intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp hình thành và phát triển các kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi A khu chính trường Mầm non Thanh Tân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Biện pháp hình thành và phát triển các kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi A khu chính trường Mầm non Thanh Tân" nhằm tìm ra một số giải pháp thực hiện sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Nhằm phát triển sâu rộng sự khéo léo của đôi bàn tay nâng cao kiến thức, kỹ năng vẽ, cắt, xé, dán, nặn, xếp trong tạo hình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp hình thành và phát triển các kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi A khu chính trường Mầm non Thanh Tân

  1. 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 3-4 TUỔI A KHU CHÍNH TRƯỜNG MẦM NON THANH TÂN Người thực hiện: Hoàng Thị Huệ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thanh Tân SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA, NĂM 2022
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................2 1. Mở đầu...............................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2 2. Nội dung............................................................................................................2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm......................................................2 2.3. Các giải pháp thực hiện....................................................................... 5 2.3.1. Sưu tầm các học liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả. 5 2.3.2. Cung cấp kiến thức về kỹ năng tạo hình, vốn hiểu biết về cái đẹp thông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.......................................7 2.3.3. Tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình linh hoạt, sáng tạo thông qua hoạt động học.............................................................................................................. 10 2.3.4. Tích hợp hoạt động tạo hình vào hoạt động kế tiếp và mọi lúc mọi nơi. .11 2.3.5. Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ thông qua đánh giá và nhận xét sản phẩm.. 12 2.3.7. Tổ chức hội thi “Bé khéo tay” tại lớp......................................................14 2.3.8. Trong công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ.................................... 15 2.4. Hiệu quả của biện pháp............................................................................... 17 * Đối với phụ huynh học sinh................................................................... 18 3. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................18 3.1. Kết luận....................................................................................................... 18 3.2. Kiến nghị.....................................................................................................19 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................20
  3. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non góp phần hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách. Trong chương trình giáo dục mầm non giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ được tiến hành thông qua nhiều hoạt động mà hoạt động tạo hình được coi là những hoạt động nghệ thuật có ưu thế.[1] Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật bằng hình ảnh, phương tiện tạo hình đó là sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, màu sắc - hình khối và bố cục trong không gian. Hoạt động tạo hình luôn gắn kết cuộc sống hiện thực nhằm thỏa mãn như cầu cái đẹp của con người. Nhờ có hoạt động tạo hình mà trẻ vẽ lại thế giới tự nhiên, cuộc sống con người vô cùng phong phú, đa dạng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ đó trẻ sẽ tái tạo những cảnh vật bằng sự cảm nhận ban đầu đầy ngộ nghĩnh, hồn nhiên, đáng yêu của tâm hồn trẻ thơ. Điều đó được thể hiện qua các sản phẩm của trẻ.[2] Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các khớp cơ tay, ngón tay, các cơ bàn tay....Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay đặc biệt là sự kết hợp tinh tế giữa đôi mắt và đôi tay “Trẻ mẫu giáo chơi mà học, học mà chơi” Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh.[1] Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 3- 4 tuổi đây là giai đoạn đầu tiên của tuổi mẫu giáo, kỹ năng tạo hình của trẻ bắt đầu được hình thành như là kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé, dán, nặn, xếp hình. Một mặt trẻ đó được tiếp xúc với môi trường sống rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ đều có thể gây hứng thú cho trẻ, trẻ có thể say sưa hoạt động khám phá nếu có sự tác động một cách tích cực của người lớn, đặc biệt là những người thân yêu xung quanh trẻ. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết phải hiểu về sự vật, hiện tượng đó và gửi gắm trong đó là tình cảm của đứa trẻ, qua đó thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình sẽ được ươm mầm, trẻ luôn hướng tới cái đẹp, tạo ra cái đẹp, đây là yếu tố giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.[1] Bản thân tôi là một giáo viên mầm non, giáo viên chủ nhiệm lớp. Tôi luôn trăn trở về trách nhiệm của mình trong việc tạo sự hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo ở trẻ khi tham gia vào hoạt động tạo hình. Làm sao tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc, màu sắc, khả năng sáng tạo, giúp trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống…để đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi mẫu giáo bé tại lĩnh vực phát triển thẩm mĩ nhằm đảm bảo chương trình giáo dục mầm non đề ra. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp hình thành và phát triển các kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi A khu chính trường Mầm non Thanh Tân” làm đề tài nghiên cứu.
  4. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu “Biện pháp hình thành và phát triển các kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi A khu chính trường Mầm non Thanh Tân” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạo hình và thỏa mãn nhu cầu về thẩm mỹ của trẻ trong lớp. Tìm ra một số giải pháp thực hiện sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Nhằm phát triển sâu rộng sự khéo léo của đôi bàn tay nâng cao kiến thức, kỹ năng vẽ, cắt, xé, dán, nặn, xếp trong tạo hình. Hình thành và phát triển nhân cách ban đầu cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi A tại trường mầm non Thanh Tân trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan, nêu lên những ý kiến đề xuất góp phần khắc phục thực trạng giáo dục trẻ ở trường mầm non Thanh Tân, để nâng cao hiệu quả giáo dục giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp hình thành và phát triển các kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi A khu chính trường Mầm non Thanh Tân 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp trực quan minh họa. - Phương pháp trò chuyện với trẻ. - Phương pháp nêu gương khích lệ. - Phương pháp thực hành trải nghiệm. - Phương pháp đánh giá sản phẩm. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm - Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo. Nó phản ánh cuộc sống hiện thực bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gắm vào đó tâm hồn và tình cảm người nghệ sĩ.[1] Theo chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009 của BGD và đào tạo và thông tư số 28/2016TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 đã nêu. Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi. - Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra sản phẩm. - Phối hợp các kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dạng/ đường nét và bố cục. - Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục. Theo tài liệu “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (3-4 tuổi) của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
  5. 3 - Thích tìm hiểu và bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống các tác phẩm nghệ thuật. - Biết lựa chọn và sử dụng, vật liệu đa dạng: Biết phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm của tạo hình có nội dung và bố cục cân đối, màu sắc hài hòa. - Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình của bạn. Theo tài liệu “Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (3 - 4 tuổi) của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2009. - Trẻ thích tìm hiểu cái đẹp trong tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi: Nhận biết sự thay đổi của thiên nhiên, của loài vật qua màu sắc, hình dáng, bố cục. Trẻ có thể diễn đạt những cảm xúc của mình bằng lời và bằng sản phẩm của mình một cách có mục đích. - Trẻ biết miêu tả những đặc điểm về hình dáng, đường nét, bố cục và về mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng khi vẽ, xé cắt dán, nặn. - Trẻ có một số hiểu biết đơn giản về đường trang trí và có thể tạo nên một vài đường trang trí đơn giản. - Trẻ biết bàn bạc để nêu lên ý định chung khi tạo sản phẩm tập thể. Biết tự giới thiệu sản phẩm của mình, nêu nhận xét về sản phẩm của bạn. - Trẻ có một số nề nếp và thói quen như làm việc có mục đích, đến nơi, đến chốn, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mỹ một cách hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý như: Khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, kích thích trẻ tư duy và qua đó phát triển óc tưởng tượng, trẻ có ước muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện nhân cách. Vì trẻ mầm non luôn rất nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây là thời kỳ phát triển những cảm xúc thẩm mỹ - đó là những cảm xúc tích cực được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp trong các nghệ thuật trong đó có nghệ thuật tạo hình. Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả. Để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng một cách linh hoạt. Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng… điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ.[2] Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nghệ thuật. Hoạt động này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, sự sắp xếp trong không gian… nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật, hiện tượng mà trẻ miêu tả. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Năm học 2021- 2022 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 3-4 tuổi A Khu Chính . Lớp có tổng số học sinh là 30 cháu trong đó 20 cháu nam và 10
  6. 4 cháu nữ. Trong quá trình nghin cứu đề tài tôi thấy một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.1. Thuận lợi Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, phòng giáo dục và nhà trường đến việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ, mở lớp tập huấn, lớp chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, ngay từ đầu năm học tất cả các phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện tối đa mua các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ học tập cũng như phục vụ lĩnh vực thẩm mỹ cho trẻ. Luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh đưa đón trẻ đến trường đúng giờ và thường xuyên. Mọi hoạt động của lớp luôn được phụ huynh ủng hộ nhiệt tình Bản thân tôi là giáo viên trẻ, luôn tìm tòi học hỏi để hướng dẫn trẻ học tạo hình một cách tốt nhất, tôi luôn học hỏi cách tận dụng những nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để sáng tạo thành những sản phẩm cho trẻ học tập, khám phá và khắc sâu kiến thức. 2.2.2. Khó khăn - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu của giảng dạy, đồ dùng trực quan chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ, nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình còn nghèo nàn. - Về phía trẻ: + Tỉ lệ trẻ/lớp khá đông nên khi tổ chức học phải chia trẻ ra nhiều nhóm nhỏ, khả năng quan sát của cô không thể hết được. Đối với trẻ chủ yếu là người dân tộc thiểu số, sử dụng tiếng mẹ đẻ nhiều, trẻ đang còn nhút nhát, chưa diễn đạt được ý. + Một số cháu không học qua lớp nhà trẻ nên các kĩ năng vẽ, cắt, xé, dán, xếp hình, nhào nặn vẫn còn yếu, chưa có khả năng đặt tên cho sản phẩm. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn chưa cao, trẻ hứng thú nhanh nhưng cũng dễ chán, dễ quên ngay. + Trẻ chưa có kiến thức về tạo hình, chưa có kỹ năng tham gia vào hoạt động tạo hình, kỹ năng cơ bản của hoạt động tạo hình chưa cao, khi tham gia vào hoạt động tạo hình còn chưa tự tin, chưa linh hoạt, chưa sáng tạo, sản phẩm tạo ra còn nghèo nàn. - Về phía phụ huynh: Với thời đại thông tin hiện nay một số bộ phận phụ huynh còn quá nuông chiều con nên thường để trẻ tiếp cận nhiều với máy tính, điện thoại, những trò chơi điện tử…dẫn đến việc trẻ không hứng thú với đồ dùng, đồ chơi theo lứa tuổi ở trường mầm non, do đó việc giáo dục trẻ theo khoa học gặp phải không ít khó khăn, từ thực trang trên tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp để thực hiện. - Do diễn biến của dịch covid-19 diễn ra phức tập nên đã ảnh hưởng đến chất lượng của trẻ
  7. 5 2.2.3. Kết quả thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Từ thực trạng trên của lớp, tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để nắm được kết quả cụ thể và từ đó xác định được cách làm phù hợp thông qua hoạt động tạo hình nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ Bảng khảo sát đầu năm thực trạng của trẻ trước khi áp dụng các biện pháp Tổng Kết quả trên trẻ STT Nội dung đánh giá số trẻ Đạt Chưa đạt 1 Trẻ có kiến thức về tạo hình 30 20 67% 10 33% 2 Trẻ có kỹ năng tham gia vào hoạt 30 20 67% 10 33% động tạo hình 3 Trẻ có khả năng sáng tạo 30 19 63% 11 37% 4 Trẻ tự đặt tên và gọi đúng tên sản 30 19 63% 11 37% phẩm 5 Trẻ có khả năng tự nhận xét sản phẩm 30 18 60% 12 40% của mình của bạn 2.3. Các giải pháp thực hiện 2.3.1. Sưu tầm các học liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả - Muốn trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình có sự hứng thú và đạt kết quả cao ngoài việc tạo tình huống lôi cuốn sự tò mò của trẻ thì công việc chuẩn bị các nguyên vật liệu là một việc quan trọng không thể thiếu được. - Để trẻ tạo ra một sản phẩm đẹp, hấp dẫn trước hết tôi cần phải lựa chọn các nguyên vật liệu thật đa dạng phong phú về chủng loại để khuyến khích trẻ sáng tạo. Để đảm bảo an toàn khi trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình tôi cũng đã thật chú ý lựa chọn đến các điểm sau: + Các nguyên vật liệu phải đảm bảo sự an toàn cho trẻ + Không sắc nhọn, không độc hại + Phế liệu đó phải dễ cầm phù hợp với tầm tay của trẻ + Đặc biệt tôi chú trọng các nguyên vật liệu phải dễ tìm dễ kiếm và sẵn có tại địa phương. - Muốn trẻ tạo ra một sản phẩm đẹp thì đồ dùng của cô cũng như tranh mẫu, tranh gợi ý phải đẹp phải chuẩn và mang tính thẩm mỹ cao. Tư duy của trẻ ở độ tuổi này là tư duy trực quan hình tượng, trẻ bị thu hút bởi các nguyên vật liệu tự nhiên đã tạo ra những hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động, trẻ em cái gì mới lạ cũng gợi cho trẻ sự tò mò. Dựa trên cơ sở đó tôi sẽ dao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ sưu tầm thu nhặt các nguyên vật liệu mà trẻ có thể thu lượm được ngay tại trường như hộp sữa, vỏ chai nước suối, lá cây..... từ các nguyên vật liệu đó tôi dạy trẻ cách làm sạch và cách bảo quản.Với những vật liệu đơn giản, những
  8. 6 đồ dùng tưởng chừng như rất bình thường xung quanh chúng ta mà đã tạo ra một bức tranh rất đẹp để làm tranh mẫu. VD: Chủ đề: Bản thân: Cho trẻ làm nhà Thiết kế thời trang, thiết kế ra các trang phục ngộ nghĩnh bằng lá cây (chủ yếu là lá vàng và lá khô). Cô giáo dạy trẻ tự xé hoặc sắp xếp những chiếc lá thành bộ sưu tập thời trang dành cho trẻ. VD: Ở chủ đề “Thế giới thực vật” tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương với những lá cây và hoa đồng nội ngay ngoài bờ đường, giấy A4 mầu, tôi và trẻ đã làm được bức tranh sau: Hình ảnh bức tranh bằng lá, hoa cây đồng nội - Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt xốp ra cho trẻ gói kẹo (sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, vừa làm đồ dùng học toán: Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ: Về đếm số, số lượng, so sánh nhiều hơn, ít hơn, tạo nhóm, tìm số tương ứng…. - Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tô…tôi cho trẻ vo giấy, mỗi trẻ một ít xếp chồng lên nhau (dùng hồ gắn kết giấy vo lại để tạo thành hòn non bộ trang trí ở góc tạo hình rất đẹp). Tận dụng các tờ lịch cũ tôi hướng dẫn trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng về quyển sách của mình, từ đó có cảm hứng sáng tạo ra những câu chuyện kể cho cô và các bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất tích cực trong quá trình hình thành tính thẩm mỹ và qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện . - Ngoài ra tôi thấy hiện nay các vỏ hộp bánh, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp lại cứng nên tôi đã tận dụng bằng cách cắt nan giấy để dạy trẻ tập đan. Ở đây thông thường vỏ hộp có một mặt màu và một mặt trắng vì vậy khi cho trẻ thực hành tôi hướng dẫn trẻ chú ý một nan úp xuống còn một nan để mặt trắng lên. Đây là hoạt động rèn tính kiên trì, tỉ mỉ của trẻ rất tốt. Khi quan sát hoạt động tôi thấy trẻ say mê đan để được một sản phẩm để khoe với cô.
  9. 7 * Sưu tầm đồ dùng đồ chơi, các nguyên vật liệu, phế liệu và chính sự đa dạng phong phú về chủng loại của chúng nhằm khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo, kiên trì, tỉ mỉ của trẻ qua đó thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mỹ một cách toàn diện. 2.3.2. Cung cấp kiến thức về kỹ năng tạo hình, vốn hiểu biết về cái đẹp thông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học. a. Cung cấp kiến thức về môi trường trong lớp, môi trường ngoài lớp học * Với môi trường trong lớp: Sắp xếp không gian hợp lí, trang trí lớp tạo góc mở cho trẻ hoạt động, tạo môi trường đẹp trong lớp là một trong những vấn đề quan trọng, để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bố trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của trẻ nên tôi đã sắp xếp không gian gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Có sự phân chia giữa các góc rõ rệt, phù hợp. Thiết kế các góc chơi phù hợp diện tích lớp. Đảm bảo cho trẻ di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật. - Bố cục không gian: số lượng, vị trí các góc hoạt động phù hợp với diện tích và không gian của lớp học, góc động phải xa góc tỉnh, có góc cần đồ chơi và học liệu lớn - Tạo ranh giới góc hoạt động rõ ràng bằng các giá đựng đồ dùng để trẻ di chuyển để dàng không cản trở nhau. Linh hoạt di chuyển góc hoạt động trong lớp học. - Tôi luôn chú trọng đến cách sắp xếp các góc chơi, đặt góc có hoạt động ồn ào gần nhau như góc xây dựng, góc phân vai, các góc có hoạt động yên tỉnh như sách truyện và tạo hình gần nhau. - Khi trang trí lớp tôi luôn chọn tranh ảnh, màu sắc hài hòa, sinh động, ngộ nghĩnh, không quá rực rỡ, lòe loẹt, nội dung truyền tải được hết những mục tiêu cần đạt được. - Tôi luôn chú trọng tới hình ảnh trang trí lớp vừa tầm mắt trẻ (không quá cao hoặc quá thấp). Hình ảnh rõ ràng, cụ thể, không quá nhiều hình ảnh. Quan tâm đến môi trường chữ viết. Dùng chữ in thường và chữ viết thường. - Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề lớn thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung của mảng chủ đề lớn thường tổng hợp các hình ảnh về chủ đề. Ví dụ như chủ đề trường Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt…có cô giáo cùng bé đi dạo… + Đối với góc phân vai: Với trò chơi “Bé tập làm nội trợ” tôi đã cho trẻ trải nghiệm bằng thực tế, tôi đã cho trẻ nặn những chiếc bánh bao bằng bột mì, với kỹ năng nhào nặn bánh giúp trẻ phát triển các cơ tay và sự kiên trì tỉ mỉ cho trẻ. + Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công trình mơ ước, những kiến trúc sư của quê hương …có hình ảnh bác bé đang chở vật liệu xây dựng, bé đang xây nhà, các nghệ nhân đang tạc tượng … hình ảnh thật ngộ nghĩnh, đẹp mắt được trang trí, sắp xếp phù hợp, sẽ kích thích trí tò mò của trẻ. + Góc tạo hình tôi luôn tạo góc mở: Có sản phẩm của cô và của trẻ, phong phú về thể loại như vẽ, nặn, xé dán, cắt dán. Tôi cho trẻ thảo luận và lựa chọn để đặt tên cho góc. Sau đó cô cùng trẻ trang trí bằng các hình ảnh thật ngộ nghĩnh,
  10. 8 đẹp mắt phù hợp với nội dung yêu cầu của chủ đề đang thực hiện. Tôi khuyến khích động viên trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình một cách tích cực, để tạo ra sản phẩm mới. Hình ảnh sản phẩm của cô và trẻ góc tạo hình + Góc khám phá khoa học tôi luôn có nội dung cung cấp cho trẻ về toán và môi trường xung quanh thông qua các môn học đó tôi thiết kế lựa chọn nội dung phù hợp chủ đề củng cố, cung cấp kiến thức cho trẻ. Từ đó tôi có thể lồng ghép rèn luyện kỹ năng tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi. VD: Với nội dung toán: “Tô màu xanh các loại rau ăn lá, tô màu vàng các loại rau ăn củ” thì tôi kết hợp rèn luyện cho trẻ kỹ năng cầm bút và kỹ năng tô màu cho trẻ. VD: Với nội dung môi trường xung quanh: Tôi cho trẻ được cắt dán tranh ảnh, đồ dùng, con vật theo chủ đề tiến hành, tôi kết hợp rèn luyện kỹ năng cầm kéo, cắt và phết hồ cho trẻ. + Góc sách: Là một góc yên tĩnh nhất, khi vào góc sách trẻ được xem các loại sách, tô vẽ, làm tranh truyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô kể về các đồ dùng có liên quan tới chủ đề đang thực hiện thì giáo viên cũng có thể nhẹ nhàng đưa kiến thức, kỹ năng hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ. VD: Cô hướng dẫn trẻ làm chuyện tranh sáng tạo, cô đến bên hướng dẫn cách cắt các họa báo, tô màu, phết hồ và dán để làm thành quyển tranh truyện cho bức tranh thêm đẹp. Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi khi tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên cung cấp kiến thức và củng cố kỹ năng tạo hình cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tạo hình.
  11. 9 *Với môi trường ngoài lớp học - Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ của trẻ. - Tôi đã căn cứ vào nội dung giáo dục lứa tuổi 3-4 tuổi về phát triển thẩm mỹ cho trẻ, trong nội dung đó cần những bài gì ? dụng cụ học liệu gì ? Từ đó tôi quy hoạch và thiết kế cho phù hợp với không gian, diện tích của lớp mình như bố trí diện tích cho trẻ vẽ trên sân. - Ngoài ra tôi còn dành một mảng tường dùng treo những bức tranh vẽ của trẻ để trẻ có thể tự do so sánh bài của ai đẹp hơn, nếu bài của trẻ chưa đẹp thì lần sau trẻ sẽ cố gắng. - Các khu vực hoạt động ngoài trời cần được xác định rõ ràng. Mỗi khu vực hoạt động có nhiều loại học liệu, đồ chơi và phương tiện, trong đó có loại đặc trưng cho từng khu vực tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình.Với giờ hoạt động ngoài trời tôi tạo môi trường cho trẻ bằng cách dùng phấn vẽ trên sân vẽ các loại hoa, quả, cây... hoặc dùng các hột hạt xếp hình ngôi nhà, hình các con vật. - Đồ chơi, học liệu, trang thiết bị ở các khu vực hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh sạch sẽ: không có đồ sắc nhọn, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, được bảo dưỡng định kì, sửa chữa kịp thời, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của trường/lớp. Bảng biểu ngoài sân, tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ cần được ghim, vít chặt chẽ. b. Cung cấp kiến thức về kỹ năng tạo hình cho trẻ Từ thực tế cho thấy cung cấp kiến thức về các kỹ năng tạo hình cho trẻ là việc rất quan trọng. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng cung cấp một cách hiệu quả. Để trẻ lĩnh hội được hết các kiến thức, các kỹ năng một cách chính xác nhất tôi phải hướng dẫn trẻ một cách rõ ràng khéo léo, linh hoạt, sáng tạo hấp dẫn để trẻ nắm vững các kỹ năng cũng như các bước trong tạo hình. * Dạy vẽ: Tôi giúp trẻ nắm vững các kỹ năng cơ bản, cảm giác về màu sắc, đường nét, hình dạng, kích thước, bố cục của hình vẽ và tôi giáo dục trẻ hiểu được rằng bức tranh được công nhận là đẹp không nhất thiết phải giống mẫu của cô hay bất cứ ai khác mà nó đẹp thể hiện ở tính độc đáo của sản phẩm qua cách trình bày, ý tưởng hay cách vẽ, cách tô màu sao cho đẹp mắt và phù hợp với thực tế. * Dạy nặn: Tôi chú dạy trẻ các kỹ năng xoay tròn, ấn bẹp bẻ cong, vuốt nhọn, dàn mỏng, cách chia đất... giúp trẻ biết cách ước lượng tỉ lệ giữa các phần trong sản phẩm khi chia đất và hiểu được một sản phẩm nặn đẹp là phải có sự cân đối, màu sắc hài hòa. * Dạy cắt dán: Tôi đã hướng dẫn trẻ cách cầm kéo đúng cách, thực hiện được các kỹ năng cắt nhát thẳng, cong, cong tròn, cắt nhát xiên, cách gấp và cắt giấy sao cho ngay ngắn, cách ước lượng và sắp xếp bố cục trên bức tranh và phết hồ sao cho thẳng và đều. Với kỹ năng cắt gây nhiều khó khăn cho trẻ tôi tập
  12. 10 cho trẻ sử dụng giấy A4 in bị hư cho trẻ tập cắt từng kỹ năng vào mọi lúc mọi nơi để trẻ có nhiều cơ hội cầm kéo thực hiện kỹ năng cắt hoàn thiện hơn * Dạy xé dán: Tôi dạy trẻ nắm được kỹ năng xé giấy, xé vụ, xé cong lượn, cong tròn, xé dãi... với kỹ năng này là khó nên rất nhiều trẻ chưa thành thạo vì thế tôi phải hết sức kiên nhẫn dạy trẻ kiên trì thực hiện nhiệm vụ được giao, tuyệt đối không nhờ bạn làm hoặc làm hấp tấp vội vàng cho xong. Trẻ rất hay xé bằng cách cầm hai đầu giấy và xé theo chiều dọc tờ giấy, tôi đã chỉ ra cho trẻ cách xé bằng hai ngón tay (cái và trỏ của bàn tay), xé nhỏ ra từng tờ một và đề ra khi yêu cầu xé thẳng hay xé cong thì sản phẩm không nhăn, không bị đứt, nét xe mịn, sắp xếp bố cục đều dán phẳng. Cô cũng có thể chuẩn bị cho trẻ tập xé ở mọi lúc mọi nơi qua cách xé theo hình ảnh sưu tầm trên giấy báo, tranh ảnh... để rèn dần kỹ năng xé giấy cho trẻ. Hoạt động xé dán này tôi phải cho trẻ trải nghiệm nhiều thì kết quả hoạt động chính mới đạt * Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: Việc tạo môi trường hấp dẫn và cung cấp kiến thức về các kỹ năng tạo hình cho trẻ là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình thông qua đó lĩnh vực thẩm mỹ của trẻ cũng phát triển hơn, trẻ cảm nhận tốt hơn về cái đẹp và mong muốn sáng tạo ra cái đẹp. 2.3.3. Tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình linh hoạt, sáng tạo thông qua hoạt động học - Ngoài việc cung cấp các kiến thức vốn hiểu biết về cái đẹp cũng như cung cấp các kỹ năng tạo hình đến cho trẻ đòi hỏi phải từ việc tạo môi trường thẩm mỹ xung quanh lớp để gây ấn tượng, kích thích lòng ham muốn ở trẻ để tạo ra sản phẩm đa dạng, phong phú và sáng tạo thì giáo viên cần phải tổ chức hoạt động khéo léo, linh hoạt, sáng tạo để gây được hứng thú cho trẻ. Để cho tiết học luôn mới mẽ và hấp dẫn nhưng vẫn giữ được đầy đủ các nội dung của tạo hình thì trong quá trình tổ chức cho trẻ tôi đã không ngừng đổi mới sáng tạo mang đến các tiết học cho trẻ. - Sáng tạo là cái riêng, bản chất của mỗi cá nhân trẻ - hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính sáng tạo, vì vậy mỗi trẻ phải được cảm nhận theo cách hiểu, cách nghĩ, cách làm, cách nhìn chủ quan của mình. Bên cạnh đó ngoài việc lựa chọn các tiết học hợp lý, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của trẻ bản thân tôi không chỉ phổ biến xuông mà còn khéo léo biến tiết học thành các hội thi nhỏ mang tính chất vô tư, hồn nhiên, không căng thẳng. Ví dụ : chủ đề bản thân. “Vẽ về trang phục của bé” tôi linh hoạt chuyển thành các hội thi nhỏ với tên gọi “Bé với thời trang” hoặc là “Các nhà thiết kế tài ba”. - Từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ bằng cách luôn luôn lấy trẻ làm trung tâm, áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới thay đổi sáng tạo các hình thức thể hiện. Tận dụng những ưu thế sẵn có của địa phương, cho trẻ đi thăm quan thực tế, mặt khác áp dụng công nghệ thông tin để trẻ được quan sát, khám phá những cảnh quan, những sự vật hiện tượng quanh trẻ. Từ đó hình thành cho trẻ những biểu tượng về cái đẹp, biết mô tả và sáng tạo nên cái đẹp bằng con mắt hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ.
  13. 11 Ví dụ: Với chủ đề thực vật: Vẽ về cây xanh tôi cho trẻ ra thăm quan cây xanh thực tế và cho trẻ vẽ luôn dưới gốc cây. VD: Nặn các loại quả. - Tôi cho trẻ đi thăm quan vườn cây ăn quả của một bác nông dân gần trường, vào một buổi chiều ngày hôm trước (chuẩn bị cho tiết tạo hình ngày mai), khi quan sát cô đặt câu hỏi gợi mở, kích thích trẻ tự nhận xét và nói lên ý tưởng của mình, …. Nếu được tự tay nặn các loại quả thì con sẽ nặn quả gì ?, con sẽ nặn như thế nào ?Tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú, chú ý nghe cô giáo giới thiệu và trẻ nào cũng tỏ ra rất quyết tâm nặn thật cẩn thận, thật đẹp. - Khi dạy trẻ tôi không chỉ phổ biến xuông mà tôi còn tạo cho trẻ các tình huống khác nhau để trẻ được thoải mái thảo luận, để trẻ được làm thử hoặc trẻ được đưa ra cách giải quyết theo ý chủ quan, ý thích của trẻ từ đó giúp trẻ khắc sâu hơn những kiến thức mà trẻ đã được học. VD: Sắp đến ngày 08/3 Để tạo cho trẻ tính tích cực chủ động, tôi hỏi trẻ. + Các con ơi, ngày 8/3 là ngày gì nhỉ? ( Ngày quốc tế phụ nữ) + Đến ngày 08/3 các con sẽ nghĩ về ai? (Con nghĩ về mẹ ) + Để tỏ lòng biết ơn mẹ của mình trong ngày lễ các con sẽ tặng cho mẹ món quà gì nào? - Tôi đưa ra đề tài cho trẻ thảo luận, có thể từng nhóm thảo luận sau đó tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, bằng tình cảm của trẻ đối với mẹ yêu quý của mình, mỗi trẻ có một ý tưởng khác nhau và khi cô yêu cầu trẻ vẽ quà tặng mẹ thì sản phẩm trẻ tạo ra sẽ rất đa dạng, đẹp mắt và rất phong phú. - Để thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng với những điều mới lạ vì vậy tôi luôn suy nghĩ thay đổi hình thức vào bài sao cho sinh động hấp dẫn tôi đã sử dụng các trò chơi đóng vai, các câu đố hay các cuộc thi... nhằm tạo bất ngờ để thu hút trẻ vào giờ hoạt động * Trong tất cả các hoạt động tôi luôn luôn gợi mở, linh hoạt giúp trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá bằng nhiều hình thức, nhiều cách khác nhau để trẻ được lĩnh hội kiến thức một cách chủ động nhất, tích cực nhất, giúp cho quá trình phát triển tạo hình của trẻ ngày một tốt hơn 2.3.4. Tích hợp hoạt động tạo hình vào hoạt động kế tiếp và mọi lúc mọi nơi Trong hoạt động tập thể có một số bài trong quá trình hoạt động có một số sản phẩm chưa hoàn chỉnh, dựa vào ký hiệu của trẻ đó ghi lại trong khi thực hiện đến giờ hoạt động buổi chiều hoặc giờ hoạt động vui chơi tôi cho trẻ tự hoàn chỉnh bài của mình. - Thông qua hoạt động đón trả trẻ và hoạt động chiều: Tôi có thể trao đổi với phụ huynh về khả năng, năng khiếu vốn có của trẻ để cùng bồi dưỡng phối hợp với nhà trường. Trong lúc chờ bố mẹ đón về. Tôi chuẩn bị đồ dùng để trẻ vẽ, nặn, theo ý thích. Những lúc này tôi chỉ cần đến gần và hỏi trẻ đang nặn, vẽ gì? nặn như thế
  14. 12 nào? Vẽ như thế nào? Có thể gợi ý động viên và khuyến khích để trẻ nặn, trẻ vẽ... Sau khi nhận xét xong cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình lên góc nghệ thuật để mọi người cùng quan sát. Với những bài nhận xét tốt trẻ thường thích thú và giới thiệu cho bố mẹ xem sản phẩm của mình. Từ đó kích thích trẻ hoạt động tích cực, ham muốn được nặn, vẽ, xé dán. VD: Trong bài: “Vẽ hoa mùa xuân” có những bức tranh trẻ vẽ chưa hoàn chỉnh tôi cho trẻ thực hiện cho hoàn chỉnh và gợi mở thêm cho trẻ về cách vẽ, sắp xếp bố cục và hơn nữa là cung cấp thêm, tạo cảm hứng sáng tạo về nghệ thuật, cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên để trẻ vẽ, kết thúc hoạt động bài vẽ của trẻ hoàn chỉnh và trẻ vẽ đẹp hơn - Thông qua hoạt động ngoài trời : VD: Cũng bài: “Vẽ hoa mùa xuân”, nhưng sau một thời gian ở vườn trường hoa nở rất đẹp, muốn khơi gợi cảm hứng sáng tạo, phát triển thêm thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ tôi cho trẻ ra vườn trường quan sát và nói lên cảm nhận, xúc cảm, tình cảm của trẻ khi được quan sát vườn hoa đẹp, sau đó với không gian sạch sẽ thoáng mát ở trên sân trường tôi cho trẻ sáng tạo trong bài tạo hình của mình, sản phẩm trẻ tạo ra có nhiều bài đẹp hơn, sáng tạo hơn. - Hoạt động góc: Góc học tập cho trẻ nặn, vẽ, xé dán theo đề tài mà trẻ đang học. Đây là khoảng thời gian trẻ được tạo ra sản phẩm mà trẻ đã thực hành trên tiết học cũng như mọi lúc, mọi nơi. Tôi chuẩn bị các đồ dùng ở góc học tập để trẻ thoải mái được lựa chọn nội dung mang tính sáng tạo. Tôi luôn tạo điều kiện để trẻ có năng khiếu say mê nhất là với hoạt động tạo hình cũng như những trẻ còn lúng túng. Có như vậy mới góp phần củng cố kiến thức cho trẻ yếu kém và phát triển những trẻ có năng khiếu tốt. Mọi lúc mọi nơi kích thích trẻ bằng các cảm xúc nghệ thuật, khơi gợi trẻ, giúp trẻ nặn, vẽ, xé dán động viên, khen ngợi trẻ kịp thời. * Thông qua hoạt động kế tiếp và mọi lúc mọi nơi, tôi thấy sản phẩm tạo hình của trẻ tạo ra đẹp hơn, sáng tạo hơn, tính thẩm mỹ của trẻ cũng phát triển hơn rõ rệt. Trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn và sản phẩm tạo ra cũng phong phú và đẹp hơn. 2.3.5. Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ thông qua đánh giá và nhận xét sản phẩm. - Để phát triển lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ cho trẻ không phải là công việc của một hay vài ngày, trong một hoạt động mà có thể làm được mà cần phải kết hợp trong nhiều hoạt động, hoạt động đánh giá, nhận xét sản phẩm là cực kỳ quan trọng. Đánh giá, nhận xét sản phẩm tạo hình của trẻ tôi luôn chú ý lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được nói, được thể hiện và khuyến khích trẻ sáng tạo, trẻ được động viên thể hiện ý muốn, hiểu biết, cảm xúc, tình cảm của mình đối với các sự vật, hiện tượng xung quanh bằng cách được lựa chọn: + Cái trẻ muốn làm (nội dung) + Làm như thế nào (quá trình) + Cái hoàn thành sẽ ra sao (sản phẩm)
  15. 13 - Đối với những bài trẻ yếu, chưa hoàn chỉnh tôi không trực tiếp phê bình bài của trẻ mà tôi đặt câu hỏi: + Con vẽ gì đây? + Con đã vẽ xong chưa? + Con định làm gì tiếp theo để bức tranh hoàn chỉnh và đẹp hơn? + Muốn cho bức tranh của mình đẹp hơn thì phải làm như thế nào? VD: Khi vẽ quà tặng cô giáo có bài vẽ chỉ có những nét cong tròn, nếu nhìn và đánh giá luôn thì đó là bài chưa đạt yêu cầu nhưng tôi luôn tôn trọng sản phẩm của trẻ tạo ra và hỏi trẻ. + Con vẽ gì đây? (Con vẽ chùm bóng nhưng con chưa buộc dây) + Con thích vẽ bóng màu gì? (Con muốn tạo ra quả bóng đẹp hơn những màu mà con đang có). Trong bản thân trẻ không phải bài vẽ của trẻ chưa hoàn chỉnh mà ẩn chứa trong đó là khả năng tìm kiếm sáng tạo và thẩm mỹ đó phát triển. VD: Khi vẽ về hoa mùa xuân, có những bài chỉ có những một gạch màu nâu xiên xẹo, tôi hỏi trẻ: + Con vẽ gì đây? Thật bất ngờ trẻ trả lời: + Con thương cái cây nhà con rụng hết lá mà vẫn chưa ra được lá nào? - Đối với trẻ có năng khiếu: Trẻ thường rất hay quan tâm đến màu sắc, kích thước, hình dạng, chi tiết, bố cục. Trẻ nhanh chóng biết đặt tên cho sản phẩm mình vừa tạo ra và cũng rất băn khoăn lo lắng khi giấy bị rách, bị nhầu. Tạo hình phụ thuộc vào cả quá trình lẫn sản phẩm, quá trình tạo hình cần thiết để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, một sản phẩm hoàn chỉnh, trau chuốt và tinh tế đòi hỏi phải có cả một quá trình. * Để giúp trẻ phát triển thẩm mỹ tôi luôn động viên, quan tâm và khích lệ kịp thời đối với từng cá nhân trẻ từ đó trẻ như được tiếp thêm sức mạnh để tạo ra sản phẩm đẹp hơn. 2.3.6. Chú trọng vào bồi dưỡng các đối tượng trẻ yếu kém và trẻ có năng khiếu - Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập cũng như kỹ năng và khả năng của từng trẻ là khác nhau, không có trẻ nào giống trẻ nào sẽ có trẻ giỏi, trẻ khá, trẻ trung bình và trẻ yếu nên ngoài việc giảng dạy trong tiết học tôi còn chia trẻ thành các nhóm đối tượng đạt và không đạt, trong nhóm đạt tôi lại chia nhỏ ra thành các nhóm tốt, khá, trung bình, yếu để tập luyện mọi lúc mọi nơi. -Với những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn trẻ xem tranh và gợi ý cho trẻ vẽ và tôi hỏi xem ý định của trẻ hôm nay muốn vẽ gì và từ đó tôi giúp trẻ vẽ hoặc cầm tay trẻ vẽ những bức tranh từ đơn giản đến phức tạp mà trẻ yêu mến để tặng cô giáo, ông bà, bố mẹ
  16. 14 Ảnh cô hướng dẫn trẻ yếu vẽ tranh - Đối với trẻ nhút nhát không tự tin tôi thường phối hợp với gia đình động viên khuyến khích trẻ vẽ những bức tranh mà trẻ yêu quý nhất, thậm chí tôi vẽ cùng với trẻ, tôi tô màu cùng trẻ, hoặc xé dán cùng trẻ từng bước một để trẻ thấy mình tự tin hơn, mạnh dạn hơn . - Đối với những trẻ khá, giỏi tôi khuyến khích, gợi ý yêu cầu cao hơn để trẻ phát huy khả năng sáng tạo. * Đây cũng là cách để tôi nắm bắt được khả năng tạo hình của từng trẻ bồi dưỡng phù hợp với trẻ. Qua việc chú trọng bồi dưỡng tôi đã khuyến khích được trẻ khá giỏi sáng tạo, động viên kịp thời trẻ yếu kém. 2.3.7. Tổ chức hội thi “Bé khéo tay” tại lớp. - Nhân dịp các ngày hội, ngày lễ như ngày quốc tế phụ nữ 8/3 hay ngày nhà giáo Việt Nam 20/11...Tôi tham mưu với nhà trường, phối hợp với các bậc phụ huynh tổ chức hội thi “bé khéo tay”. Qua hội thi trẻ tự thể hiện khả năng tạo hình của mình. Nhằm khuyến khích những trẻ có khả năng, năng khiếu thẩm mỹ và thể hiện sự sáng tạo góp phần khơi gợi óc nghệ thuật cho trẻ, động viên khuyến khích những trẻ còn yếu cố gắng hơn để cũng tạo ra được nhiều sản phẩm đẹp như các bạn. Ví dụ: Nhân ngày Thành lập hội liên hiệp phụ nữ 20/10 tôi đã tổ chức cho trẻ thi “ Bé khéo tay” từ giấy màu, giấy A4 tôi đã gợi ý cho trẻ làm những tấm bưu thiếp tặng mẹ. Bằng sự thích thú và khéo léo của đôi bàn tay trẻ rất say xưa
  17. 15 thích thú tạo ra 1 sản phẩm của chính mình thật là đẹp để tặng mẹ của mình, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Hình ảnh hội thi bé khéo tay làm bưu thiệp tặng mẹ - Để khích lệ trẻ tham gia và thể hiện hết mình khi tổ chức cuộc thi tôi phân ra các giải : Giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích. Tất cả những trẻ tham dự hội thi đều được trao giải thưởng. Do vậy trẻ rất thích thú, phấn khởi, trẻ được giải cao sẽ cố gắng giỏi hơn bạn, trẻ được giải thấp hơn sẽ gắng nhiều hơn để cho bằng bạn. Qua đó kích thích trẻ tạo ra sản phẩm và rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ đạt kết quả cao. Kết quả: Qua tổ chức hội thi cho trẻ kết quả tôi thu được cũng rất đáng kể. Số trẻ đạt các giải cao tăng lên số trẻ đạt giải thấp giảm đi rất nhiều. 2.3.8. Trong công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ - Đối với trường mầm non tỉ lệ trẻ ăn bán trú là 100% do đó mà thời gian trẻ ở lớp với cô nhiều hơn là ở với bố mẹ để đảm bảo được thông tin hai chiều giữa phụ huynh và giáo viên được thường xuyên và có hiệu quả thì việc phối hợp với phụ huynh là không thể thiếu được trong công tác chăm sóc và giáo dục. Mà đặc biệt đối với trẻ mầm non, hoạt động giáo dục không thể tách rời với cơ sở vật chất hay nói cụ thể hơn là trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, chúng ta không thể giáo dục trẻ một cách có hiệu quả nếu như chúng ta không có trang bị cơ sở vật chất một cách đầy đủ. Vì vậy tôi còn làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ, người chăm
  18. 16 sóc, cộng đồng và xã hội quan tâm đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hoạt động tạo hình cho trẻ nói riêng, cụ thể như: + Thông qua các buổi họp phụ huynh, các hội thi, thông qua hệ thống bảng biểu và những buổi gặp gỡ, nói chuyện hàng ngày với phụ huynh tôi đã tuyên truyền rộng rãi đến cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của môn tạo hình. Một trong những thông tin cần trao đổi đó là thống nhất về yêu cầu, nội dung, phương pháp tổ chức cho trẻ học. + Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và diễn ra trên diện rộng trẻ không đến lớp được tôi đã áp dụng chuyên đề phối kết hợp với phụ huynh trong việc nuôi dưỡng chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian ở nhà để phòng chống dịch covid-19. Tôi đã sử dụng tài liệu, học liệu sẵn có ở địa phương hướng dẫn cho phụ huynh và nhờ phụ huynh hướng dẫn cho trẻ học tạo hình ngay tại nhà. Trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ huynh trên nhóm fbook, zalo của lớp về các đề tài đó. Để phụ huynh trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về các đề tài mà con đang học. Từ đó giúp trẻ hiểu sâu hơn, có cảm xúc hơn về đề tài và trẻ sẽ hứng thú tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Ví dụ: Với chủ đề thực vật: Từ bột mì, bột gạo nếp tôi đã nhờ phụ huynh hướng dẫn trẻ nặn những chiếc bánh hạt nhãn hay những chiếc bánh hình bông hoa, nặn quả... Từ đó đã giúp trẻ nắm vững các kỹ năng nhào nặn, phát triển các cơ bàn tay và sự phối hợp nhanh nhẹn giữa đôi mắt và bàn tay. Ví dụ : Với chủ đề động vật: Từ đất nặn tôi cũng hướng dẫn cho phụ huynh nhờ phụ huynh dạy cho trẻ nặn những con vật. Hình ảnh: Sản phẩn của trẻ làm tại gia đình - Tôi đã kêu gọi và phối hợp với phụ huynh cùng thu gom phế liệu sẵn có ở địa phương để tạo ra những đồ dùng đồ phục vụ cho môn tạo hình
  19. 17 - Tôi kêu gọi sự ủng hộ của phụ huynh, công tác xã hội hóa giáo dục bổ sung thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho lớp phục vụ cho việc tổ chức các tiết học tạo hình cho trẻ như: Tài liệu, sách báo, bút màu, đất nặn..... tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được trải nghiệm qua việc trẻ được thực hành tại lớp học của mình. * Sau khi áp dụng biện pháp này thì 100% phụ huynh của lớp tôi rất hưởng ứng thường xuyên trao đổi và phụ huynh đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học, từ đó tôi động viên khuyến khích mua thêm đồ dùng, giấy bút, vở bé tập tô màu, tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí để phụ huynh có thể dạy trẻ. Nặn, tô màu, xé dán, chấm màu trang trí trên các tranh ảnh tạo cho trẻ có kỹ năng hơn. Nhắc nhở phụ huynh trẻ nên động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng, qua đó thị hiếu thẩm mỹ cũng được phát triển cùng với quá trình hoạt động tạo hình và phụ huynh rất tin tưởng cô giáo bởi phụ huynh tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình và rất yên tâm khi đưa con đến lớp. 2.4. Hiệu quả của biện pháp Bằng việc sử dụng: “Biện pháp hình thành và phát triển các kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi A khu chính trường Mầm non Thanh Tân” tôi đã thu lại kết quả như sau: * Đối với trẻ Hầu hết các trẻ đều rất hứng thú tham gia vào các hoạt động. Biểu hiện khả năng tự lực, sáng tạo trong khi thực hiện. Trẻ mạnh dạn, tự tin nói lên suy nghĩ, ý định của mình khi tham gia tạo hình, các sản phẩm của trẻ tạo ra cũng phong phú và đa dạng, trẻ ngày càng bộc lộ rõ sự tự tin vào bản thân, cũng từ đó mà trẻ phát triển về mọi mặt như ngôn ngữ, tư duy, tình cảm xã hội, các kĩ năng cần thiết khác… Trẻ gần gũi, cảm nhận, thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của cuộc sống, thân thiện hơn với cô giáo, với các bạn và đặc biệt là tạo niềm tin của phụ huynh đối với ngành học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bảng khảo sát đầu năm thực trạng của trẻ trước khi áp dụng các biện pháp Tổng Kết quả trên trẻ STT Nội dung đánh giá số trẻ Đạt Chưa đạt 1 Trẻ có kiến thức về tạo hình 30 23 76% 7 24% 2 Trẻ có kỹ năng tham gia vào hoạt 30 21 70% 9 30% động tạo hình 3 Trẻ có khả năng sáng tạo 30 22 73% 8 27% 4 Trẻ tự đặt tên và gọi đúng tên sản 30 24 80% 6 20% phẩm 5 Trẻ có khả năng tự nhận xét sản phẩm 30% 30 21 70% 9 của mình của bạn
  20. 18 *Bảng khảo sát cuối năm thực trạng của trẻ sau khi áp dụng các biện pháp Tổng Kết quả trên trẻ STT Nội dung đánh giá số trẻ Đạt Chưa đạt 1 Trẻ có kiến thức về tạo hình 30 29 97% 1 3% 2 Trẻ có kỹ năng tham gia vào hoạt 28 28 93% 2 7% động tạo hình 3 Trẻ có khẳ năng sáng tạo 30 29 97% 1 3% 4 Trẻ tự đặt tên và gọi đúng tên sản 30 30 100% 0 0 phẩm 5 Trẻ có khả năng tự nhận xét sản phẩm 30 28 93% 2 7% của mình của bạn - Nhìn vào kết quả của hai bảng khảo sát, có thể nói tạo hình đã đem lại niềm vui hạnh phúc cho trẻ, trẻ chủ động tích cực và hưởng ứng một cách tự nhiên, trẻ rất hứng thú và yêu thích các sản phẩm mà do chính trẻ tạo ra. Hầu hết trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về cái đẹp. Trẻ đã biết, tự làm được một bức tranh đẹp với các bạn trong lớp. * Đối với bản thân Qua nghiên cứu đề tài tôi được tìm hiểu sâu hơn về thẩm mỹ, nắm vững kiến thức, kỹ năng của hoạt động tạo hình cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. * Đối với đồng nghiệp Qua nghiên cứu đề tài, giáo viên đã trao đổi kinh nghiệm về tổ chức hoạt động học phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Từ đó giáo viên có nhiều sáng tạo trong hình thức tổ chức phát triển tạo hình phù hợp với độ tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. * Đối với phụ huynh học sinh Từ công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng việc học của con em mình và đã có sự quan tâm và phối kết hợp với giáo viên trong việc rèn kỹ năng và cung cấp học liệu cho trẻ cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình, cũng như phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp, tôi đã rút ra cho mình những kết luận sau: Giáo viên cần phải học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ. Cần sưu tầm các học liệu phế liệu để dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi có hiệu quả, cần cung cấp các kiến thức cũng như các kỹ năng sáng tạo về tạo hình cho trẻ. Qua đó việc tổ chức các hoạt động tạo hình giúp cho trẻ có vốn hiểu biết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2