. III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến. III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Giải pháp 1. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ Để đề tài đưa ra có hiệu quả cao nhất việc đầu tiên tôi cần thực hiện chính là xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung khám phá khoa học theo sự kiện chủ đề. Bởi vì xây dựng kế hoạch là một trong những bước quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của hoạt động học. Vì vậy khi tiến hành xây dựng kế hoạch tôi phải tìm hiểu rất k về khả năng nhận thức của trẻ, về nhu cầu, hứng thú cũng như về điều kiện thực tế của trường, của lớp để đề ra những nội dung cho phù hợp, không làm khó cho trẻ và cho giáo viên. Muốn xây dựng kế hoạch khám phá khoa học thành công thì việc lựa chọn tên sự kiện chủ đề cũng được tôi cân nhắc lựa chọn rất kĩ. Sau khi có phân phối sự kiện chủ đề tôi bắt đầu lập kế hoạch, lựa chọn tên các đề tài cho hoạt động khám phá bám sát vào sự kiện chủ đề trong ngân hàng nội dung cả năm sao cho đề tài gây
  3. 3 thu hút trẻ, phù hợp nhận thức của trẻ, vấn đề mang giá trị xã hội thiết thực và có điều kiện để thực hiện các hoạt động thực hành trải nghiệm thực tế cho trẻ. Sau đó hàng tháng tôi cùng với tổ chuyên môn và giáo viên trong khối lựa chọn để đưa vào kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Bước cuối cùng là tôi cùng các giáo viên cùng khối thảo luận đưa ra kế hoạch tổ chức hoạt động theo ngày sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ lớp tôi, phù hợp với năng lực sở trường của bản thân tôi. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng bài dạy và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó. Khi lập được kế hoạch tổ chức tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. Sau khi xây dựng kế hoạch trải nghiệm khám phá khoa học chuẩn bị đồ dùng để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí ngay cửa lớp đi vào. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để chỗ rộng rãi cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng, dễ hoạt động. Khi xây dựng góc khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia các hoạt động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục theo hướng trải nghiệm, họ quan tâm hơn đến con mình nhiều hơn. Giải pháp 2. Chuẩn bị đồ dùng trực quan hấp dẫn lôi cuốn trẻ Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chiếm một vị trí quan trọng trong việc giúp trẻ tiếp thu những kiến thức. Bởi lẽ trực quan trong dạy học huy động được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức của trẻ. Như chúng ta đã biết đồ dùng đồ chơi là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ em mầm non. Khi lập kế hoạch cho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thức chuyền tải kiến thức với trẻ đặc biệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm m , tính chính xác và sự sang tạo từ đó kích thích được sự hứng thú, ham hiểu biết ở trẻ. Phương tiện trực quan trong các hoạt động dạy và học rất đa dạng như: Đồ dùng trực quan bằng vật thật: Cốc, chén, các con vật, các loại rau, củ, các loại mô hình như: Máy bay, tàu hỏa…Các loại tranh ảnh lô tô. Tôi lưu ý đến việc sử dụng đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung từng tiết dạy ngay từ khi lập kế hoạch cho mỗi tiết khám phá khoa học tôi luôn suy nghĩ và lựa chọn những đồ dùng trực quan sao cho trẻ dễ hiểu và thích thú. Đối với những tiết chủ đề về môi trường xã hội thì tôi lựa chọn tranh ảnh để dạy trẻ. Vì trẻ mẫu giáo có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ còn ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ. Khi cho trẻ được tiếp xúc với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt được kiến thức một cách rõ ràng nhất. Ví dụ: Tìm hiểu về các loài hoa tôi cho trẻ quan sát hoa thật và trải nghiệm - Đây là hoa gì? Con nhìn xem hoa có những đặc điểm gì? Màu gì? - Hãy sờ xem cánh chúng như thế nào? Hoa có mùi gì? Khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vững được kiến thức tôi muốn truyền đạt. Qua bài về hoa tôi không những cho trẻ tìm hiểu một cách tổng quát về hoa mà còn dạy trẻ k năng cắm hoa. Việc sử dụng máy tính, ti vi cũng là hình thức sử dụng
  4. 4 trực quan vì vậy tôi thường xuyên sử dụng tạo điều kiện cho trẻ nắm kiến thức thông qua những cảnh quay những đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thay đỏi, sự mới lạ cho trẻ vì tát cả những sự vật hiện tượng đều có thể chụp lại, quay lại để đưa lên màn hình cơ hội để trẻ khám phá những sự vật- hiện tượng, con vật mà trẻ có cơ hội tiếp xúc như: Tìm hiểu về động vật sống trong rừng, động vật sống dưới biển.Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được sử dụng một cách linh hoạt và sang tạo. Trong tiết dạy tôi không sử dụng một loai đồ dùng từ đầu đến cuối cũng không sử dụng quá nhiều loại ôm đồm để trẻ khó hiểu mà tôi phối hợp các loại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp, linh hoạt từng phần sao cho trẻ không nhàm chán Việc kết hợp sử dụng các đồ dùng trực quan trong tiết học tôi thấy trẻ hứng thú hơn khi học khám phá khoa học, kiến thức tôi truyền đạt vì thế mà dễ dàng và ghi nhớ hơn. Giải pháp 3. Lựa chọn hình thức sáng tạo tổ chức hoạt động khám khoa học phong phú đa dạng. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục khám phá trải nghiệm cho trẻ, giáo viên tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học. Giáo dục theo hướng trải nghiệm luôn đòi hỏi trẻ phải chủ động, độc lập, sáng tạo sử dụng kiến thức, k năng, kinh nghiệm đã có để giải quyết các vấn đề do tình huống thực tiễn đặt ra. Do vậy, quá trình giáo dục tạo ra nhiều cơ hội để thể hiện khả năng, năng lực thực tiễn của trẻ. Các chủ đề giáo dục theo hướng trải nghiệm rất đa dạng và mang tính tích hợp cao, tạo điều kiện phát triển hài hòa các mặt nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau, gắn với hoàn cảnh thực tiễn của cuộc sống nên tạo được sự hấp dẫn, mới mẻ với trẻ, gây được sự tò mò, mong muốn khám phá thỏa mãn nhu cầu nhận thức, tạo cơ hội cho trẻ luyện tập các k năng, hình thành thái độ tích cực. Qua trải nghiệm, trẻ được hành động, suy ngẫm, nhận xét, từ đó rút ra được những kết luận và vận dụng vào những tình huống khác nhau. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực trong giờ hoc khám phá trải nghiệm không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà con phụ thuộc vào các hình thức dạy học. Muốn trẻ tích cực , hứng thú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách làm, cách chơi trong các hoạt động, trò chơi trải nghiệm. Ngay từ đầu giáo viên phải giới thiệu các hoạt động, trò chơi, bao quát chú ý trẻ. Biện pháp này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu để trẻ trải nghiệm thu dọn cất đồ dùng nguyên vật liệu đúng nơi quy định. Để khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết của trẻ tôi để các dồ dùng đô chơi nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình chơi đồng thời hỏi trẻ các câu hỏi gợi mở. Vì vậy trong tiết học tôi đã sử dụng các hình thức sau: Ví dụ: Nhuộm màu cho vải từ rau- củ- quả Trải nghiệm thực tế.
  5. 5 Trẻ được tham gia trực tiếp vào hoạt động do giáo viên tổ chức theo các chủ đề, các sự kiện có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Sự trải nghiệm có chất lượng cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ tham gia của trẻ, chất lượng tình huống cụ thể, thực tế mà trẻ được trải nghiệm Ví dụ: Để tạo hứng thú và khơi gợi tính tò mò của trẻ tôi đã tổ chức cho trẻ một buổi đi chợ tại khu chợ quê của nhà trường . Trẻ được trải nghiệm với các loại rau- củ- quả thật được bày bán ở trong chợ. Sau đó tôi sẽ gợi ý để trẻ mua một số loại rau- củ - quả có liên quan đến bài học và đem về khu vưc khám phá. Sau đó giáo viên hướng lái cho trẻ để lấy giã các loại rau - củ- quả trẻ vừa mua sau đó trẻ tự giã bằng cối và chày để lọc lấy nước rồi thưởng cho trẻ những tấm vải màu trắng để trẻ được thí nghiệm xem nước cốt của các loại rau - củ - quả trẻ vừa giã sẽ tạo ra những màu gì? Chia sẻ kinh nghiệm. Kinh nghiệm thu được qua trải nghiệm của trẻ cần được chia sẻ với người khác thì mới khắc sâu, được ghi nhận, điều chỉnh, chính xác hóa và từ đó mới đọng lại dấu ấn cảm xúc. (Quá trình này giúp phát triển tiến trình suy nghĩ của trẻ từ thấp (ghi nhận thông tin) đến cao (Hiểu nguyên nhân, mối quan hệ) và được cụ thể hóa qua việc trả lời các câu hỏi. Trẻ trả lời và ghi kết quả bằng cách vẽ vào giấy. Được chia sẻ về bài vẽ của mình Rút ra kinh nghiệm. Trẻ học được kiến thức và kinh nghiệm mới, tạo ra những hiểu biết mới dựa trên việc phân tích, đánh giá kinh nghiệm có được qua các giai đoạn trước, biết phân loại. Cô kết luận những ý đúng Vận dụng kinh nghiệm. Trẻ sử dụng kinh nghiệm vào các bối cảnh hoặc sự việc mới và kinh nghiệm cứ thế tạo ra, hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ ngày càng được nâng cao. Giáo viên chuẩn bị các trò chơi để trẻ được vận dụng kinh nghiệm đã được học. Giải pháp 4. Lựa chọn nội dung lồng ghép tích hợp. Sau khi xác định được mục đích yêu cầu của giờ trải nghiệm khám phá khoa học. Tôi suy nghĩ để tích hợp các môn học khác vào giờ khám phá khoa học sao cho hợp lý, logíc phù hợp với giờ học, đan xen các hoạt đông vào nhau để khắc sâu nội dung khám phá, việc sử dụng các trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ . Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc một tiết học giáo dục trải nghiệm khám phá khoa học bao gồm 4 phần: Phần trải nghiệm thực tế, chia sẻ kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, vận dụng thực tế. Thường thì các giáo viên tổ chức phần trải nghiệm thực tế dẫn dắt trẻ bằng câu chuyện hay trò chơi để hướng lái trẻ trải
  6. 6 nghiệm. Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, sự hứng thú tìm tòi của trẻ được nâng lên rõ rệt. Trẻ đươc chia sẽ kinh nghiệm đã có hồi tưởng lại và vẽ vào giấy. Nếu trẻ chưa chắc chắn trẻ có thể thí nghiệm lại để khắc sâu kiến thức hơn. Giải pháp 5. Tổ chức cho trẻ tham gia khám phá trải nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng hiểu biết cho trẻ và tổ chức cho trẻ giao lƣu với các trẻ khác trong cùng khu. Trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp của mình. Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động giáo viên đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối. Khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm không chỉ trong lớp mà còn ngoài lớp học. Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời giáo viên cũng cho trẻ tham gia khám phá dưới nhiều hình thức, dựa trên những k năng đã học ở trên tiết học trẻ vừa chơi vừa củng cố lại những kiến thức đã học. Ví dụ: Cô cho trẻ chơi với cát, nước cô cho trẻ làm thí nghiệm đồng hồ cát, thí nghiệm dòng chảy của nước xem hiện tượng gì sảy ra. Cô đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ vận dụng sự hiểu biết vốn có và đưa ra kết luận. Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả đã tiếp thu được. Để vận dụng biện pháp này trong giảng dạy giáo dục trải nghiệm, tôi cho trẻ thí nghiệm để trẻ được trải nghiệm tích lũy kiến thức. Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời giáo viên cũng cho trẻ tham gia vận động dưới hình thức vui chơi, dựa trên những k năng đã học ở trên tiết học trẻ vừa chơi vừa củng cố lại những kiến thức đã học. Giải pháp 6. Ứng dụng công nghệ thông tin. Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các lớp học được trang bị đầy đủ các thiết bị điện tử như: Máy tính, máy chiếu ......thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy là điều tất yếu mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong hoạt động trải nghiệm thông qua giờ khám phá khoa học tôi sử dụng công nghệ thông tin để video minh họa để trẻ được hồi tưởng lại. Trước đây để làm video minh họa cho một bài dạy, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian quay, làm các hình ảnh ......vừa mất thời gian mà có khi hình ảnh lại không chân thực, không đẹp . Nhưng từ khi có ứng dụng công nghệ thông tin, mọi chuyện đã trở lên dễ dàng hơn . Với một số bài dạy tôi chỉ cần nghiên cứu kĩ nội dung lựa chon hình ảnh phù hợp, sau đó quay chụp lại hay dowload trên mạng về và xử lí trên các phần mềm như : movie maker hay powerpoint .......tạo lên tệp hình ảnh video minh họa một cách chân thực và sống động. Qua nhiều năm ứng dụng công nghệ thông tin, tôi thấy trẻ rất say mê trên nền các hình ảnh video minh họa được chiếu . Ngoài việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc minh họa cho bài dạy tôi còn
  7. 7 thiết kế các slide để có thêm phần củng cố để trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển khả năng hiểu biết mở rộng tri thức cho trẻ Ví dụ: Khi củng cố cho trẻ về vòng đời phát triển của con Bướm tôi cho trẻ lên chọn tranh trên máy tính giúp giờ học hấp dẫn hơn và thu hút sự tập trung chú ý của trẻ nhiều hơn. Giải pháp 7. Khám phá trải nghiệm qua ngày hội, ngày lễ. Tất cả các hình thức hoạt động giáo dục trẻ mầm non hoạt động lễ hội đều có thể tổ chức theo hướng trải nghiệm.Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non. Thông qua các ngày hội, ngày lễ như: Ngày khai giảng, ngày Tết Trung Thu, ngày 20/11, ngày 22/12, ngày Tết cổ truyền, ngày tết thiếu nhi 1/6… Tổ chức các hoạt động văn nghệ, các trò chơi dân gian, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết nhớ ơn những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Thông qua đó trẻ có ý thức phấn đấu trong học tập để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Giải pháp 8. Phối kết hợp với phụ huynh. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ buổi họp đầu năm và thông suốt năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh phối kết hợp cùng cô giáo ở lớp trong việc cho trẻ khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Tôi xây dựng nội dung tuyên truyền tới các bậc phụ huynh giúp các con thực hành thí nghiệm khám phá đạt kết quả cao. *Nội dung: Thông báo từng sự kiện chủ đề các con đang học để các bậc phụ huynh nắm được Lên kế hoạch trước về nội dung khám phá trong chủ đề Vận động phụ huynh đóng góp các nguyên liệu: Vỏ hộp, chai lọ, xi măng, cát…để các thí nghiệm của trẻ được phong phú. Phụ huynh cần quan tâm, giải thích và cùng làm tại nhà với trẻ khi trẻ có yêu cầu với những thí nghiệm khó. *Hình thức: Thông báo qua góc tuyên truyền của lớp nhờ phụ huynh sưu tầm, tìm kiếm các nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Gửi những nội dung về kế hoạch khám phá khoa học qua tin nhắn tới các phụ huynh để các bậc phụ huynh nắm bắt. Phát nội dung, kế hoạch quan trọng trong chủ đề.
  8. 8 Trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ để phụ huynh hiểu được các nội dung và yêu cầu thực hiện trong chủ đề. Sau khi thực hiện biện pháp giữa nhà trường với phụ huynh đó đạt được kết quả như sau: 100% phụ huynh quan tâm và ủng hộ các kế hoạch của giáo viên lớp Rất nhiều phụ huynh phấn khởi khi thấy trẻ được tham gia khám phá khoa học Nhiều phụ huynh đã cùng trẻ thực hiện được các thí nghiệm tại nhà: truyền tin, búng hỡnh cỏc con vật, hoa nở như thế nào, khám phá vật chìm, nổi... Phụ huynh đã ủng hộ nhiệt tình nguyên vật liệu để phục vụ cho các giờ hoạt động khám phá khoa học của trẻ trên lớp. Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh mà những giờ hoạt động khám phá của trẻ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, từ đó mà tiết học của trẻ đạt được kết quả cao trẻ rất hứng thú và sôi nổi trong giờ học. III.2.Tính mới, tính sáng tạo: III.2.1 Tính mới: Sáng kiến đã sử dụng các biện pháp có cấu trúc khoa học, hợp lý, mang tính sáng tạo và thực tiễn. Các nội dung nghiên cứu được thực hiện đảm bảo tính logic, khoa học. Lựa chọn các giải pháp phù hợp và đảm bảo giá trị của nghiên cứu. Dữ liệu minh chứng của đề tài đảm bảo độ tin cậy, thực tế mang tín thuyết phục sâu sắc. Giáo viên linh hoạt và sáng tạo khi tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Giáo viên có k năng xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung khám phá khoa học Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm và thực hành các tham gia khám phá trải nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng hiểu biết cho trẻ và tổ chức cho trẻ giao lưu với các trẻ khác trong cùng khu. Giúp trẻ có nhiều kiến thức về khám phá khoa học. Giúp trẻ phát triển toàn diện về thế giới xung quanh. Giúp trẻ, giáo viên, phụ huynh gần gũi, thân thiện hơn, thường xuyên trao đổi vối nhau về các hoạt động. Đặc biệt giúp phụ huynh, giáo viên nắm rõ mục đích của việc giáo dụckhám phá khoa học cho trẻ. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả cao. Phụ huynh có thể tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học tại nhà theo sự hướng dẫn giáo viên mà không mất quá thời gian. III.2.2 Tính sáng tạo: Sáng kiến kinh nghiệm đã đã nêu và khắc phục những tồn tại của việc khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm cho trẻ: trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa chủ
  9. 9 động, chưa tích cực trong khi tham gia các hoạt động. Sáng kiến đã nêu khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm cho trẻ nhằm tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ, sự đa dạng của đồ dùng đồ chơi, học liệu, nguyên vật liệu góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Trẻ được mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động tôi đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các chủ đề và ngày lễ hội III.3. Phạm vi ảnh hƣởng, khả năng áp dụng của sáng kiến Biện pháp được áp dụng thực hiện trong lĩnh vực phát triển nhận thức. Những biện pháp này rất gần gũi và thực tế trong các hoạt động cũng như sinh hoạt hàng ngày ở trường và gia đình của trẻ. Không những giúp trẻ có những k năng hiểu biết về thế giới xung quanh mà còn giúp trẻ nhận biết,khám phá các sự vật hiện tượng một cách khoa học, phát triển những mối tư duy sau này trở thành con có ích trong xã hội. Do vậy các biện pháp này đã được giáo viên thực hiện, áp dụng trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ... Đề tài này áp dụng thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, có khả năng áp dụng với trẻ 5 -6 tuổi trong trường mầm non, tuỳ khả năng nhận thức và độ tuổi của trẻ để cô đưa ra mục tiêu và kĩ năng phù hợp với trẻ. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu đƣợc do áp dụng giải pháp III.4.1. Hiệu quả kinh tế: Đề tài: “ Biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo hƣớng trải nghiệm góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ 5 – 6tuổi” không tốn kém về mặt kinh tế bởi hầu hết các trường mầm non hiện nay đều được trang bị máy tính kết nối mạng internet vì vậy khi thực hiện đề tài tất cả các quá trình thực hiện đều sử dụng trên máy tính và tìm kiếm các thí nghiệm, hình ảnh, âm thanh trên mạng. Giáo viên tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh sẽ huy động được mọi sự ủng hộ của cha mẹ trẻ về cơ sở vật chất, huy động được nguồn kinh phí đồ chơi nguyên liệu, phế liệu để thiết kế đồ chơi trong lớp và ngoài lớp cho trẻ. III.4. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Sau khi áp dụng đề tài này trẻ được tiếp xúc với vật thật, được tự tay làm , tự nhìn thấy kết quả, tự rút ra kinh nghiệm, trẻ không chỉ thoả mãn nhu cầu nhận thức, mà còn được mở rộng tầm nhìn, làm giàu tri thức, làm sâu sắc hơn quá trình quan sát xã hội. Các hoạt động khám phá đã giúp trẻ cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, trẻ có thể lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và chính xác, trẻ được hòa mình vào với thiên nhiên, được hít thở không khí trong lành, đây chính là phương tiện vô cùng quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, làm cho trẻ sống biết yêu thương hoà đồng, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ trở thành những con người thánh thiện hơn. Lớn lên chắc chắn trẻ sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội.
  10. 10 Bên cạnh đó giúp các bậc phụ huynh nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi. Vì vậy phụ huynh đã thường xuyên phối kết hợp với giáo viên để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ từ đó nâng cao được uy tín của trường, của lớp với các bậc phụ huynh, làm cho hoạt động giáo dục mầm non xã Trung Lập ngày được quan tâm và phát triển. III.4.3. Giá trị làm lợi khác: Nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Mầm non. Khi tiếp xúc với vật thật làm cho trẻ trở lên nhanh nhạy, tự tin hoạt bát, chủ động hơn. Qua những trải nghiệm của trẻ khi được tiếp cận với môi trường xung quanh đã mở ra cho giáo viên nhiều nhiều kết quả tốt trong quá trình giảng dạy. Thông qua sáng kiến này bản thân người viết sáng kiến và các giáo viên trong trường cũng được nâng cao nhận thức, ý thức trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm trong giờ khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng và hoạt động khám phá cho trẻ nói chung. CƠ QUAN ĐƠN VỊ Trung Lập, ngày 18 tháng 01 năm 2024 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến (xácnhận) (Ký tên) ................................................................. ................................................................. ................................................................. Lê Thị Loan
  11. 11 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm 2024 Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm Họ và tên: Lê Thị Loan Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Trung Lập Tên sáng kiến:“ Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non Trung Lập Địa chỉ: Xã Trung Lập – Vĩnh Bảo – Hải Phòng Điện thoại: I. Mô giải pháp đã biết: Khi thực hiện đề tài này tôi đã nghiên cứu Sáng kiến “.Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học của tác giả Trần Thị Kim Loan, trường Mầm non Hoa Cúc.” Các tài liệu trên diễn đàn về giáo dục nhận thức chio trẻ Website... Qua nghiên cứu tôi nhận thấy một số những ưu điểm và hạn chế sau: II.2. Ƣu điểm Sáng kiến giúp giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội với trẻ 5-6 tuổi. Đã cung cấp cho trẻ kiến thức một cách đầy đủ, chính xác giúp trẻ hiểu biết về hoạt động khám phá khoa học. Tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp, trải nghiệm thực tế với thế giới xung quanh bé góp phần hình thành và rèn luyện vốn hiểu biết cho trẻ. Trẻ hứng thú, tích cực và được chủ động tham gia hoạt động để từ đó hình thành vốn hiểu biết, sự tò mò, sáng tạo cho trẻ II.3. Tồn tại Hình thức tổ chức của giáo viên chưa linh hoạt chưa kích thích trẻ hoạt động Lớp phòng học chật nên khó khăn trong việc rèn k năng và phát triển các kĩ năng vận động cho trẻ. Một số giáo viên nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ còn hạn chế. Việc lập kế hoạch chưa có nhiều khoa học
  12. 12 Kinh phí mua vật thật cho trẻ chưa có. Một số trẻ nhút nhát, thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động, một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của giáo viên, vốn hiểu biết của trẻ còn nhiều hạn chế. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến II.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: Từ những ưu điểm, hạn chế trên tôi đã đề xuất:“ Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi” Giải pháp 1. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ Giải pháp 2. Chuẩn bị đồ dùng trực quan hấp dẫn lôi cuốn trẻ Giải pháp 3. Lựa chọn hình thức sáng tạo tổ chức hoạt động khám khoa học phong phú đa dạng. Giải pháp 4. Lựa chọn nội dung lồng ghép tích hợp. Giải pháp 5. Tổ chức cho trẻ tham gia khám phá trải nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng hiểu biết cho trẻ và tổ chức cho trẻ giao lƣu với các trẻ khác trong cùng khu. Giải pháp 6. Ứng dụng công nghệ thông tin. Giải pháp 7. Khám phá trải nghiệm qua ngày hội, ngày lễ. Giải pháp 8. Phối kết hợp với phụ huynh. II.2. Tính mới, tính sáng tạo: a. Tính mới: Sáng kiến đã sử dụng các biện pháp có cấu trúc khoa học, hợp lý, mang tính sáng tạo và thực tiễn. Các nội dung nghiên cứu được thực hiện đảm bảo tính logic, khoa học. Lựa chọn các giải pháp phù hợp và đảm bảo giá trị của nghiên cứu. Dữ liệu minh chứng của đề tài đảm bảo độ tin cậy, thực tế mang tín thuyết phục sâu sắc. Giáo viên linh hoạt và sáng tạo khi tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Giáo viên có k năng xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung khám phá khoa học Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm và thực hành các tham gia khám phá trải nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng hiểu biết cho trẻ và tổ chức cho trẻ giao lưu với các trẻ khác trong cùng khu. Giúp trẻ có nhiều kiến thức về khám phá khoa học. Giúp trẻ phát triển toàn diện về thế giới xung quanh.
  13. 13 Giúp trẻ, giáo viên, phụ huynh gần gũi, thân thiện hơn, thường xuyên trao đổi vối nhau về các hoạt động. Đặc biệt giúp phụ huynh, giáo viên nắm rõ mục đích của việc giáo dụckhám phá khoa học cho trẻ. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả cao. Phụ huynh có thể tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học tại nhà theo sự hướng dẫn giáo viên mà không mất quá thời gian. III.2.2 Tính sáng tạo: Sáng kiến kinh nghiệm đã đã nêu và khắc phục những tồn tại của việc khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm cho trẻ: trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa chủ động, chưa tích cực trong khi tham gia các hoạt động. Sáng kiến đã nêu khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm cho trẻ nhằm tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ, sự đa dạng của đồ dùng đồ chơi, học liệu, nguyên vật liệu góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Trẻ được mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động tôi đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các chủ đề và ngày lễ hội II.3. Hiệu quả, lợi ích thu đƣợc do áp dụng giải pháp a. Hiệu quả kinh tế Đề tài: “ Biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo hƣớng trải nghiệm góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ 5 – 6tuổi” không tốn kém về mặt kinh tế bởi hầu hết các trường mầm non hiện nay đều được trang bị máy tính kết nối mạng internet vì vậy khi thực hiện đề tài tất cả các quá trình thực hiện đều sử dụng trên máy tính và tìm kiếm các thí nghiệm, hình ảnh, âm thanh trên mạng. Giáo viên tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh sẽ huy động được mọi sự ủng hộ của cha mẹ trẻ về cơ sở vật chất, huy động được nguồn kinh phí đồ chơi nguyên liệu, phế liệu để thiết kế đồ chơi trong lớp và ngoài lớp cho trẻ. b. Hiệu quả về mặt xã hội Sau khi áp dụng đề tài này trẻ được tiếp xúc với vật thật, được tự tay làm , tự nhìn thấy kết quả, tự rút ra kinh nghiệm, trẻ không chỉ thoả mãn nhu cầu nhận thức, mà còn được mở rộng tầm nhìn, làm giàu tri thức, làm sâu sắc hơn quá trình quan sát xã hội. Các hoạt động khám phá đã giúp trẻ cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, trẻ có thể lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và chính xác, trẻ được hòa mình vào với thiên nhiên, được hít thở không khí trong lành, đây chính là phương tiện vô cùng quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, làm cho trẻ sống biết yêu thương hoà đồng, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ trở thành những con người thánh thiện hơn. Lớn lên chắc chắn trẻ sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó giúp các bậc phụ huynh nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi. Vì vậy phụ
  14. 14 huynh đã thường xuyên phối kết hợp với giáo viên để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ từ đó nâng cao được uy tín của trường, của lớp với các bậc phụ huynh, làm cho hoạt động giáo dục mầm non xã Trung Lập ngày được quan tâm và phát triển. c. Giá trị làm lợi khác Nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Mầm non. Khi tiếp xúc với vật thật làm cho trẻ trở lên nhanh nhạy, tự tin hoạt bát, chủ động hơn. Qua những trải nghiệm của trẻ khi được tiếp cận với môi trường xung quanh đã mở ra cho giáo viên nhiều nhiều kết quả tốt trong quá trình giảng dạy. Thông qua sáng kiến này bản thân người viết sáng kiến và các giáo viên trong trường cũng được nâng cao nhận thức, ý thức trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm trong giờ khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng và hoạt động khám phá cho trẻ nói chung. II.4 Khả năng nhân rộng Đề tài này áp dụng thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, có khả năng áp dụng ở mọi lúc mọi nơi dù thành phố hay ở vùng nông thôn, mọi độ tuổi trong trường mầm non, tuỳ khả năng nhận thức và độ tuổi của trẻ để cô đưa ra mục tiêu và kĩ năng phù hợp với trẻ và có thể áp dụng trong nhiều hoạt động. II.5 Phạm vi ảnh hƣởng Biện pháp được áp dụng thực hiện trong lĩnh vực khám phá khóa. Những biện pháp này rất gần gũi và thực tế trong các hoạt động cũng như sinh hoạt hàng ngày ở trường và gia đình của trẻ. Không những giúp trẻ có những k năng khám phá tốt mà còn giúp trẻ nhận biết, phát triển nhân cách, sau này trở thành con có ích trong xã hội. Do vậy các biện pháp này đã được giáo viên thực hiện, áp dụng trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trung Lập, ngày 15 tháng 01 năm 2024 Ngƣời viết đơn Lê Thị Loan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2