Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, sáng tạo trong tranh vẽ
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, sáng tạo trong tranh vẽ" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch giảng dạy, lựa chọn đề tài tạo hình; Chuẩn bị tranh mẫu và các nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện; Thay đổi hình thức tổ chức hoạt động; Phối kết hợp cùng cha mẹ học sinh tổ chức hội thi;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, sáng tạo trong tranh vẽ
- BIỆN PHÁP “GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI HỨNG THÚ, SÁNG TẠO TRONG TRANH VẼ” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động tạo hình là một họat động mang tính nghệ thuật và trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống, giúp trẻ thể hiện được xúc cảm, tình cảm của mình trước cái đẹp. Năm học vừa qua tôi được phân công giảng dạy lớp Chồi với số cháu là 33 trẻ, qua khảo sát đầu năm khi cho trẻ vẽ kết quả đạt chưa cao, trẻ sáng tạo và bố cục tranh hợp lý ở lớp tôi chỉ đạt được 30 - 40%. Tôi muốn cho trẻ có ý tưởng sáng tạo trong tranh vẽ, bố cục, màu sắc hài hòa nên tôi tìm cách để cải thiện chất lượng trong hoạt động vẽ đối với học sinh lớp mình. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, sáng tạo trong tranh vẽ”. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy, lựa chọn đề tài tạo hình: Khi lựa chọn đề tài giảng dạy, ngoài những đề tài đơn giản và quen thuộc đối với trẻ. Tôi đã mạnh dạn đưa vào những đề tài sáng tạo, mới lạ hơn như vẽ biển đêm khuya, vẽ bầu trời, vẽ trường lớp mầm non. Khi trẻ vẽ tôi để trẻ có ý tưởng sáng tạo về bức tranh. Ví dụ: + Chủ đề động vật, tôi chọn những đề tài như: Vẽ con cánh cam trên những viên đá cuội, tạo hình các con vật từ bàn tay, dấu vân tay... + Chủ đề thực vật trẻ sẽ được tạo hình bông hoa, lá cây bằng dấu vân tay, bằng tăm bông, in lá cho cây... + Những chủ đề có các sự kiện nổi bật, tôi đã lựa chọn những đề tài: Làm lồng đèn Trung Thu, làm thiệp tặng mẹ ngày 8.3, vẽ tranh tặng chú bộ đội, tạo hình hoa mai trang trí Tết, …. Sản phẩm của những hoạt động đó trẻ rất thích thú và có thể đem về tặng mẹ, tặng người thân hoặc được cô dùng để trang trí môi trường trong và ngoài lớp. 2. Chuẩn bị tranh mẫu và các nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện Vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ bị thu hút bởi các màu sắc rực rỡ, những hình thù ngộ nghĩnh sinh động. - Tranh mẫu ngoài sử dụng màu nước, màu sáp, bút chì… tôi còn kết hợp các nguyên vật liệu như: Lá cây, các loại hột hạt, vải vụn, bông gòn…Thiết kế tranh trên nhiều chất liệu vận động từ cha mẹ học sinh như: Chiếu, vải, lịch cũ... nhằm kích thích sự hứng thú cho trẻ.
- Tranh mẫu tạo hình vườn hoa bằng cải thảo, cà rốt… Tranh mẫu tạo ngôi nhà bằng hột hạt, đá cuội… - Bên cạnh việc chuẩn bị tranh mẫu đẹp, mới lạ thì việc chuẩn bị các nguyên vật liệu để trẻ thực hiện cũng vô cùng quan trọng. Ngoài những học cụ thường sử dụng, cô sẽ chuẩn bị thêm cho trẻ 1 số đồ dùng như: Màu bột, giấy lịch, bìa cartong, các loại hột hạt, 1 số loại rau, củ, quả để in hoa, lá, bông gòn nhiều màu để làm mây; vỏ cây khô đề làm thân cây; cúc áo làm bông hoa; lõi giấy vệ sinh để trẻ in ông mặt trời, in lá cây … Các nguyên vật liệu phải đảm bảo vệ sinh, tuyệt đối an toàn cho trẻ trong quá trình sử dụng, sắp xếp vừa tầm mắt, tầm với, màu sắc hài hòa, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ trong quá trình hoạt động. 3. Thay đổi hình thức tổ chức hoạt động - Tổ chức cho trẻ hoạt động một cách thoải mái và tự nhiên nhất. Trẻ được cùng cô trải nghiệm tất cả các hoạt động trong tiết học. Trẻ được nêu ý tưởng của bản thân, tôi không áp đặt lên trẻ. Ví dụ: Với hoạt động vẽ hoa mùa xuân tôi tổ chức 1 buổi triễn lãm tranh, cho trẻ đi quan sát từng bức tranh và trò chuyện một cách thoải mái nhất. Trẻ khám phá bức tranh của cô qua việc sờ, ngắm, khám phá các nguyên vật liệu cô sử dụng trên tranh, sau đó cho trẻ được nêu ý tưởng trẻ thích vẽ như thế nào? Màu sắc ra sao?
- Khi trẻ thực hiện tôi phân nhóm theo khả năng của trẻ, đồng thời bao quát động viên, hướng dẫn giúp trẻ sáng tạo. - Vẽ tranh từ vật thật (Vẽ vườn hoa, cây xanh...), tôi tổ chức cho trẻ được hoạt động tạo hình ngoài trời để trẻ được quan sát thực tế và có những sáng tạo trong tranh vẽ, với không gian rộng rãi và thoáng mát, hầu hết tất cả trẻ đều rất thích thú và hào hứng so với những tiết học được tổ chức ngay tại lớp. Hình ảnh cô cháu cùng quan sát vườn hoa và vẽ tranh ngoài trời
- - Khi trẻ thực hiện, tôi luôn chú ý đến khả năng của từng trẻ: Trẻ trung bình, yếu tôi hướng dẫn lại kỹ năng mà trẻ còn đang lúng túng, với trẻ khá giỏi, tôi gợi ý bằng các câu hỏi để trẻ sáng tạo thêm. - Biểu dương, khen thưởng kịp thời Với trẻ mầm non thì việc biểu dương và khen thưởng kịp thời có hiệu quả rất cao trong việc khích lệ tinh thần của trẻ. Tôi thường tuyên dương trẻ sau khi thực hiện và chọn những bức tranh đẹp, sáng tạo treo ở vị trí đặc biệt của góc sản phẩm, khu vực cầu thang, văn phòng. Mỗi khi trẻ nhìn thấy sản phẩm của mình được trưng bày, được bố mẹ khen, trẻ sẽ thấy rất tự hào và có động lực cho lần hoạt động sau. Cô cháu cùng nhận xét sản phẩm 4. Phối kết hợp cùng cha mẹ học sinh tổ chức hội thi Sau một chủ đề tôi trao đổi và cùng CMHS tổ chức hội thi “Bé khéo tay”. Ban giám khảo chính là CMHS, với những bức tranh đạt giải trẻ được khen thưởng, trao quà, được ghi hình ảnh lại để tuyên dương, sau đó sản phẩm được treo ở bảng tuyên truyền hoặc bảng tin ở lớp. Khi thấy CMHS sẽ hứng thú hơn với hoạt động của các con III. KẾT QUẢ - Sau khi thực hiện “Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, sáng tạo trong tranh vẽ” tại lớp tôi kết quả đạt được như sau: Hoạt động vẽ tranh tạo Kết quả hình Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện biện pháp biện pháp - Sử dụng màu sắc hài hòa trong 50% 90% tranh vẽ
- - Bố cục trên tranh vẽ 55% 92% - Sáng tạo trong bức tranh 50% 95% - Sự phối hợp của CMHS trong 60% 100% hoạt động của lớp - Biện pháp tôi vừa trình bày đã được chia sẻ đến các chị em đồng nghiệp trong tổ khối và được nhân rộng trong nhà trường. IV. KIẾN NGHỊ - Các cấp quan tâm mở các buổi chuyên đề chia sẻ các biện pháp hay để học tập trường chị em đồng nghiệp. Trên đây là biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong việc giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, sáng tạo trong tranh vẽ. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Ban giám khảo để biện pháp này được hoàn thiện hơn. Xuân Định, ngày 15 tháng 10 năm 2023 XÁC NHẬN CỦA BGH NGƯỜI THỰC HIỆN NHÀ TRƯỜNG Trần Thị Thanh Huyền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn