intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24 – 36 tháng B2 trường mầm non Hoài Thượng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24 – 36 tháng B2 trường mầm non Hoài Thượng" được hoàn thành với các biện pháp như: Đổi mới hình thức tổ chức trong hoạt động phát triển vận động; Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua trò chơi vận động; Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24 – 36 tháng B2 trường mầm non Hoài Thượng

  1. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1 Thực trạng về việc áp dụng Biện pháp phát huy tính tích cực 3 tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24 – 36 tháng B2 trường mầm non Hoài Thượng a Ưu điểm 3 b Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 3 2 Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động 4 cho trẻ 24 – 36 tháng B2 trường mầm non Hoài Thượng 2.1 Đổi mới hình thức tổ chức trong hoạt động phát triển vận động 4 2.2 Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua trò chơi vận động 10 2.3 Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ thông qua các hoạt động 12 trong ngày 2.4 Phối kết hợp với cha mẹ trẻ 15 3 Kết quả 16 3.1 Kết quả đạt được 16 3.2 Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 17 4 Kết luận 18 5 Kiến nghị, đề xuất 18 A Đối với tổ/ nhóm chuyên môn 18 B Đối với lãnh đạo nhà trường 18 C Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 18 III MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 18 IV CAM KẾT 19 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
  2. Phát triển vận động cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Phát triển vận động cho trẻ chính là việc trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất trong trường mầm non một cách tích cực nhằm hình thành những kỹ năng vận động cơ bản (vận động thô) như: Đi, chạy nhảy, leo trèo, thăng bằng, bật…; hay các vận động tinh như: di màu, dán, nặn, vẽ, xâu, xếp,…, kỹ năng sử dụng các đồ dùng để phát triển nhóm cơ như: cơ tay, cơ chân,cơ lưng, cơ bụng… và trẻ thực hiện được các vận động theo nhạc, nhịp điệu, hiệu lệnh bằng lời với các dụng cụ bóng, gậy, vòng,... Trong thực tế ở trường mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 24- 36 tháng, phát triển vận động cho trẻ rất khô khan khi chỉ thực hiện đúng phương pháp, vận động cứ lặp đi lặp lại gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động, không phát huy tính tích cực của trẻ. Đối với trẻ lớp tôi chủ nhiệm, ngay từ đầu năm tôi nhận thấy trẻ rất rụt rè, nhút nhát chưa tự tin tham gia các hoạt động tại lớp, đặc biệt là hoạt động vận động, trẻ thường rất sợ và có nhiều trẻ còn khóc không tham gia hoạt động trên lớp, cũng có nhiều lý do để trẻ chưa tự tin, mạnh dạn tham gia như: Trẻ mới đi lớp chưa quen với nề nếp ở lớp, trẻ sợ hãi khi tham gia, và quan trọng nhất là tiết học giáo viên tổ chức còn khô khan, chưa sinh động, chưa có sự sáng tạo và đổi mới hình thức tổ chức, do vậy chưa thu hút trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Vậy làm thế nào để tổ chức hoạt động vận động thực sự có hiệu quả, lôi cuốn hấp dẫn và phát huy được tính tích cực vận động cho trẻ nhằm phát triển các tố chất thể lực : nhanh, mạnh, khéo, bền. Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và vận động, đây là một việc làm rất khó đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp nhà trẻ. Nắm được điều đó nên tôi đã lựa chọn đề tài : “Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24 – 36 tháng B2 trường mầm non Hoài Thượng” để áp dụng và thực hiện trong năm học 2023 – 2024. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
  3. 1.Thực trạng về việc áp dụng Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24 – 36 tháng B2 trường mầm non Hoài Thượng a. Ưu điểm: Khung cảnh nhà trường khang trang, mang tính sư phạm, môi trường cảnh quan sạch đẹp có nhiều thuận lợi để tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, luôn khuyến khích giáo viên tìm tòi sáng tạo các hình thức, biện pháp, nội dung mới trong việc giáo dục thể chất cho trẻ. Là một giáo viên tôi nắm bắt được tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ và nắm bắt đựơc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi nên bản thân tôi luôn mong muốn tìm tòi sáng tạo để đưa các trò chơi vận động trong các giờ học và các hoạt động khác. Trẻ tới lớp chuyên cần và ăn, ngủ tại lớp tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên nắm bắt được sự phát triển thể chất của từng trẻ đồng thời việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong lớp được toàn diện hơn. b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Đồ dùng đồ chơi, dụng cụ vận động còn chưa phong phú, đa dạng. Vẫn còn trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi Nhiều vận động của trẻ chưa đạt yêu cầu, do trẻ còn nhỏ, là lứa tuổi đầu tiên đến lớp nên chưa có kỹ năng tập các vận động ở lứa tuổi của mình Sự chú ý của trẻ chưa cao nên chưa tập trung trong giờ học vận động. Một số trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa húng thú, chưa tích cực tự giác tham gia vào các hoạt động của lớp. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển của con trong độ tuổi này, chưa chú trọng đến sự phát triển vận động của trẻ BẢNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ ĐẦU NĂM HỌC Qua tiến hành khảo sát 20 trẻ trong lớp cho thấy: 3
  4. KẾT QUẢ STT NỘI DUNG KHẢO SÁT Đạt Chưa đạt 1 Trẻ khỏe mạnh, có thể lực tốt 17 85% 3 15% 2 Trẻ tập trung chú ý khi tham gia vận động 9 45% 11 55% Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt 3 10 50% 10 50% động vận động. Trẻ mạnh dạn, tự tin thực hiện linh hoạt 4 10 50% 10 50% các vận động cơ bản và trò chơi vận động. 2. Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24 – 36 tháng B2 trường mầm non Hoài Thượng. 2.1 Biện pháp 1: Đổi mới hình thức tổ chức trong hoạt động phát triển vận động Như chúng ta đã biết, hoạt động vận động là một hoạt động mang tính khô khan, nhàm chán đối với trẻ. Nếu giáo viên không có sự đổi mới, sáng tạo linh hoạt trong hình thức dạy trẻ sẽ làm cho giờ học rất trầm và không gây hứng thú đối với trẻ. Vì vậy muốn trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô thì người giáo viên phải biết linh hoạt, sáng tạo trong các hình thức dạy trẻ. Vậy phải làm thế nào để có thể làm tốt biện pháp này? * Lựa chọn nội dung vận động phong phú phù hợp với trẻ Việc lựa chọn tổ chức các bài tập, các trò chơi mới lạ có sức hấp dẫn trẻ rất lớn, khi tổ chức các bài tập vận động, các trò chơi vận động mới trẻ hứng thú và tập trung chú ý cao. Trò chơi vận động và vận động cơ bản không trùng nhóm cơ, tính chất động - tĩnh của vận động trong trò chơi với bài tập vận động cơ bản có thể đan xen nhau. Trò chơi đảm bảo an toàn, hứng thú với trẻ, mang tính giáo dục cao, cụ thể: Đối với hoạt động phát triển vận động, nếu vận động cơ bản là động thì chọn trò chơi vận động là tĩnh và ngược lại. Ví dụ 1: VĐCB: “Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay” phát triển nhóm cơ chân là chính, tôi kết hợp với trò chơi vận động: “ Đập bóng” để phát triển nhóm 4
  5. cơ tay. Không những phát triển ở trẻ các nhóm cơ mà tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động cô tổ chức. Hình ảnh 1: Trẻ thực hiện VĐCB: Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay và trò chơi đập bóng Ví dụ 2: VĐCB: "Đi bước vật cản", kết hợp trò chơi: “Bong bóng xà phòng”. Sau khi đã vượt qua được thử thách cô giao là bước qua vật cản thì trẻ sẽ hứng thú, tích cực hòa mình vào những quả bong bóng xà phòng xinh đẹp mà cô cho chơi, trẻ được chạy theo những quả bóng xà phòng và với tay bắt những quả bóng với niềm thích thú và say mê, tích cực. Hình ảnh 2: Trẻ thực hiện vận động: Bước qua vật cản và trò chơi bong bóng xà phòng * Sáng tạo, đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Với hình thức tổ chức như trước đây thì giáo viên sẽ là trung tâm, trẻ sẽ thực hiện theo cô hoặc theo yêu cầu áp đặt của cô, trẻ không có sự lựa chọn, không mang tính chất lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức như vậy sẽ thành một hoạt 5
  6. động mang tính áp đặt trẻ, khô khan, không gây được hứng thú và phát huy được tính tích cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã lựa chọn đổi mới các hình thức tổ chức sao cho phù hợp, đa dạng, sáng tạo với từng bài dạy Ví dụ 1: Vận động: “Bò trên các con đường khác nhau” Tôi sẽ đưa ra tình huống: bạn sâu nhỏ chưa có lá non để ăn, nên các con có một nhiệm vụ rất quan trọng mà chưa biết phải làm như thế nào để mang lá non về được cho bạn sâu nhỏ, theo các con chúng mình phải làm gì để mang được lá non về . Cô cho trẻ trả lời cách đi hái lá non về. Sau đó cô giới thiệu các chướng ngại vật các con phải bò qua để lấy lá non. Qua đó trẻ sẽ tham gia hoạt động cùng các bạn một cách tích cực và hứng thú. Hình ảnh 2: Trẻ thực hiện VĐCB: Bò trên các con đường khác nhau Ví dụ 2: Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay Trong bài vận động “Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay” tôi đã sử dụng những bông hoa xuyên suốt từ đầu tiết học. Khởi động tôi cho trẻ cầm những bông hoa và khởi động theo bản nhạc vui nhộn nhún nhảy, lắc lư theo nhạc, đến bài tập phát triển chung tôi cho trẻ sử dụng hoa để tập những động tác tay, chân, bụng lườn, bật theo nhạc sau đó vận động cơ bản tôi cho trẻ cầm bông hoa, cầm bóng trong đường hẹp, đi trên các bề mặt khác nhau: cỏ, sỏi, xốp. Với sự thay đổi hình thức tổ chức như thế này tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia, trẻ không chỉ đi được trên các con đường mà bên cạnh đó tôi đã 6
  7. tạo cho trẻ các bề mặt để trẻ cảm nhận được khi đi trên con đường đá sần sùi, con đường cỏ lăn thì đi sẽ khó hơn như thế nào trẻ sẽ tự hiểu và cảm nhận được kiến thức đó. Hình ảnh 3: Vận động : Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay trên con đường cỏ và sỏi * Làm đồ dùng phục vụ cho trẻ vận động. Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục. Đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động thêm sinh động khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Chính vì vậy tôi đã học hỏi từ các bạn đồng nghiệp và tìm tòi, sáng tạo thêm nhiều đồ dùng dụng cụ thể dục để tạo hứng thú cho trẻ tham gia tập luyện trong các giờ học phát triển vận động. Bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ phù hợp cho trẻ tập luyện là rất quan trọng và cũng là việc làm thường xuyên mà tôi lựa chọn và tổ chức cho trẻ hoạt động với dụng cụ thể dục. VD1: Con đường hoa: Tôi tận dụng dây, xốp màu, ...tạo thành con đường hoa để trẻ có thể tập các vận động như bò trong đường ngoằn ngoèo, bò trong đường hẹp hay tạo thành con suối nhỏ để trẻ bật qua. Với con đường hoa này tôi còn có thể áp dụng trong các tiết học khác khi tổ chức trò chơi củng cố cho trẻ như trong tiết nhận biết một số loại quả trẻ sẽ đi qua con đường hẹp mang quả theo yêu cầu của cô về đích. 7
  8. Hình ảnh 4: Con đường hoa VD2: Gậy kê cao: Tôi sử dụng ống nước và các cút nối, cút chữ T để tạo thành gậy kê cao theo độ cao khác nhau để trẻ trải nghiệm trong vận động: Đi bước qua gậy kê cao, mỗi trẻ 1 gậy kê cao để trẻ cùng được trải nghiệm 1 lúc mà không phải chờ đến lượt như vậy trẻ rất hứng thú và thích tham gia vận động Hình ảnh 5: Gậy kê cao VD3 : Vô lăng ô tô: Tôi đã sử dụng những chiếc vòng thể dục cũ nhưng còn chắc chắn, sử dụng tốt, những mảnh vải dạ để tạo thành những chiếc vô lăng vô cùng xinh xắn để trẻ cầm trên tay mỗi khi khởi động hay chơi trò chơi: Ô tô và chim sẻ,.... 8
  9. Hình ảnh 6: Vô lăng ô tô Sau khi đổi mới hình thức tổ chức trong hoạt động phát triển vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi không những tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động vận động mà các con còn tự tin thể hiện bản thân, cơ thể khỏe mạnh hơn và không còn sợ khi tham gia vận động cùng cô và các bạn nữa 2.2.Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua trò chơi vận động Trò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực của trẻ. Trò chơi vận động vừa là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện và thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ, ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực góp phần nâng cao nhận thức còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Nhận thấy được tầm quan trọng của trò chơi vận động đối với sự phát triển vận động của trẻ nên tôi đã tổ chức các trò chơi vận động ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ được trải nghiệm. 9
  10. Đối với phát triển cơ tay, định hướng không gian, thực hiện theo hiệu lệnh của cô tôi lựa chọn các trò chơi như: Phi máy bay giấy, lăn bóng, lộn cầu vồng, bắt bóng, đập bóng, bắt bươm bướm,... Các trò chơi hỗ trợ phát triển cơ chân, kết hợp chân và mắt: Đá bóng vào gôn, về đúng nhà.... Chơi các trò chơi này trẻ được phát triển khả năng khéo léo của mình để thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi mà cô đưa ra Các trò chơi giúp trẻ kết hợp các cơ quan, giác quan, thể hiện sự nhanh nhẹn, khả năng phản xạ nhanh, phát triển ngôn ngữ như: Rồng rắn lên mây, bong bóng xà phòng, con bọ dừa, gieo hạt... Ví dụ 1: Trò chơi “Phi máy bay giấy” để trẻ phát triển cơ tay, định hướng không gian, thực hiện theo hiệu lệnh của cô Hình ảnh 7 : trẻ chơi trò chơi phi máy bay giấy Chuẩn bị: Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 chiếc máy bay giấy để trẻ cầm trên tay Cách chơi: Trẻ đứng thoải mái, cầm máy bay giấy trên tay, khi có hiệu lệnh phi máy bay thì trẻ sẽ dùng sức mạnh của cơ tay để phi máy bay lên cao, máy bay của ai bay được cao và xa thì bạn đó dành chiến thắng Ví dụ 2: Trò chơi: “Con bọ dừa”: Trò chơi này thể hiện được sự khéo léo nhẹ nhàng của cô và trẻ giúp trẻ thuộc lời của trò chơi tâm thế thoải mái, ôn được vận động bò kết hợp chân nọ tay kia cho trẻ. Khi chơi trẻ có cảm giác giữa cô và trẻ gần gũi như mẹ con trẻ vừa chơi vừa đọc 10
  11. “ Bọ dừa mẹ đi trước, bọ dừa con theo sau, gió thổi, bọ dừa ngã chõng quèo, bọ dừa kêu ối, ối” Hình ảnh 8 : Cô và trẻ chơi trò chơi “con bọ dừa” Ví dụ 3: Trò chơi “Đập bóng” : Trò chơi này phát triển cho trẻ cơ tay, sự nhanh nhẹn, phát huy sự hứng thú cho trẻ vì bóng bay là đồ chơ mà trẻ rất thích Chuẩn bị: Những quả bóng bay được treo trên dây vừa tầm với của trẻ, vợt để trẻ cầm Cách chơi: Trẻ cầm vợt dùng sức mạnh của cánh tay với lên để đập những quả bóng ở trên cao, quả nào cao hơn 1 chú trẻ phải kiễng chân hoặc nhảy lên mới đập được bóng Biện pháp này có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thỏa mái. Trẻ được hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân giúp trẻ tự tin để cùng hoạt động nhóm tạo hứng thú, tăng sự hiểu nhau giữ các bạn trong cùng nhóm chơi cũng như củng cố được các vận động cơ bản mà trẻ đã được học 11
  12. Hình ảnh 8: Trẻ chơi TCVĐ: Đập bóng 2.3.Biện pháp 3: Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày * Thể dục sáng: Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ nói riêng. Tập thể dục giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày mới. Khi cho trẻ tiến hành bài tập thể dục sáng, giáo viên phải đảm bảo các phần (khởi động, bài tập phát triển chung, hồi tĩnh) và thời gian phù hợp Hình ảnh 9 : Cô và trẻ thể dục sáng 12
  13. * Các hoạt động khác trong ngày Trong hoạt động ngoài trời: Tôi tổ chức cho trẻ quan sát hoặc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng theo sát nội dung kế hoạch soạn giảng theo từng ngày, tuần, tháng, theo chủ đề, sự kiện. Sau đó tôi tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi vận động vì không gian ngoài trời có nhiều lợi thế cho việc phát triển vận động của trẻ. Mặt bằng rộng rãi là nơi trẻ thoả sức chạy nhảy, leo trèo thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ mà phòng học không thể đáp ứng được. Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Tay đẹp, gieo hạt, ô tô và chim sẻ,… để trẻ phát triển cơ tay, chân, có sự kết hợp giữa các bộ phận trên cơ thể và có phản ứng nhanh, linh hoạt khi chơi cùng cô và các bạn. Trong giờ hoạt động góc: Trẻ phần lớn được thể hiện vai chơi của mình ở các góc chơi, khi trẻ tham gia ở góc: “bé chăm em” sẽ bế em, xúc cho em ăn.... trẻ được phát triển các kỹ năng về vận động tinh. 13
  14. Hình ảnh 10 : Trẻ chơi ở góc: Bé chăm em Hay khi trẻ tham gia góc “Hoạt động với đồ vật” trẻ được lồng hộp vuông, tròn, hay góc kỹ năng trẻ được vặn soáy nắp chai, nhặt và dán giấy…. trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay ngón tay, ở góc này vận động tinh của trẻ được phát huy một cách tối đa. Hình ảnh 11: Trẻ chơi các hoạt động vận động tinh 14
  15. Trong hoạt động chiều: Tôi tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng sau khi ngủ dậy thông qua một số trò chơi như: Chí chí chành chành, nu na nu nống, kéo cưa lừa sẻ, hay tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng theo các bài hát trong chủ đề khi trẻ chờ phụ huynh đến đón để vừa giúp trẻ cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh, vừa tránh sự nhàm chán khi đợi bố mẹ đến đón Hình ảnh 11 : Cô và trẻ chơi trò chơi trong hoạt động chiều Sau khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy rằng trẻ rất thích thú khi tham gia vào các hoạt động đặc biệt là hoạt động phát triển vận động. Trẻ được trải nghiệm nhiều qua thực tế. Trẻ biết thực hiện vận động một cách chủ động mà không sợ ngã hay cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Tôi thấy khả năng vận động của trẻ được nâng lên rõ rệt. 2.4.Biện pháp 4: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Đối với ngành học mầm non công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực tạo sự liên kết, thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục và đầu tư trang thiết bị về cơ sở vật chất cho trẻ. Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ. Bằng cách đó giáo viên và phụ huynh luôn có được thông tin hai chiều của trẻ ở nhà cũng như 15
  16. ở trường. Việc trẻ tích cực tham gia vận động ở nhà cũng được quan tâm hơn. Qua đó phụ huynh đã nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục vận động cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Hình ảnh 12 : Giáo viên trao đổi với phụ huynh Ngoài việc trao đổi trực tiếp với phu huynh, tôi còn tuyên truyền gián tiếp thông qua góc tuyên truyền, zalo của lớp để phụ huynh nắm bắt và cùng giúp con tích cực tham gia vận động ở nhà và vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu như: Hột hạt, chai, lọ nhựa… để bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng. Qua việc phối kết hợp với phụ huynh, trẻ lớp tôi đã có cải thiện tích cực trong hoạt động vận động. Trẻ đã mạnh dạn tham gia vào tất cả các hoạt động, không còn nhút nhát, hay sợ tham gia các vận động. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, yêu thể dục thể thao ở mọi lúc mọi nơi. 3. Kết quả( áp dụng thực tiễn) 3.1. Kết quả đạt được Trong khoảng thời gian thực nghiệm các biện pháp kể trên, đến thời điểm hiện tại, lớp tôi đã nhận được kết quả như sau: a. Đối với trẻ: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, số trẻ suy dĩnh dưỡng, thấp còi giảm Đa số trẻ đã biết thực hiện các vận động , có kỹ năng cơ bản tập các vận động ở lứa tuổi của mình 16
  17. Trẻ biết tập trung chú ý trong giờ học vận động hơn Trẻ đã mạnh dạn, hứng thú, tích cực, tự giác khi tham gia vận động cùng cô và các bạn Bên cạnh đó vẫn còn 1 số trẻ thực hiện các vận động chưa đảm bảo theo yêu cầu, do thời gian thực nghiệm các biện pháp chưa được dài, sự nhận thức và khả năng vận động ở mỗi trẻ không đồng đều nên chưa đảm bảo đc tỷ lệ 100% trẻ đạt các kỹ năng nói trên. b. Đối với giáo viên: Khi áp dụng các biện pháp vào thực tế chăm sóc và giảng dạy đã giúp cho tôi có những kiến thức cần thiết và những kỹ năng cơ bản để thực hiện hoạt động vận động cho trẻ. Bên cạnh đó giúp tôi phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ để cùng có những biện pháp phù hợp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động ở mọi lúc mọi nơi, linh hoạt trong các hình thức tổ chức, xây dựng nội dung koa học sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình đạt hiệu quả cao nhất. Làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ các hoạt động nói chung và giờ vận động nói riêng. b. Đối với cha mẹ trẻ : Các bậc cha mẹ đã có thói quen quan tâm đúng mực về hoạt động vận động của trẻ hàng ngày. Liên kết, phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc chăm sóc và dạy trẻ ở trường cũng như ở nhà, thường xuyên trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ ở lớp. 3.2. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Qua thực nghiệm các biện pháp kể trên, Tôi nhận thấy rằng tất cả trẻ lớp tôi đều đã có tập trung, hứng thú và dần tích cực tham gia vào các hoạt động vận động mà tôi tổ chức, đa số trẻ đã có kỹ năng vận động tốt, đã có những tố chất vận động ban đầu: “nhanh nhẹn, khéo léo,..”, số trẻ có thể lực phát triển bình thường cao hơn so với đầu năm. Từ những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy rằng các biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp trẻ phát triển vận động là hợp lý 17
  18. và có thể áp dụng cho các lớp nhà trẻ khi thực hiện hoạt động phát triển vận động cho trẻ 24 – 36 tháng B2, góp phần pháp triển toàn diện cho trẻ. 4. Kết luận Các biện pháp trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với tôi trong quá trình giảng dạy và phát triển vận động và thể chất cho trẻ. Giúp tôi hiểu rõ và biết cách tạo hứng thú cũng như phát huy được tích tích cực tham gia vận động cho trẻ trong các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ luôn mạnh dạn, tự tin, khéo léo, tích cực trong mọi hoạt động, trẻ luôn muốn khám phá, trải nghiệm những vận động mới, nhờ đó trẻ được phát triển toàn diện. 5. Kiến nghị, đề xuất: a. Đối với tổ chuyên môn Tăng cường cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm qua các tiết dạy từ đồng nghiệp. b. Đối với lãnh đạo nhà trường Ban giám hiệu nhà trường đầu tư thêm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức bài tập và các trò chơi vận động, để giáo viên có thể sáng tạo linh hoạt hơn trong tổ chức hoạt động, giúp trẻ hứng thú và tích cực hơn trong các hoạt động vận động c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề đổi mới về phát triển vận động để giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Từ đó, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của bản thân góp phần đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. 18
  19. PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU THỰC NGHIỆM KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Tỷ lệ TS Đầu năm Cuối năm NỘI DUNG KHẢO SÁT tăng STT TRẺ SL Tỷ lệ SL Tỷ trẻ trẻ ( %) (%) lệ (%) đạt đạt 1 Trẻ khỏe mạnh, có thể lực tốt 17 85% 19 95% 10% Trẻ tập trung chú ý khi tham 2 9 45% 20 100% 65% gia vận động Trẻ hứng thú, tích cực tham 20 3 10 50% 20 100% 50% gia các hoạt động vận động Trẻ mạnh dạn, tự tin thực 4 hiện linh hoạt các vận động 10 50% 19 95% 45% cơ bản và trò chơi vận động PHẦN IV. CAM KẾT Trên đây là báo cáo về Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24 – 36 tháng B2 trường mầm non Hoài Thượng. Tôi xin cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Hoài Thượng, Ngày 15 tháng 10 năm 2023 GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hiệp 19
  20. Đánh giá, nhận xét của tổ chuyên môn …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) Đánh giá, nhận xét của đơn vị …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………. HIỆU TRƯỞNG (Ký và đóng dấu) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2