Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng ngủ ngon trong hoạt động ngủ trưa ở rường mầm non thị trấn Mậu A
lượt xem 0
download
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng ngủ ngon trong hoạt động ngủ trưa ở rường mầm non thị trấn Mậu A
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĂN YÊN TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN MẬU A BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24- 36 THÁNG NGỦ NGON TRONG GIỜ NGỦ Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN MẬU A Họ và tên giáo viên : Đinh Thị Bích Thảo Trình độ chuyên môn: Đại học Đơn vị công tác: Trường mầm non thị trấn Mậu A Mậu A, tháng 9 năm 2023 BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24- 36 THÁNG NGỦ NGON TRONG GIỜ NGỦ TRƯA Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN MẬU A 1
- Tác giả: Đinh Thị Bích Thảo Đơn vị: Trường mầm non thị trấn Mậu A 1. Phần mở đầu 1.1 Hiện trạng trước khi áp dụng biện pháp Giấc ngủ trưa giấc ngủ ngắn để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi đặc biệt của cơ thể con người vào ban ngày trong giờ nghỉ trưa sau một buổi sáng làm việc, học tập căng thẳng. Ngủ trưa có nhiều ích giúp con người lấy lại tinh thần, bổ xung năng lượng; là thời gian giúp bộ não được nghỉ ngơi; làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Với trẻ 24- 36 tháng giấc ngủ trưa lại càng giúp phát triển về thể lực, tinh thần, trí tuệ; giúp trẻ có tinh thần sảng khoái hơn, chức năng hoạt động của cơ quan thần kinh được phục hồi. Trẻ vừa tỉnh táo, mạnh mẽ hiếu động trong ngày vừa cho thêm bé những năng lượng để phát triển các kĩ năng cần thiết khác. Hiện trạng thực tế cho thấy đa phần là trẻ không chịu, không muốn ngủ trưa, hoặc ngủ không đúng giờ giấc, có tâm lý sợ đến giờ đi ngủ; Trẻ còn ham chơi ngay cả khi cơn buồn ngủ đã đến. Trẻ còn quấy khóc, đòi ôm bế đi ngủ, ngủ không say giấc hay bị giật mình, tư thế nằm không đúng...vv. Vì vậy việc tìm ra những biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng ngủ ngon trong giờ ngủ trưa ở trường mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết với các cô giáo. Những biện pháp cũ đã áp dụng trong quá trình thực hiện ở trường mầm non tôi nhận thấy có một số một số ưu, nhược điểm sau: * Ưu điểm của biện pháp cũ - Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất để chăm sóc giấc ngủ trưa cho trẻ ở lớp như phòng ngủ sạch sẽ, có rèm cửa, điều hòa…vv. - Một số ít trẻ đã có thói quen ngủ trưa hoặc ngủ trưa khi cơn buồn ngủ đến. - Cô giáo đã quan tâm, chăm sóc, chuẩn bị tốt không gian ngủ cho trẻ - Phụ huynh đã mua sắm đầy đủ đồ dùng cá nhân phục vụ ngủ trưa cho trẻ * Nhược điểm của giải pháp cũ - Lớp học chưa có phòng ngủ riêng, còn dùng chung với phòng học ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ. - Đa số trẻ chưa sẵn sàng đi ngủ, chưa đến giờ đi ngủ trẻ đã buồn ngủ, còn ham chơi mặc dù cơn buồn ngủ đã kéo đến, trong quá trình ngủ còn quấy khóc, đòi ôm bế đi ngủ, ngủ hay giật mình, ngủ mơ, nằm ngủ sai tư thế, thức dậy sớm ...vv làm ảnh hưởng tới giấc ngủ trưa của lớp. - Cô giáo đã quan tâm, chăm sóc giấc ngủ của trẻ tuy nhiên vẫn chưa quan tâm sát sao đến nhu cầu từng cá nhân trẻ, chưa tạo được tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi đi ngủ, chưa tạo được không gian riêng cho giờ ngủ trưa. 2
- - Đa số phụ huynh vẫn còn chiều con, không quan tâm đến giấc ngủ trưa của trẻ, không rèn thói quen ngủ trưa ở nhà theo giờ giấc; chưa chủ động chuẩn bị trang phục ngủ phù hợp khi thời tiết thay đổi. Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng của trẻ lớp 2 tuổi A- Khu A trước khi áp dụng biện pháp đạt kết quả như sau: STT Tổng số Đạt Chưa đạt Nội dung trẻ Tỷ lệ Số khảo sát Số trẻ Tỷ lệ % % trẻ 1 Trẻ ngủ ngon, sâu giấc 29 12 41,3 % 17 58,7% 2 Trẻ có nề nếp, thói quen ngủ trưa 29 11 38% 18 62% đúng giờ 3 Trẻ có tâm thế thoải mái sẵn sàng đi 29 10 34,5% 19 65,5% ngủ. Như vậy xuất phát từ những nhược điểm của biện pháp cũ và thực trạng khảo sát trên 29 trẻ lớp 2 tuổi A - Khu A tôi mạnh dạn, nghiên cứu và lựa chọn “Biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng ngủ ngon trong hoạt động ngủ trưa ở rường mầm non thị trấn Mậu A” 2. Nội dung biện pháp 2.1. Mục đích của biện pháp - Đối với trẻ: Giúp trẻ có tâm thế thoải mái sẵn sàng đi ngủ, có thói quen ngủ trưa đúng giờ, ngủ ngon, sâu giấc. Tham gia tích cực hơn trong hoạt động chiều. - Đối với giáo viên: Giúp cho bản thân lựa chọn nội dung, hình thức để rèn nền nếp, thói quen ngủ trưa đúng giờ; có những biện pháp giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc hơn; giảm bớt căng thẳng khi cho trẻ đi ngủ, có thời gian nghỉ ngơi để tổ chức hoạt động chiều hiệu quả hơn. - Đối với phụ huynh: Giúp phụ huynh hiểu biết hơn về tầm quan trọng của giấc ngủ trưa của trẻ. 2.2. Nội dung biện pháp 2.2.1. Nội dung, cách thức thực hiện Để khắc phục những nhược điểm trong giờ ngủ của trẻ đạt quả cao hơn tôi xin được đưa ra một số nội dung, cách thức thực hiện như sau: * Một là, tổ chức các hoạt động tạo tâm thế cho trẻ sẵn sàng đi ngủ 3
- Cho trẻ tham gia chuẩn bị chỗ ngủ như kê xêp gường ngủ, tự lấy chăn, gối cá nhân của mình. Khi tổ chức cho trẻ cùng tham gia hoạt động này tôi thấy trẻ rất hào hứng, vui vẻ, hợp tác, thích làm việc, kích thích trẻ lao động tự phục vụ. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng mà đa số trẻ lớp tôi yêu thích như tập tầm vông, nu na nu nống, trò chơi với những ngón tay, hưởng ứng theo giai điệu âm nhạc…vv. (hình 3) Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi trò chơi hưởng ứng theo giai điệu âm nhạc, nhạc nhanh trẻ nhảy nhanh, chậm trẻ nhảy chậm Tạo một số tình huống bất ngờ phù hợp với tâm lý của trẻ, lôi cuốn trẻ cùng giải quyết các tình huống đó một cách nhẹ nhàng. Ví dụ: Bạn Thỏ ở đâu chạy đến lớp khóc vì rơi mất chiếc vòng mà mình yêu thích. Bạn Thỏ làm rơi mất chiếc vòng nên rất buồn và khóc. Cô hướng trẻ tìm vòng cho Thỏ sau giờ ngủ trưa. Sau khi tổ chức một số hoạt động như vậy tôi thấy trẻ ngoan ngoan, nghe lời , thích tham gia vào quá trình chuẩn bị giấc ngủ, sẵn sàng đi ngủ, giấc ngủ của trẻ ngon hơn và sâu hơn. * Hai là, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phục vụ giấc ngủ trưa cho trẻ. Để trẻ ngủ ngon, sâu giấc tôi đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trang thiết bị chăm sóc giấc ngủ của trẻ một cách chu đáo. Thứ nhất tôi chuẩn bị phòng ngủ phù hợp với mùa đảm bảo sạch sẽ, có rèm cửa, điều hòa, tắt hết các thiết bị âm thanh, chiếu sáng trước khi đi ngủ, kéo rèm cửa để giảm ánh sáng ngoài trời. Thứ hai đến giờ ngủ tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ một gường, một chăn, một gối riêng đảm bảo vệ sinh, phòng tránh một số bệnh lây nhiễm ngoài da, chăn sử dụng màu sắc phù hợp với bé trai và bé gái, trẻ hứng thú hơn khi được đắp chăn với màu mà mình yêu thích. Sắp xếp gường ngăn ngắn, thẳng hàng, khoảng cách giữa các gường phù hợp, không nằm gần nhau quá làm ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ khác. Sắp xếp chỗ ngủ riêng cho từng nhóm trẻ có biểu hiện, nhu cầu để kịp thời xử lý. Cho tất cả các bé đi vệ sinh theo nhu cầu để trong quá trình ngủ trẻ không bị tè dầm Thứ ba, trang phục cho trẻ đi ngủ thoải mái, phù hợp với thời tiết về mùa hè tôi cho trẻ mặc quần áo thấm hút mồ hôi, mỏng, mát, chú ý sử dụng nhiệt độ điều hòa phù hợp có đắp thêm chăn hè cho trẻ để tránh tình trạng bị lạnh quá. Về mùa đông sử dụng chăn đệm đủ ấm đóng bớt cửa tránh gió lùa, cở bỏ quần áo dầy, nới nỏng khăn mũ giúp trẻ không có cảm giác khó chịu khi ngủ (Hình 6) *Ba là, chăm sóc trẻ chu đáo, tận tình trong quá trình ngủ. Để trẻ dễ dàng vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc. Tôi đã mở bản nhạc hát ru nhẹ nhàng cho trẻ nghe, với những cháu khó ngủ tôi đã gần gũi vỗ về trẻ để trẻ dễ ngủ hơn. 4
- Vì trẻ mới đi học nên chưa có nề nếp thực hiện chế độ sinh hoạt ở lớp, nhất là giờ ngủ trưa, trẻ thường ngủ hay giật mình, ngủ mơ, ngủ sai tư thế, quấy khóc, đạp chăn ra khỏi người, tè dầm…vv. Việc quan tâm sát sao đến nhu cầu từng cá nhân trẻ trong giờ ngủ trưa là rất quan trọng. Ví dụ trẻ có nhu cầu đi vệ sinh, tôi kịp thời giúp bé đi vệ sinh, trẻ ngủ giật mình, trẻ nằm ngủ sai tư thế, quấy khóc tôi luôn có mặt nhẹ nhàng để xử lý những tình huống để giúp trẻ tiếp tục giấc ngủ của mình cố gắng không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ khác (hình 7) 2.2.2 Các bước thực hiện: Bước 1: Xây dựng nội dung tạo tâm thế thoải mái giúp trẻ ngủ ngon vào kế hoạch giáo dục cụ thể phù hợp với thực tế của lớp. Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị chăm sóc giấc ngủ cho trẻ Bước 3: Tổ chức cho trẻ ngủ trưa theo chế độ sinh hoạt đã xây dựng, đặc biệt quan tâm nhu cầu và tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ. Bước 4: Quan sát, đánh giá tổng hợp kết quả đạt được thông qua hoạt động ngủ trưa tại lớp và ở gia đình. 2.2.3 Các điều kiện để thực hiện: - Phòng ngủ có trang bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ, chăm sóc giấc ngủ cho trẻ. - Giáo viên có nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, sự khác biệt của mỗi trẻ, yêu thương, đối xử công bằng, hài hòa với tất cả trẻ trong lớp. - Phụ huynh quan tâm duy trì thói quen cho trẻ ngủ trưa đúng giờ, đủ giấc để không làm xáo trộn chế độ sinh hoạt mà cô giáo đã hình thành ổn định cho trẻ ở trên lớp. - Trẻ có thể trạng bình thường, ổn định. 2.2.4Tính mới, sự khác biệt của biện pháp Với những biện pháp cũ tôi nhận thấy trẻ thường có tâm lý sợ đến giờ đi ngủ, chưa sẵn sàng đi ngủ, chưa đến giờ đi ngủ trẻ đã buồn ngủ, còn ham chơi mặc dù cơn buồn ngủ đã kéo đến, trong quá trình ngủ còn quấy khóc, đòi ôm bế đi ngủ, ngủ hay giật mình, ngủ mơ, nằm ngủ sai tư thế, thức dậy sớm .Một số trẻ không chịu ngủ trưa ở nhà hoặc có ngủ nhưng không theo giờ giấc vì thế khi đến lớp cô giáo khó rèn trẻ vào chế độ sinh hoạt ở lớp .Sau khi tôi áp dụng biện pháp mới này tôi nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt, có những điểm mới đó là: - Trẻ đã ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn. Hiện tượng trẻ quấy khóc, giật mình, đòi ôm bế khi đi ngủ… giảm đi đáng kể và tham gia tích cực vào hoạt động thu dọn chỗ ngủ, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn ở hoạt động chiều. - Trẻ có thói quen ngủ trưa đúng giờ, đủ giấc ở trường cũng như ở nhà nhờ có sự phối kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo. 5
- - Giáo viên có thêm được kiến thức giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc, có kỹ năng tạo tâm thế thoải mái để trẻ sẵn sàng đi ngủ, không còn căng thẳng khi cho trẻ đi ngủ, có thời gian nghỉ ngơi để tổ chức hoạt động chiều hiệu quả hơn.Được tìm hiểu kỹ hơn về sự khác biệt của mỗi đứa trẻ để có những biện pháp chăm sóc giáo dục ở những lĩnh vực khác phù hợp hơn. 3. Khả năng áp dụng của biện pháp “Biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng ngủ ngon trong hoạt động ngủ trưa ở trường mầm non thị trấn Mậu A” đã được áp dụng tại nhóm trẻ 2 tuổi A khu A trường mầm non thị trấn Mậu A. Biện pháp này có thể áp dụng với tất cả lớp 2 tuổi tại trường mầm non thị trấn Mậu A và các lớp 2 tuổi trường mầm non trong toàn huyện có điều kiện tương đồng. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện pháp : + Đối với giáo viên: Có hiểu biết hơn đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu cá nhân của trẻ và có kinh nghiệm giúp trẻ có giấc ngủ trưa ngon, sâu giấc. Cô giáo thể hiện tình yêu thương, gần gũi, chăm sóc trẻ tỉ mỉ, chu đáo tạo cho trẻ có cảm giác an toàn, thân thiện, gần gũi. Từ đó giúp cô giáo tổ chức các hoạt động khác đạt hiệu quả cao hơn. + Đối với trẻ: Có thói quen nền nếp ngủ trưa đúng giờ, ngủ ngon, sâu giấc hơn. Trẻ có tâm trạng thoải mái, vui vẻ, sẵn sàng đi ngủ khi đến giờ ngủ trưa. Tình trạng ngủ hay giật mình, ngủ sai tư thế, ngủ gật trước giờ ngủ trưa giảm đi đáng kể.Thích tham gia vào quá trình chuẩn bị chỗ ngủ và thu dọn sau ngủ dậy. Tham gia hoạt động chiều tỉnh táo, vui vẻ, hiếu động biết nghe lời cô hơn. Bảng 2: Khảo sát sau khi áp dụng biện pháp STT Trước Sau khi áp dụng khi áp dụng Nội Tổng số Chưa Đạt Chưa đạt trẻ Đạt dung đạt khảo Tỷ sát Số Tỷ lệ Tỷ lệ Số lệ Số Tỷ lệ Số trẻ trẻ % % trẻ trẻ % % 1 Trẻ ngủ ngon, sâu giấc 29 12 43,3 17 58,7 20 69 9 31 2 Trẻ có nề nếp, thói quen 29 11 38 18 62 17 58,6 12 41,4 ngủ trưa đúng giờ 6
- 3 Trẻ có tâm thế thoải mái 29 10 34,5 19 65,5 18 62 11 38 sẵn sàng đi ngủ. Qua bảng khảo sát cho thấy: Trẻ ngủ ngon, sâu giấc đã tăng lên rõ rệt trẻ đạt từ 43,3% đã tăng lên 69%. Trẻ có nề nếp, thói quen ngủ trưa đúng giờ cũng tăng lên rõ rệt trẻ đạt 38% lên 58,6%. Trẻ có tâm thế thoải mái sẵn sàng đi ngủ tăng từ 34,5% lên 62%.Trên đây là “Biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng ngủ ngon trong giờ ngủ trưa ở trường mầm non thị trấn Mậu A” đã được áp dụng tại nhóm trẻ 2 tuổi A- Khu A trường mầm non thị trấn Mậu A được đánh giá có hiệu quả khi áp dụng tại lớp. 5. Tài liệu gửi kèm: (Không có) Trên đây là “Biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng ngủ ngon trong giờ ngủ trưa ở trường mầm non thị trấn Mậu A” đã được áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn lớp 4 tuổi D trường mầm non thị trấn Mậu A Mậu A, ngày 23 tháng 10 năm 2023 Người viết báo cáo Đinh Thị Bích Thảo XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... HIỆU TRƯỞNG 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 196 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 111 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn