intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường Mầm non Trung Lập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường Mầm non Trung Lập" nhằm đưa ra những biện pháp, việc làm cụ thể để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật một cách hiệu quả nhất. Giúp trẻ tự tin, nhanh nhẹn, phát triển toàn diện về mọi mặt, làm hành trang cho trẻ bước vào đời hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường Mầm non Trung Lập

  1. PHÒNG GD& ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG TRƯỜNG MẦM NON NĂM HỌC 2020-2021 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Trang Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Mầm non Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên giảng dạy mầm non Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Trung Lập I. TÊN BIỆN PHÁP, LĨNH VỰC ÁP DỤNG 1. Tên biện pháp: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường Mầm non 2. Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo 5 tuổi trường Mầm non Trung Lập, huyện Trung Lập II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 1. Thực trạng của vấn đề Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Như chúng ta đã biết giáo dục là chiếc chìa khóa vàng tiến vào tương lai. Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển giáo dục, chúng ta cần phải có sự công bằng. Lúc sinh thời, Bác Hồ có một câu nói nổi tiếng: “Tàn mà không phế”. Kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam thương người như thể thương thân mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến những người khuyết tật trong xã hội nhất là đối với trẻ em. Trẻ khuyết tật cũng là một tế bào của xã hội, là mối quan tâm hàng đầu và cần được chăm sóc một cách đặc biệt, trẻ được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học tập, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ bình thường khác, đó là việc làm mang tính nhân đạo, thể hiện Quyền bình đẳng mà Công ước Quốc tế, luật bảo vệ - chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận.
  2. 2 Xuất phát từ cơ sở lý luận, căn cứ Thông tư số 03 /2018/TT- BGDĐT Qui định về giáo dục hòa nhập người khuyết tật. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật được cùng học với trẻ bình thường trong trường mầm non ngay tại nơi trẻ sinh sống. Có thể nói vấn đề công bằng công bằng giáo dục được coi là trong tâm là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục mà giáo dục hòa nhập là một phương pháp mang lại hiệu quả cao. Từ cơ sợ thực tiễn, việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là việc làm hết sức quan trọng và cần được quan tâm. Tuy nhiên thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non còn nhiều hạn chế. Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Trong năm học 2020 – 2021 được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 5 tuổi A3, trong lớp có cháu Nguyễn Hoài Thương bị khuyết tật vận động. Đứng trước thực trạng lớp tôi đang phụ trách có những thuận lợị và khó khăn như sau: - Thuận lợi Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong đó có nội dung giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Bản thân là một giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nhằm nâng cao rình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên ở lớp phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp dạy trẻ, nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày. - Khó khăn Trẻ hở xương khớp háng nên bị hạn chế các khả năng vận động, kỹ năng tự phục vụ còn hạn chế, còn nhút nhát và không tập trung chú ý gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt và học tập, vui chơi. Cơ sở vật chất của trường lớp còn thiếu thốn. Đồ dùng đồ chơi dành riêng cho trẻ khuyết tật không có gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ 2
  3. Phụ huynh chưa quan tâm và chưa có các kiến thức trong việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Là một giáo viên mầm non, với tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, mến trẻ và đặc biệt với tình yêu thương những đứa trẻ kém may mắn tôi đã mạnh dạn làm đề tài “Biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm non”. Nhằm đưa ra những biện pháp, việc làm cụ thể để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật một cách hiệu quả nhất. Giúp trẻ tự tin, nhanh nhẹn, phát triển toàn diện về mọi mặt, làm hành trang cho trẻ bước vào đời hòa nhập với cộng đồng xã hội. 2. Các biện pháp thực hiện  Biện pháp: Tìm hiểu, khảo sát khuyết tật của trẻ Khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật, tôi đã tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý và khảo sát khuyết tật của cháu. - Về thể chất và vận động: Cháu bị trật khớp háng bẩm sinh dáng đi của cháu bị biến dạng nên vận động của cháu gặp khó khăn, kỹ năng cầm thìa, cầm bút, cầm kéo còn yếu. - Không có kỹ năng tự phục vụ. Ý thức vệ sinh cá nhân hạn chế. Cháu không biết đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Về đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu của trẻ khuyết tật: Cháu rụt rè, không tự tin. Không hứng thú tham gia vào các hoạt động chung của lớp. Hạn chế giao tiếp với cô và bạn bè trong lớp. Việc tìm hiểu và khảo sát khuyết tật giúp tôi đưa ra những phương pháp, biện pháp cụ thể nhằm giúp cháu hòa nhập một cách dễ dàng hơn.  Biện pháp : Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật Đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch giáo dục năm học, từng tháng, từng tuần cụ thể để đề ra nội dung và biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập. Hệ thống kiến thức, kỹ năng được xây dựng từ mức độ đơn giản đến phức tạp theo 3
  4. 4 nhu cầu khả năng của trẻ khuyết tật. Có sổ nhật ký theo dõi từng ngày qua các hoạt động. Lập bảng theo dõi kết quả đánh giá chính xác quá trình phát triển của trẻ, có kế hoạch điều chỉnh để phát huy điểm tích cực, giúp đỡ những hạn chế của trẻ. Thường xuyên quan sát theo dõi cháu trong mọi hoạt động. Cô cùng trẻ củng cố lại kiến thức trong tuần, nếu cháu chưa thực hiện được trong ngày, trong tuần. Tôi đưa kê hoạch đó vào tuần sau để cháu thực hiện được tốt hơn. Hình ảnh: Cháu Thương được cô củng cố lại kiến thức được học trong tuần  Biện pháp: Xây dựng môi trường thân thiện Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt trẻ khuyết tật vì vậy tôi tăng cường làm phong phú các góc hoạt động trong và lớp. Thiết kế các đồ dùng, đồ chơi tự tạo nhằm giúp cháu rèn luyện kỹ năng vận động và các kỹ năng khác. Tạo nhiều cơ hội cho cháu lựa chọn học liệu phù hợp để hoạt động. Hình ảnh: Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triển thể chất 4
  5. Đối với cháu Thương, tôi luôn dành cho cháu ngồi ở vị trí dễ quan sát, dễ di chuyển nhất trong lớp, để cháu dễ dàng tiếp cận với các không gian và khu sinh hoạt chung nhất của lớp. Hình ảnh: Cháu Thương được cô sắp xếp vị trí ngồi dễ quan sát, di chuyển Bên cạnh xây dựng môi trường vật chất tôi còn chú trọng xây dựng môi trường tinh thần. Cô giáo tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, thoải mái, tạo môi trường thân thiện giữa cô và trẻ, cô thường xuyên trò chuyện vỗ về trẻ, tạo sự gần gũi giữa các trẻ trong lớp với trẻ khuyết tật, giúp cháu cảm nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các bạn để cháu cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ và hòa nhập tốt hơn. Khi trẻ thực hiện tốt tôi thường tặng cho cho cháu một cái ôm, một nụ hôn, một lời khen ngợi, tôi thấy cháu rất vui và hứng thú khi hợp tác cùng cô. Đối với các cháu trong lớp tôi thường xuyên nhắc nhở phải yêu thương, giúp đỡ bạn, cùng học cùng chơi với, thấy bạn ngã phải đỡ bạn dậy, thấy bạn buồn, bạn không khỏe thì phải quan tâm động viên bạn, không được bắt nạt hay xa lánh bạn.   Hình ảnh: Trẻ khuyết tật được hòa nhập cùng bạn bè 5
  6. 6  Biện pháp: Rèn kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi Rèn luyện kỹ năng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non, chính vì vậy tôi luôn quan tâm đến việc rèn kỹ năng cho trẻ và đặc biệt là kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật ở mọi lúc mọi nơi. Riêng đối với cháu Thương ban đầu cháu không biết đi vệ sinh đúng nơi quy định nên tôi thường xuyên quan sát, gần gũi để nhắc nhở, hướng dẫn cháu đi vệ sinh đúng nơi quy định thông qua các kí hiệu, hình ảnh. Đến cuối buổi chiều cô và cháu cùng làm lại các kỹ năng đã được hướng dẫn trong ngày. Trong giờ ăn tôi dạy cách cầm thìa, cách xúc cơm. Qua một thời gian cháu đã có thể tự xúc cơm mà không rơi vãi. Hình ảnh: Cháu Thương tham gia các hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ Ngoài ra tôi thường xuyên hướng dẫn cháu các kỹ năng: tự cất và lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, kỹ năng gài cúc áo, kỹ năng tết tóc, kỹ năng vận động ... Hình ảnh: Cháu Thương tham gia các hoạt động rèn kỹ năng 6
  7. Qua việc dạy cho cháu một số kỹ năng cơ bản hàng ngày đã giúp cháu hòa nhập tốt hơn, tự tin hơn trong các hoạt động, cháu tích cực, hứng thú khi tham gia học tập, vui chơi và rèn luyện cùng các bạn.  Biện pháp phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh Để giúp cháu khuyết tật hòa nhập cộng đồng được tốt hơn, việc phối kết hợp với phụ huynh là điều rất cần thiết. Tôi thiết lập và duy trì mối quan hệ với gia đình trẻ nhằm trao đổi thông tin, tuyên truyền cho phụ huynh chế độ dinh dưỡng và các bài tập vận động phù hợp với trẻ khuyết tật, cách dạy các kĩ năng cho trẻ tại gia đình, dành thêm nhiều thời gian để quan tâm, trò chuyện với trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia vào các công việc vừa sức ở gia đình, thường xuyên cho trẻ được giao lưu với bạn bè, hàng xóm. Ghi nhật kí để thấy rõ sự tiến bộ của trẻ và làm cơ sở để trao đổi kinh nghiệm với giáo viên. Đồng thời hướng dẫn phụ huynh mua những tài liệu, chuẩn bị những dụng cụ đơn giản để rèn luyện phát triển khả năng vận động. Hình ảnh: Giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh các biện pháp phối hợp tại gia đình. Ngoài ra tôi cùng phụ huynh của lớp kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ cho vật chất để giúp cho cháu Thương và gia đình vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Hình ảnh: Đại diện Hội cha mẹ học sinh trao quà ủng hộ cho gia đình cháu Thương 7
  8. 8 3. Những kết quả cụ thể đạt được Sau thời gian áp dụng “Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non”, tôi đạt được một số kết quả như sau: - Đối với trẻ Nội dung Khảo sát đầu năm học Sau khi áp dụng đề tài Tâm sinh Cháu rụt rè, không tự tin. Trẻ khuyết tật được tôn trọng, được chú ý lý Không hứng thú, tập những điểm mạnh, được động viên, trung chú ý trong giờ khuyến khích kịp thời nên mạnh dạn, tự học. tin, hứng thú, tập trung chú ý hơn trong giờ học. Phát triển Vận động của cháu gặp Trẻ có thể thực hiện được các kỹ năng vận động khó khăn. Không thực vận động cơ bản như: Đi, chạy, giơ được hiện được các vận động cả 2 tay, bật tại chỗ, phối hợp thực hiện cơ bản. các vận động theo yêu cầu của cô. Kỹ năng Không có kỹ năng tự Thực hiện tốt các kỹ năng tự phục vụ như tự phục phục vụ. Cháu không biết tự xúc cơm, biết cất đồ dùng đúng nơi vụ đi vệ sinh đúng nơi quy quy định, tự mặc quần áo, tự buộc tóc. Đi định. vệ sinh đúng nơi quy định. Giao tiếp Không tham gia các hoạt Tham gia các hoạt động tập thể, có sự học xã hội động tập thể. tập, giúp đỡ lẫn nhau, biết yêu thương chia sẻ. - Đối với giáo viên: Được học tập nâng cao hiểu biết và biết cách tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật trong lớp hòa nhập. Tìm được ra các biện pháp nâng cao hiệu quả trong chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non. - Đối với phụ huynh Hiểu được tầm quan trong và có thêm kiến thức kỹ năng trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. 8
  9. Phụ huynh quan tâm tích cực hơn, phối hợp hiệu quả cùng với giáo viên và nhà trường trong chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật III. Kết luận Để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non đạt hiệu quả cao, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Giáo viên cần Tìm hiểu, khảo sát khuyết tật của trẻ, nắm rõ được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên cần lập kế hoạch theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật kịp thời. Thường xuyên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời xây dựng môi trường học thân thiện cho trẻ. Giáo viên phải thật sự là người mẹ hiền bằng tình thương bao la gần gũi động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ hòa nhập vui chơi và học tập với bạn bè. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và hình thành nhân cách và chuẩn bị hành trang cho trẻ hòa nhập với cộng đồng xã hội. Trên đây là đề tài “Biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm non” của tôi, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để tôi ngày càng thực hiện đề tài được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Trung Lập, ngày 18 tháng 11 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Trang 9
  10. 10 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2